Bài giảng Khái lược lịch sử triết học phương đông

ppt 55 trang phuongnguyen 4490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khái lược lịch sử triết học phương đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_khai_luoc_lich_su_triet_hoc_phuong_dong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khái lược lịch sử triết học phương đông

  1. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
  2. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG I.TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI 1. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học Ấn Độ cổ, trung đại a. Điều kiện ra đời và đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ, trung đại. - Điều kiện tự nhiên: phong phú, đa dạng, phức tạp. - Điều kiện kinh tế - XH: Kết cấu công xã nông thôn, phân chia đẳng cấp, chủng tộc, nghề nghiệp, tôn giáo phức tạp, nghiệt ngã - Văn hóa Ấn Độ cổ đại phát triển rực rỡ.
  3. Đặc thù triết học + Gắn chặt với tôn giáo và hướng nội; + Phát triển đa dạng, phong phú nhưng vận động chậm chạp. + Hệ thống triết học đa dạng. b. Quá trình hình thành và phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại (tự nghiên cứu) + Thời kỳ Vêđa (TKXV-TKVIII tr.CN) + Thời kỳ cổ điển (thời kỳ Bàlamôn - Phật giáo) TK VI – TK I tr.CN + Thời kỳ sau cổ điển (thời kỳ xâm nhập của Hồi giáo) TKVII – TK XVIII
  4. 2. Hệ thống triết học Ấn Độ cổ, trung đại a. Các hệ thống chính thống (thừa nhận quyền uy của thánh kinh Vê đa) - Trường phái Mimansa: + Tư tưởng triết học vô thần; + Thừa nhận thế gới VC tồn tại khách quan; + Con người phải gánh chịu hậu quả do chính mình gây ra - Trường phái Vedanta: + Thừa nhận tinh thần tối cao brahman; + Phải coi trọng linh hồn cá thể, chống lại lối tu khổ hạnh.
  5. - Trường phái Samkhya: + Tư tưởng vô thần. + Coi bản nguyên thế giới VC là hai loại VC thô và tinh. - Trường phái Yoga: + Triết học tôn giáo. + Thừa nhận thần và thượng đế. + Đưa ra các phương pháp rèn luyện thân thể nhằm đạt tới sức mạnh siêu phàm. - Trường phái Nyaya và Vaisesika + Đề ra lý thuyết nguyên tử, coi VC do nguyên tử tạo nên. + Lý luận nhận thức: thừa nhận sự tồn tại khách quan của sự vật hiện tượng.
  6. b.Các hệ thống không chính thống (không thừa nhận quyền uy của thánh kinh Vê đa) - Jaina giáo: + Tôn giáo triết học. Nêu ra thuyết “không tuyệt đối”. + Khẳng định thế giới vừa tĩnh vừa động, vừa biến vừa bất biến. + Bản thể thế giới là VC và mọi vật đều do nguyên tử kết hợp với nhau tạo ra. + Tư tưởng nhân sinh: coi trọng vấn đề giải thoát. - Trường phái Lokayata: + Tư tưởng DV và vô thần triệt để; quan niệm mọi sự vật hiện tượng đều do đất, nước, lửa, gió tạo thành. + Coi ý thức là do VC liên kết đặc biệt sinh ra. + Phủ nhận brahman và linh hồn bất tử. + Quan điểm nhân sinh: con người chỉ sống có một lần.
  7. - Triết học Phật giáo (Phần trọng tâm) * Lịch sử ra đời và kinh điển: + Lịch sử ra đời: do thái tử Tất Đạt Đa (siddhartha) con vua nước Tịnh Phạn sáng lập. Sau này được suy tôn là Thích ca mâu ni (Sakia Muni), Phật (Buddha) + Kinh điển gồm: Kinh tạng (sách ghi lại lời đức Phật giảng về giáo lý); Luật tạng (sách ghi lại lời đức Phật giảng về những giới luật làm khuôn phép cho các sinh hoạt và tu tập của tín đồ); Luận tạng (do các cao tăng, các thế hệ học trò của Phật tổ xây dựng nhằm giới thiệu giáo lý phật giáo một cách có hệ thống)
  8. Thế giới quan Phật giáo: Thế giới quan Phật giáo có nhiều yếu tố DV và BC, thể hiện qua các luận điểm cơ bản sau: + Thế giới là “vô tạo giả”: mọi vật trong vũ trụ, kể cả con người là tự có, theo luật nhân quả. Thế giới gồm Danh và Sắc tồn tại tự nó vô thủy vô chung. Thế giới không có vị thần sáng tạo. Phật giáo phủ nhận brahman. + Thế giới là “vô thường”. Thế giới là sự chuyển biến liên tục, tuyệt đối, vĩnh viễn gọi là “vô thường”. “Vô thường” thông qua Nhân Duyên. + Thế giới là “vô ngã”. Phật giáo phủ nhận sự tồn tại vĩnh viễn của linh hồn cá thể (Atsman). Con người cũng chỉ là “giả hợp” của các yếu tố danh và sắc, chỉ là sự hội tụ tạm thời giây lát rồi lại tan ra trong dòng bất tận, biến hóa, hư ảo vô cùng, sinh sinh hóa hóa, tan hợp, hợp tan
  9. Nhân sinh quan Phật giáo - Triết lý nhân sinh và con đường giải thoát: + Con người không phải do thượng đế sinh ra mà là sự kết hợp của ngũ uẩn gồm Sắc, Thụ, Tưởng, Hành, Thức. + Con người sau khi chết sẽ lần lượt qua các kiếp luân hồi. + Muốn chuyển nghiệp thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử phải tu hành, tu luyện, tu nhân, tích đức.
