Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ ba: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ

pdf 11 trang phuongnguyen 4830
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ ba: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_thu_ba_ke_toan_nghiep_vu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ ba: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ

  1. Chương thứ ba KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NGÂN QUỸ Mục tiêu:Cung cấp kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ kế toán thu chi tiền mặt trong các ngân hàng thương mại từ theo qui trình kế toán, xử lý các nghiệp vụ cụ thể và các thông tin kế toán cung cấp 3.1. Khái niệm: Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có độ thanh khoản lớn nhất như tiền mặt, ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ, tiền gửi thanh toán ở ngân hàng nhà nước hoặc ở ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. 3.2. Kế toán tiền mặt bằng đồng Việt Nam Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 101 Tiền mặt bằng đồng Việt nam Khi ngân hàng thu, chi tiền mặt bắt buộc phải có giáy nộp tiền lĩnh tiền, séc lĩnh tiền hoặc phiếu thu phiếu chi và đủ chữ ký của người chịu trách nhiệm theo quy định của chế độ kế toán nghiệp vụ thu, chi tiền mặt. Tại bộ phận quỹ, thủ quỹ mở sổ quỹ hoặc in từ máy (đóng thành cuốn hoặc tờ theo mẫu in sẵn đã quy định) để hạch toán các khoản thu, chi trong ngày và tồn quỹ cuối ngày. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân. Số chênh lệch phải hạch toán vào tài khoản 3641 (phần thiếu) hoặc tài khoản 461 (phần thừa) và kiến nghị biện pháp xử lý số thừa thiếu đó Chứng từ -Giấy nộp tiền - Biên bản giao nhận ngoại tệ -Giấy lĩnh tiền - Giấy báo tiêu thụ ngoại tệ nhờ tiêu thụ -Séc lĩnh tiền - Hối phiếu -Phiếu thu - Phiếu chi Hạch toán chi tiết:Tại bộ phận kế toán, mở sổ nhật ký quỹ (sổ tờ rời) ghi đầy đủ các khoản thu, chi trong ngày để đối chiếu với thủ quỹ, dùng làm căn cứ lập nhật ký chứng từ và hạch toán tổng hợp trong ngày. Ngoài nhật ký quỹ kế toán mở sổ kế toán chi tiết để ghi sổ tổng cộng thu, chi và tồn quỹ cuối ngày (mỗi ngày một dòng). Sổ này dùng làm cơ sở cho việc lập báo cáo kế toán hàng tháng. Tài khoản kế toán về tiền mặt 10 Tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý,
  2. đá quý 101 Tiền mặt bằng đồng Việt Nam 1011 Tiền mặt tại đơn vị (Tiền mặt đã kiểm đếm và Tiền mặt thu theo túi niêm phong) 1012 Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ 1013 Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý 1014 Tiền mặt tại máy ATM 1019 Tiền mặt đang vận chuyển Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại các Ngân hàng. Nội dung và kết cấu tài khoản 1011 Tiền mặt tại đơn vị Bên Nợ: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ Bên Có: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ Số Dư Nợ: Số tiền mặt hiện có đang theo dõi tại quỹ nghiệp vụ của đơn vị Nội dung và kết cấu tài khoản 1012 Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ và tài khoản 1014 Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt ở tại quỹ các đơn vị trực thuộc hạch toán báo sổ (không lập bảng cân đối kế toán riêng) Bên Nợ: Số tiền mặt tiếp quỹ cho đơn vị hạch toán báo sổ Các khoản thu tiền mặt ở đơn vị hạch toán báo sổ Bên Có: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ Các khoản chi tiền mặt ở đơn vị hạch toán báo sổ Số Dư Nợ: Số tiền mặt hiện có đang theo dõi tại quỹ nghiệp vụ của đơn vị hạch toán báo sổ Nội dung và kết cấu tài khoản 1019 Tiền mặt đang vận chuyển Bên Nợ: Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền Bên Có: Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận (căn cứ vào biên bản giao nhận tiền hoặc giấy báo của đơn vị nhận tiền)
