Bài giảng Kế toán tài chính I - Chương 5: Kế toán nợ phải trả (Liabilities)

pptx 40 trang phuongnguyen 8010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính I - Chương 5: Kế toán nợ phải trả (Liabilities)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ke_toan_tai_chinh_i_chuong_5_ke_toan_no_phai_tra_l.pptx

Nội dung text: Bài giảng Kế toán tài chính I - Chương 5: Kế toán nợ phải trả (Liabilities)

  1. Chương 5: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ Liabilities KTTCI - Lớp KTDN 1
  2. MỤC TIÊU • Nhận biết một khoản nợ phải trả • Phân loại khoản nợ phải trả • Thực hiện tính toán và xử lý kế toán liên quan đến các đối tượng: • Khoản phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu. • Phải trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, và các khoản trích theo tiền lương. • Quỹ khen thưởng, phúc lợi; quỹ phát triển khoa học và công nghệ; quỹ bình ổn giá. • Chi phí phải trả. • Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. • Khoản phải trả do nhận ký cược, ký quỹ. • Các khoản phải trả khác. • Trình bày thông tin về Nợ phải trả trên BCTC 2
  3. TÀI LIỆU HỌC • Chuẩn mực chung VAS 01, VAS 21 • Thông tư 200/2014/TT-BTC • Giáo trình Kế toán tài chính - Quyển 1, Chương 5- Kế toán nợ phải trả • Bài tập Kế toán tài chính, Chương Kế toán nợ phải trả 3
  4. NỘI DUNG 5.1 Những vấn đề chung 5.2 Kế toán khoản phải trả cho người bán 5.3 Kế toán khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương 5.4 Kế toán quỹ khen thưởng phúc lợi 5.5 Kế toán quỹ phát triển khoa học và công nghệ 5.6 Kế toán quỹ bình ổn giá 5.7 Kế toán chi phí phải trả 5.8 Kế toán thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 5.9 Kế toán các khoản phải trả khác 5.10 Trình bày thông tin trên BCTC 4
  5. 5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Định nghĩa Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình Điều kiện ghi nhận • Thanh toán bằng tài sản/ bằng việc thay thế một khoản nợ khác/chuyển nợ phải trả thành VCSH. • Xác định / ước tính được một cách đáng tin cậy 5
  6. Phân loại nợ phải trả Căn cứ vào nội dung các khoản nợ • Phải trả cho người bán • Phải trả cho người lao động. • Quỹ khen thưởng, phúc lợi. • Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. • Quỹ bình ổn giá. • Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. • Các khoản phải trả do nhận ký cược, ký quỹ. • Chi phí phải trả • 6
  7. Phân loại nợ phải trả  Căn cứ thời hạn chu kỳ kinh doanh của DN Nợ ngắn hạn: Thời hạn còn lại của nợ phải trả được thanh toán trong vòng 12 tháng/ trong vòng 1 chu kỳ KD bình thường Nợ dài hạn: Thời hạn còn lại của nợ phải trả được thanh toán dài hơn 12 tháng/ dài hơn 1 chu kỳ KD bình thường 7
  8. Kiểm soát nội bộ • Theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý: đối tượng, thời hạn thanh toán • Đánh số hóa đơn từ nhà cung cấp 1 cách liên tục • Kiểm tra/đối chiếu hóa đơn với các chứng từ liên quan và đóng dấu theo dõi những hóa đơn đã được kiểm tra • Có bộ phận tiếp nhận và ghi nhận thông báo liên quan đến thay đổi thay toán (chiết khấu, giảm giá ) • Lập kế hoạch thanh toán phù hợp • Kiểm tra và xét duyệt khi thanh toán • Đối chiếu sổ chi tiết - sổ cái vào lúc cuối tháng. • Đối chiếu công nợ với người bán. 8
  9. 5.2 KT KHOẢN PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN Đặc điểm • Khoản phải trả cho người bán (Accounts payable) là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch mua chịu về vật tư, thiết bị, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp. 9
