Bài giảng Khai bổ sung điều chỉnh hồ sơ khai thuế

pdf 44 trang phuongnguyen 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khai bổ sung điều chỉnh hồ sơ khai thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_khai_bo_sung_dieu_chinh_ho_so_khai_thue.pdf

Nội dung text: Bài giảng Khai bổ sung điều chỉnh hồ sơ khai thuế

  1. (Áp dụng từ kỳ tính thuế tháng 01/2014) 1 THÁNG 02/2014
  2. VĂN BẢN PHÁP QUY 1- Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định thi hành Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế; 2- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Luật Quản lý thuế 2 2
  3. I/ QUY ĐỊNH CHUNG 1- Khai bổ sung, điều chỉnh a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. b) Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: - Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm - Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm 3
  4. I/ QUY ĐỊNH CHUNG 1- Khai bổ sung, điều chỉnh b) Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: - Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có). 4
  5. I/ QUY ĐỊNH CHUNG 2- Nộp hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh a) Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế b) Nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh: 5
  6. I/ QUY ĐỊNH CHUNG 2- Nộp hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh - Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định. - Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định. 6
  7. I/ QUY ĐỊNH CHUNG 2- Nộp hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh - Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện. 7
  8. I/ QUY ĐỊNH CHUNG 2- Nộp hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh c) Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung). 8
  9. II/ HỒ SƠ KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH - Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh; - Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế); - Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh. 9
  10. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 1) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS. 10
  11. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 2) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết. 11
  12. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 1: Công ty A vào ngày 01/08/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng (trên Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã kê khai có số thuế phải nộp là 140 triệu đồng, nay điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 100 triệu đồng, dẫn đến làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng), thì Công ty A nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định để nộp vào NSNN. 12
  13. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 1 (tiếp theo): Hồ sơ Công ty A nộp cho cơ quan thuế: - Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh làm tăng thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng; - Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của kỳ tính thuế GTGT tháng 01/2014; - Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong tờ khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có). 13
  14. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 2: Công ty B vào tháng 8/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 làm tăng số thuế TNDN phải nộp 50 triệu đồng (trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 đã kê khai số thuế TNDN phải nộp là 250 triệu đồng, nay điều chỉnh giảm chi phí được trừ 200 triệu đồng, dẫn đến làm tăng số thuế TNDN phải nộp là 50 triệu đồng), trường hợp này Công ty B nộp số tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định để nộp vào NSNN. 14
  15. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 2 (tiếp theo): Hồ sơ Công ty B nộp cho cơ quan thuế: - Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 đã điều chỉnh tăng số thuế TNDN phải nộp của năm 2013 là 50 triệu đồng; - Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm tăng số thuế TNDN phải nộp 50 triệu đồng của kỳ quyết toán thuế TNDN năm 2013; - Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có). 15
  16. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 3) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung. Số tiền thuế điều chỉnh giảm được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế. 16
  17. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 3: Công ty C vào tháng 8/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) tháng 01/2014 làm giảm số thuế TTĐB phải nộp 39.393.940 đồng (trên Tờ khai thuế TTĐB tháng 01/2014, Công ty đã kê khai số thuế phải nộp 393.939.394 đồng, nay điều chỉnh giảm doanh số bán ra, dẫn đến giảm số thuế phải nộp là: 39.393.940 đồng), thì người nộp thuế xác định là số tiền thuế nộp thừa của tháng 01/2014, được bù trừ vào số thuế TTĐB phải nộp của kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế. 17