  3. Số dư Nợ: Số tiền mặt đang vận chuyển trên đường Nội dung và kết cấu tài khoản 1014 - Tiền mặt tại máy ATM Tài khoản này dùng để theo dõi số tiền đồng Việt Nam tại các máy ATM của TCTD. Bên Nợ : - Số tiền mặt tiếp quỹ cho máy ATM - Các khoản thu tiền mặt trực tiếp từ máy ATM Bên Có : - Số tiền mặt từ máy ATM nộp về quỹ tiền mặt đơn vị - Các khoản chi tiền mặt tại máy ATM Số dư Nợ: - Số tiền mặt còn tồn tại máy ATM Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết cho từng máy ATM. Qui trình kế toán các nghiệp vụ về tiền mặt bằng đồng Việt nam Nội dung: Là việc phản ánh số tiền mặt nhập vào xuất ra của quĩ nghiệp vụ ngân hàng, từ đó cho biết các thông tin về sự biến động và hiện có tài bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tháng , quí - Thu tiền: Dựa vào các chứng từ thu tiền mặt như phiếu nộp tiền, phiếu thu kế toán sẽ ghi thu vào tài khoản thích hợp Nợ TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị Có TK 4211, 2111 Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng hoặc trả nợ tiền vay - Chi tiền: Căn cứ vào các chứng từ như Séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt, kế toán sau khi kiểm tra, nếu đủ điều kiện thanh toán thì ghi giảm tài khoản cho khách hàng. Nợ TK 4211, 2111 hoặc TK thích hợp khác Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị -Ngân hàng chuyển tiền cho đơn vị khác, cho các đơn vị phụ thuộc Nợ TK 1012, 1019 Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị -Khi có giấy giao nhận tiền của các đơn vị khác Nợ TK 4211, 5211, 5012, Tùy theo hình thức thanh toán vốn giữa các NH
  4. Có TK 1012,1019 - Khi chuyển tiền cho máy ATM Nợ TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM Có TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị - Khi nhận được các tín hiệu trên thẻ của người rút tiền Nợ TK 4211 Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong nước Nợ TK thích hợp khác Có TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM 3.3. Kế toán tiền mặt tại quỹ bằng ngoại tệ Nguyên tắc hạch toán các tài khoản ngoại tệ Thực hiện hạch toán đối ứng giữa các tài khoản ngoại tệ và từng loại ngoại tệ. Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam. Đối với các khoản thu, trả lãi bằng ngoại tệ được thực hiện thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để chuyển đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thời điểm phát sinh để hạch toán vào thu nhập và chi phí. Gía trị ngoại tệ quy ra đồng Việt Nam để hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ trên các tài khoản có gốc ngoại tệ tính theo giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với các nghiệp vụ ngoại tệ khác, hạch toán thống nhất theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản ngoại tệ, ghi cả ngoại tệ và đồng Việt Nam. Phần kế toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ chỉ phản ánh bằng đồng Việt Nam. Cuối tháng, tiến hành quy đổi (để lập báo cáo) số dư tất cả các tài khoản thuộc khoản mục tiền tệ theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng Đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố vào cuối tháng, trừ các khoản mục phi tiền tệ (TSCĐ, vật liệu, góp vốn đầu tư, mua cổ phần bằng ngoại tệ ) vẫn theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (các tài khoản này không được đánh giá lại). Số chênh lệch tăng, giảm số dư cuối tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản có gốc ngoại tệ được hạch toán bổ sung vào doanh số trong tháng của các tài khoản ngoại tệ và chuyển vào tài khoản 631 Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
  5. Đối với TCTD có nhiều nghiệp vụ ngoại tệ, để đơn giản công việc hạch toán hàng ngày, có thể tổ chức việc hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp các tài khoản ngoại tệ theo nguyên tệ, những đến cuối tháng, phải quy đổi số dư, doanh số hoạt động trong tháng của các tài khoản ngoại tệ ra đồng Việt nam (theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày cuối tháng) để tổng hợp và phản ánh đầy đủ hoạt động trên bảng cân đối tài khoản hàng tháng bằng đồng Việt Nam Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại nguyên tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt nam. Tài khoản phản ánh ngoại tệ 103 Tiền mặt ngoại tệ 1031 Ngoại tệ tại đơn vị 1032 Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ 1033 Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ 1039 Ngoại tệ đang vận chuyển Nội dung và kết cấu của các tài khoản 1031 Ngoại tệ tại đơn vị Bên Nợ: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ Bên Có: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ Số Dư Nợ: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ hiện có đang theo dõi tại TCTD Nội dung và kết cấu của các tài khoản 1032 Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ Bên Nợ: Giá trị ngoại tệ tiếp quỹ cho đơn vị hạch toán báo sổ Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ thu vào Bên Có: Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ nộp về quỹ của TCTD chủ quản Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ chi ra Số Dư Nợ: Giá trị ngoại tệ đang theo dõi ở đơn vị hạch toán báo sổ Nội dung và kết cấu cuả tài khoản 1033 Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ Bên Nợ: Giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ Bên Có: Giá trị ngoại tệ đã được tiêu thụ Số Dư Nợ: Giá trị ngoại tệ đang gửi đi nhờ tiêu thụ