  10. 5.2 KT KHOẢN PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN Chứng từ sử dụng • Hóa đơn mua hàng, Bảng kê mua hàng • Biên bản giao nhận hàng • Hóa đơn điều chỉnh giảm giá • Hóa đơn trả lại hàng • Phiếu chi, Giấy báo Nợ 10
  11. 5.2 KT KHOẢN PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN Tài khoản sử dụng: 331 Số tiền đã trả cho NB Ứng trước cho NB Số tiền phải trả cho NB Được NB giảm trừ nợ 11
  12. Sơ đồ KT khoản phải trả cho người bán Giảm nợ do hưởng CKTM, giảm giá, trả lại hàng 331 15*,(133) Mua chịu VT, HHóa 111,112,311 Ứng trước cho NB 211,213,241 (133) Trả nợ cho NB Mua chịu TSCĐ, phải trả nhà thầu xây dựng, sửa chữa TSCĐ 515 242 Lãi trả góp mua TSCĐ CK thanh toán được hưởng 627,641,642 (133) Phải trả người CC dịch vụ 12
  13. Ví dụ: KT khoản phải trả cho người bán  DN kế toán HTK theo pp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo pp khấu trừ 1. Ngày 1: Mua VL nhập kho chưa trả tiền cho người bán A giá chưa thuế 40 trđ, TGTGT 10%, nếu trả tiền trong vòng 10 ngày sẽ được hưởng chiết khấu 1% trên số tiền thanh toán. 2. Ngày 3: Phát hiện VL mua ngày 1 không đủ quy cách, đề nghị bên bán giảm giá 5% (có giảm thuế). Bên bán đã đồng ý. 3. Ngày 4: Chuyển khoản trả hết nợ cho người bán ở NV 1 sau khi trừ chiết khấu được hưởng. 13
  14. Ví dụ: KT khoản phải trả cho người bán Ngày 1: chứng từ: hóa đơn mua hàng Nợ 152: 40 tr Nợ 133: 4 tr Có 331-A : 44 tr Ngày 3: chứng từ: hóa đơn điều chỉnh giảm giá Nợ 331-A: 2,2 tr Có 152: 2 tr Có 133: 0,2 tr Ngày 4: chứng từ: giấy báo Nợ Nợ 331-A: 41,8 tr Có 515: 0,418 tr Có 112: 41,382 tr 14
  15. 5.3 KT KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG & CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG Đặc điểm: • Khoản phải trả người lao động (Salaries, Commissions and Bonuses): là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ sự kiện nợ người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của họ • Các khoản trích theo tiền lương gồm: bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Hình thành từ 2 nguồn: • DN • Người lao động 15
  16. 5.3 KT KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG & CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG Chứng từ sử dụng • Bảng chấm công,phiếu xác nhận sản phẩm • Bảng phân bổ tiền lương và BHXH • Chứng từ chi lương / thưởng Tài khoản sử dụng • Phải trả người lao động: TK 334 • Các khoản trích theo tiền lương: • Kinh phí công đoàn: TK 3382 • Bảo hiểm xã hội: TK 3383 • Bảo hiểm y tế: TK 3384 • Bảo hiểm thất nghiệp: TK 3386 16
  17. Sơ đồ KT khoản phải trả người lao động 334 622,627,641,642 111,112 Tiền lương, tiền công Thanh toán/ứng phải trả Nếu không trước lương trích trước 335 3335,1388,141 Tiền lương Nếu trích Khoản trừ lương nghỉ phép trước NLĐ 511,3331 3531 Tiền thưởng phải trả do Thanh toán bằng quỹ khen thưởng đài thọ SP, hàng hóa 17
  18. Sơ đồ kế toán các khoản trích theo tiền lương 338(3382,3383,3384,3386) 334 622,627,641,642 BH phải trả cho Trích theo tiền NLĐ trong kỳ lương do DN chịu 111,112 334 Nộp BH, chi KPCĐ Trích theo tiền lương do người lao động chịu 18
  19. Ví dụ  TK 334 Đầu kỳ dư có: 40 triệu đồng (trđ)  Ngày 2: chi TM trả lương tháng trước 40 trđ  Ngày 10: nhận chứng từ trợ cấp BHXH phải trả cho CNV: 3 trđ  Ngày 15: chuyển khoản thanh toán lương tháng này đợt 1: 50 trđ  Ngày 30: Lương phải trả CNV tháng này  CN trực tiếp SX: 100 trđ  CN phục vụ và nhân viên QLPX: 5 trđ  Nhân viên bán hàng: 10 trđ  Nhân viên quản lý DN: 10 trđ 19
  20. Ví dụ • Trích các khoản BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, KPCĐoàn: 24% lương(DN chịu) • Các khoản khấu trừ lương: • BHXH, BHYT, BHTN: 10,5% lương • Tiền bồi thường công nhân K: 500.000đ • Tiền thuế thu nhập: 1.000.000đ • Ngày 31: chuyển khoản thanh toán lương đợt 2 và các khoản khác 20
