Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 2: Kế toán tiền và nợ phải thu (Phần 2)

pdf 40 trang phuongnguyen 4290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 2: Kế toán tiền và nợ phải thu (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_ke_toan_tai_chinh_1_chuong_2_ke_toan_tien_va_n.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Chương 2: Kế toán tiền và nợ phải thu (Phần 2)

  1. Chương 2-2 2/29/2012 Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Mở TPHCM KẾ TOÁN TIỀN VÀ NỢ PHẢI THU PHẦN 2 Mục tiêu 2  Sau khi nghiên cứu xong nội dung này, bạn có thể:  Trình bày yêu cầu của chuẩn mực kế toán liên quan đến tiền và các khoản phải thu.  Xử lý trên hệ thống tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền và khoản phải thu.  Trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức chứng từ kế toán, sổ kế toán trong kế toán tiền và nợ phai thu.  Nhận định các khác biệt giữa kế toán và thuế liên quan đến và nợ phải thu Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 1
  2. Chương 2-2 2/29/2012 Nội dung 3  Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản  Ứng dụng vào hệ thống tài khoản kế toán  Trình bày thông tin trên BCTC  Thuế với kế toán tiền và nợ phải thu  Tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán Ứng dụng vào hệ thống tài khoản 4 Hệ thống tài  Kế toán tiền khoản kế toán doanh  Kế toán các khoản tạm ứng nghiệp  Kế toán phải thu khách hàng  Kế toán dự phòng nợ khó đòi  Kế toán các khoản phải thu khác Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 2
  3. Chương 2-2 2/29/2012 Kế toán tiền và tương đương tiền 5  Tài khoản sử dụng  Các nguyên tắc  Các nghiệp vụ cơ bản Tài khoản 111 – Kết cấu 6 Bên Nợ Bên Có  Các khoản tiền mặt nhập quỹ  Các khoản tiền mặt xuất quỹ  Số tiền mặt thừa ở quỹ phát  Số tiền mặt thiếu hụt ở quỹ hiện khi kiểm kê; phát hiện khi kiểm kê Dư Nợ  Các khoản còn tồn quỹ tiền mặt cuối kỳ Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 3
  4. Chương 2-2 2/29/2012 Tài khoản 111 – Các tiểu khoản 7  Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam : Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ Tiên Việt Nam tại quỹ tiền mặt.  Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.  Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ. Tài khoản 111 – các nguyên tắc 8  Chỉ phản ánh vào tài khoản số tiền mặt thực tế nhập, xuất quỹ  Khi tiến hành nhập, xuất quỹ phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.  Kế toán quỹ tiền mặt có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.  Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu tồn quỹ tiền mặt vào sổ kế toán tiền mặt. Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 4
  5. Chương 2-2 2/29/2012 TK 111 TK 112 Rút TGNH nhập quỹ Nộp tiền vào NH TK 112 TK 131/511 Thu tiền bán hàng Chi thanh toán TK 331/311/334 TK 515/711 DTTC, thu nhập khác Chi mua hàng & chi phí TK 152/156/627 TK 311/341 Đi vay nhập quỹ Chi tạm ứng TK 141 TK 3381 Tiền thừa kiểm kê Tiền kiểm kê thiếu TK 1381 Bài tập thực hành 1 10  Định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau:  Thu tiền bán hàng 300 triệu bằng tiền mặt  Nộp 200 triệu TM vào ngân hàng, đã nhận GBC  Chi tiền mặt trả tiền thuê nhà 10 triệu.  Chi tiền tạm ứng cho nhân viên công tác 20 triệu  Cuối kỳ, kiểm quỹ thừa 10 triệu chưa rõ nguyên nhân Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 5
  6. Chương 2-2 2/29/2012 Tài khoản 112 – Kết cấu 11 Bên Nợ Bên Có  Các khoản tiền gởi chuyển  Các khoản tiền gửi đã chi ra vào ngân hàng  Điều chỉnh giảm theo số liệu  Điều chỉnh tăng theo số liệu của ngân hàng của ngân hàng; Dư Nợ  Số tiền còn gởi chuyển ở ngân hàng Tài khoản 112 – Các tiểu khoản 12  Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.  Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.  Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng. Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 6
