Bài giảng Kế toán-Kiểm toán ngân hàng - Đại học Huế

pdf 48 trang phuongnguyen 4610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán-Kiểm toán ngân hàng - Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_kiem_toan_ngan_hang_dai_hoc_hue.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kế toán-Kiểm toán ngân hàng - Đại học Huế

  1. Kế toán – kiểm toán ngân hàng Biên tập bởi: Đại học Huế
  2. Kế toán – kiểm toán ngân hàng Biên tập bởi: Đại học Huế Các tác giả: Đại học Huế Phiên bản trực tuyến:
  3. MỤC LỤC 1. Khái niệm – bản chất kiểm toán. 2. Hệ thống kiểm soát nội bộ 3. Một số khái niệm trong kiểm toán 4. Phương pháp và quy trình kiểm toán 5. Kiểm toán ngân hàng 6. Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng 7. Chuyên đề kế toán nghiệp vụ huy động vốn 8. Kế toán TSCĐ, CCLĐ, TN, CP 9. Bài tập Tham gia đóng góp 1/46
  4. Khái niệm – bản chất kiểm toán. Khái nịêm – bản chất kiểm toán. KN: Là một quá trình do các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập các bằng chứng về những thông tin có thể định lượng được của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm them định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin đó với các chuẩn mực đó được thiết lập. Phân loại hoạt động kiểm toán: a/ Phân theo chức năng: a.1 Kiểm toán hoạt động: là quá trình kiểm tra nhằm đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả của các hoạt động từ đó đề xuất ra các phương án cải tiến. Thẩm định và đánh giá các hoạt động trên 2 góc độ; _ Sự hữu hiệu: nói đến khả năng hoàn thành mục tiêu - Sự hiệu quả : Kết quả đạt đựơc và chi phí bỏ ra Đối tượng đa dạng lấy từng các doanh nghiệp có hoạt động khác nhau, có thể bao gồm việc rà soát lại hệ thống kế toán, các hệ thống cơ chế kiểm tra kiểm soát, để tăng cường tính hiệu quả. -Kiểm tra tính hiệu quả: Các hoạt động huy động phân phối và sử dụng nguồn lực đó NTN: Tài lực + Nhân lực + Vật lực + Thông tin. -Kiểm tra và đánh giá các hoạt động hiệu quả của các bộ phận chức năng hoặc hiệu quả qui trình sản xuất mới lắp đặt. -Chủ thể tiến hành kiểm toán hoạt động : kiểm toán viên bên trong ( kiểm toán nội bộ) cũng có thể là kiểm toán nhà nước , hay độc lập : -Chuẩn mực và thước đo: đa dạng và phù hợp với thông tin được kiểm toán, không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực dựa vào ý kiến chủ quan cũng như kinh nghiệm của kiểm toán viên. 2/46
  5. Kết quả kiểm toán : Phục vụ cho các doanh nghiệp được kiểm toán và cho chính bản thân doanh nghiệp. a.2 Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm tra nhằm đánh giá việc tuân thủ chấp hành pháp luật ,các chính sách chế độ , những quyết định. Đối tượng :Chấp hành văn bản, các quyết định, nghị quyết của ban giám đốc, nội quy của cơ quan luật pháp, cơ chế quản lý , Kiểm tra tính chấp hành các nguyên tắc, quy trình nhiệm vụ. -Các chuẩn mực để đánh giá : các văn bản pháp luật, các quy định hiện hành . -Các chủ thể tham gia là kiểm toán nhà nước và kiểm tra nội bộ là chủ yếu . - Kết quả kiểm toán phục vụ cho các cấp có thẩm quyền liên quan , và giám đốc . a. 3 Kiểm tóan báo cáo tài chính Là việc kiểm tra và đưa ra nhận xét về tính chung thực hợp lý của các báo cáo tài chính của đơn vị nào đó . - Đối tượng là các báo cáo tài chính ; + Bảng cân đối tài sản . + Kết quả hoạt động kinh doanh . + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh các báo cáo tài chính . + Bảng cân đối tài khoản . - Chủ thể chủ yếu là kiểm toán độc lập - Chuẩn mực để đánh giá :Lấy các chuẩn mực kế toán là chế độ kế toán hiện hành. -Kết quả kiểm toán phục vụ cho những người sử dụng báo cáo tài chính , cho bên thứ 3 đó là ngân hàng,bạn hàng , cổ đông . b. phân theo chủ thể kiểm toán 3/46
  6. b.1 kiểm toán nhà nước : là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các cơ quan kiểm toán nhà nước. -chủ thể là kiện toàn tính tuân thủ và đánh giá hoạt động của các cơ quan tổ chức có sử dụng vôn và kinh phí của nhà nước. - về tổ chức : Kiểm toán nhà nước là một bộ phận trong bộ máy quản lý của nhà nước thường trực thuộc chính phủ . - kiểm toán nhà nước có quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai phạm , kiến nghị các cấp có thẩm quyền sử lý các sai phạm , đề suất với chính phủ để sửa đổi , cải tiến các cơ chế tài chính . b.2 Kiểm toán nội bộ . - Được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ của các doanh nghiệp theo yêu cầu của ban giám đốc hoặc hội đồng quản ttị . Thông thường tại các tập đoàn , công ty lớn có uỷ ban kiểm toán . - Để có thể hoạt động một cách có hiệu quả mang tính khách quan thì bộ phận kiểm toán độc lập được tổ chức độc lập tách rời với các bộ phận hoạt động nghiệp vụ khác , tuy nhiên chỉ mang tính tương đối . vì họ chính là nhân viên của doanh nghiệp , chịu sự tác động của ban giám đốc , do vậy kết quả cuộc kiểm toán nội bộ, thường ít được sự tin cậy từ bên ngoàI mà chỉ phục vụ cho ban giám đốc . b.3 Kiểm toán độc lập: là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập . Họ chủ yếu kiểm toán các báo cáo tài chính, ngoài ra theo yêu cầu của khách hàng họ cũng kiểm toán hoạt động của các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế. -Do độc lập và uy tín trong nền kinh tế nên họ được nhiều người tin cậy hay những bên thứ 3 những nhà đầu tư , chỉ tin cậy vào các báo cáo tài chính đó được kiểm toán độc lập kiểm toán . Kiểm toán viên và các tiêu chuẩn kiểm toán viên . 1-Kiểm toán viên : là người tiến hành kiểm toán va đưa ra những kiến nghị nhận xét về tính chung thực hợp lý của các thông tin được kiểm tóan. 2- Các tiêu chuẩn kiểm toán viên : - Phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ . - Hiểu và tôn trọng pháp luật . 4/46
  7. - Phải độc lập : Không có mối quan hệ chi phối khách quan , độc lập về thân nhân , độc lập về kinh tế . - Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp : Phải chính trực chung thực , thẳng thắn bất vụ lợi. Phải khách quan đánh giá đúng thực tế, không nóng vội, không áp đặt, phải công bằng , phải bảo mật thông tin thu thập được trong quá trình kiểm toán- Đạo đức ứng sử : Mỗi quan hệ giữa khách thể và chủ thể kiểm toán, kiềm chế các hoạt động ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, tôn trọng các chuẩn mực nghiệp vụ . 5/46