  6. Qui trình kế toán nghiệp vụ tiền mặt bằng ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý đã quý Đối với tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị, tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ, tiền mặt ngoại tệ đang vận chuyển, quy trình kế toán giống với tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại đơn vị. Đối với tiền mặt bằng ngoại tệ gửi đi tiêu thụ qui trình kế toán gồm 2 bước Bước 1: Khi gửi ngoại tệ đi nhờ tiêu thụ sau khi làm thủ tục xuất quĩ nghiệp vụ, kế toán định khoản như sau Nợ TK 1033 Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ Có TK 1031 Tiền mặt bằng ngoại tệ Bước 2: Khi nhận được giấy báo của ngân hàng nhận tiêu thụ hộ kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1011 Tiền mặt bằng đồng Việt Nam Nợ TK 4211 Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng Nợ TK Thích hợp (Liên hàng, TK tiền gửi tại NHNN,TTBT) Có TK 1033 Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ 3.4. Kế toán kim loại quí đá quí Nguyên tắc hạch toán kim loại quí, đá quí Đối với TCTD có nhiều giao dịch vàng và có khả năng ứng dụng công nghệ tin học có thể hạch toán chi tiết theo dõi vàng bằng hiện vật (theo đơn vị là chỉ vàng 99,99%) và giá trị. Khi hạch toán tổng hợp phải quy đối giá trị hiện vật sang đồng Việt Nam (đánh giá lại giá trị vàng) theo giá vàng thực tế mua vào tại thời điểm lập báo cáo. Và đối với nghiệp vụ mua bán vàng có thể sử dụng thông qua hai tài khoản 4711 và 4712 để hạch toán tương tự như hạch toán mua bán ngoại tê (coi vàng như một loại ngoại tệ) 1. TCTD phải phân biệt vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ. - Vàng tiền tệ (thuộc khoản mục tiền tệ) là ngoại hối theo quy định tại tiết d, khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005, hoặc vàng tiêu chuẩn quốc tế (là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng, có mác hiệu của nhà sản
  7. xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận). Vàng tiền tệ được coi như một loại ngoại tệ và là tài sản dự trữ thanh toán quốc tế. - Vàng phi tiền tệ (thuộc khoản mục phi tiền tệ) là vàng được mua với mục đích gia công, chế tác làm đồ trang sức. Vàng phi tiền tệ được coi như một loại vật tư, hàng hoá thông thường. 2. Kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp đối với tài khoản vàng tiền tệ tương tự như kế toán tài khoản ngoại tệ. Nghiệp vụ mua bán và phái sinh vàng tiền tệ, kế toán sử dụng các tài khoản mua bán và phái sinh ngoại tệ để hạch toán (coi vàng như một loại ngoại tệ). 3. Kế toán đối với tài khoản vàng phi tiền tệ theo giá gốc, cụ thể: - Giá trị vàng phi tiền tệ khi nhập kho, xuất kho đều tính theo giá mua thực tế. Trường hợp vàng phi tiền tệ nhập kho có nhiều giá mua khác nhau thì khi xuất kho, giá trị vàng phi tiền tệ xuất kho được hạch toán theo giá mua bình quân của số vàng phi tiền tệ tồn kho. - Đối với các TCTD có điều kiện tổ chức hạch toán theo dõi và bảo quản số vàng phi tiền tệ tồn kho theo giá mua khác nhau, kế toán có thể áp dụng phương pháp hạch toán giá trị vàng phi tiền tệ xuất kho theo đúng giá mua thực tế của số vàng phi tiền tệ đó. - Hoạt động tiêu thụ vàng phi tiền tệ sử dụng Tài khoản 478 - Tiêu thụ vàng bạc, đá quý. 4. Trong kế toán chi tiết về vàng, các TCTD hạch toán cả giá trị và khối lượng hiện vật nhập, xuất, tồn kho. Khi lên Báo cáo kế toán, giá trị vàng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định. Tài khoản 105 - Kim loại quý, đá quý có các Tài khoản cấp 3 sau: 1051 - Vàng tại đơn vị 1052 - Vàng tại đơn vị hạch toán báo sổ 1053 - Vàng đang mang đi gia công, chế tác 1054 - Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển 1058 - Kim loại quý, đá quý khác.