  7. Chương 2-2 2/29/2012 Tài khoản 112 – các nguyên tắc 13  Căn cứ để hạch toán trên TK 112 là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng kê sao của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc.  Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gôc kèm theo và xác minh điều chỉnh chênh lệch nếu có.  Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng. Số chênh lệch ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” hoặc bên Có TK 338 “Phải trả khác”  Phải tổ chức hạch toán chi tiết tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. TK 112 Nộp tiền vào NH Rút TGNH nhập quỹ TK 111 TK 111 TK 131/511 Thu tiền bán hàng Chi thanh toán TK 331/311/334 TK 515/711 DTTC, thu nhập khác Chi mua hàng & chi phí TK 152/156/627 TK 311/341 Đi vay bằng TGNH Chi tạm ứng TK 141 TK 3388 Chênh lệch với NH Chênh lệch với NH TK 1388 Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 7
  8. Chương 2-2 2/29/2012 Tài khoản 113 – khái niệm 15  TK này phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, kho bạc, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận báo Có, trả cho đơn vị khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng.  Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng.  Chuyển tiền qua bưu điện trả cho đơn vị khác;  Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc Tài khoản 113 – Kết cấu 16 Bên Nợ Bên Có  Các khoản tiền đã nộp vào Ngân  Số kết chuyển khi tiền đã vào tài hàng hoặc thanh toán cho bên khoản hoặc thanh toán cho các thứ ba nhưng chưa nhận giấy đối tượng liên quan. báo của ngân hàng Dư Nợ  Số tiền còn đang chuyển cuối kỳ Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 8
  9. Chương 2-2 2/29/2012 TK 113 TK 111 TK 112 Nộp tiền vào NH Nhận Giấy báo Có nhưng chưa nhận GBC TK 131/511 TK 331/311/334 Thu tiền, sec nộp Nhận Giấy báo Nợ vào NH nhưng chưa nhận GBC TK 112 Làm thủ tục trả tiền nhưng chưa nhận chứng từ ngân hàng Bài tập thực hành 2 18  Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau:  Đầu kỳ, nhận giấy báo Có về một khoản 200 triệu đã nộp sec vào ngân hàng cuối tháng trước.  Nhận Giấy báo Nợ về một khoản ủy nhiệm chi đã lập cuối kỳ trước để trả nợ cho người bán.  Khách hàng chuyển khoản thanh toán 500 triệu  Rút tiền gửi ngân hàng 100 triệu nhập quỹ tiền mặt  Thanh toán tiền vay ngắn hạn 200 triệu. Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 9
  10. Chương 2-2 2/29/2012 Kế toán các khoản tạm ứng 19  Tài khoản sử dụng  Các nguyên tắc  Các nghiệp vụ cơ bản Tạm ứng – khái niệm 20  Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.  Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 10
  11. Chương 2-2 2/29/2012 Tài khoản 141 – Kết cấu 21 Bên Nợ Bên Có  Các khoản tiền, vật tư đã tạm  Các khoản tạm ứng đã được ứng cho người lao động của thanh toán; doanh nghiệp  Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc trừ vào lương;  Các khoản vật tư sử dụng không Dư Nợ hết nhập lại kho.  Số tạm ứng chưa thanh toán TK 141 TK 111/152 TK 152/156/641 Chi tiền/vật tư tạm Thanh toán tạm ứng ứng cho NV TK 111/152/334 Tạm ứng dùng không hết, nộp lại hoặc trừ lương TK 111 TK 152/156/641 Chi bổ sung khi số thực tế lớn hơn số tạm ứng Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 11
