Bài giảng Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_von_bang_tien_va_cac_khoan_phai_thu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
- CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU 1
- 2.1- KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN - Những vấn đề chung - Kế toán tiền tại quỹ - Kế toán tiền gởi ngân hàng - Kế toán tiền đang chuyển - Kiểm soát nội bộ vốn bằng tiền - Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 2
- 2.1.1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Khái niệm Vốn bằng tiền là một bộ phận tài sản ngắn hạn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ như: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc- kim khí quý- đá quý. Vốn bằng tiền bao gồm: tiền tại quỹ; tiền gởi không kỳ hạn ở các ngân hàng, các tổ chức tín dụng ; và tiền đang chuyển. 3
- Đặc điểm Có tính lưu hoạt cao nhất trong tất cả các loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. 4
- Nguyên tắc kế toán - Để ghi sổ kế toán tổng hợp và lập báo cáo tài chính, kế toán phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất (theo chế độ kế toán Việt Nam là tiền Đồng Việt Nam). 5
- - Đối với ngoại tệ phải quy đổi ra tiền Đồng VN theo tỷ giá mà chế độ hiện hành quy định (VAS 10), đồng thời theo dõi gốc nguyên tệ trên TK 007-Ngoại tệ các loại 6
- - Đối với vàng bạc- kim khí quý- đá quý . chỉ được xem là vốn bằng tiền khi dùng trong thanh toán trong những doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng bạc- kim khí quý- đá quý. . Cũng phải quy về Đồng VN để ghi sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chính. . Phải theo dõi chi tiết từng loại, thứ vàng bạc- đá quý về số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị. 7
- 2.1.2- KẾ TOÁN TIỀN TẠI QUỸ Khái niệm Tiền tại quỹ là một bộ phận vốn bằng tiền tồn tại quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, dưới các hình thức tiền Đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc- kim khí quý- đá quý 8
- Tổ chức quản lý tiền tại quỹ Tiền tại quỹ do thủ quỹ quản lý và trực tiếp thu- chi trên cơ sở chứng từ hợp lệ. Chứng từ kế toán Phiếu thu (01-TT) Phiếu chi (02-TT) Biên lai thu tiền(06-TT) Bảng kê VB-KKQ-ĐQ(07-TT) Bảng kê chi tiền (09-TT) Bảng kiểm kê quỹ (8a-TT, 8b-TT) 9
- Kế toán tiền tại quỹ TK 111 - Tiền mặt TK 111 có 3 TK cấp 2: TK 1111- Tiền Việt Nam TK 1112- Ngoại tệ TK 1113- Vàng bạc- kim khí quý- đá quý 10
- Sơ đồ Kế toán tiền Đồng Việt Nam tại quỹ 11
- 2.1.3- KẾ TOÁN TIỀN GỞI NGÂN HÀNG Khái niệm Tiền gởi ngân hàng là một bộ phận vốn bằng tiền gởi không kỳ hạn tại các ngân hàng. Tổ chức quản lý tiền gởi ngân hàng - Kế toán ghi nhận biến động tiền gởi ngân hàng trên cơ sở chứng từ của NH - Cuối kỳ kế toán, phải đối chiếu số dư trên chứng từ ngân hàng với số dư TGNH trên sổ kế toán. 12
- Chứng từ kế toán Giấy báo Nợ , Giấy báo Có của NH hoặc Sổ phụ NH Bảng sao kê của NH Đính kèm các chứng từ gốc liên quan: ủy nhiệm chi, sec bảo chi 13
- Kế toán tiền gởi ngân hàng TK 112- Tiền gởi ngân hàng TK 112 có 3 TK cấp 2: TK 1121- Tiền Việt Nam TK 1122- Ngoại tệ TK 1123- Vàng bạc- kim khí quý- đá qúy 14
- Sơ đồ kế toán tiền Đồng Việt Nam gởi NH 15
- Kế toán chi tiết: Ngoài việc theo dõi chi tiết từng hình thái tiền gởi trên TK cấp 2, còn phải mở sổ chi tiết theo dõi tiền gởi tại từng nơi gởi tiền. 16
- 2.1.4 KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN Khái niệm Tiền đang chuyển là một bộ phận của vốn bằng tiền phát sinh trong các trường hợp sau: - Doanh nghiệp nộp tiền mặt, sec vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có hoặc sổ phụ ngân hàng. - Doanh nghiệp chuyển tiền vào Bưu điện để trả cho người thụ hưởng nhưng người thụ hưởng chưa nhận được. 17
- Chứng từ kế toán - Phiếu chi, Phiếu nộp tiền, Phiếu nộp sec, Biên lai thu tiền của Bưu điện. - Giấy báo Có, Sổ phụ NH, Giấy báo của Bưu điện hoặc của người thụ hưởng. 18
- Kế toán tiền đang chuyển TK 113- Tiền đang chuyển TK 113 có 2 TK cấp 2: TK 1131- Tiền Việt Nam TK 1132- Ngoại tệ 19
- • Sơ đồ kế toán tiền đang chuyển • Kế toán chi tiết: Chi tiết theo từng hình thái tiền đang chuyển, và chi tiết cho từng đối tượng chuyển tiền 20
- 2.1.5- KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỐN BẰNG TIỀN Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ - Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính - Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm - Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ sách và số liệu thực tế. Nội dung kiểm soát nội bộ vốn bằng tiền - Kiểm soát các chu trình nghiệp vụ có ảnh hưởng đến các khoản thu hay chi tiền. - Kiểm tra độc lập thông qua kiểm kê quỹ và đối chiếu với ngân hàng. 21
