Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 7: Kế toán nghiệp vụ tín dụng

ppt 55 trang phuongnguyen 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 7: Kế toán nghiệp vụ tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_7_ke_toan_nghiep_vu_tin_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 7: Kế toán nghiệp vụ tín dụng

  1. CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
  2. Mục tiêu ▪ Khái quát về nghiệp vụ tín dụng trong mối quan hệ với kế toán ▪ Nguyên tắc và báo cáo kế toán áp dụng trong nghiệp vụ tín dụng ▪ Phương pháp kế toán
  3. KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KẾ TOÁN ▪ Khái niệm ▪ Phân loại tín dụng ngân hàng ▪ Lãi suất tín dụng ▪ Phương pháp thu nợ và lãi ▪ Quy định về quy chế cho vay hiện hành
  4. Khái niệm Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản của mình cho khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.
  5. Phân loại tín dụng ngân hàng Theo phương thức cấp tín dụng hiện hành, tín dụng ngân hàng bao gồm: ▪ Cho vay theo món/ cho vay từng lần ▪ Cho vay theo hạn mức tín dụng ▪ Cho vay theo dự án đầu tư ▪ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng ▪ Hợp vốn đồng tài trợ ▪ Bảo lãnh ▪ Cho thuê tài chính ▪ Các phương thức tín dụng khác: chiếu khấu thương phiếu và giấy tờ có giá => Các phương thức tín dụng trên được kế toán phân loại thành tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
  6. Lãi suất tín dụng ▪ Lãi suất nợ trong hạn: Là lãi suất được quy định cụ thể trên hợp đồng tín dụng ▪ Lãi suất nợ quá hạn: Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
  7. Phương pháp thu nợ và lãi ▪ Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng , Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi, thông thường có các phương pháp sau: - Thu nợ và lãi một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn thanh toán - Thu nợ và lãi theo từng định kỳ xác định cụ thể trên hợp đồng tín dụng - Thu nợ và lãi cho vay với định kỳ không ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng
  8. Thu nợ và lãi một lần khi HĐTD đến hạn thanh toán ▪ Thường được áp dụng trong phương thức cho vay từng lần đối với những món vay có thời hạn ngắn ▪ Khi HĐTD đến hạn, ngân hàng thu nợ và lãi một lần, trong đó: - Nợ vay: số tiền NH đã cho vay ( dư nợ trên TK cho vay khách hàng) - Số tiền thu lãi cho vay= dư nợ cho vay* thời hạn cho vay*lãi suất cho vay tương ứng * Chú ý:
  9. Thu nợ và lãi theo từng định kỳ xác định trong HĐTD ▪ Thường áp dụng đối với các loại hình tín dụng ngắn hạn ( cho vay trả góp ), cho vay trung và dài hạn ( cho vay đầu tư dự án, cho thuê tài chính ) ▪ Kỳ hạn nợ của mỗi món vay được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn để thanh toán cả hợp đồng ▪ Việc xác định số tiền thu nợ và lãi trong trường hợp này có thể sử dụng các cách phổ biến sau
  10. Cách 1: thu nợ và lãi cho vay đều đặn bằng nhau mỗi định kỳ n n a= { Vo*r*(1+r) } / {(1+r) -1} Trong đó: a: số tiền thu nợ vay và lãi vay mối kỳ bằng nhau : Vo số tiền cho vay ban đầu r: lãi suất cho vay n: số định kỳ trả nợ - Số tiền lãi vay kì thứ i (Li)= dư nợ cho vay còn lại đầu kỳ thứ i*lãi suất cho vay - Số tiền thu nợ kỳ thứ i= a - Li
  11. Cách 2: thu nợ và lãi cho vay mỗi kỳ giảm dần ai = V + Li V = Vo / n Li = Vi * r Trong đó: ai : số tiền thu nợ vay và lãi vay kỳ thứ i Vo : dư nợ cho vay ban đầu r : lãi suất cho vay Li : lãi vay kỳ thứ i n : số kỳ hạn nợ V : số tiền thu nợ đều đặn bằng nhau mỗi kỳ Vi : dư nợ cho vay còn lại đầu kỳ thứ i