  12. Chương 2-2 2/29/2012 Tạm ứng – các nguyên tắc 23  Người nhận tạm ứng phải chịu trách nhiệm về số đã tạm ứng và chỉ được sử dụng theo đúng mục đích công việc đã được phê duyệt.  Khi hoàn thành công việc, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán dứt điểm  Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng.  Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng. Bài tập thực hành 3 24  Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau:  Chi tiền mặt tạm ứng cho ông Toàn công tác phí Hà nội 20 triệu.  Ông Toàn làm thủ tục thanh toán tạm ứng, bao gồm vé máy bay 10 triệu, chi phí lưu trú 2 triệu và chi phí tiếp khách 4 triệu. Ông Toàn nộp lại tiền thừa 2 triệu.  Đến hạn, ông Toàn chưa thanh toán hết nên công ty quyết định trừ vào lương ông Toàn. Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 12
  13. Chương 2-2 2/29/2012 Kế toán phải thu khách hàng 25  Tài khoản sử dụng  Các nguyên tắc  Các nghiệp vụ cơ bản Tài khoản 131 – Kết cấu 26 Bên Nợ Bên Có  Số tiền phải thu KH về SP, HH  Số tiền khách hàng đã trả nợ đã giao, DV đã cung cấp và  Số tiền đã nhận ứng trước của được xác định là bán trong kỳ; khách hàng;  Số tiền thừa trả lại cho KH.  Khoản giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại và các khoản chiết khấu Dư Nợ cho người mua.  Số tiền còn phải thu của khách hàng Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 13
  14. Chương 2-2 2/29/2012 TK 131 TK 511/3331 /515/711 Doanh thu bán chịu Thu tiền của KH TK 111/112 Các khoản giảm giá, TK 531/532 hàng bán trả lại TK 111/112 Trả lại tiền cho KH Các khoản chiết khấu TK 521/635 TK 711 Xóa sổ nợ khó đòi TK 139/642 Thu nhập từ thanh lý TSCĐ Bán lại nợ khó đòi TK 112/139 Phải thu KH – các nguyên tắc 28  Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.  Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay  Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 14
  15. Chương 2-2 2/29/2012 Bài tập thực hành 4 29  Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau:  Doanh thu bán chịu trong kỳ 800 triệu (thuế GTGT 10%)  Khách hàng đã trả 220 triệu tiền mặt và 440 triệu tiền gửi ngân hàng.  Khách hàng X than phiền về hàng kém chất lượng nên công ty giảm giá 44 triệu (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Khoản này trừ bớt nợ cho khách hàng.  Khách hàng Y thông báo trả lại hàng, lô hàng trị giá 30 triệu (giá chưa thuế GTGT 10%). Công ty hoàn trả lại tiền cho KH. Bài tập thực hành 4 (tt) 30  Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau:  Tổng số tiền chiết khấu thương mại trong kỳ là 55 triệu, trong đó 22 triệu đã trừ trực tiếp trên hóa đơn. Số còn lại trừ vào nợ phải thu KH.  Khách hàng Z trả tiền trước thời hạn, nên được hưởng chiết khấu 4 triệu, trừ vào nợ phải thu.  Xóa sổ một khoản phải thu khó đòi 15 triệu đồng, khoản này đã lập dự phòng 80%. Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 15
  16. Chương 2-2 2/29/2012 Kế toán dự phòng nợ khó đòi 31  Tài khoản sử dụng  Các nguyên tắc  Các nghiệp vụ cơ bản Tài khoản 139 – Kết cấu 32 Bên Nợ Bên Có  Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu  Số dư nợ phải thu khó đòi được khó đòi lập và tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.  Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi. Dư Có Tài khoản ngoài bảng 004: Nợ khó đòi đã xử lý  Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 16
  17. Chương 2-2 2/29/2012 Hoàn nhập dự phòng TK 131/138 TK 139 TK 642 Lập dự phòng Xóa sổ nợ khó đòi Thu nợ khó đòi đã xóa sổ TK 711 TK 111/112 DP nợ khó đòi– các nguyên tắc 34  Cuối kỳ kế toán giữa niên độ doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc các khả năng không đòi được để lập/ hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.  Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi  Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.  Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài doanh nghiệp có thể phải làm thủ tục bán nợ cho công ty mua, bán nợ hoặc xóa những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Nếu làm thủ tục xóa nợ thì đồng thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 17