  10. - Tứ diệu đế (khổ và con đường cứu khổ) Khổ đế: Đời là bể khổ. Khổ là vô tận và tuyệt đối. Có bát khổ: sinh, lão, bệnh, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn khổ. Tập đế: Phật giáo đưa ra thập nhị nhân duyên gồm: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử. Diệt đế: Phập giáo lập luận, do biết được nguyên nhân nên có thể tiêu diết được khổ, đoạn hết kiếp nghiệp, thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử và đến được cõi Niết bàn – nguyên nghĩa là dập tắt, làm dịu, tịch diệt không còn vọng động. Đạo đế: Con đường diệt khổ thông qua bát chính đạo: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định. Tóm lại: tư tưởng triết học Phật giáo có nhiều yếu tố DV, vô thần và tư tưởng biện chứng. Tuy nhiên NSQ Phật giáo lại rơi vào CNDT chủ quan.
  11. 3. Khái quát một số nội dung triết học Ấn Độ cổ, trung đại a. Tư tưởng thế giới quan - Bản thể luận thần thoại tôn giáo: + TGQ đa thần có tính chất tự nhiên (thần mang đậm tính tự nhiên và nhân tính ) + TGQ độc thần – thần sáng tạo tối cao (brahman)= tinh thần tối cao là nguồn gốc của vũ trụ và đời sống con người. - TGQ triết học về bản thể luận: + TGQ Upanisad: Nguyên lý tối cao bất diệt (brahman – tinh thần vũ trụ tuyệt đối tối cao) là bản thể của vũ trụ, vạn vật + TGQ DV (Lokayata, Phật giáo) và DT (các trường phái chính thống) trong triết học.
  12. b. Tư tưởng giải thoát của triết học tôn giáo Ấn Độ - Giải thoát là phạm trù triết học tôn giáo Ấn Độ dùng để chỉ trạng thái tinh thần, tâm lý, đạo đức của con người thoát khỏi sự ràng buộc của thế giới trần tục và nỗi khổ của cuộc đời. - Đạt tới sự giải thoát, con người sẽ đạt tới sự giác ngộ, nhận ra chân bản của mình, thực tướng của vạn vật, xóa bỏ vô minh, diệt mọi dục vọng, vượt ra khỏi nghiệp báo, luân hồi, hòa nhập vào bản thể tuyệt đối (brahman, niết bàn). - Cội nguồn của tư tưởng giải thoát là do điều kiện tự nhiên và KT -XH Ấn Độ cổ đại quy định. Mặt khác, về lôgic nội tại, các nhà tư tưởng ít chú trọng ngoại giới, coi trọng tư duy hướng nội, đi sâu đời sống tâm linh con người.
  13. Cách thức và con đường giải thoát: + Kinh Vê đa: tôn thờ, cầu xin sự phù hộ của các đấng thần linh. + Upanisad: Đồng nhất giữa linh hồn cá thể với tinh thần thế giới. + Mimansa: Tế tự và chấp hành nghĩa vụ XH, tôn giáo. + Yoga: Tu luyện thực hành kỷ luật về thể xác và tâm lý. + Nyaya, Vaisesika, Vêdanta: Tu luyện trí tuệ, bằng nhận thức trực giác, linh cảm. + Lokayata:Chấp nhận cuộc sống hiện thực có đau khổ,hạnh phúc. + Đạo Jaina: Tu luyện đạo đức bằng phương pháp khổ tu. + Phật giáo: Tu luyện trí tuệ, thiền định và tu luyện đạo đức
  14. II. TRIẾT HỌC TQ CỔ, TRUNG ĐẠI 1. Điều kiện ra đời, phát triển và nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ, trung đại a. Điều kiện ra đời và đặc điểm của triết học Trung Quốc cổ, trung đại - ĐK tự nhiên: Miền Bắc xa biển, khí hậu lạnh, đất đai cằn cỗi, sản vật nghèo. Miền Nam ấm áp, phong cảnh đẹp, sản vật phong phú. - ĐK KT-XH: Nhà nước ra đời sớm; Chế độ chiếm hữu nô lệ gia trưởng, thời Đông Chu cực kỳ loạn lạc, chiến tranh liên miên.
  15. Đặc điểm + Các học thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết các vấn đề thực tiễn chính trị đạo đức, vấn đề con người là trung tâm; + Triết học ứng xử xoay quanh mối quan hệ thiên - địa - nhân, mô hình triết học vạn năng; + Tư tưởng triết học thường không phải là hệ thống nhất nguyên mà là đa nguyên, rất khó phân định DT và DV. + Triết học TQ cổ đại có ảnh hưởng sâu đậm đến chính trị, đạo đức và văn hóa các nước Á Đông cho đến tận ngày nay.
  16. b. Về quá trình hình thành và phát triển của triết học TQ cổ, trung đại - Tư tưởng triết học bắt nguồn từ thần thoại thời tiền sử và xuất hiện vào thời Tam đại - Các hệ thống triết học xuất hiện vào thời Đông Chu (TK VIII – TK III tr.CN). - Bắt đầu từ đời Hán Nho giáo trở thành học thuyết thống trị. Các học thuyết tư tưởng triết học Trung quốc lần lượt dung hợp với Phật giáo từ ngoài truyền vào. - Từ thời Tống trở về sau, Nho giáo giữ vai trò độc tôn.