  12. Thu nợ và lãi vay với định kỳ không ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng ▪ Thường áp dụng cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng. Do đặc điểm của loại hình tín dụng này là số dư nợ cho vay luôn biến động, định kỳ hạn nợ trong HĐTD không rõ ràng vì còn phụ thuộc nguồn thu nhập của khách hàng ▪ Thông thường ngân hàng thu nợ và lãi vay như sau: - Thu nợ ngay khi khách hàng có nguồn thu nộp vào ngân hàng - Thu lãi cho vay ( tháng)= tổng tích số dư nợ cho vay ( tháng) * lãi suất cho vay tháng/30
  13. NGUYÊN TẮC VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG ▪ Nguyên tắc kế toán ▪ Báo cáo kế toán áp dụng trong nghiệp vụ tín dụng
  14. Nguyên tắc kế toán ▪ Ghi nhận lợi ích kinh tế từ giao dịch này từ thu lãi cho vay phù hợp VAS 14 ▪ Ghi nhận giá trị khoản tín dụng theo nguyên tắc giá gốc ▪ Lập dự phòng rủi ro tín dụng theo nguyên tắc thận trọng ▪ Ghi nhận thu nhập và chi phí hoạt động tín dụng theo nguyên tắc phù hợp để đảm bảo kết quả kinh doanh của ngân hàng chính xác và phù hợp
  15. Vận dụng nguyên tắc kế toán ▪ Ghi nhận khoản nợ vay theo giá gốc ▪ Doanh thu phát dinh từ tiền lãi được ghi nhận khi thỏa mãn 2 điều kiện: - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn ▪ Theo nguyên tắc phù hợp ngân hàng ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận cho phí tạo ra doanh thu của kỳ đó ▪ Theo nguyên tắc thận trọng ngân hàng được phép - Trích lập dự phòng nhưng không quá lớn, - Hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ xác định là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng hạn và không phải trích lập dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định - Đối với số lãi phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng đến kỳ trả nợ khách hàng không trả được đúng hạn, ngân hàng hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh và theo giõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh
  16. Báo cáo kế toán áp dụng trong nghiệp vụ tín dụng
  17. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN ▪ Tài khoản sử dụng ▪ Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ tín dụng ▪ Quy trình kế toán nghiệp vụ tín dụng
  18. Tài khoản sử dụng ▪ Có thể chia thành 3 nhóm TK: - Nhóm TK liên quan đến nghiệp vụ tín dụng - Nhóm TK liên quan đến thu lãi tín dụng - Nhóm TK liên quan đến rủi ro tín dụng
  19. Nhóm TK liên quan đến nghiệp vụ tín dụng ▪ Các TK này được mở chi tiết: - Nợ đủ tiêu chuẩn - Nợ cần chú ý - Nợ dưới tiêu chuẩn - Nợ nghi ngờ - Nợ có khả năng mất vốn
  20. Nhóm TK liên quan đến thu lãi tín dụng ▪ TK 394- lãi phải thu từ hoạt động tín dụng ▪ TK 94-lãi cho vay chưa thu được
  21. Nhóm TK liên quan đến rủi ro tín dụng ▪ Bao gồm - Dự phòng cụ thể và dự phòng chung( TK 2X9) - Các TK liên quan đến việc thu hồi xử lý nợ - TK ngoại bảng 971- nợ khó đòi đã xử lý
  22. Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ TD ▪ Chứng từ gốc: ▪ Đơn xin vay ▪ Hợp đồng tín dụng ▪ Hợp đồng thế chấp bảo lãnh, cầm cố tài sản ▪ Phương án sản xuất kinh doanh. ▪ Kế hoạch vay vốn trả nợ. ▪ Các báo cáo tài chính của khách hàng đơn ▪ Các giấy tờ liên quan đến việc vay vốn. ▪ Chứng từ ghi sổ: ▪ Giấy lĩnh tiền mặt. ▪ Các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ▪ Phiếu chuyển khoản và bảng kê tính lãi hàng tháng.