  8. Hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ Khái niệm và nhiệm vụ 1- Khái niệm : kiểm soát nộ bộ la một quy trình chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị , các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức , được thiết kế để cung cấp mọi sự bảo đảm hợp lý trong việt thực hiện các mục tiêu mà hội đồng quản trị mong muốn là : - Hiệu lực và hiệu qủa của các hoạt động . - Tính chất đáng tin cậy của báo cáo tàI chính . - Sự tuân thủ và các luật lệ và quy định hiện hành . 2 Nhiệm vụ : - Ngăn ngừa sai phạm trong quy trình sử lý nghiệp vụ . - Phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai phạm trong sử lý nghiệp vụ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi thuất thoát tài sản . - Giúp cho doanh nghiệp thực hiện được chính sách đường nối kinh doanh . - Đảm bảo an toàn tài sản Các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ 1-Môi trường kiểm soát : Là tất cả các nhân tố mang tính môi trường , có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế sự vận hành và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ . Để tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát của một tổ chức cần chú ý: -Triết lý – phong cách điều hành – trình độ – nhận thức ý thức của ban giám đốc . Việc kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp lỏng hay chặt còn tuỳ thuộc vào quản lý của ban giám đốc. -Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Quá trình kiểm soát phụ thuộc các cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp. -Nhân sự: ảnh hưởng đến hiệu qủa kiểm soát: trình độ của nhân sự , ý thức nhân sự 6/46
  9. -Kế hoạch và dự toán: Dự toán về tài chính là quan trọng nhất, cung thanh khoản là những khoản cho vay đến hạn cầu thanh khoản là những khoản tiền gửi đến hạn. -Kiểm toán nội bộ là một nhân tố trong môI trương kiểm soát hệ thông kiểm soát nội bộ bao gồm : có các cơ chế kiểm tra nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ , trong đó cơ chế kiểm tra nội bộ là những hoạt động những thủ tục kiểm tra được càI đặt ngay trong quá trình sử lý nghiệp vụ để giảm ngăn ngừa và phát hiện những sai phạm trong quá trình kiểm soát nội bộ Kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với quy trình hoạt động để nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát nội bộ . -Phương pháp truyền đạt, sự phân công quyền hạn - Các nhân tố bên ngoài ảnh hửởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ. * Vai chò của môI trường: là nền tảng, là điều kiện cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng , một môI trường kiểm soát mạnh có thể phát huy hiệu qủa, hạn chế thiếu sót của hoạt động kinh doanh. Còn môi trường yếu sẽ kìm hãm hoặc vô hiệu hoá các hoạt động kiểm soát khiến nó chỉ còn hình thức mà thôi. 2 – Hệ thống kế toán : - Xuất phát từ nhiệm vụ ghi chép phản ánh những nhiệm vụ kiểm toán phát sinh phân loại nghiệp vụ tổng hợp số liệu sử lý thông tin , thiết lập và trình bầy các báo cáo tàI chính hệ thống kiểm toán không những cung cấp những thông tin phục vụ cho lãnh đạo quản lý điều hành doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp; -Yêu cầu của hoạt động kế toán: + Tính đầy đủ: Ghi chép tất cả nghiệp vụ kế toán phát sinh không bỏ sót + Tính trung thực: Chỉ được ghi chép các nghiệp vụ kinh té có thực + Tính phê chuẩn: Được cấp có thẩm quyền quyết định + Tính chính xác: PhảI chính xác không mắc sai lầm số học. +Tính phân loại: Kế toán phân loại được nghiệp vụ để hạch toán phù hợp +Tính kịp thời: + Chuyển số và tổng hợp chính xác -Đánh giá hệ thống kế toán 7/46
  10. +Chính sách kế toán: các nguyên tắc, các cơ sở, các qui ước, các luật lệ được ban giám đốc chấp nhận để hạch toán ghi chép các nghiệp vụ kiểm toán phát sinh để thiết lập trình bày, công bố các báo cáo tàI chính. +Phương pháp kế toán:(Hình thức kế toán) Là cách thức để kết hợp giữa các loại sổ sách với nhau . _Chính sách kế toán và hình thức kế toán giúp được quá trình xử lý hình thành thông tin và đánh giá được hoạt động kiểm soát nội bộ qua các giai đoạn của quá trình kế toán. _Quá trình kế toán: Chứng từ(1) Sổ sách(2) báo cáo tàI chính(3) (1)những vật mang tin, căn cứ pháp lý, chứng minh nghiệp vụ kinh tế. (2)Khâu trung gian của báo cáo tàI chính (3)Kết quả của quá trình kế toán 3- Các thủ tục ( Thể thức) kiểm soát _Nguyên tắc phân công , phân nhiệm: Không để 1 người phụ trách thâu tóm tất cả các khâu của quá trình nghiệp vụ mà phảI phân tách chức năng. _Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Không để 1 người phụ trách các phần công việc khác nhau -Các thủ tục phê chuẩn đúng đắn: Hai mức độ phê chuẩn. +Phê chuẩn chung và đưa ra để áp dụng chung và từng nghiệp vụ không phải đưa ra phê chuẩn lại. +Phê chuẩn cụ thể: Mức phê chuẩn cho từng nghiệp vụ: -Chứng từ và sổ sách đầy đủ -Bảo đảm an toàn vật chất và sổ sách -Kiểm tra độc lập vai trò của kiểm toán nội bộ Các loại kiểm soát nội bộ: 1 Kiểm soát phòng ngừa: 8/46
  11. - Là thủ tục kiểm soát được thiết kế nhằm ngăn ngừa những sai phạm, hoặc những điều kiện dẫn đến sai phạm nó được thực hiện trước khi nghiệp vụ xẩy ra. 2 Kiểm soát phát hiện: là thủ tục kiểm soát được thiết kế nhằm phát hiện những sai phạm hoặc cac điều kiện dẫn đến sai phạm, thực hiện sau khi nghiệp vụ xẩy ra * Mối quan hệ: Hai loại này bổ xung cho nhau, Nếu thế mạnh của kiểm soát phòng ngừa là thực hiện trước khi nghiệp vụ xảy ra giúp cho DN tránh thất thoát về tài sản, nhưng trên thực tế không có thủ tục kỉêm soát trước nào hoàn hảo và chi phí cao khi đó kiểm soát phát hiện sẽ giúp phát hiện sai lầm của kiểm soát phòng ngừa. Do đó làm tăng ý thức trách nhiệm của kiểm soát phòng ngừa. 3 Kiểm soát bổ xung: Là việc thiết kế nhiều các thủ tục kiểm soát cùng song song tồn tại để phục vụ một mục tiêu kiểm soát . 4 Kiểm soát bù đắp:Là việc bù đắp sự yếu kém của thủ tục kiểm soát này bằng nhiều thủ tục kiểm soát khác. 5 Kiểm soát chung và kiểm soát cụ thể: -Kiểm soát chung là kiểm soát niều nghiệp vụh khác nhau. -Kiểm soát cụ thể liên quan đến 1hoặc một số nghiệp vụ cụ thể ./. 9/46