  17. 2. Các trường phái triết học tiêu biểu a. Trường phái Âm dương - ngũ hành: - Quan niệm về Âm Dương + Theo nguyên nghĩa, Dương là ánh sáng mặt trời, Âm là bóng tối của đất, về sau trở thành hai khái niệm triết học. + Âm, dương là hai khí VC hai thế lực đối lập nhau, thống nhất với nhau trong vạn vật và là khởi nguyên của mọi sự sinh thành biến hóa. Âm dương là điều kiện tồn tại của nhau, điều kiện tồn tại của sự vật. + Biểu hiện cụ thể của âm dương là các cặp đối lập: trời - đất, sáng - tối, nóng - lạnh, cao - thấp, nhẹ - nặng, nhanh - chậm, nam - nữ, thịnh - suy, năng động - trì trệ
  18. 2. Các trường phái triết học tiêu biểu a. Trường phái Âm dương - ngũ hành: - Nguyên lý tương tác Âm Dương + Không có gì là thuần âm hoặc thuần dương mà trong dương có âm, trong âm có dương (sự vật có thái dương và thiếu âm hoặc thái âm thiếu dương). + Nguyên tắc biến đổi âm dương là dương tiến thì âm lùi, âm thịnh thì dương suy và ngược lại. + Âm dương tương tác chuyển hóa lẫn nhau theo chu trình đắp đổi âm dương. Dương hoặc âm phát triển đến cùng cực thì sự vật sẽ chuyển hóa thành cái đối lập. Như vậy sự vật vận động, biến đổi không ngừng theo vòng tuần hoàn khép kín.
  19. 2. Các trường phái triết học tiêu biểu a. Trường phái Âm dương - ngũ hành: - Quan niệm về Âm Dương + Trong quan hệ âm dương, mặt dương thường được coi là mặt năng động tích cực, mặt âm là mặt thụ động, tiêu cực, nhưng tốt nhất là đạt được sự cân bằng âm dương. Mọi sự thái quá về dương hoặc âm đều có hại +KL: Nguyên lý thống nhất âm dương thể hiện tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của vũ trụ. Nguyên lý tương tác âm dương biểu hiện sự vận động, biến đổi nhịp nhàng, đều đặn của vũ trụ.
  20. 2. Các trường phái triết học tiêu biểu a. Trường phái Âm dương - ngũ hành: - Quan điểm Ngũ hành: + Ngũ hành tương sinh: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ + Ngũ hành tương khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ Kết luận: quan điểm ngũ hành tương sinh, tương khắc nhằm giải thích quá trình sinh, diệt của vạn vật, khẳng định quá trình tồn tại của VC là dòng sinh diệt, liên tục, bất tận.
  21. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) b. Trường phái Đạo gia (Lão tử sáng lập): - Học thuyết về Đạo + Đạo là bản nguyên thế giới, là nguồn gốc sinh thành, biến hóa của vạn vật (Đạo đức kinh: “có vật gì hỗn độn mà nên, sinh ra trước trời đất, vừa trống không vừa lặng yên, đứng một mình không thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi, là mẹ cả thiên hạ”). Đạo sinh ra tất cả và tất cả có thể được quy về đạo. + Đạo là cái vô hình nhưng hiện hữu. Đạo tồn tại như bản chất của mọi hiện hữu, là nguyên lý thống nhất của mọi tồn tại. + Đạo là trật tự quy luật của thế giới, là nguyên lý vận hành của mọi hiện hữu. Nguyên lý đó gọi là “Đạo pháp tự nhiên”.
  22. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) b. Trường phái Đạo gia (Lão tử sáng lập): - Học thuyết về Đạo + Đạo là cái gì đó rất huyền bí, thoát trần, ẩn chứa trong đó cả VC và tinh thần. Đạo có tính chất lặng yên và trống không, sâu kín mầu nhiệm, không danh tính, không hình thể, chứa đựng muôn vật, vạn loài mà không bao giờ đầy Vì thế Đạo còn được gọi là Vô, Vô danh, Phác. + Đức là biểu hiện của đạo. Nhờ Đức mới nhận thức được Đạo. Đức là Đạo được phổ biến trong hiện thực, là công dụng của đạo là khí thống nhất chưa phân chia của vũ trụ. “Đạo sinh, Đức chứa, vật cho hình”. Đức còn được gọi bằng các tên là “một” (vì đã có tên), “hữu” (vì đã tồn tại thực sự), “khí” (vì đã biểu hiện ở sự vật cụ thể).
  23. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) b. Trường phái Đạo gia (Lão tử sáng lập): - Phép biện chứng chất phác: + Toàn bộ vũ trụ và vạn vật đều do sự chi phối của đạo và luôn luôn vận động, biến hóa không ngừng + Mọi sự vật trong vũ trụ đều bao hàm hai mặt đối lập dựa vào nhau, liên hệ và tương tác với nhau như thiện và ác, họa và phúc, đẹp và xấu +Vũ trụ bi chi phối bởi hai quy luật cơ bản: Luật quân bình (cân bằng, trung dung) theo đó vạn vật vận động biến hóa trong trạng thái cân bằng, theo trật tự điều hòa tự nhiên Luật phản phục: cái gì phát triển đến tột đỉnh thì sẽ trở thành cái đối lập với nó. Phản phục là sự biến hóa vận động có tính chất tuần hoàn đều đặn, nhịp nhàng của tự nhiên và vạn vật
  24. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) b. Trường phái Đạo gia (Lão tử sáng lập): - Nhận thức luận “vô danh: + Bất cứ sự vật nào cũng có các mặt đối lập liên tục vận động chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy mọi khái niệm (danh) chỉ là tương đối, hữu hạn, không có danh tuyệt đối (vô danh). + Mọi khái niệm, tên gọi (danh) chỉ là tương đối, chỉ là sự so sánh, quy định lẫn nhau. Lão tử kết luận: Đạo khả đạo phi thường đạo, Danh khả danh bất thành danh.