  18. Chương 2-2 2/29/2012 Bài tập thực hành 5 35  Số dư đầu kỳ TK 139 là 300 triệu  Định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau:  Khách hàng A phá sản do mất khả năng thanh toán, số nợ không đòi được là 70 triệu, số này đã được lập dự phòng kỳ trước là 60 triệu đồng.  Khách hàng B phá sản do hỏa hoạn, số nợ không đòi được là 40 triệu. Số này chưa được lập DP trước đó.  Cuối kỳ, xác định số dự phòng phải lập cho số dư cuối kỳ là 360 triệu. Các khoản phải thu khác 36  TK 138 “Phải thu khác”  Sinh viên tự nghiên cứu Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 18
  19. Chương 2-2 2/29/2012 Trình bày báo cáo tài chính 37 Hệ thống tài  Tiền và tương đương tiền khoản kế toán doanh  Nợ phải thu nghiệp Trình bày tiền và tương đương tiền 38  Cuối kỳ kế toán cần làm những việc sau:  Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ, xử lý chênh lệch và trình bày BCTC theo số tiền thực tế kiểm kê.  Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, xử lý các chênh lệch và trình bày BCTC theo số dư trên TK ở ngân hàng.  Xem xét những trường hợp tiền đang chuyển.  Trình bày riêng bất cứ khoản tiền nào bị giới hạn về sử dụng. Xem xét các khoản đầu tư ngắn hạn đủ tiêu chuẩn là tương đương tiền để trình bày trên BCTC.  Chuẩn bị các thuyết minh cần thiết. Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 19
  20. Chương 2-2 2/29/2012 Trình bày nợ phải thu 39  Cuối kỳ kế toán cần làm những việc sau:  Đối chiếu công nợ với khách hàng và xử lý các sai lệch nếu có.  Xem xét tình hình nợ phải thu khó đòi để lập hoặc hoàn nhập dự phòng.  Dựa vào số dư chi tiết nợ phải thu để phân loại thích hợp trên BCTC (nợ ngắn hạn/dài hạn, phải thu/khách hàng ứng trước tiền)  Xem xét tình hình tài khoản ngoài bảng 004.  Chuẩn bị các thuyết minh cần thiết. Thuế và kế toán 40 Các quy  Tiền và tương đương tiền định về thuế  Nợ phải thu Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 20
  21. Chương 2-2 2/29/2012 Tiền và tương đương tiền 41  Ngoại trừ vấn đề chênh lệch tỷ giá, thuế không có vấn đề gì khác biệt với kế toán. Nợ phải thu 42  Theo Thông tư 228/2009/TT-BTC, dự phòng nợ phải thu khó đòi chỉ được lập với những đièu kiện nhất định và theo những quy định của Nhà nước. Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 21
  22. Chương 2-2 2/29/2012 Bài tập thực hành 6 43  Đọc Thông tư 228/2009/TT-BTC:  Gạch dưới những nội dung liên quan đến nợ phải thu  Nêu những điểm khác biệt giữa số dự phòng được lập theo thuế và theo kế toán Chứng từ & Sổ chi tiết 44 Hệ thống kế  Tiền và tương đương tiền toán doanh nghiệp  Nợ phải thu Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 22
  23. Chương 2-2 2/29/2012 Tiền & tương đương tiền 45 Khách hàng CFO Nhà cung cấp Nhân viên Thủ quỹ Ngân hàng Kế toán thanh toán Thu quỹ tiền mặt 46  Sơ đồ nghiệp vụ  Các tài liệu:  Biểu mẫu phiếu thu  Chứng từ gốc  Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt  Sổ quỹ tiền mặt  Kiểm soát nội bộ Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 23
  24. Chương 2-2 2/29/2012 Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 24
  25. Chương 2-2 2/29/2012 Chứng từ gốc thu tiền mặt 49  Đề nghị nộp tiền  Hóa đơn bán hàng  Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và các chứng từ đi kèm Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 25
  26. Chương 2-2 2/29/2012 Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Kiểm soát nội bộ liên quan 52  Rủi ro của thu tiền là thu không đủ  Các thủ tục kiểm soát:  Hạn chế dùng tiền mặt  Tách biệt chức năng kế toán và thủ quỹ  Ghi nhận ngay các nghiệp vụ thu quỹ  Nộp tiền vào ngân hàng sớm.  Thường xuyên đối chiếu số liệu với khách hàng, nhà cung cấp và quỹ. Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 26