  12. Một số khái niệm trong kiểm toán Một số khái niệm trong kiểm toán Gian lận và sai sót: 1. Gian lận: Là những hành vi chủ yếu lừa dối, có liên quan đến việc tham ô, biển thủ, tài sản, công quỹ, liên quan đến việc xuyên tạc thông tin hoặc giấu giếm thông tin. _Biểu hiện của gian lận: +Giả mạo chứng từ, cạo sửa chứng từ, xử lý chứng từ theo ý chủ quan. +Giấu giếm các thông tin, tài liệu. + GHi chép các nghiệp vụ không có thật. +Cố ý áp dụng sai chế độ kế toán tài chính. +Những sai phạm đó lặp đi lặp lại. +Gắn với lợi ích kinh tế của một ai đó. 2 Sai sót:Là những lỗi không cố ý nhưng ảnh hưởng đến thông tin và báo cáo tài chính. -Biểu hiện: +Tính toán số học sai. +Bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc. +áp dụng sai chế độ kế toán tài chính nhưng không cố ý. 3. Các nhân tố ảnh hưởng: -Nhân tố bên trong: +Hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ +Môi trường kiểm soát +Nhân sự trình độ ý thức 10/46
  13. +Cơ cấu tổ chức bộ máy + Lương của cán bộ công nhân viên -Nhân tố bên ngoài: + Các sức ép bất thường + Thời gian +Thành tích +Thị trường đầu ra, thị trường đàu vào. +Môi trường pháp luật yếu, nhiều kẽ hở, nhiều điểm yếu + Công nghệ +Môi trường kinh tế vĩ mô. Trọng yếu và rủi ro: 1 Trọng yếu: KN:Là một khái niệm để chỉ tầm cỡ, bản chất của các sai phạm( Kể cả bỏ sót các thông tin tài chính mà trong từng bối cảnh cụ thể ) Nếu dựa vào những thông tin đó để nhận xét và ra các quyết định thì sẽ dẫn đến ra quyết định sai lầm. _ Nói cách khác: Một thông tin được coi là trọng yếu nếu bỏ sót hoặc sai sót thông tin đó có ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin -Vận dụng tính trọng yếu: là một khái niệm quan trọng và xuyên suốt quá trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khâu hoàn tất làm báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên vận dụng tính trọng yếu thông qua 5 bước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới đây: - Bước 1: Ước lượng sơ bộ ban đầu về mức trọng yếu( MP ): +Thông qua việc tìm hiểu khách hàng, việc phân tích các báo cáo tài chính khách hàng, Kiểm toán viên đưa ra ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Đó là lượng trọng yếu tối đa mà kiểm toán viên cho rằng, ở trong mức đó các báo cáo tài chính có thể có những sai lầm, nhưng chưa ảnh hưởng đến quan điểm và người sử dụng thông tin đó. +Chú ý của kiểm toán viên: 11/46
  14. (+)Tính trọng yếu là một khái niệm tương đối hơn là một khái niệm tuyệt đối. (+)Nó phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể và yêu cầu của pháp luật. (+)Tính hai mặt của trọng yếu ( Định tính và định lượng của trọng yếu ) -Bước 2:Phân bổ mức trọng yếu cho các bộ phận, cac khoản mục của báo cáo tài chính, hình thành nên mức trọng yếu cho từng khoản mục, từng bộ phận gọi là những lỗi có thể bỏ qua, có thể tha thứ ( TE) -Tầm quan trọng của khoản mục -Mức độ rủi ro của khoản mục -Bước 3; Ước tính tổng sai sót trong từng bộ phận từng khoản mục: -Khi tiến hành kiểm toán các khoản mục, các bộ phận. Kiểm toán viên sẽ áp dụng kỹ thuật chọn mẫu dựa vào những sai phạm của mẫu để ước lượng ra những sai phạm của khoản mục, của bộ phận, sai phạm này được gọi là phạm dự kiến (PE) được dùng để so sánh với (TE) giúp kiểm toán viên đưa ra chấp nhận, không chấp nhận khoản mục hoặc đưa ra các khoản mục kiểm toán. TE>PE có thể bỏ qua và ngược lại. -Bước 4: Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính dựa vào sai số ước tính hay PE của các khoản mục. Kiểm toán viên tổng hợp sai số, kết hợp toàn báo cáo tài chính. _Bước 5: So sánh sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính trong bước 4 với bước 1. Việc so sánh này giúp kiểm toán viên đánh giá được, tổng sai phạm của toàn báo cáo tài chính có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu của toàn báo cáo tài chính hay không. Kết hợp với việc so sánh ở bước 3 của từng khoản mục. Sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra phán quyết chấp nhận toàn bộ, chấp nhận từng phần, không chấp nhận đối với các báo cáo tài chính. 2 Rủi ro: là rủi ro mà kiểm toán viên đưa ra những ý kiến không xác đáng về các thông tin được kiểm toán và đó là các sai phạm trọng yếu. -Không xác đáng: +Đưa ra chấp nhận hoàn toàn BCTC, Mặc dù các báo cáo tình chính có các sai phạm trọng yếu. +Đưa ra ý kiến không chấp nhận mặc dù BCTC không có sai phạm mang tính trọng yếu. Làm ảnh hưởng đến các bên: Ngân hàng, nhà đầu tư, DN. 12/46
  15. -Nguyên nhân của rủi ro kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi 3 loại rủi ro: L1: Rủi ro tiềm tàng:(IR) Khả năng các thông tin được kiểm toán có chứa đựng những sai phạmkhi tính riêng biệt hoặc khi tính gộp với các sai phạm khác cho dù có hay không có kiểm soát nội bộ. L2: Rủi ro kiểm soát ( CR)Là khả năng trong đó các sai phạm trọng yếu trong các thông tin được kiểm toán đ• không được hệ thống kiểm soát nội bộ ngăn ngừa, phát hiện, sửa chữa. Điều này phụ thuộc vào hệ thống kiểm soát nội bộ: Trình độ, ý thức, của ban giám đốc cụ thể là cơ cấu tổ chức, nhân sự, kiểm toán nội bộ, tính đầy đủ và hợp lý của các thủ tục kiểm soát L3: Rủi ro phát hiện (DR)Mà kiểm toán viên không phát hiện ra các sai phạm trọng yếu trong các thông tin được kiểm toán khi chúng nằm riêng biệt hoặc khi tính gộp với các sai phạm khác. -Phụ thuộc vào trình độ năng lực của kiểm toán viên, lựa chọn phương pháp kiểm toán sai, khi có gian lận từ phía ban giám đốc. -Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là những rủi ro gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp nó luôn xảy ra cho dù có tiến hành hoạt động kiểm toán hay không . Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện và vì vậy ảnh hưởng tới rủi ro kiểm toán. Mối quan hệ này được thể hiện thông qua mô hình rủi ro kiểm toán và ma trận rủi ro phát hiện. -Mô hình rủi ro kiểm toán: AR = IR + CR + DR =>DR = AR/ IR + CR AR mức chấp nhận được. -Kiểm toán viên đánh giá IR cao, CR cao ( HTKSNB không hiệu quả ) để có được mức rủi ro kiểm toán AR nhỏ ở mức chấp nhận được kiểm toán viên sẽ phải mở rộng phạm vi kiểm toán, tăng cường các thủ tục kiểm toán để nhằm giảm tối thiểu DR. *Ma trận rủi ro phát hiện: 13/46