  25. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) b. Trường phái Đạo gia (Lão tử sáng lập): - Đường lối chính trị, xã hội “vô vi” + XH loạn lạc, chiến tranh là do con người xa rời “Đạo pháp tự nhiên”. Vì vậy cần phải thực hiện đường lối “vô vi”. Vô vi là không làm gì trái đạo pháp tự nhiên mà cứ sống một cách tự nhiên thuần phác như thời nguyên thủy không tư hữu, không nhà nước, xã hội sẽ tự nhiên tốt đẹp. +Lão tử chủ trương “dứt thánh bỏ trí”, “dứt nhân bỏ nghĩa” để dân quay về lòng hiếu thảo từ ái, “dứt kỹ xảo bỏ lợi” thì trộm cướp không còn. Tất cả nhằm quay về với “Đạo pháp tự nhiên”. + Về luân lý đạo đức: con người phải sống từ ái, khiêm nhường, tự nhiên thuần phác, từ bỏ tham lam, danh vọng, tiền tài, địa vị, quy mềm bất tranh, tri túc (biết đủ), tri chỉ (biết dừng).
  26. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) c. Trường phái Nho gia: - Quá trình hình thành và phát triển Nho giáo do Khổng tử sáng lập, được Mạnh tử kế thừa phát triển hợp thành Nho giáo Khổng Mạnh còn gọi là Nho giáo tiên Tần. - Giai đoạn tiếp theo của Nho giáo là Hán nho với đại biểu chủ yếu là Đổng Trọng Thư – Người đã cải biến Nho giáo theo hướng duy tâm thần bí và khắc nghiệt cho phù hợp với xã hội phong kiến. - Đến thời nhà Tống, Nho giáo tiếp thu một số tư tưởng triết học của Phật giáo và Lão giáo dẫn đến xuất hiện Lý học Tống nho. Từ đó về sau, Nho giáo không có những thay đổi lớn.
  27. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) - Tư tưởng Khổng tử: +Tiểu sử Khổng tử +Tư tưởng về Nhân, Lễ, Chính danh * Nhân là khái niệm trung tâm trong tư tưởng chính trị của Khổng tử. Nhân là yêu thương con người, là điều gì mình không muốn thì không làm với người khác. Nhân là mình muốn lập thân thành đạt thì cũng giúp người lập thân thành đạt. Nhân lấy hiếu làm gốc, trọng nghĩa khinh tài, lấy chính trực, ngay thẳng để báo oán, lấy đức để báo ân. * Lễ là toàn bộ nghi lễ, chuẩn mực đạo đức, quy phạm chính trị, pháp luật, phong tục tập quán trong quan hệ giữa người với người, từ hành vi, ngôn ngữ, việc làm cho đến trang phục, nhà cửa, ma chay, cưới xin theo đó ai ở phận vị nào thì chỉ được dùng lễ của phận vị ấy
  28. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) - Tư tưởng Khổng tử: + Lễ gắn chặt với nhân và là biểu hiện của nhân. Quan hệ giữa nhân và lễ là quan hệ giữa nội dung và hình thức. Lễ có vai trò điều chỉnh chế ước bản tính tự nhiên của con người + Chính danh là làm đúng danh phận của mình. Khổng tử quan niệm XH loạn lạc là do loạn danh, từ đó dẫn đến vô đạo, tranh giành địa vị, lợi lộc lẫn nhau. Muốn ổn định XH phải trở về chính danh. Mục đích của chính danh là làm cho XH hữu đạo, khôi phục lại trật tự, lễ pháp của XH. Chính danh là điều kiện tiên quyết của phép trị nước, làm chính trị phải lấy chính danh làm đầu + Tư tưởng chính danh tuy có yếu tố hợp lý, nhưng Khổng tử không nhận thấy XH loạn danh là do sự phát triển kinh tế XH, vì vậy phải sửa danh cho phù hợp với thực
  29. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) - Tư tưởng Khổng tử: + Đường lối đức trị và mẫu người cầm quyền quân tử. + Khổng tử chủ trương trị nước bằng đạo đức, đề cao vai trò của đạo đức, nhất là đạo đức của người cầm quyền, người cầm quyền phải nêu gương về đạo đức + Mẫu người quân tử cầm quyền phải có đủ đức nhân, trí, dũng, tín, lễ, nghĩa, sửa mình để trăm họ yên trị, an bần lạc đạo, thư thái mà không kiêu căng, có lỗi không ngại sửa, hòa hợp mà không a dua, có thể không biết những việc nhỏ nhưng đảm đương được việc lớn, thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm
  30. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) - Tư tưởng Khổng tử: + Quan điểm về giáo dục: Khổng tử cho rằng tính người vốn gần nhau nhưng do tập tục, rèn luyện nên xa nhau. + Chủ trương dùng giáo dục để tu sửa đạo làm người, chính tâm và tu thân + Việc học trước hết là học đạo lý, sau đó mới học văn chương. Học để giúp ích cho đời, hoàn thiện nhân cách, tìm tòi chân lý.