  23. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ cấp tín dụng chủ yếu 1. Kế toán cho vay từng lần 2. Kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 3. Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh
  24. Quy trình kế toán cho vay từng lần ▪ Kế toán phát tiền vay ▪ Nhập: TK994- Tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng (nếu có) ▪ Đồng thời hạch toán nội bảng số tiền gốc cho vay: TK 1011 TK CV/Nợ đủ tiêu chuẩn Giải ngân bằng TM TK 4211/KH Giải ngân bằng CK, tto cùng NH TK TTVốn Giải ngân bằng CK, tto khác NH
  25. Sơ đồ kế toán thu nợ vay TK 21X1 TK 1011/ 4211 (1) TK 21X2 TK 1011/ 4211 (1’) (2) TK 21X3 TK 1011/4211 (2’) (3) TK 21X4 TK 1011 (3’) (4) TK 21X5 (4’)
  26. Giải thích sơ đồ (1) (2)(3)(4) KH trả nợ vay (1’)(2’)(3’)(4’) KH không trả nợ đúng hạn NH chuyển nhóm nợ
  27. Ghi chú ▪ Nếu khách hàng trả nợ và lãi vay theo hợp đồng NH sẽ thanh lý hợp đồng tín dụng và trả lại tài sản thế chấp. Xuất TK 994 ▪ Trong trường hợp nợ đang theo giõi ở nhóm 1 nếu có dấu hiệu rủi ro, sau thời gian ân hạn ( 10 ngày ) NH sẽ phải chuyển nhóm đối với nợ gốc ( không cần chuyển nhóm nợ theo thứ tự)
  28. Kế toán thu lãi vay ▪ Tính và hạch toán lãi ▪ Tính lãi theo món ▪ Thời hạn thu lãi ▪ Nếu thu lãi hàng tháng: không phải sử dụng TK Lãi phải thu ▪ Nếu thu lãi theo kỳ hoặc thu một lần khi đáo hạn: sử dụng TK lãi phải thu TK Thu lãi cho vay - 702 TK thích hợp Thu lãi tháng TK 3941 Thực thu (2) Dự thu (1) Thu lãi theo kỳ
  29. Chú ý ▪ Nếu đến hạn người vay không trả lãi kế toán chủ động trích TK tiền gửi để thu lãi( nếu TK tiền gửi của người vay có số dư có) đồng thời thông báo cho KH biết. ▪ Theo nguyên tắc thận trọng NH không tính lãi dự thu đối với nợ gốc đã bị chuyển nhóm nợ ▪ Trường hợp KH không trả lãi đến hạn quá thời hạn quy định, nếu trước đó NH có dự thu lãi vay, kế toán phải hạch toán Nợ TK 89- chi phí khác Có TK 394- lãi phải thu Đồng thời theo giõi TK ngoại bảng: Nhập TK 94- lãi cho vay phải thu chưa thu được
  30. Ghi chú ▪ Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại ( từ nhóm 2 đến nhóm 5) không hạch toán vào thu nhập. Tổ chức tín dụng theo dõi ở ngoại bảng để đôn đốc thu. Ghi nhập TK 941/942 ▪ Khi thu được thì hạch toán Nợ TK 1011/4211 Có TK 702/79 Đồng thời ghi xuất TK 941/942
  31. Cho vay hợp vốn đồng tài trợ ▪ Được thực hiện bởi một nhóm ngân hàng thương mại cùng cho vay đối với một dự án vay vốn của khách hàng, trong đó có một ngân hàng thương mại đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các ngân hàng thương mại khác ▪ Về nguyên tắc tại mỗi ngân hàng tham gia đồng tài trợ đều phải hạch toán số tiền ngân hàng mình đã cho khách hàng vay và lập dự phòng rủi ro tín dụng nếu có
  32. Tại ngân hàng thành viên ▪ Khi chuyển vốn cho ngân hàng đầu mối để tham gia đồng tài trợ: Nợ TK góp vốn đồng tài trợ (TK 381/382) Có TK thích hợp ▪ Khi nhận được thông báo của ngân hàng đầu mối về việc giải ngân cho khách hàng Nợ TK cho vay ( TK 21X1) Có TK góp vốn đồng tài trợ ▪ Quá trình dự thu lãi, thu lãi và nợ gốc tương tự như cho vay thông thường ▪ Trong trường hợp phát sinh các rủi ro thì kế toán tại ngân hàng thành viên tiến hàng chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro như cho vay thông thường