  16. 3 Bằng chứng kiểm toán: a KN: Là tất cả các thông tin tài liệu thu thập được để làm cơ sở cho những ý kiến nhận xét của mình trên BCKT. -Dựa và bằng chứng để chứng minh cho BCKT thực chất của giai đoạn kiểm toán là kiểm toán viên đi tìm kiếm bằng chứng. -b, Các cơ sở bằng chứng kiểm toán . -Để có thể làm cơ sở cho bằng chứng kiểm toán thì bằng chứng kiểm toán phải đạt được những yêu cầu nhất định về số lượng và chất lượng . Kiểm toán sử dụng hai thuật ngữ về tính thích hợp và tính đầy đủ cả hai yêu cầu trên : + Thích hợp : Dùng để chỉ chất lượng và độ tin cậy của bằng chứng . Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thích hợp . Phụ thuộc vào nguồn gốc của bằng chứng , nói đến tính độc lập của bằng chứng . Bằng chứng càng có nguồn gốc độc lập thì càng đáng tin cậy . Phụ thuộc vào dạng của bằng chứng , phụ thuộc vào hiệu qủa của kiểm soát nội bộ . + Đầy đủ : Dùng để chỉ số lượng của các bằng chứng mà kiểm toán viên phải thu thập ( Không có thước đo chung) đủ là để thuyết phục , nhân tố ảnh hưởng đến đầy đủ : Tính thích hợp là bằng chứng đáng tin cậy , số lượng ít thì coi là đủ . - Tính trọng yếu của thông tin : TRọng yếu cao thì bằng chứng phải nhiều . 4_ Kĩ thuật thu thập bằng chứng : 4.1 Kiểm tra đối chiếu : Kiểm toán viên trực tiếp kiểm tra đối chiếu xem sét các văn bản , tài liệu , sở sách kế toán , và các tài sản vật chất hữu hình , để xác định tính đúng đắn của các sổ sách cũng như giá trị và quyền sở hữu của tài sản hữu hình . +Có hai loại kiểm tra đối chiếu : - Đối chiếu vật chất : Kiểm toán viên trực tiếp tham gia và chứng kiến kiểm kê , về các tài sản vật chất , hàng tồn kho , tiền mặt tại quỹ vv mang lại bằng chứng vật chất 14/46
  17. đáng tin cậy nhưng không biết giá trị của tài sản được kiểm kê , không chứng minh được quyền sở hữu của tài sản . Vì vậy dạng bằng chứng này thường phát đi kèm với tài liệu . - Kiểm tra tài liệu : Giữa chứng từ với sổ sách kế toán , giữa sổ sách với báo cáo kinh tế , giữa các loại báo cáo kinh tế với nhau , giữa báo cáo kỳ này với kỳ trước . 4.2- Quan sát : kiểm toán viên tận mắt quan sát quá trình sử lý nghiệp vụ của các nhân viên của doanh nghiệp . - Bằng chứng khách quan : Đáng tin cậy , nhìn thấy vẫn chưa đáng tin cậy , vì nó mang tính nhất thời , thời điểm và nó không thường diễn ra như vậy . 4.3- Xác nhận : việc thu thập từ những bên thứ ba về các thông tin có liên quan đến vấn đề được kiểm toán . Có hai cách trả lời xác nhận : - Trả lời bằng văn bản - Chỉ trả lời nếu thông tin cần xác nhận là trái ngược 4.4 – Phỏng vấn : Kiểm toán viên trực tiếp trò truyện chao đổi với các nhân viên của doanh nghiệp , mang lại bằng chứng dạng lời nói . Phải chọn đối tượng nào . Nhiều hay ít người , làm thế nào để phỏng vấn . 4.5- Tính toán : Tự mình tính toán lại các phép tính về số học đáng tin cậy . 4.6- Phân tích : Là sự đánh gía các thông tin tài chính của doanh nghiệp thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và với các thông tin phi tài chính . so sánh thông tin tài chính kỳ này với kỳ trước 4.7- Xét đoán bằng chứng : ở giai đoạn thể hiện cao nhất về trình độ, năng lực , bản lĩnh của kiểm toán viên trong từng bối cảnh cụ thể và khi xét đoán kiểm toán viên cần hết sức thận trọng .Bằng chứng chưa đủ tin cậy thì không sử dụng . Còn nếu đ• sử dụng thì bất kể nó thuộc nguồn nào . kiểm toán viên đều phải chịu đến cùng về những nhận xét trên các báo cáo kiểm toán . 4.8- Bằng chứng đặc biệt : - Tài liệu của kế toán viên nội bộ . - Tài liệu của kết toán viên khác .Đặc biệt là tài liệu của kiểm toán viên khác đã kiểm tra trước . - Ý kiến của các chuyên gia . 15/46
  18. - Thư giải trình của các nhà quản lý 5 – Các loại kế toạn kiểm toán a—Khái niệm : Báo cáo kiểm toán là văn bản được kiểm toán viên phát hành để trình bày ý kiến của mình về những thông tin được kiểm toán . Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và có vai trò hết sức quan trọng . b – Vai trò của báo cáo kiểm toán : - Đối với kiểm toán viên , báo cáo kiểm toán là sản phẩm của kiểm toán viên cung cấp cho xã hội , nên họ chịu chách nhiệm về ý kiến của mình . - Đối với người sử dụng thông tin được kiểm toán , báo cáo kiểm toán là căn cứ để họ đánh giá các thông tin này và đưa ra các quyết định kinh tế . Để đảm bảo vai trò này , báo cáo phải rõ ràng , rễ hiểu để không gây các hiểu lầm . - Đối với đơn vị được kiểm toán , trong một số trường hợp ví dụ như kiểm toán hoạt động – báo cáo kiểm toán va bảng kiến nghị về công tác quản lý nếu có còn là căn cứ để đánh gía và cải tiến hoạt động của đơn vị nói chung , kiểm toán nội bộ của công tác kế toán tài chính nói giêng . C. Các loại báo cáo : - Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ : Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ các thông tin kiểm toán trên tất cả các khía cạnh trọng yếu . - Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần : Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần đối với các thông tin được kiểm toán. Phần chưa chấp nhận được thuộc hai dạng sau đây : + Dạng tuỳ thuộc : khi kiểm toán viên bị giới hạn về phạm vi kiểm toán , hoặc là các bằng chứng tài liệu quá mập mờ , khiến kiểm toán viên chưa thể đưa ra những nhận xét , nhưng cũng chưa đến mức ghi rõ ý kiến từ bỏ . + Dạng ngoại trừ khi có sự bất đồng kiểm toán viên với nhà quản lý về thông tin đó , nhưng trong quá trình kiểm toán không bị giới hạn phạm vi . - Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến trái ngược hay không chấp nhận khi có sự bất đồng lơn giữa kiểm toán viên và các nhà quản lý . - Báo cáo kiểm toán từ chỗ đưa ra ý kiến khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn ngiêm trọng hoặc các bằng chứng , các tài liệu quá mập mờ , khiến kiểm toán viên không kiểm toán theo chương trình đ• định từ chối đưa ra báo cáo . 16/46