  31. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) Tư tưởng Mạnh tử (371-289 tr.CN) : -Tiểu sử Mạnh tử: - Tư tưởng Mạnh tử: + Về bản tính con người: Bản tính con người là thiện (nhân chi sơ tính bản thiện). Con người sinh ra được trời phú cho đủ bốn đức: nhân, nghĩa, lễ, trí (lòng trắc ẩn – cơ sở của đức Nhân; lòng tu ố - thẹn, ghét, cơ sở của đức Lễ ; lòng từ nhượng -khiêm nhường, cơ sở của đức Nghĩa; lòng thị phi - phải trái, cơ sở của đức trí). + Chỉ người quân tử mới giữ được tứ đức, còn kẻ tiểu nhân thì để cho nó thất tán. + Con người phải tồn tâm dưỡng tính để củng cố phát triển bản tính thiện là phần phần cao quý do trời phú.
  32. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) - Tư tưởng Mạnh tử: + Về chính trị xã hội: Trên cơ sở tư tưởng đức trị của Khổng tử, Mạnh tử đưa ra đường lối nhân chính (vương đạo) tức đường lối chính trị nhân nghĩa. + Nội dung: Phản đối chiến tranh và chạy theo lợi lộc • Khẳng định sức mạnh vô địch của nhân nghĩa (người nhân là vô địch thiên hạ); • Mở rộng giáo dục xuống tận hương xã; • Phân chia ruộng đất hợp lý, giảm nhẹ sưu thuế tạo cho dân có sản nghiệp (có hằng sản mới có hằng tâm); • Coi trọng vai trò của dân: dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh; • Chủ trương thay đổi vua nếu vua bất nhân làm hại cho xã tắc
  33. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) Tư tưởng Mạnh tử: - Mẫu người trượng phu: Khổng tử nói nhiều về mẫu người quân tử, Mạnh tử đưa ra thêm mẫu người trượng phu (xứng mặt đàn ông): + Uy vũ không khuất phục + Nghèo khó chẳng chuyển lay, giàu sang không sằng bậy + Thấy việc nghĩa thì dũng cảm làm + Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ.
  34. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) Tư tưởng Mạnh tử: - Về luân lý đạo đức: Phát triển khái niệm về nhân: “người nhân phải thương yêu tất cả nhưng trước hết phải thương yêu người thân và thương yêu người trên”. - Đưa ra qua niệm về ngũ luân với quan hệ hai chiều: + Phụ tử hữu thân (lấy tình thân làm trọng) + Quân thần hữu nghĩa (lấy nghĩa làm trọng), + Phu phụ hữu biệt (có sự phân biệt nhưng tôn trọng nhau), + Trưởng ấu hữu tự (phải có trên dưới), bằng hữu hữu tín (coi trọng chữ tín). Như vậy, vua tôi phải trung, nghĩa; cha con phải hiếu, từ; chồng vợ có sự phân biệt và tôn trọng nhau; anh em phải trên kính dưới nhường; bạn bè phải giữ tín.
  35. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) Tư tưởng Tuân tử (298-238 tr.CN) Quan điểm về thế giới: - Phủ nhận tư tưởng mệnh trời: trời có việc của trời, người có việc của người, trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có văn trị. Trời chỉ là các hiện tượng vật chất như các vì sao thay nhau vận hành, mặt trời, mặt trăng thay nhau chiếu sáng, bốn mùa thay nhau chi phối, âm dương biến hóa sinh thành, vạn vật, gió mưa ơn xuống cho khắp nơi). - Tự nhiên vận hành theo quy luật của tự nhiên không phụ thuộc vào xã hội và con người. - Việc trị hay loạn, lành hay giữ, giàu hay nghèo đều là do chính con người làm ra chứ không phải tại trời.
  36. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) Quan điểm về con người và xã hội: - Con người là giống quý nhất trong thiên hạ, là sản phẩm sự phát triển cao nhất của tự nhiên. Con người bằng nỗ lực của mình có thể nhận thức được quy luật của tự nhiên và “tham dự cùng công việc của trời đất”. - Khẳng định bản tính ác của con người (do bản năng sinh lý tự nhiên của con người là ham thỏa mãn dục vọng). Bản tính ác của con người có thể cải hóa được bằng tu dưỡng, rèn luyện, bằng lễ nghĩa, hình phạt. - Xã hội loạn lạc là do sự phân công xã hội bất hợp lý dẫn đến tranh giành lẫn nhau, do của cải làm ra thì ít mà nhu cầu thì nhiều dẫn đến chiến tranh, giành giật lẫn nhau, do chính trị ác hiểm, làm việc không hợp thời - Đường lối chính trị xã hội: Tăng cường sản xuất, thực hành tiết kiệm, phân rõ ngành nghề sĩ, nông, công, thương, hạn chế bớt nhu cầu dục vọng, coi trọng lễ nghĩa, đạo đức, coi trọng vai trò của dân (quân giả là thuyền thứ dân là nước).