  8. Nội dung và kết cấu của các tài khoản Tài khoản 1051 - Vàng tại đơn vị Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị vàng của TCTD. Bên Nợ ghi: - Giá trị vàng nhập kho Bên Có ghi: - Giá trị vàng xuất kho Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị vàng tồn kho tại đơn vị Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ Tài khoản 1052 - Vàng tại đơn vị hạch toán báo sổ Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị vàng tại quỹ của các đơn vị hạch toán báo sổ (không lập bảng cân đối kế toán riêng). Bên Nợ ghi: - Giá trị vàng tiếp quỹ cho các đơn vị hạch toán báo sổ. - Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ thu vào. Bên Có ghi: - Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ chuyển về cho đơn vị chủ quản. - Giá trị vàng đơn vị hạch toán báo sổ chi ra. Số dư Nợ: - Giá trị vàng hiện đang còn tồn quỹ tại đơn vị hạch toán báo sổ Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị hạch toán báo sổ Tài khoản 1053 - Vàng đang mang đi gia công, chế tác Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị vàng xuất kho mang đi gia công chế tác của TCTD. Bên Nợ ghi: - Giá trị vàng xuất kho mang đi gia công chế tác Bên Có ghi: - Giá trị vàng mang đi gia công chế tác đã nhập lại kho. Số dư Nợ: - Phản ánh giá trị vàng đang mang đi gia công, chế tác Hạch toán chi tiết: Mở 01 tài khoản chi tiết. Tài khoản 1054 - Kim loại quý, đá quý đang vận chuyển
  9. Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị kim loại quý, đá quý xuất quỹ đơn vị chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường vận chuyển. Trường hợp giao nhận trực tiếp không hạch toán vào tài khoản này. Bên Nợ ghi: - Giá trị kim loại quý, đá quý xuất quỹ chuyển đến các đơn vị nhận Bên Có ghi: - Giá trị kim loại quý, đá quý đã chuyển đến cho đơn vị nhận (căn cứ vào Biên bản giao nhận hoặc giấy báo để hạch toán). Số dư Nợ: Giá trị kim loại quý, đá quý chuyển cho các đơn vị đang vận chuyển. Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận kim loại quý, đá quý chuyển đến Tài khoản 1058 - Kim loại quý, đá quý khác Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị kim loại quý, đá quý của TCTD. Nội dung hạch toán trên tài khoản này tương tự như nội dung hạch toán trên Tài khoản 1051 – Vàng, đá quí tại đơn vị. Hạch toán chi tiết: - Mở tài khoản chi tiết theo từng loại kim loại quý, đá quý.” Qui trình kế toán một số nghiệp vụ chính - Khi ngân hàng xuất tiền mặt mua vàng bạc, đá quí Nợ TK 1051 Vàng, đá quí tại đơn vị Có TK 1011, 1031 - Khi chuyển vàng cho đơn vị hạch toán báo sổ Nợ TK 1052 Vàng, đá quí tại đơn vị hạch toán báo sổ Có TK 1051 Vàng, đá quí tại đơn vị - Khi chuyển vàng đi ghi công chế tác Nợ TK 1053 Vàng đang mang đi gia công, chế tác Có TK 1051 Vàng, đá quí tại đơn vị - Khi gửi vàng vào các TCTD khác trong nước hoặc nước ngoài Nợ TK 135 Vàng gửi tại các TCTD khác trong nước Nợ TK 136 Vàng gửi tại các TCTD ở nước ngoài