  33. Tại ngân hàng đầu mối ▪ Khi nhận vốn từ ngân hàng thành viên Nợ TK thích hợp Có TK nhận vốn cho vay đồng tài trợ (TK481,482) ▪ Khi giải ngân cho vay Nợ TK cho vay ( TK 21X1): phần vốn của ngân hàng đầu mối góp Nợ TK nhân vốn cho vay đồng tài trợ: phần NHTM khác góp Có TK thích hợp : tổng số tiền giải ngân ▪ Sau khi giải ngân, ngân hàng đầu mối phải thông báo cho các ngân hàng thành viên ▪ Định kỳ ngân hàng đầu mối dự thu lãi tương tự như cho vay thông thường
  34. Tại ngân hàng đầu mối ▪ Khi thu nợ cho vay đồng tài trợ Nợ TK thích hợp Có TK cho vay : phần của ngân hàng đầu mối Có TK các khoản phải trả ( TK 452): phần của NHTV ▪ Số tiền lãi thu từ người vay được phân bổ cho các NHTV theo tỷ lệ góp vốn đồng tài trợ Nợ TK thích hợp Có TK lãi phải thu/ thu lãi từ HĐTD: phần của NHĐM Có TK các khoản phải trả: phần lãi của các NHTV ▪ Sau đó chuyển phần lãi của NHTV về các NHTV tương ứng: Nợ TK các khoản phải trả Có TK thích hợp ▪ Trong quá trình cho vay đồng tài trợ nếu có các rủi ro xảy ra ngân hàng đầu mối thực hiện chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng theo quy định như cho vay thông thường
  35. Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ▪ Khái niệm: Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và trả nợ cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. ▪ Các loại bảo lãnh ▪ Bảo lãnh vay vốn ▪ Bảo lãnh dự thầu ▪ Bảo lãnh thanh toán ▪ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ▪ Cam kết thanh toán L/C trả chậm
  36. Tài khoản sử dụng ▪ TK 24: Trả thay khách hàng ▪ 241: Trả thay khách hàng bằng VNĐ. ▪ 242: Trả thay khách hàng bằng ngoại tệ. TK 241, 242 ➢ Số tiền khách ➢ Số tiền trả hàng trả nợ thay khách hàng ➢ Số tiền chuyển nhóm nợ thích hợp DNợ: Số tiền trả thay KH chưa trả nợ
  37. Tài khoản sử dụng ▪ TK Doanh thu chờ phân bổ – 488 ▪ TK Thu phí bảo lãnh – 712 ▪ TK ký quỹ bảo lãnh - 4274 ▪ Tài khoản921 : Cam kết bảo lãnh cho khách hàng ▪ TK 9211 - Bảo lãnh vay vốn ▪ TK 9212 - Bảo lãnh thanh toán ▪ TK 9213 - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ▪ TK 9214 - Bảo lãnh dự thầu ▪ TK 9215 - Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả chậm ▪ TK 9216 - Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả ngay ▪ TK 9219 - Cam kết bảo lãnh khác
  38. Quy trình kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ▪ NH phải tiến hành thẩm định TD => xác định giá trị BL Giá trị bảo lãnh = Giá trị hợp đồng kinh tế - Mức ký quỹ ▪ Khi cam kết bảo lãnh cho KH: ▪ KH ký quỹ bảo lãnh Nợ TK thích hợp Có TK ký quỹ bảo lãnh (TK 4274) ▪ Nhận TS cầm cố thế chấp của KH: Nhập TK 994 ▪ Ghi nhận bảo lãnh cho KH: Nhập TK 921: Giá trị bảo lãnh ▪ Thu phí bảo lãnh: Nợ TK thích hợp Có TK Doanh thu chờ phân bổ - 488 => Số phí này sẽ được phân bổ dần vào Thu phí bảo lãnh – TK 712
  39. Quy trình kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ▪ Đến hạn thanh toán: Xuất TK 921 ▪ KH hoàn thành nghĩa vụ trả nợ: NH không phải trả thay, trả lại tiền ký quỹ cho KH, trả lại TS cầm cố thế chấp ▪ KH không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ: NH phải trả thay, trước tiên lấy tiền ký quỹ để bù đắp, KH còn bao nhiêu tiền thu nốt, phần còn lại NH trả thay và tiếp tục theo dõi như CV thông thường Nợ TK ký quỹ bảo lãnh (TK 4274) : Số tiền KQ Nợ TK thích hợp : ST KH trả Nợ TK trả thay khách hàng (TK 241) : ST NH trả thay Có TK thích hợp : Giá trị HĐ
  40. ▪ Quy trình theo giõi thu nợ tương tự như cho vay thông thường: - Lãi vay được theo giõi trên tài khoản 394 và 702 - Quy trình chuyển nhóm nợ tương tự - Tuân theo các quy định về trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu
  41. Cho thuê tài chính • Thực chất là tín dụng trung và dài hạn, trong đó ngân hàng theo đơn đặt hàng của KH sẽ mua tài sản về cho thuê và cuối hợp đồng KH có thể mua lại tài sản theo giá thỏa thuận ▪ Đặc điểm - Thời gian thuê ≥ 60% thời gian để khấu hao tài sản - Kết thúc hợp đồng: Nếu người thuê trả lại tài sản: gọi là giao dịch thuê tài chính Nếu người thuê mua lại tài sản: gọi là giao dịch thuê mua - NH không trích khấu hao đối với tài sản cho thuê tài chính vì giá trị của tài sản đó được thu hồi dần qua tiền thuê mà người đi thuê phải trả
  42. Tài khoản sử dụng ▪ TK cho thuê tài chính bằng VNĐ-TK 231X ▪ TK thu lãi cho thuê tài chính- TK 705 ▪ TK đầu tư bằng VNĐ vào các thiết bị cho thuê tài chính-TK 385 ▪ TK lãi phải thu từ hoạt động tài chính-TK 3943 ▪ TK tài sản cho thuê tài chính đang quản lý tại NH-TK 951 ▪ TK tài sản cho thuê tài chính giao cho KH thuê- TK 952
  43. Sơ đồ kế toán giai đoạn mua TS về cho thuê TC TK 385 TK 2311 TK 1011/ 4211 NH mua TS cho thuê TC NH bàn giao TS TK 79 TK 488 Phân bổ Số chênh lệch
  44. Ghi chú ▪ Đồng thời, khi mua TS về NH, kế toán theo giõi trên TK 951 ▪ Khi bàn giao tài sản cho KH, kế toán theo giõi trên TK 952 ▪ Nếu NH yêu cầu KH phải ký quỹ để đảm bảo chắc chắn cho việc thuê tài chính, khi nhận tiền ký quỹ, kế toán phản ánh Nợ TK 1011/ 4211 Có TK 4277 Khi bàn giao tài sản, NH sẽ trả lại số tiền ký quý Nợ TK 4277 Có TK 1011/4211
  45. Kế toán hoạt động cho thuê tài chính ▪ Giai đoạn hạch toán dự thu lãi vay và thu lãi vay tương tự như cho vay thông thường ( sử dụng TK 705), lãi cho thuê tài chính thường được tính theo cách 1 ▪ Việc chuyển cấp độ rủi ro tín dụng tương tự như cho vay thông thường
  46. Kế toán giai đoạn kết thúc hợp đồng ▪ Nếu bên thuê được sở hữu tài sản: khi kết thúc hợp đồng khách hàng đi thuê đã thanh toán đủ giá trị tài sản cho thuê tài chính ( TK 231 không có số dư), kế toán chỉ ghi xuất TK 952 ▪ Nếu người đi thuê mua lại tài sản, trong trường hợp Tk 231 còn dư nợ, người thuê không muốn thuê tiếp tài sản, ngân hàng có thể bán hay nhận lại tài sản đó - Nếu ngân hàng bán tài sản, người thuê được quyền ưu tiên mua trước, thông thường giá bán tài sản bằng với dư nợ của TK 231, kế toán ghi Nợ TK thích hợp Có TK 231 Đồng thời Xuất TK 952 - Nếu ngân hàng nhận lại tài sản Nợ TK 385 Có TK 231 Đồng thời Xuất TK 952, Nhập TK 951 Sau đó tùy theo mục đích sử dụng để hạch toán tương tự tài sản cố định
  47. Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng ▪ Một số vấn đề chung về trích lập dự phòng ▪ Kế toán trích lập dự phòng
  48. Một số vấn đề chú ý đối với trích lập dự phòng ▪ Thời điểm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: - Ít nhât mỗi quý một lần , trong thời hạn làm việc 15 ngày đầu tiên của tháng tiếp theo, NH thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến cuối ngày làm việc cuối cùng của quý( tháng trước) - Riêng đối với quý IV trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12 NH thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối của ngày 30 tháng 11 - Đối với các khoản nợ xấu NH phải thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của KH trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng - Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ 3 mà bên thứ 3 cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà tổ chức tín dụng không chịu bất cứ rủi ro nào thì tổ chức tín dụng không phải lập dự phòng nhưng phải phân loại nợ nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính, khả năng trả nợ của KH phục vụ cho công tác quản lý rủi ro trong tín dụng NH