  19. Phương pháp và quy trình kiểm toán Phương pháp và quy trình kiểm toán Phương pháp kiểm toán . 1- Phương pháp kiểm toán hệ thống . *Khái niệm ; là phương pháp kiểm toán trong đó , các thủ tục, các kỹ thuật kiểm toán , được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng về tính thích hợp hay tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được kiểm toán . Hay nói cách khác kiểm toán viên dựa theo kiểm toán nội bộ để xây dựng các thủ tục , các kỹ thuật kiểm toán , thông qua hai khâu : a. Phân tích hệ thống : là đánh gía tính hiệu quả hay thích hợp của kiểm soát nội bộ thông qua việc mô tả hay mô hình hoá . Đánh giá thông qua bôn bước : - Bứơc 1 – Hình dung một quy trình nghiệp vụ lý tưởng hay tốt nhất về một nghiệp vụ đang được kiểm toán . - Bước 2 – Xem xét các quy trình nghiệp vụ hiện tại của doanh nghiệp được kiểm toán , quy trình đó được thể hiện trên văn bản quy trình nghiệp vụ - Bước 3- So sánh quy trình nghiệp vụ hiện tại với quy trình lý tưởng . Bước 4- Tìm ra được điểm mạnh điểm yếu của quy trình hiện tại khoang vùng rủi ro và xác định trọng tâm khu vực kiểm toán . B.xác nhận hệ thống : Là việc kiểm tra tính tuân thủ trong thực tế đối với các quy định về quy trình nghiệp vụ : Bước 1 – Nắm vững và mô tả một cach rõ ràng chi tiết quy trình nghiệp vụ được quy định bằng văn bản . Bước 2 – Xem xét trên thực tế áp dụng các thử ngiệm kiểm soát để đánh giá xem các quy định để có được tuân thủ hay không . Bước 3 – So sánh giữa quy trình diễn ra trên thực tế với quy định bằng văn bản thấy được những các điểm khác biệt . Bước 4- Giải thích nguyên nhân và hậu quả của sự khác biệt . 17/46
  20. * Ưu điểm phương pháp này : - Chi phí thấp . - Giúp cho kiểm tóan viên có cái nhìn hệ thống, xét đến những rủi ro trong những mảng nghiệp vụ với nhau . - Tìm ra được những điểm yếu trong quy trình nghiệp vụ và những giải pháp được khắc phục trong tương lai , do đó phương pháp này được gọi la phương pháp định hướng tương lai . * Nhược điểm . - Không nhấn mạnh vào chiều sâu của vấn đề kiểm toán , rủi ro kiểm toán cao . 1.2 – Phương pháp kiểm toán cơ bản hay riêng lẻ : Là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục các kỹ thuật kiểm toán được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng có liên quan đến giữ liệu trong hệ thông kế toán và sử lý thông tin cung cấp - Đặc trưng của phương pháp này là tiến hành các thử nghiệm , các đánh giá đều dựa trên hệ thống thông tin , dựa trên các báo cáo tàichính , vì vậy là phương pháp thử nghiệm theo số liệu và những thử nghiệm theo phương pháp này là phương pháp cơ bản a. Phân tích các báo cáo tài chính : - Ngay trước khi nhận được báo cáo chuẩn kiểm toán chuyển bị kiểm toán . - Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán cũng phải kiểm tra báo cáo tài chính . - Phân tích báo cáo tài chính giúp cho kiểm toán viên có được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính , tình hình hoạt động thông qua quy mô hoạt động , thông qua cơ cấu tài sản nợ , tài sản có, thấy được những điều không hợp lý , những điều bất bình thường , những biến động lớn , những vùng rủi ro , những trọng tâm , trọng yếu cần kiểm toán . b. Kiểm tra chi tiết vào ngiệp vụ và số dư tài khoản . - Kỉêm toán viên có thể kiểm tra trực tiếp hoặc toàn bộ và chon mẫu ngiệp vụ kinh tế , để xác định tính chính xác hợp pháp , hợp lệ của từng ngiệp vụ . - Mục tiêu của kiểm tra nghiệp vụ : 18/46
  21. + Để đảm bảo la nghiệp vụ được phê chuẩn đúng đắn , từng nghiệp vụ đều có cấp phê chuẩn . + Để xem xét việc hạch toán có chính xác hay không . về tài khoản hạch toán chính như thế nào . Chính xác về tài khoản số học . - Cách tiến hành : + Chọn nghiệp vụ theo phương pháp chọn mẫu , kiểm tra chứng từ có hợp lệ hay không + Tính toán về số học . +Xác định tài khoản đối ứng . + Kiểm tra quá trình ghi sổ có đảm bảo đúng đắn . * Kiểm tra số dư tài khoản hết sức quan trọng . - Mục tiêu để xác định số dư có thật hay không , chính xác như thế nào - Cách tiến hành : + Chọn tài khoản cần kiểm tra: chọn mẫu , đối với các tài khoản liên quan đến bên ngoài . + Kiểm tra độ chính xác của số dư : Số dư là kết quả của một loạt các phép toán và một loạt một nghiệp vụ khác nhau . Do đó các nghiệp vụ đúng thì số dư đúng . ưu điểm : - Nhấn mạnh vào chiều sâu của vấn đề được kiểm toán . Nhựơc điểm : - Chi phí cao . - Không có cái nhìn hệ thống , không xét đến rủi ro phát sinh trong các mảng hoạt động với nhau . - Phương pháp mang tính định hướng qua khứ . 19/46
  22. Quy trình kiểm toán; Các cuộc kiểm toán có thể khác nhau về thời gian , nội dung , quy mô , nhưng nhìn chung đều phải trải qua một số bước cơ bản : và trải qua ba bước : *Kiểm toán độc lập : Bước 1 : lập kế hoạch . Bước 2 : thực hiện kiểm toán . Bước 3 : hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán . * Kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ còn có thêm bước 4 . Bước 4 : theo dõi việc thực hiện kiên nghị của KT Bước 1 Lập kế hoạch : - Phát triển một chiến lược tổng thể và một phương pháp tiếp cân đối tượng kt , trong một khuân khổ nội dung và thời gian dự kiến . - Tại sao phải lập kế hoạch để thực hiện được cuộc kt thành công có hiệu quả theo đúng thời gian dự kiến , đồng thơì giúp cho việc phân công , một cách hợp lý . giúp cho việc phối hợp giữa các kiểm toán viên với nhau và với các chuyên gia khác . - khi lập kế hoạch ngay khi nhận được giấy mời kt và trả lời thư mời kiểm toán . - việc lập kế hoạch là chuẩn mực của kt viên và dựa trên sự hiểu biết về khách hàng trên lĩnh vực kinh doanh , cơ cấu tổ chức , ban giám đốc . * Kế hạch kiểm toán : - Kế hoạch nội dung(1) : + Mục tiêu kiểm toán +Khối lượng phạm vi công việc. +Phương pháp kiểm toán dự kiến +Trình tự các bước trong kiểm toán. _Kế hoạch nhân sự (2): 20/46