  21. Ví dụ • Ngày 2: • Ngày 30: Nợ 111/Có 334: 40 tr Nợ 622: 24 tr • Ngày 10: Nợ 627: 1,2 tr Nợ 641: 2,4 tr Nợ 338/Có 334: 3 t Nợ 642: 2,4 tr • Ngày 15: Có 338: 30 tr Nợ 334/Có 112: 50 tr Nợ 334: 14,625 tr • Ngày 30: Có 338: 13,125tr Nợ 622: 100 tr Có 1388: 0,5 tr Nợ 627: 5 tr Có 3335: 1 tr Nợ 641: 10 tr • Ngày 31: Nợ 642: 10 tr Nợ 112/Có 334: 63,375 tr Có 334: 125 tr 21
  22. 5.4 KẾ TOÁN QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI • Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (Bonus and welfare fund) được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN dùng để khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, nhằm thúc đẩy người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất. 22
  23. 5.4 KẾ TOÁN QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI Tài khoản sử dụng • TK 353- Quỹ khen thưởng, phúc lợi gồm • TK 3531- Quỹ khen thưởng • TK 3532 - Quỹ phúc lợi • TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định • TK 3534 - Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty 23
  24. Sơ đồ kế toán quỹ khen thưởng phúc lợi 353 421 111,112,334 Chi khen thưởng Trích lập quỹ từ phúc lợi LN 111,112 214 3533 3532 Cuối niên độ, tính Thu tiền nhượng hao mòn TSCĐ hình bán thanh lý tài thành từ quỹ phúc lợi sản hình thành từ quỹ phúc lợi 24
  25. 5.5 KT QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Science and Technology Development fund) sử dụng trong việc chi tiêu, hoặc đầu tư, mua sắm TSCĐ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ. Tài khoản sử dụng: TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ • TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ • TK 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ 25
  26. Sơ đồ KT quỹ phát triển khoa học công nghệ 3561 111,112 642 Sử dụng quỹ Trích lập quỹ 211,213 Mua sắm TSCĐ từ quỹ 214 3562 Cuối kỳ KT Chuyển nguồn tính hao mòn khi dùng quỹ mua sắm TSCĐ 26
  27. 5.6 KẾ TOÁN QUỸ BÌNH ỔN GIÁ • Quỹ Bình ổn giá (Price Stabilization Fund) là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối Ngân sách Nhà nước, là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và chỉ được sử dụng để phục vụ mục tiêu bình ổn thị trường (ví dụ bình ổn giá xăng, dầu trong nước) theo quy định của pháp luật. • Tài khoản sử dụng: TK 357- Quỹ Bình ổn giá 357 632 632 Sử dụng quỹ Trích lập quỹ 27
  28. 5.7 KẾ TOÁN CHI PHÍ PHẢI TRẢ Chi phí phải trả (Accrued expenses): là những chi phí thực tế chưa chi trả, nhưng được tính trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này, gồm: • Phải trả cho người bán hoặc HH dịch vụ đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán • Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân SX trong thời gian nghỉ phép. • Chi phí trong thời gian ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. • Trích trước chi phí đi vay phải trả trong kỳ • Các khoản khác như trích trước chi phí săm lốp vào giá thành vận tải; trích trước chi phí để tạm tính giá vốn thành phẩm bất động sản đã bán trong kỳ. 28
  29. 5.7 KẾ TOÁN CHI PHÍ PHẢI TRẢ • Tài khoản sử dụng: 335 Các khoản chi phí thực tế Chi phí phải trả được tính phát sinh trước vào CP SXKD Xử lý số chênh lêch “Chi phí phải trả” được trích cao hơn chi phí thực tế phát sinh CP phải trả đã tính trước vào CP nhưng thực tế chưa phát sinh29
  30. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX Mức trích trước Tiền lương Tỉ lệ trích trước tiền lương nghỉ = thực tế của x lương nghỉ phép phép CNSX của CNSX Tổng tiền lương nghỉ phép cả năm của CNSX theo KH x 100% Tổng tiền lương cả năm của CNSX theo kế hoạch 30