  18. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 3 (tiếp theo): Hồ sơ Công ty C nộp cho cơ quan thuế: - Tờ khai thuế TTĐB tháng 01/2014 đã điều chỉnh giảm số thuế TTĐB phải nộp 39.393.940 đồng; - Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm giảm số thuế TTĐB phải nộp 39.393.940 đồng của kỳ tính thuế TTĐB tháng 01/2014; - Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có). 18
  19. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 4: Công ty D vào ngày 08/08/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng (trên Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014, Công ty đã kê khai số thuế phải nộp là 140 triệu đồng, nay điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu ra thuế suất 10% là 100 triệu đồng, dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp là 100 triệu đồng) thì số thuế điều chỉnh giảm được bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế. 19
  20. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 4 (tiếp theo): Hồ sơ Công ty D nộp cho cơ quan thuế: - Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng; - Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của kỳ tính thuế GTGT tháng 01/2014; - Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có). 20
  21. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 5: Công ty E vào tháng 8/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2013 làm giảm số thuế TNDN phải nộp 150 triệu đồng (trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013, Công ty đã kê khai nộp thuế TNDN 250 triệu đồng, nay điều chỉnh chuyển tăng số lỗ của các năm trước vào Tờ khai là 600 triệu đồng, dẫn đến giảm số thuế phải nộp 150 triệu đồng), thì người nộp thuế xác định là số tiền thuế nộp thừa của năm 2013, được bù trừ vào số thuế TNDN phải nộp của kỳ sau hoặc làm thủ tục hoàn thuế. Hồ sơ Công ty E nộp cho cơ quan thuế: - Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2013 đã điều chỉnh giảm số thuế TNDN phải nộp 150 triệu đồng; 21
  22. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 5 (tiếp theo): - Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS làm giảm số thuế TNDN phải nộp 150 triệu đồng của kỳ quyết toán thuế TNDN năm 2013; - Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có). Trường hợp người nộp thuế chưa nộp đối với số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán thuế năm 2013, thì khi nộp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2013, người nộp thuế được lập hồ sơ khai bổ sung thuế TNDN từng quý trong năm 2013, để xác định lại số thuế TNDN phải nộp theo từng quý, tính lại số tiền chậm nộp tiền thuế của các quý trong năm 2013. 22
  23. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 4) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế chỉ làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung, số tiền thuế điều chỉnh tăng khấu trừ của kỳ sai sót khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. 23
  24. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 6: Công ty G vào ngày 10/5/2014 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 chỉ làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ hết là 50 triệu đồng (trên Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014, Công ty đã kê khai số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết chuyển kỳ sau: 360 triệu đồng, nay điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu ra thuế suất 10% là: 50 triệu đồng, dẫn đến tăng số thuế GTGT chưa được khấu trừ là: 50 triệu đồng) thì Số tiền GTGT đầu vào điều chỉnh tăng 50 triệu đồng, Công ty G khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” mã số [38] trên tờ khai thuế GTGT tháng 4/2014 24
  25. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 6 (tiếp theo): Hồ sơ Công ty G nộp cho cơ quan thuế: - Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ thêm 50 triệu đồng; - Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ thêm 50 triệu đồng của kỳ tính thuế GTGT tháng 01/2014; - Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có). 25
  26. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 5) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung: a- Trường hợp người nộp thuế chưa dừng khấu trừ chưa đề nghị hoàn thuế thì số tiền thuế điều chỉnh giảm khấu trừ của kỳ sai sót khai vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. 26