  37. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) d. Trường phái Mặc gia: • Quan niệm về “ý trời”: Thể hiện TGQ duy tâm và hữu thần. Trời có ý trí chi phối mọi hành vi, trật tự xã hội của con người • Thuyết “kiêm ái”: - Cơ sở của thuyết Kiêm ái: + Xuất phát từ ý trời là gồm yêu tất cả mọi người, làm lợi cho tất cả mọi người không phân biệt luân loại, thứ bậc, thân sơ. + Trời đem ý chí của mình lập thành pháp độ, giao cho thánh nhân cai trị thiên hạ gọi là thượng đồng (cái nghĩa đồng nhất của thiên hạ). + Ý trời là khuôn phép cho tất cả mọi người noi theo, là phép tắc cho kẻ thống trị thực hiện công việc chính trị của mình.
  38. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) d. Trường phái Mặc gia: - Nội dung của thuyết Kiêm ái: (Kiêm là gồm tất cả, ái là yêu thương). Kiêm ái là yêu thương tất cả mọi người như nhau, yêu mình như yêu người, yêu người ngoài như yêu người thân, yêu người trên như yêu người dưới. - Thực hiện đường lối kiêm ái bằng các biện pháp: nâng cao đạo đức của dân trên cơ sở thuyết kiêm ái; Khuyến cáo nhà cầm quyền thay đổi đường lối cai trị; thực hiện các chủ trương phi nhạc, phi công (công quỹ) tiết dụng, tiết táng - Thuyết “tam biểu” (nhận thức luận): nhận thức và hành động của con người phải dựa trên ba biểu là gốc, nguồn, dụng. Gốc căn cứ vào ý trời và việc làm của thánh vương đời xưa. Nguồn căn cứ vào sự thật và tai mắt của trăm họ (có phù hợp với thực tế của dân không). Dụng là căn cứ vào lợi ích của nhà nước và trăm họ. Có thể khái quát là theo thuyết tam biểu thì nhận thức phải có căn cứ, lập luận phải có chứng minh, phải có hiệu quả.
  39. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) e. Trường phái Pháp gia: - Lịch sử học thuyết - Nội dung tư tưởng pháp trị: - Nội dung tư tưởng pháp trị: Kết cấu của chữ Pháp (Bộ thủy chỉ nước, chữ khứ chỉ sự vận động, nước chảy tạo nên sự cân bằng - Công bằng là tinh thần chủ đạo của Pháp trị) + Quan niệm về con người của Pháp trị: Bản tính con người là ác, con người sinh ra vốn thạm lam ích kỷ nên thường xâm phạm lẫn nhau. Bởi vậy XH cần đến pháp luật và phải thực hiện pháp trị
  40. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) + Tư tưởng trị nước bằng Pháp, Thế, Thuật *Pháp: là pháp luật nghiêm minh, thưởng phạt đúng đắn vì lẽ phải và lợi ích chung theo nguyên tắc “pháp bất vị thân”. Pháp gia chủ trương chấp nhận tính tàn bạo của PL, coi đó là tất yếu đảm bảo cho sự tồn tại của chính quyền. *Thế là quyền lực của người làm vua (người cầm quyền), là quyền lực đặt ra phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Để tạo thế cho nhà vua, pháp gia chủ trương mọi quyền hành phải tập trung trong tay vua, mọi cái (hành vi và tư tưởng) trái với PL và ý vua đều bị ngăn cấm *Thuật là thủ thuật quản lý, thuật cai trị của nhà vua để kiểm tra và điều khiển bề tôi trong việc thi hành PL. Thuật phải kín đáo và biến hóa khôn lường. Thuật bao gồm bổ dụng (căn cứ vào tài năng và yêu cầu của công việc), Kiểm tra (căn cứ vào chức trách và nhiệm vụ được giao để định công luận tội), thưởng phạt (thưởng hậu, phạt nghiêm).
  41. Các trường phái triết học tiêu biểu (tiếp theo) + Đường lối pháp trị còn đề cao lý tưởng quốc cường, quân tôn, xây dựng quân đội hùng mạnh, phát triển nông nghiệp, ngăn cấm, loại bỏ các học thuyết khác, dập tắt văn chương để làm sáng tỏ pháp độ. - Vai trò lịch sử của tư tưởng pháp trị: tư tưởng pháp gia tuyệt đối hóa vai trò của PL của quyền lực, lấy PL làm công cụ trị nước là phù hợp với xu hướng thống nhất của XH TQ lúc bấy giờ. Tư tưởng pháp gia đã góp phần quan trọng giúp vương quốc Tần trở nên hùng mạnh và thống nhất được XH TQ, chấm dứt được cục diện phân tranh, chiến tranh liên miên thời XT-CQ.
  42. 3. Khái quát một số nội dung triết học Trung Quốc cổ, trung đại. a. Tư tưởng bản thể luận - Quan điểm Nho gia: Khổng tử không rõ ràng là DV hay DT, chỉ quan tâm đến các vấn đề chính trị, đạo đức. Sau Khổng tử, Nho giáo được phát triển theo hai hướng DV và DT thiên mệnh. - Quan điểm Đạo gia: Lão tử đề xuất tư tưởng về Đạo, coi bản nguyên của vũ trụ là Đạo. Đạo sinh ra vạn vật và là bản chất của vũ trụ của vạn vật. - Học thuyết Âm Dương gia – CNDV chất phác, coi âm dương là hai khí, hai nguyên lý tác động qua lại lẫn nhau sản sinh ra mọi sự vật, hiện tượng trong trời đất - Quan điểm Ngũ hành (DV chất phác): Ngũ hành là biểu hiện của Âm Dương, là cơ sở sinh thành, hủy diệt của vạn vật.