  31. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX (4a)Chênh lệch số thực tế chi nhỏ hơn số trích trước 335 622 111,112 334 (3)Trả lương (2)Tiền lương (1)Trích trước cho CNV thực tế phải trả lương nghỉ phép CNV kỳ này của CNSX 31
  32. Trích trước chi phí ngừng SX (4)Chênh lệch số đã chi nhỏ hơn số trích trước 152,334,338 335 623/627 (2)Kết chuyển CP (1)Trích trước CP ngừng SX thực tế ngừng SX có kế hoạch phát sinh 32
  33. 5.8 KẾ TOÁN THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP CHO NHÀ NƯỚC Các khoản phải nộp Nhà nước (Taxes and other obligations to the State Budget) là số tiền DN có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc. Bao gồm: • Thuế GTGT • Thuế tiêu thụ đặc biệt • Thuế xuất, nhập khẩu • Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế tài nguyên • Thuế nhà đất. • Các loại thuế, phí lệ phí khác (thuế bảo vệ môi trường, thuế môn bài, thuế trước bạ, thu hộ thuế thu nhập cá nhân, 33
  34. 5.8 KẾ TOÁN THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP CHO NHÀ NƯỚC Chứng từ sử dụng • Thông báo nộp thuế • Tờ khai thuế • Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, giấy báo Nợ Tài khoản sử dụng 333 Số thuế, phí, lệ phí đã Số thuế, phí, lệ phí phải nộp NN nộp NN 34
  35. Sơ đồ kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước 333 111,112,131 TGTGT đầu ra 111,112 3411Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ MT nếu tách ngay khi bán Nộp thuế 152,153 ,211 và các Thuế nhập khẩu, Thuế TTĐB hàng khoản NK, thuế bảo vệ MT hàng NK phí, lệ phí 8211 (3334) Thuế TNDN phải nộp 334,331 (3335) Thuế TN cá nhân phải nộp 35
  36. 5.9 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ KHÁC Khoản phải trả khác bao gồm: • Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. • Tình hình trích và thanh toán quỹ bảo hiểm và KPCĐ. • Doanh thu chưa thực hiện • Các khoản khấu trừ tiền lương của nhân viên theo quyết định của tòa án (lệ phí tòa án, các khoản thu hộ đền bù ) • Phải trả do nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn. • Các khoản mượn tạm thời vật tư, tiền vốn • Các khoản chia lãi phải trả cho các bên góp vốn liên doanh, cho cổ đông • Các khoản phải trả, phải nộp khác. • 36
  37. Sơ đồ kế toán các khoản phải trả khác 642,331,711,338 338 11*,15* (2)Xử lý tài sản thừa (1) Tài sản thừa chờ giải quyết 111,112, 421 Chi trả lãi cho cổ đông Phải trả do chia lãi cho cổ đông 111, 152 Trả tiền, vật tư mượn Mượn tiền, vật tư tạm tạm thời thời 344 111,112 Hoàn trả tiền nhận ký quỹ Nhận tiền ký quỹ, ký cược 37
  38. 5.10 TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng cân đối kế toán • Nợ ngắn hạn • Nợ dài hạn Thuyết minh BCTC • Thuyết minh chi tiết các khoản nợ phải trả • Thuyết minh về nợ tiềm tàng (Contingent liabilities) và các khoản cam kết (commitments) 38
  39. Các tỷ số và ý nghĩa thông tin Nợ phải trả Khả năng Mức độ lệ Mức độ lệ Đòn bẩy thuộc vào thanh thuộc vào tài chính nguồn vốn toán vốn vay ngắn hạn Nợ ngắn Nợ ngắn Nợ/Tổng Nợ vay/Vốn hạn/Tài sản hạn/Tổng tài sản chủ sở hữu ngắn hạn tài sản 39
  40. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 • Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hóa chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác. • Nợ phải trả có thể được phân loại theo nội dung hoặc theo thời hạn phải trả nợ • Chương này chỉ đề cập những nội dung về các khoản nợ phải trả cơ bản. Giáo trình Kế toán tài chính phần nâng cao sẽ trình bày kế toán các khoản nợ chưa được đề cập: các khoản vay, nợ thuê tài chính; thanh toán nội bộ; dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng; các giao dịch bằng ngoại tệ. 40