  27. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 7: Công ty H vào ngày 10/05/2014 lập hồ sơ khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết là 100 triệu đồng (trên Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 Công ty đã kê khai số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết chuyển sang kỳ sau là 360 triệu đồng, nay điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 100 triệu đồng, dẫn đến làm giảm số thuế chưa được khấu trừ hết chuyển sang kỳ sau là: 100 triệu đồng) thì người nộp thuế không phải nộp số thuế GTGT 100 triệu đồng và không phải tính chậm nộp, mà điều chỉnh giảm số thuế GTGT không được khấu trừ của tháng 01/2014 là 100 triệu đồng vào tờ khai thuế GTGT của tháng 4/2014, tháng lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh (kê khai vào chỉ tiêu - Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước) – mã số [37]. 27
  28. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 7 (tiếp theo): Hồ sơ Công ty H nộp cho cơ quan thuế: + Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết 100 triệu đồng; + Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết 100 triệu đồng của kỳ tính thuế GTGT tháng 01/2014; + Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có). 28
  29. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 5) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung: b- Trường hợp người nộp thuế đã dừng khấu trừ thuế và lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế nhưng chưa được hoàn thuế thì cơ quan thuế xét hoàn thuế theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế và hồ sơ khai bổ sung theo quy định. 29
  30. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 8: Trên tờ khai thuế GTGT tháng 01/2015, Công ty H đã dừng khấu trừ thuế và lập hồ sơ đề nghị hoàn 900 triệu đồng. Tháng 3/2015, Công ty H lập hồ sơ khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2015 làm giảm số thuế GTGT đã dừng khấu trừ đề nghị hoàn từ 900 triệu đồng xuống còn 800 triệu đồng do 100 triệu đồng không đủ điều kiện được khấu trừ thuế, cơ quan thuế chưa có quyết định hoàn thuế GTGT thì người nộp thuế không phải nộp số thuế GTGT 100 triệu đồng và không phải tính chậm nộp. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT của kỳ hoàn thuế GTGT tháng 01/2015 và hồ sơ khai bổ sung ra quyết định hoàn thuế GTGT với số thuế được hoàn sau khi khai bổ sung là 800 triệu đồng. 30
  31. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 5) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung: c- Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế đã được hoàn sai và tính tiền chậm nộp kể từ ngày cơ quan Kho Bạc Nhà nước ký xác nhận trên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN đến ngày người nộp thuế kê khai bổ sung. Trường hợp người nộp thuế chưa nộp đủ số tiền thuế đã hoàn sai hoặc tính tiền chậm nộp không đúng quy định, cơ quan thuế sẽ tính tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế. 31
  32. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 9: Công ty H vào tháng 8/2014 lập hồ sơ khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng, số tiền thuế GTGT này người nộp thuế đã đề nghị hoàn và đã được cơ quan KBNN ký xác nhận trên Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN số 123, ngày 25/04/2014 thì người nộp thuế phải nộp lại số thuế GTGT 100 triệu đồng vào Tài khoản thu hồi hoàn thuế GTGT và tự tính tiền chậm nộp từ ngày 25/04/2014 đến ngày kê khai bổ sung để nộp vào Tài khoản thu ngân sách nhà nước. 32
  33. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 6) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết đồng thời làm tăng số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung. Người nộp thuế tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định đồng thời khai số tiền thuế còn được khấu trừ điều chỉnh giảm của kỳ sai sót vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. 33
  34. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 10: Công ty I vào ngày 10/05/2014 lập hồ sơ khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết, chuyển sang kỳ sau là 360 triệu đồng, đồng thời làm phát sinh số thuế GTGT phải nộp tăng 100 triệu đồng (trên tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 Công ty đã kê khai số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết, chuyển sang kỳ sau là 360 triệu, nay điều chỉnh tăng số thuế GTGT đầu ra thuế suất 10% là 460 triệu, dẫn đến tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 phát sinh số thuế GTGT phải nộp là 100 triệu) thì đối với số thuế GTGT phải nộp tăng thêm 100 triệu, người nộp thuế phải nộp thuế, tính tiền nộp chậm; 34
  35. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 10 (tiếp theo): - Đối với số thuế GTGT 200 triệu đồng không được khấu trừ được điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của tháng 4/2014 (kê khai điều chỉnh vào chỉ tiêu - Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước) – mã số [37]. Hồ sơ Công ty I nộp cho cơ quan thuế: - Đối với việc điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT phải nộp của tháng 01/2014 là 100 triệu đồng: Tại thời điểm phát hiện ra sai lệch, Công ty I thực hiện kê khai bổ sung, điều chỉnh để nộp thuế 100 triệu đồng và tính nộp chậm. Hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh nộp cho cơ quan thuế gồm: 35