  23. +Số lượng kiểm toán viên. +Trình độ chuyên môn nghiệp vụ. +Tính độc lập của kiểm toán viên +Phân công các kiểm toán viên vào việc. +Dự kiến có mời chuyên gia. _Thời gian kiểm toán (3): +Tổng quỹ thời gian +Bắt đầu kết thúc => Từ (1) (2) (3) đưa ra được dự trù kiểm toán và đạt được như sau: 3 mức độ: Kế hoạch tổng thể Kế hoạch chi tiết Chương trình kiểm toán cụ thể. Bước 2: Thực hiện kiểm toán -là giai đoạn tiến hành thực hiện nội dung chương trình được lập. Thực chất là tiến hành các công việc cụ thể và bao gồm các công việc; +Ghi nhận hiện trạng tình hình hoạt động doanh nghiệp. +Đánh giá hệ thống kế toán +Thực hiện các nội dung cụ thể trong chương trình kiểm toán chi tiết. +Sử dụng các kỹ thuật để thu thập các bằng chứng kiểm toán +Ghi chép công việc kiểm toán viên đ• làm thành hồ sơ kiểm toán +Thảo luận bàn bạc về kết quả kiểm toán và thông nhất ý kiến với các nhà quản lý +Soạn thảo các dự thảo báo cáo kiểm toán Chú ý: 21/46
  24. Kế hoạch kiểm toán cho dù có được soạn thảo chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch đến đâu thì trong quá trình kiểm toán cũng có thể có tình huống đột xuất phát sinh hoặc là kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng, chứng tỏ rằng những đánh giá những nhận định trước đây là không chính xác và khi cần đảm bảo chất lượng kiểm toán, có thể điều chỉnh, tuy nhiên khi điều chỉnh cần phải có căn cứ xác đáng chứng minh cần phải điều chỉnh và phải ghi vào văn bản. Bước 3: hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán: a nội dung công việc của khâu hoàn tất: -Kiểm toán viên chính, trưởng đoàn kiểm toán sẽ tổng hợp và đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán viên đ• làm, để nhằm đạt được: +Đánh giá kế hoạch kiểm toán được thực hiện có hiệu quả hay chưa. +Xem xét các đánh giá, các phát hiện của kiểm toán viên trong đoàn có chính xác có đủ cơ sở, đủ bằng chứng thích hợp hay không. +Đánh giá xem mục tiêu kiểm toán đ• đạt được hay chưa. _Lập báo cáo kiểm toán: Kết thúc quá trình kỉêm toán . b Báo cáo kiểm toán: KN: là văn bản được kiểm toán viên soạn thảo để trình bày ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý về các thông tin kiểm toán hay( là sự phù hợp của những thông tin đó đ• được xác lập) Đây là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán, có vai trò hết sức quan trọng. *Vai trò: -Đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán, khẳng định uy tín, vị thế của họ trên thị trường. -Chịu trách nhiệm pháp lý với báo cáo kiểm toán. Những người sử dụng thông tin dựa vào báo cáo là căn cứ để ra quyết định quản lý kinh tế . -Với chính doanh nghiệp kiểm toán tăng uy tín trong sạch về tài chính, ban giám đốc nhìn rõ được nhân viên mình. * các yếu tố của báo cáo kiểm toán: -Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán 22/46
  25. -Số hiệu báo cáo kiểm toán -Tiêu đề báo cáo kiểm toán -Người nhận báo cáo kiểm toán -Mở đầu của báo cáo kiểm toán -Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán -ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính đ• được kiểm toán. -Địa chỉ và thời gian lập báo cáo kiểm toán. -chữ ký và con dấu. * Các loại báo cáo kiểm toán: - Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ : Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ các thông tin kiểm toán trên tất cả các khía cạnh trọng yếu . - Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần : Kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần đối với các thông tin được kiểm toán. Phần chưa chấp nhận được thuộc hai dạng sau đây : + Dạng tuỳ thuộc : khi kiểm toán viên bị giới hạn về phạm vi kiểm toán , hoặc là các bằng chứng tài liệu quá mập mờ , khiến kiểm toán viên chưa thể đưa ra những nhận xét , nhưng cũng chưa đến mức ghi rõ ý kiến từ bỏ . + Dạng ngoại trừ khi có sự bất đồng kiểm toán viên với nhà quản lý về thông tin đó , nhưng trong quá trình kiểm toán không bị giới hạn phạm vi . - Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến trái ngược hay không chấp nhận khi có sự bất đồng lơn giữa kiểm toán viên và các nhà quản lý . - Báo cáo kiểm toán từ chỗ đưa ra ý kiến khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn ngiêm trọng hoặc các bằng chứng, các tài liệu quá mập mờ, khiến kiểm toán viên không kiểm toán theo chương trình đã định từ chối đưa ra báo cáo . 23/46
  26. Kiểm toán ngân hàng Kiểm toán ngân hàng Sự cần thiết phải kiểm toán ngân hàng Nhu cầu trung thực hợp lý của bên thứ 3 của người sử dụng thông tin trong nền kinh tế, thông tin của ngân hàng cung cấp và đặc biệt là báo cáo tài chính . -quản lý của: +Chính phủ +Ngân hàng nhà nước +Tài chính -Khách hàng doanh nghiệp -Các cổ đông của ngân hàng và ban giám đốc. * Vai trò chưc năng nhiệm vụ của ngân hàng trong nền kinh tế: -Ngân hàng nhà nước + Quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ quản lý hoạt động của ngân hàng thương mại. + Xây dung chính sách tiền tệ quốc gia + Cấp phép hoạt động, giám sát, thanh tra, kiểm soát, thu hồi giấy phép của các tổ chức tín dụng. +Quản lý nợ và thu hồi các khoản nợ nước ngoài. -Vai trò ngân hàng trưng ương: + phát hành, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, tiêu huỷ tiền +Điều tiết cung ứng chính sách tiền tệ thông qua thị trường mở. + Ngân hàng trung ương là ngân hàng của chính phủ. 24/46
  27. +Ngân hàng của các ngân hàng, đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, +Trung tâm của các trung tâm thanh toán.: -thanh toán bù trừ: cùng địa bàn khác hệ thống -Chuyển tiền điện tử: cùng hệ thống khác địa bàn. -Thanh toán điện tử liên ngân hàng: khác địa bàn khác hệ thống. +làm dịch vụ thông tin và cung cấp thông tin cho ngân hàng +Quản lý và lưu trữ ngoại hối cho quốc gia -Ngân hàng thương mại: +Trung gian tín dụng cho nền kinh tế +Trung gian thanh toán +Chức năng nở tiền => Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển trong nền kinh tế. * Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngân hàng: -Hàng hoá là tiền do đó nó là hoạt động chứa rất nhiều rủi ro dẫn đến sụp đổ dây chuyền -Ngân hàng liên quan đến rất nhiều tác nhân trong nền kinh tế -Hoạt động hết sức nhạy cảm với những thay đổi, biến động trong nền kinh tế đặc biệt là lãi suất , tỷ giá, tăng trưởng kinh tế giá cả. -Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự ảnh hưởng của nhiều sự điều chỉnh, qui định của pháp luật. -Kiểm toán ngân hàng là vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, quan trọng hơn bất cứ ngành nghề nào. *Những lĩnh vực hoạt động cần được kiểm toán là tất cả các lĩnh vực đều phải được kiểm toán, tuy nhiên phải chú trọng vào những nghiệp vụ cơ bản, quan trọng chiếm nhiều tỷ trọng lớn, mang lại nhiều lợi nhuận và chứa đựng nhiều rủi ro. 25/46