  43. b. Tư tưởng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức - Khái quát: Quan hệ giữa VC và YT trong triết học Trung Quốc biểu hiện ở mối quan hệ giữa trời và người, Thần và Hình, Tâm – Vật, Lý – Khí. + Cặp phạm trù Thần – Hình xuất hiện thời Hán trong Kinh học. Quan điểm DT coi Thần là bản nguyên của Hình, Hình là phái sinh từ Thần. DV coi nguyên khí là cội nguồn của TG. + Cặp phạm trù Tâm – Vật xuất hiện vào thời Tùy – Đường gắn với các trường phái Phật học. Các trường phái Phật học coi Tâm là bản nguyên cuối cùng của TG. Các quan điểm DV cho rằng có vật mới có tâm, tâm có dựa vào vật thì mới tồn tại. + Cặp phạm trù Lý - Khí xuất hiện trong Lý học Tống Nho. Các nhà triết học DT coi Lý có trước Khí và sinh ra Khí. Quan điểm DV cho rằng trong trời đát chỉ có Khí và Lý ở trong Khí. Tóm lại: CNDT thống trị trong triết học Trung Quốc cổ, trung đại và là quan niệm của g/c thống trị. CNDV tuy có một số quan điểm đúng đắn, nhưng phát triển chưa mạnh, chưa đủ sức đấu tranh gạt bỏ CNDT.
  44. c. Tư tưởng biện chứng - Thành tựu nổi bật là tư tưởng biến dịch - đó là những triết lý đặc sắc mang tính DV và BC của triết học Trung Quốc cổ đại. - Biến dịch là trời đất, vạn vật luôn luôn vận động và biến đổi, vừa đồng nhất vừa mâu thuẫn với nhau. - Kinh dịch đưa ra quy luật biến đổi, chuyển hóa: từ không rõ ràng – rõ ràng – sâu sắc – cao điểm – mặt trái. “Dịch cùng tắc biến, biến sẽ thông, thông sẽ được bền vững”. Kinh dịch còn đưa ra luật nhân quả, luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. - Lão tử cho rằng vạn vật và vũ trụ vận động theo hai quy luật cơ bản là quy luật bình quân; quy luật phản phục. - Tư tưởng biến dịch chính là PBC về thế giới KQ.
  45. d. Tư tưởng về nhận thức - Nhận thức luận Nho gia: Khổng tử nêu ra thuyết Chính Danh, lấy Danh để định Thực, coi Danh có trước Thực; Tuân tử cho rằng: chế ra Danh để chỉ Thực. Thực khác thì Danh khác. - Nhận thức luận Mặc gia: chủ trương lấy Thực đặt tên và nhận thức phải dựa trên ba Biểu: lập luận phải có căn cứ, lập luận phải có chứng minh, lập luận phải có hiệu quả. - Trường phái Danh gia theo tư tưởng ngụy biện và cường điệu tính tương đối của nhận thức. - Nhận thức luận Đạo gia (Lão Tử) đề cao tư duy trừu tượng trực giác.Trang tử thì đi từ nhận thức luận tương đối đến bất khả tri. - Lý học Tống nho khẳng định con người có tri thức tiên nghiệm, con người cần phải đánh thức cái thiên lý trong tâm để đạt tới thông suốt “cùng lý”.
  46. đ. Tư tưởng về con người và XD con người - Tư tưởng về con người: * Về nguồn gốc con người + Nho gia và Mặc gia cho rằng trời sinh ra con người và muôn vật. + Lão tử quan niệm: trời, đất, người vạn vật đều do Đạo sinh ra. * Về vị trí của con người: + Lão tử cho rằng vũ trụ có bốn cái lớn: Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. + Kinh dịch coi trời, đất, người là tam tài. + Lễ Ký: con người là “cái đức của trời đất, sự giao hợp của âm dương, sự hội tụ của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”. + Nho gia theo tư tưởng thiên mệnh: mệnh trời chi phối con người và xã hội.
  47. Về bản tính con người + Khổng tử quan niệm: Tính con người gần nhau, do rèn luyện và thói quen mới xa nhau. + Mạnh tử: bản tính con người là thiện, mỗi con người đều có phần quý trọng – tính người và phần bỉ tiện, thấp hèn – tính cầm thú. Con người phải tồn tâm, dưỡng tính, phát huy bốn đầu mối làm cho phần tốt ngày càng phát triển, phần xấu ngày càng thu hẹp. + Tuân tử: bản tính con người là ác (do bản năng sinh lý tự nhiên) nhưng có thể sửa đổi được bằng lễ nghĩa, giáo hóa, hình luật. + Vương Sung (đời Hán): bản tính con người có thiện, có ác.
  48. Tư tưởng về con người và XD con người (tiếp) - Tư tưởng về xây dựng con người: + Đạo gia cho rằng bản tính con người là tự nhiên thuần phác. + Nho gia hướng con người vào tu thân, thực hành đạo đức, làm tròn bổn phận trong các mối quan hệ xã hội. e. Tư tưởng về xã hội lý tưởng và con đường trị quốc: - Nho gia nêu lý tưởng về một xã hội đại đồng, an bình thịnh trị, ổn định, trật tự, kỷ cương, xã hội hữu đạo và hòa mục. Con đường để thực hiện xã hội lý tưởng là đường lối đức trị (nhân trị). - Pháp gia chủ trương một xã hội phong kiến tập quyền, quốc cường quân tôn, pháp trị. Đường lối trị nước của pháp gia là thực hiện pháp trị.