  36. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 10 (tiếp theo): + Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng; + Bản giải trình bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS của kỳ kê khai thuế GTGT điều chỉnh tháng 01/2014; + Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có). - Đối với việc điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng 01/2014 là 360 triệu đồng: Công ty I thực hiện khai điều chỉnh vào chỉ tiêu “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” của tờ khai thuế GTGT của tháng 4/2014 – mã số [37]. 36
  37. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 7) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số thuế GTGT chưa khấu trừ hết đồng thời làm giảm số thuế GTGT phải nộp của kỳ tính thuế có sai sót thì lập hồ sơ khai bổ sung. Người nộp thuế khai số tiền thuế còn được khấu trừ điều chỉnh tăng của kỳ sai sót vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” – mã số [38] trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. Đối với số thuế GTGT được điều chỉnh giảm số thuế phải nộp, người nộp thuế được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế. 37
  38. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 11: Công ty I vào ngày 15/06/2014 lập hồ sơ khai bổ sung của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 01/2014 làm giảm số thuế GTGT phải nộp là 150 triệu đồng, đồng thời làm phát sinh tăng số thuế GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau 100 triệu đồng (tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 có số thuế GTGT phải nộp là 150 triệu, nay điều chỉnh tăng số thuế GTGT được khấu trừ là 250 triệu, dẫn tới tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 phát sinh số thuế GTGT chưa được khấu trừ chuyển kỳ sau là 100 triệu) thì xử lý như sau: 38
  39. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 11 (tiếp theo): - Đối với số thuế GTGT chưa được khấu trừ chuyển sang kỳ sau của tháng 1/2014 là 100 triệu đồng được điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của tháng 5/2014 (kê khai điều chỉnh vào chỉ tiêu - Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước) – mã số [38]. - Đối với việc điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT phải nộp của tháng 01/2014 là 150 triệu đồng: người nộp thuế được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế. - Hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh nộp cho cơ quan thuế gồm: 39
  40. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 11 (tiếp theo): + Tờ khai thuế GTGT tháng 01/2014 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT phải nộp 150 triệu đồng; tăng số thuế GTGT chưa được khấu trừ chuyển sang kỳ sau 100 triệu đồng + Bản giải trình bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS của kỳ kê khai thuế GTGT điều chỉnh tháng 01/2014; + Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có). 40
  41. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH 8) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với chỉ tiêu đề nghị hoàn trên tờ khai GTGT khấu trừ trong trường hợp điều chỉnh giảm số thuế đã đề nghị hoàn trên tờ khai do chưa đảm bảo trường hợp được hoàn và chưa làm hồ sơ đề nghị hoàn thì lập hồ sơ khai bổ sung đồng thời khai số tiền đề nghị hoàn điều chỉnh giảm vào chỉ tiêu “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ khai thuế hiện tại. 41
  42. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 12: Công ty K đã kê khai số thuế GTGT đề nghị hoàn vào Tờ khai thuế GTGT tháng 6/2014 là 200 triệu đồng nhưng chưa lập hồ sơ hoàn thuế GTGT. Tháng 8/2014, Công ty K phát hiện số thuế khai đề nghị hoàn nêu trên chưa đảm bảo trường hợp được hoàn thì Công ty được điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khai đề nghị hoàn chưa đảm bảo trường hợp được hoàn tại tờ khai thuế GTGT tháng 6/2014 và được khai điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước tương ứng trên tờ khai thuế GTGT tháng 7/2014 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 8/2014. 42
  43. III/ CÁC TRƯỜNG HỢP KHAI BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH Ví dụ 12 (tiếp theo): Hồ sơ Công ty K nộp cho cơ quan thuế: - Tờ khai thuế GTGT tháng 6/2014 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đề nghị hoàn, tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau là 200 triệu đồng; - Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS. 43