  49. Một số vấn đề chú ý trong trích lập dụ phòng (tt) - Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, NH phải phân loại vào nhóm 1 để quản lý giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của KH và trích lập dự phòng chung. - Việc trích lập phải tuân theo quy định về phân loại nợ và trích lập dư phòng - Số tiền dự phòng cụ thể được xác định theo công thức R= max{0,(A-C)}*r Trong đó: R : số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị khoản nợ C: giá trị tài sản đảm bảo r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
  50. ▪ Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100% - Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý thì việc trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của NH) ▪ Tổ chức tín dụng tổ chức lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ loại 1 đến loại 4 ( kể cả các khoản bảo lãnh) ▪ Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích NH phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các TCTD
  51. Trường hợp sử dụng dự phòng ▪ Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây: - KH là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hay mất tích - Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng khoản nợ khoanh chờ chính phủ xử lý NH được sử dụng dự phòng ( nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng
  52. Nguyên tăc sử dụng dự phòng ▪ Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó ▪ Phát mãi tài sản đảm bảo: NH phải khẩn trương tiến hành phát mãi tài sản đảm bảo theo thỏa thuận với KH và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ ▪ Trường hợp phát mãi tài sản không đủ để bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ đó thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ ▪ Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ cần xử lý, NH hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động
  53. Theo giõi các khoản nợ đã được xử lý ▪ Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xóa nợ cho KH. NH và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho KH biết về việc xử lý rủi ro tín dụng ▪ Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, NH phải chuyển các khoản nợ đó từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo giõi và có biện pháp thu hồi nợ triệt để ▪ Sau 5 năm kể từ ngày xử lý rủi ro tín dụng NH được phép xuất toán các khoản nợ ra khỏi ngoại bảng nếu Kh là tổ chức DN bị giải thể phá sản theo quy định của pháp luật , cá nhân bị chết hay mất tích. Riêng đối với NHTM nhà nước việc xuất toán chỉ được thực hiện khi được BTC và NHNN chấp thuận
  54. Kế toán trích lập dự phòng ▪ Trích lập Nợ TK 8822: chi phí dự phòng phải thu khó đòi Có TK dự phòng cụ thể Có TK dự phòng chung ▪ Xử lý rủi ro tín dụng a) Nợ TK 4591: số tiền phát mãi tài sản Nợ TK 1011/4211: số tiền bồi thường Nợ TK dự phòng chung Nợ TK dự phòng cụ thể Nợ TK quỹ dự phòng tài chính (TK613) Nợ TK chi phí khác 89 Có TK cho vay b) Ghi nhập TK 971
  55. ▪ Sau đó: a) Nếu KH trả tiền Ghi xuất TK 971, đồng thời hạch toán Nợ TK 1011/4211 Có TK 79 b) Nếu hết 5 năm, kế toán hủy khoản nợ và hạch toán ghi xuất Tk 971 ▪ Kế toán hoàn nhập dự phòng: Đầu mỗi định kỳ kế toán tính số dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích lập, nếu số phải trích bé hơn số dư của tài khoản dự phòng thích hợp thì sẽ tiến hành hoàn nhập dự phòng Nợ TK dự phòng cụ thể ( chênh lệch giữa số dư và số phải trích ) Nợ TK dự phòng chung Có TK 8822