- 2.1.6- TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BCTC Bảng cân đối kế toán Phần tài sản, loại A- Tài sản ngắn hạn, nhóm I “Tiền và các khoản tương đương tiền”. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trình bày dòng lưu chuyển tiền (bao gồm cả các khoản tương đương tiền) Ngoài ra còn được trình bày chi tiết trên Bảng Thuyết minh BCTC. 22
- 2.2- KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - Những vấn đề chung - Kế toán khoản phải thu khách hàng - Kế toán khoản phải thu khác - Kế toán dự phòng phải thu khó đòi - Trình bày thông tin trên BCTC 23
- 2.2.1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Khái niệm Các khoản phải thu là một bộ phận tài sản của DN, do DN kiểm soát và sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. 24
- Phân loại • Theo nội dung: - Phải thu khách hàng - Thuế GTGT được khấu trừ - Phải thu nội bộ - Phải thu khác Ngoài ra còn: khoản ứng trước cho người bán, phải thu theo tiến độ HĐXD 25
- • Theo thời hạn ước tính thu hồi - Các khoản phải thu ngắn hạn: có thời hạn thu hồi trong vòng 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường. - Các khoản phải thu dài hạn: có thời hạn thu hồi trên 1 năm hoặc dài hơn 1 chu kỳ kinh doanh bình thường. 26
- Nguyên tắc kế toán - Kế toán chi tiết: Mỗi khoản phải thu phải theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu, chi tiết theo từng nội dung phải thu và từng lần thanh toán, đồng thời cần phân loại khoản phải thu trong hạn, quá hạn, khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được. - Các khoản phải thu có gốc ngoại tệ (hoặc vàng bạc-KKQ-ĐQ): phải quy đổi về Đồng VN để ghi nhận vào Sổ kế toán tổng hợp và lập BCTC ( theo VAS10) 27
- - Các khoản phải thu liên quan đến vàng bạc- kim khí quý- đá quý phải theo dõi chi tiết theo số lượng, chất lượng, quy cách và giá trị. - Định kỳ, phải tiến hành đối chiếu công nợ với từng đối tượng. - TK theo dõi phải thu thường có số dư Nợ, trường hợp đặc biệt có thể có số dư Có (phản ánh số tiền người mua ứng trước tiền hàng) 28
- 2.2.2- KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG Chứng từ - Hóa đơn phát hành khi bán hàng - Chứng từ thu tiền: phiếu thu, Giấy báo Có hoặc sổ phụ ngân hàng. . 29
- Kế toán khoản phải thu khách hàng TK 131- Phải thu của khách hàng 30
- 2.2.3- KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁC Khái niệm Các khoản phải thu khác là các khoản phải thu ngoài phải thu khách hàng, phải thu Nhà nước về thuế GTGT đầu vào, phải thu nội bộ, bao gồm: - Giá trị tài sản thiếu đã phát hiện nhưng chưa xác định nguyên nhân, phải chờ xử lý (TK 1381) - Phải thu về cổ phần hóa (TK 1385) - Khoản phải thu khác ( TK 1388) 31
- Phải thu khác: . Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể trong và ngoài DN gây ra. . Các khoản cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi. . Về các khoản đã chi hộ cho đơn vị khác. . Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính. v.v 32
- Kế toán các khoản phải thu khác TK 138 - Phải thu khác TK 138 có 3 TK cấp 2: TK 1381- tài sản thiếu chờ xử lý TK 1385- Phải thu về cổ phần hóa TK 1388- Phải thu khác 33
- 2.2.4- KẾ TOÁN DỰ PHÒNG KHOẢN PHẢI THU KHÓ ĐÒI Khái niệm Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được. 34
- Theo TT 13/2006/TT-BTC : Điều kiện lập dự phòng - Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ. - Có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu khó đòi: . Đã quá hạn thanh toán ghi trên ch.từ . Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn, đang bị CQ pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thu hành án. 35
- Phương pháp lập dự phòng Lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi. - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán. . Quá hạn 3 th-1năm: 30% giá trị . 1 năm - dưới 2 năm: 50% giá trị . 2 năm - dưới 3 năm: 70% giá trị - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng đủ đk lập dự phòng: DN tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để lập dự phòng. Sau khi lập DP cho từng khoản phải thu khó đòi, DN tổng hợp vào bảng kê chi tiết để ghi nhận vào chi phí quản lý của DN. 36
- Kế toán dự phòng phải thu khó đòi TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi Sơ đồ kế toán: 37
- 2.2.5- TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BCTC Bảng cân đối kế toán - Khoản phải thu ngắn hạn: phần Tài sản, loại A- Tài sản ngắn hạn, nhóm III “Các khoản phải thu ngắn hạn” - Khoản phải thu dài hạn: phần Tài sản, loại B- Tài sản dài hạn, nhóm I “Các khoản phải thu dài hạn” Riêng dự phòng phải thu khó đòi: ghi số âm dưới hình thức ghi trong ( ). Trường hợp các khoản phải thu có chi tiết SD bên Có (người mua trả tiền trước ) được phản ánh ở phần Nguồn vốn, loại A- Nợ phải trả. Ngoài ra các khoản phải thu còn được trình bày chi tiết trên Bảng Thuyết minh BCTC. 38