  10. Có TK 1051 Vàng, đá quí tại đơn vị 3.5. Kế toán tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Nguyên tắc kế toán tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước: Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc Bảng sao kê của Ngân hàng Nhà nước kèm theo các chứng từ gốc (Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc ) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng Nhà nước gửi đến kế toán phải đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng Nhà nước thì phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước để cùng đối chiếu, xác minh, xử lý kịp thời. Nếu đền cuối tháng vẫn chưa xác định rỏ nguyên nhân chênh lệch, thì kế toán ghi sổ theo số liệu trong giấy báo hay bảng kê của Ngân hàng Nhà nước. Số chênh lệch ghi vào bên Nợ của TK 359 - Các khoản phải thu (Nếu số liệu kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng Nhà nước) hoặc ghi vào bên Có tài khoản 4599 - Các khoản chờ thanh toán khác (Nếu số liệu kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng Nhà nước). Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ. Nội dung và kết cấu tài khoản 1111 và 1121 Tiền gửi phong tỏa bằng VND và ngoại tệ Bên Nợ: Số tiền gửi vào tài khoản phong tỏa Bên Có: Số tiền được chuyển sang tài khoản thích hợp để hoạt động Số dư Nợ: Số tiền đang gửi ở tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước Nội dung và kết cầu của tài khoản 1113, 1123 - Tiền gửi thanh toán bằng VND và ngoại tệ, tài khoản 1116 và 1126 Tiền ký quỹ bảo lãnh bằng VND và ngoại tệ Bên Nợ: Số tiền gửi vào tài khoản Ngân hàng Nhà nước để thanh toán hoặc ký quỹ bảo lãnh Bên Có: Số tiền đã rút ra để sử dụng Số dư Nợ: Số tiền đang gửi ở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Qui trình hạch toán 1. Khi gửi tiền vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Nợ TK 1111, 1121, 1113, 1123, 1116,1126 Có TK 1011, 1031
  11. 2. Khi rút tiền từ TK tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Nợ TK 1011, 1031 Có TK 1111, 1121, 1113, 1123, 1116,1126 3. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Nợ TK thích hợp ( Nợ TK 321, 3221, 3222 ) Có TK 1113, 1123 Bài tập: Xác định các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên vào các tài khoản liên quan 1. Ngày 10 tháng 4 năm N khách hàng A nộp 50 triệu đồng vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng 2. Ngày 11 thàng 4 năm N khách hàng B rút 30 triệu đồng từ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng để chi lương tại đơn vị 3. Ngày 11 tháng 4 năm N khách hàng C nộp 1000 USD vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng 4. Ngày 12 tháng 4 năm N ngân hàng chuyển tiền cho máy ATM là 100 triệu đồng 5. Ngày 13 tháng 4 năm N ngân hàng nhận thông tin KH A rút 5 triệu đồng, KH C 6 triệu đồng, KH D rút 10 triệu đồng từ máy ATM 6. Ngày 13 tháng 4 năm N Khách hàng M vay ngắn hạn 20 triệu đồng bằng tiền mặt 7. Ngày 14 tháng 4 năm N Khách hàng L trả tiền vay dài hạn là 50 triệu đồng tiền gốc và 10 triệu đồng tiền lãi 8. Ngày 14 tháng 4 năm N Khách E gửi tiền tiết kiệm là 15.0000 USD thời hạn 6 tháng lãi suất 5%/năm 9. Ngày 15 tháng 4 năm N Khách hàng F rút tiền gửi tiết kiệm là 50 triệu tiền gốc và 12 triệu lãi, thời hạn đã gửi là 2 năm bằng tiền mặt. Tóm tắt: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ trong ngân hàng là một công việc tiếp cận hàng ngày của các kế toán viên bao gồm kế toán tiền mặt tại quỹ bằng VND, ngoại tệ và vàng bạc đá quí, tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ và máy ATM, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước. Các tài khoản để theo dõi phần này là những tài khoản phản ánh tài sản vì vậy nó luôn luôn có số dư bên nợ. Nghiệp vụ chủ yếu có hai loại cơ bản là làm tăng và giảm lượng tiền đang theo dõi.