  28. -Tín dụng -Huy động vốn -Đầu tư -Ngân quỹ -Kinh doanh ngoại tệ -Thanh toán -TSCĐvà XDCB -Thu nhập và chi phí Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và quản lý rủi ro : 1: rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng : a : Rủi ro bên trong : -Rủi ro trong hoạt động kinh doanh : +chiến lược kinh doanh . +Quyết định kinh doanh không hợp lý . +Nhân sự . +Tài sản thất thoát . +công nghệ thông tin. +rủi ro vốn khả dụng:Lỏng không đủ nhu cầu thanh khoản . Rủi ro kỳ hạn . b : Rủi ro bên ngoài : -Rủi ro giá cả : +rủi ro lãi xuất khác về cơ sở lãi xuất giữa bên nợ và bên có . +Rủi ro kì hạn dẫn đến rủi ro lãi xuất ngân hàng . 26/46
  29. +Rủi ro về tỉ giá : biến động giá ,tỉ giá ngoại hối mở . +Rủi ro các giá cả khác : -Rủi ro thất thoát do đối tượng : +Rủi ro tín dụng . +Không có nguồn bù đắp +Rủi ro khi ngân hàng ứng trước . -Rủi ro pháp lý và rủi ro khác : 2: Quản lý rủi ro : có bốn bước cơ bản -Nhận biết rủi ro :Là việc nhận biết và phân tán rủi ro để quản lý chúng một cách chủ động ở mức chấp nhận được. -Định lượng rủi ro: -Điều tiết rủi ro: hai phương pháp điều tiết: + Chủ động: -Tránh rủi ro - Hạn chế rủi ro:- Hạn mức giao dịch -Hạn mức tín dụng -Phân tán rủi ro , đa dạng hoá +Bị động: -Lập dự phòng -Khả năng chịu đựng rủi ro( sát nhập) vốn tự có -Ký kết các hợp đồng tài chính mới: phái sinh -Giám sát rủi ro:Là phải kiểm soát chặt chẽ tình trạng rủi ro theo dõi sự biến động và ảnh hưởng tác động của rủi ro đến hoạt động ngân hàng, nhằm chủ động có biện pháp kịp thời, hạn chế tác động xấu của rủi ro. 27/46
  30. * Các nguyên tắc trong quản lý rủi ro: -Biết chấp nhận rủi ro nào và bao nhiêu phụ thuộc vào: +Chiến lược kinh doanh +Phụ thuộc vào ưu tiên về rủi ro( Do ngân hàng đã quen quản lý ) +Khả năng chịu đựng chấp nhận rủi ro của ngân hàng -Tính đến rủi ro cấp độ từng khoản mục, từng khoản giao dịch cũng như rủi ro tổng hợp ở từng mảng nghiệp vụ và rủi ro tổng thể trong tài sản của ngân hàng. -Định hướng về tổng thất thoát tiềm tàng của ngân hàng -áp dụng các biện pháp để điều tiết rủi ro cho tương sứng với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng. 28/46
  31. Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng Đối tượng: -kiểm toán về cơ cấu nghiệp vụ tín dụng để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro luỹ kế qua cơ cấu. -Kiểm toán tổ chức nghiệp vụ tín dụng: cơ cấu tổ chức, qui trình nghiệp vụ tín dụng -Đánh giá vào từng món vay. Mục tiêu: -Nhằm đánh giá tính toán đúng đắn về tổ chức và thực hiện nghiệp vụ tín dụng như về chính sách chiến lược tín dụng, các điieù kiện khung cho hoạt động tín dụng. -Đánh giá về tính phù hợp của khoản vay, tính chính xác, trung thực, hợp lý của các số liệu kế toán như đánh giá về dư nợ, lãi suất, nợ qúa hạn, dự phòng, tài sản đảm bảo. -Đánh giá rủi ro của nghiệp vụ tín dụng. -Đánh giá ảnh hưởng của nghiệp vụ tín dụng với kết quả tài chính của hoạt động ngân hàng. Nội dung của kiểm toán tín dụng: 1Kiểm toán cơ cấu tín dụng: -Tại sao; Vì hiệu quả và rủi ro tín dụng thể hiện ngay trên cơ cấu của tín dụng. -Làm thế nào để đánh giá cơ cấu: +Nghiên cứu và đánh giá chính sách tín dụng của ngân hàng, ưu tiên kế hoạch nào, loại hình tín dụng nào. +Phân tổ danh mục tín dụng theo các tiêu thức khác nhau ( Giá trị, ngành nghề, tài sản đảm bảo, thành phần kinh tế) 29/46
  32. +Lập danh mục các số dư nợ, khoản vay có vấn đề, lập danh sách các khách hàng vay có mối liên hệ mật thiết, các nhóm khách hàng so sánh 15% VTC qua đó phân tích cơ cấu tín dụng 2 Kiểm toán về cơ cấu tổ chức nghiệp vụ tín dụng: -Đánh giá việc bố trí, tổ chức phòng ban chức năng cho nghiệp vụ tín dụng có hợp lý và hiệu quả hay không . -Đánh giá xem ngân hàng có các bộ phận trung gian và bộ phận tham mưu cho phòng tín dụng hay không ( Uỷ ban quản lý tín dụng, uỷ ban quản lý, tín dụng lớn + nhỏ, thẩm định, xếp loại, chính sách và qui trình tín dụng) -Đánh giá về số lượng trình độ tín dụng. -Đánh giá về hệ thống kết nối điện toán trong nhân viên tín dụng. -Đánh giá kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng. 3 kiểm toán về quy trình nghiệp vụ tín dụng: *Nhằm mục đích: -Đánh giá các văn bản về quy trình nghiệp vụ tín dụng. -Đánh giá trên thực tế các văn bản có thực hiện nghiêm túc hay không. *Cách thức đánh giá : -Hình dung quy trình cấp tín dụng lý tưởng. -Thu thập tất cả các văn bản về qui trình nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng cơ sở và mô tả bằng tường thuật, bảng hỏi. -So sánh qui trình của ngân hàng với qui trình lý tưởng để thấy được mặt mạnh, mặt yếu, vùng tiềm ẩn rủi ro. -Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát , cộng phỏng vấn cán bộ tín dụng. -Đánh giá về rủi ro kiểm soát . *Nội dung đánh giá: 30/46
  33. +Thực chất là việc đánh giá qui trình cấp tín dụng thông qua việc nghiên cứu các bước của qui trình này; -Tiếp xúc khách hàng xem xét đơn. -Thẩm định -Quyết định cho vay, cam kết cho vay, giải ngân. -Giám sát tín dụng -Quản lý hồ sơ tín dụng, lưu trữ tài sản thế chấp -Thanh lý hợp đồng, xử lý nợ xấu + Khi toán tại các bước: Bước 1-Kiểm toán viên : xem ngân hàng có qui định xem xét đơn, xem ngân hàng có qui định xem xét nội dung xin vay không ( Giấy tờ kèm theo), mẫu đơn có chuẩn hoá không. Bước 2-Thẩm định kiểm toán viên chú ý: -Ngân hàng có qui định thẩm quyền thẩm định. -rủi ro tiềm ẩn: Thu thập thiếu thông tin, đánh giá sai, trình độ cán bộ tín dụng. -Đánh giá về nội dung thẩm định: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế( Thông tin tài chính, thông tin phi tài chính) -Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh, dự án khả thi, tài sản đảm bảo. Bước 3: Kiểm toán viên chú ý : -Thẩm quyền cho vay -Quyết định cho vay có ghi thành văn bản hay không. -Hợp đồng tín dụng -Quy định về giải ngân : hình thức thời điểm -Bước 4 Kiểm toán viên chú ý 31/46