  49. III. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VIỆT NAM 1. Điều kiện hình thành, phát triển và những đặc điểm của lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam a. Điều kiện hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam - Vị trí địa lý: thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ. - Về kinh tế: Việt Nam là nước nông nghiệp lúa nước. Việt Nam căn bản thuộc PTSX châu Á với sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn. - Lịch sử Việt Nam rất khốc liệt và luôn phải đương đầu với các thế lực xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp bội. Tóm lại: toàn bộ những điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội là cơ sở hiện thực trực tiếp cho quá trình phát sinh, phát triển của lịch sử tư tưởng dân tộc, trong đó có tư tưởng triết học.
  50. b. Đặc điểm chủ yếu của lịch sử tư tưởng triết học VN - Đặc điểm của các tư tưởng triết học VN + Quá trình phát triển song trùng, hợp nhất giữa hai xu hướng tự thân bản địa và xu hướng tiếp biến các tư tưởng triết học đến từ bên ngoài. + Nhiều quan điểm triết học ngoại lai, sau khi đã được bản địa hóa đã trở thành nhân tố hữu cơ của tư duy triết học, quan điểm triết học của người VN. - Đặc điểm về nội dung tư tưởng triết học Việt Nam + Đoàn kết, cố kết cộng đồng quốc gia dân tộc và bảo vệ, củng cố nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. + Ý thức hệ và chiều sâu tầm triết lý VN đều xoay quanh tư tưởng cố kết cộng đồng và độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc. - Đặc điểm về hình thức thể hiện các tư tưởng triết học VN Ngoài các trước tác của các nhà tư tưởng còn được thể hiện qua nhiều hình thức như văn học, sử học và các phong trào dân tộc.
  51. 2. Những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam a. Những tư tưởng triết học chính trị, đạo đức và nhân văn trong lịch sử tư tưởng triết học VN - Tư tưởng yêu nước trong LS TT triết học Việt Nam + Phân biệt tư tưởng yêu nước và CN yêu nước. + Ở VN, tư tưởng yêu nước không chỉ là tư tưởng CT mà còn là tư tưởng đạo đức, tư tưởng nhân văn cao cả, trở thành một nội dung của lịch sử tư tưởng triết học VN + CN yêu nước VN là một hệ thống các quan niệm ở chiều sâu triết học về Quốc gia dân tộc và Độc lập dân tộc; về nguồn gốc, động lực của chiến tranh cứu nước và giữ nước. Đó cũng là những nội dung cốt lõi của lịch sử tư tưởng triết học VN.
  52. Những tư tưởng triết học chính trị, đạo đức và nhân văn trong LS tư tưởng triết học VN (tiếp) - Quan niệm về đạo làm người trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam + Đạo làm người là một trong những nội dung quan trọng của TT triết học VN vì nó liên quan mật thiết với việc xác định cơ sở tư tưởng của hành động chính trị, đạo đức, nhân sinh. + Tư tưởng về đạo làm người của tư tưởng triết học VN hình thành trên cơ sở tiếp thu tinh hoa của Tam giáo là Nho, Phật, Lão và kết hợp chúng trong một hệ tư tưởng thống nhất, phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể.
  53. Một số tư tưởng triết học Phật giáo trong lịch sử tư tưởng triết học VN - Tư tưởng triết học Phật giáo VN chịu ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo Ấn Độ nhưng đã được truyền qua Trung Hoa– Phật giáo Thiền tông với các tư tưởng về bản thể thế giới theo nguyên lý thống nhất - Tư tưởng nhận thức nhấn mạnh sự giác ngộ gắn liền với trực giác (nhận thức siêu việt qua các hiện tượng) - Phạm trù trung tâm tư tưởng triết học VN là phạm trù Từ bi với nội dung cơ bản là tinh thần bao dung giữa con người với con người, giữa con người với muôn loài và góp phần tạo dựng một cơ sở lý luận cho tư tưởng nhân ái VN. - Sự xuất hiện của thiền phái Trúc Lâm Yên tử với quan điểm gắn Phật giáo với dân tộc và những lý giải sâu sắc độc đáo về vũ trụ nhân sinh là một thành tựu tư tưởng triết học VN.
  54. Một số tư tưởng triết học Nho giáo trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam - Quá trình du nhập của Nho giáo vào VN: Nho giáo vào VN đã được bản địa hóa, tạo nên một số khác biệt với Nho giáo Trung Hoa. - Những thành tựu tư tưởng triết học: + Tư tưởng Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. + Tư tưởng Đức trị kết hợp với Pháp trị của Lê Thánh Tông và Lê Quý Đôn. + Tư tưởng triết học về thế giới với nhiều yếu tố duy vật và biện chứng của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Ngô Thì Nhậm.
  55. 3. Vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam - Tình hình VN cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. - Sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và ý thức hệ tư sản. - HCM tìm đường cứu nước, tiếp thu, vận dụng và phát triển CN Mác-Lê nin ở VN. - Tư tưởng triết học HCM lấy triết học Mác-Lê nin làm hạt nhân, đồng thời bổ xung thêm những tinh hoa của tư tưởng triết học phương Đông và Việt Nam. - Với HCM, lịch sử triết học VN đã chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, hiện đại.