  27. Chương 2-2 2/29/2012 Bài tập thực hành 7 53  Điền vào chỗ trống bằng các thuật ngữ thích hợp:  Để tránh tiền thu không vào quỹ, một quan trọng là ghi nhận ngay các khoản tiền thu được. Khách hàng cần lập trước khi nộp tiền. Nhân viên lập trình Kế toán trưởng ký. Sau đó, thu tiền của khách hàng và ký trên Kế toán thanh toán kiểm tra đối chiếu với nếu có, sau đó ghi vào Thủ quỹ cũng phải ghi nhận vào để đối chiếu với kế toán vào cuối mỗi tuần. Ở những doanh nghiệp có lượng thu hàng ngày là lớn, kế toán trưởng có thể ký vào sau; tuy nhiên việc có thể phải làm vào cuối mỗi ngày và tiền thu được phải nộp vào sau đó. Chi quỹ tiền mặt 54  Sơ đồ nghiệp vụ  Các tài liệu:  Biểu mẫu phiếu chi  Chứng từ gốc  Kiểm soát nội bộ Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 27
  28. Chương 2-2 2/29/2012 Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 28
  29. Chương 2-2 2/29/2012 Chứng từ gốc chi quỹ 57  Rất quan trọng trong nghiệp vụ chi quỹ  Thường bao gồm:  Hóa đơn  Phiếu nhập  Các bảng kê thanh toán  Phiếu thu của bên nhận Kiểm soát nội bộ liên quan 58  Rủi ro lớn nhất là chi không đúng  Các thủ tục kiểm soát:  Hạn chế việc dùng tiền mặt  Tách biệt chức năng kế toán và thủ quỹ  Phân công người xét duyệt  Đánh dấu các chứng từ đã chi  Thường xuyên đối chiếu số liệu với khách hàng, nhà cung cấp và quỹ. Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 29
  30. Chương 2-2 2/29/2012 Bài tập thực hành 8 59  Việc kiểm kê quỹ đột xuất quỹ tiền mặt cho thấy số tiền mặt trong quỹ lớn hơn số tiền trên sổ kế toán là 40 triệu đồng. Yêu cầu:  Nhận định các nguyên nhân có thể có  Đề nghị các thủ tục đối chiếu cần thiết để phát hiện vấn đề. Nghiệp vụ thu chi ngân hàng 60  Sơ đồ nghiệp vụ  Các chứng từ  Giấy báo Có  Giấy báo Nợ  Bảng sao kê/sổ phụ ngân hàng  Các chứng từ gốc  Sổ sách kế toán  Kiểm soát nội bộ Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 30
  31. Chương 2-2 2/29/2012 Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 31
  32. Chương 2-2 2/29/2012 Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 32
  33. Chương 2-2 2/29/2012 Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 33
  34. Chương 2-2 2/29/2012 Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Kiểm soát nội bộ 68  Phân công người xét duyệt  Đối chiếu sổ kế toán và sổ phụ ngân hàng  Sử dụng tài khoản chuyên thu, chuyên chi Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 34
  35. Chương 2-2 2/29/2012 Bài tập thực hành 9 69  Việc thanh toán qua ngân hàng làm giảm đáng kể rủi ro gian lận nhưng không hoàn toàn loại bỏ rủi ro này. Giải thích và cho thí dụ. Nợ phải thu 70 Khách hàng Kế toán kho Kế toán thanh toán Thủ quỹ Thủ kho Kế toán bán hàng – công nợ Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 35
  36. Chương 2-2 2/29/2012 Nghiệp vụ bán hàng – công nợ 71  Sơ đồ nghiệp vụ  Các chứng từ  Phiếu giao hàng  Hóa đơn bán hàng  Sổ sách chi tiết  Kiểm soát nội bộ Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 36
  37. Chương 2-2 2/29/2012 Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 37
  38. Chương 2-2 2/29/2012 Nguồn: Tài liệu hướng dẫn của Misa Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 38
  39. Chương 2-2 2/29/2012 Kiểm soát nội bộ 78  Rủi ro về sai sót và gian lận nợ phải thu  Các thủ tục kiểm soát  Tách biệt chức năng kế toán và thủ quỹ  Gửi thông báo nợ đến khách hàng  Đối chiếu công nợ với khách hàng  Xét duyệt xóa sổ nợ phải thu khó đòi Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 39
  40. Chương 2-2 2/29/2012 Bài tập thực hành 10 79 Nhóm I Nhóm II 1. Giấy báo Nợ a. Chi tiêu vượt quy định cho phép 2. Sổ chi tiết khách hàng b. Ghi Có TK 112 3. Tài khoản chuyên thu c. Cơ sở lập hóa đơn 4. Sổ phụ ngân hàng d. Ghi Có TK 511 5. Nhật ký bán hàng e. Tình hình khách hàng nợ quá 6. Phiếu giao hàng hạn f. Số dư TK 112 Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại học Mở TPHCM 40