  34. -Việc giám sát sử dụng tiền vay, phạm vi, thời điểm giám sát thường xuyên hay đột xuốt -Việc quan sát có được quy định thành văn bản hay không. -Thời hạn trung, dài hạn, thông báo nhắc nhở nộp gốc lãi. Bươc 5 Kiểm toán viên -Hồ sơ phải được quản lý an toàn khoa học -Tài sản được quản lý an toàn Bước 6 Kiểm toán viên -Xem thanh lý hợp đồng tín dụng -Xử lý nợ xấu -Thẩm quyền Nguồn bù đắp nợ xấu, xiết nợ, phát mại, bù đắp dự phòng rủi ro. -Xem bảo mật thông tin sau khi xoá nợ, các thủ tục truy thu. -Xem ngân hàng có quy định về lập báo cáo thống kê về nợ xẫu và xử lý nợ xấu Kiểm toán các khoản vay -Phân tổ theo giá trị: +Dư nợ lớn là trọng tâm ,trọng điểm kiểm toán toàn diện. +Những món còn lại kiểm toán chọn mẫu xác định tổng thể dư nợ tín dụng trừ số dư nợ tín dụng không có rủi ro. -Lấy xác nhận từ bên thứ ba. -Đánh giá chất lượng của món vay. -Tình hình tài chính của khách hàng vay. -Phụ thuộc vào đạo đức thanh toán của khách hàng -Tài sản đảm bảo, loại hình, giá trị tài sản đảm bảo 32/46
  35. -Thời gian nợ quá hạn. 1 Kiểm toán tình hình tài chính và đạo đức của khách hàng vay: -Dựa vào hoạt động của tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay. -Các báo cáo kế toán , báo cáo tài chính đã được kiểm toán : Đánh giá thông tin tài chính( tài sản, công nợ, vốn doanh thu, thu nhập, chi phí ). Đánh giá thông tin phi tài chính( Thị trường, ban giám đốc, trình độ đạo đức ban giám đốc, tình hình sản phẩm, tình hình cạnh tranh) * Dấu hiệu có thể gặp khó khăn về mặt tài chính: -Trả nợ, trả lãi, không đúng hạn. -Tài khoản ít hoạt động -Công nợ nhiều không tương ưngá với nguồn thu tài sản. -Doanh thu giảm -Hàng tồn kho tăng -Thay đổi cơ cấu tổ chức -Dựa quá nhiều vào nguồn đầu ra, nguồn đầu vào. -Thay đổi hình thức tổ chức -Tìm kiếm đối tác sát nhập -Sản phẩm không hợp với nhu cầu thị trường -Nhà xưởng máy móc lạc hậu -Chậm trả lương cho công nhân. 2-Kiểm soát tài sản đảm bảo: * Mục tiêu: -Xác định tài sản có thật trên thực tế -Giá trị có đúng thực tế hay không 33/46
  36. -Quyền phát mạivà ssử dụng nguồn đó bù đắp hay không * Cách tiến hành: -Kiểm tra giấy tờ sở hữu tài sản -Kiểm tra hợp đồng tín dụng, các điều khoản về đảm bảo. -Đánh giá giá trị của tài sản đảm bảo, nếu cần thuê chuyên gia đánh giá. So sánh giá trị với giá trị ban đằu đánh giá. -Tính toán đến các yếu tố phong tục tập quán, yếu tố về kiêng kỵ 3 Kiểm toán về số liệu kế toán của món vay: -Đánh giá giải ngân so sánh với hợp đồng tín dụng -Đánh giá về lãi suất cho vay. - Đánh giá về nợ quá hạn, gia hạn -Đánh giá về việc tính, hạch toán l•i dự thu có đầy đủ hay không -Số dự phòng so với số đã trích đã hợp lý hay chưa. 34/46
  37. Chuyên đề kế toán nghiệp vụ huy động vốn Chuyên đề kế toán nghiệp vụ huy động vốn Tài khoản sử dụng: -43 tiền gửi; -431: +4311-TGTT không kỳ hạn +4312- TG có kỳ hạn dưới 12 tháng +4313-TG có kỳ hạn trên 12 tháng -432 -433 +4331-Tiền gửi không kỳ hạn +4332-Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng +4333-Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng +4334-Tiền gửi # -437 Tài khoản lãi cộng dồn dự trả/ Các khoản tiền gửi của KH tại TCTD Bên nợ: -Thực thu, thực trả: + Thu nhập chi phí về lãi: được hạch toán khi ngân hàng thực sự thu được hoặc thực sự khi ngân hàng trả ra đồng tiền lãi. + Không quan tâm đến việc lãi đó phát sinh trong kỳ kế toán nào. 35/46
  38. Bên có: _Dự thu, dự trả: +Thu và chi phí về lãi : Được hạch toán ghi nhận khi nó phát sinh. +Không quan tâm đến việc NH đã thu được hay trả lãi hay chưa . Dư có : Phản ánh số lãi cộng dồn tính trên các khoản tiền gửi của khách hàng trên TKTG của TCTD phải trả khi đến hạn hoặc khi khách hàng lĩnh lãi. _Việc hạch toán vào tài khoản 437 không quan tâm đến việc NH đã phải trả lãi hay chưa. Mà chi phí về lãi phải được hạch toán khi phát sinh, ghi nhận trong kỳ kế toán để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính sẽ phản ánh một cách đúng đắn các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kế toán nhất định thích hợp với các khoản thu nhập tạo ra trong kỳ. *44- TK tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có gía: 441- Ngắn hạn 442-Trung dài hạn Bên nợ: -Số tiền chi trả cho các giấy tờ có giá đến hạn. Bên có: -Phản ánh số giấy tờ có giá ngân hàng phát hành. Dư có: -Phản ánh số tiền trên các giấy tờ có giá đã phát hành nhưng chưa thanh toán cho khách hàng. *447 Lãi cộng dồn dự trả /các giấy tờ có giá: * Hạch toán: 1 Hạch toán đối với tiền gửi thanh toán không kỳ hạn: - Khi KH gửi tiền: 36/46
  39. N:1011,4311là chi trả, # TT vốn các ngân hàng C: 4311. -Khi rút tiền: N: 4311 C:1011, 4311 người thụ hưởng, TK# vốn các NH Là TK có trả lãi +Tính lãi bằng phương pháp tích số. +Hạch toán lãi và nhập gốc hàng tháng cho KH. N:801và C:4311. 2-Tiết kiệm không kỳ hạn: -Khi KH gửi tiền: N : 1011 C : 4331 _Khi KH rút tiền: N : 4331 C : 1011 -Lãi tính theo phương pháp tích số -lãi nhập gốc. 3- Tiền gửi có kỳ hạn -Hạch toán: N : 1011 C : 433 37/46
  40. -Lãi cộng dồn dự trả: N : 801 C : 437 -Khi đến hạn trả gốc và lãi : N : 433 G N : 437 L C : 1011 G + L Chú ý: -1 nếu NH hạch toán lãi dự thu vào thời điểm cuối ngày. Thì tổng l•i được chia làm 3 phần. -a trả gốc: N : 433 G C : 1011 G -b Lãi : N : 437 L1 N : 801 L2 C : 1011 ( L1+L2 ) -2 Nếu khách hàng rút trước hạn, NH tính và trả lãi cho thời gian trả thực tế theo lãi xuất không kỳ hạn hoặc trước khi trả lãi thoái chi: a Bút toán thoái chi: N : 437 C : 801 B Thực chi : 38/46
  41. N : 433 G N : 801 L C : 1011 G +L -3 Nếu khách hàng lấy quá hạn: -Quá hạn dưới 1 tháng NH chưa tính lãi công dồn dự trả mới. N : 433 - Gốc mới N : 801 - lãi mới C : 1011-gốc mới + lãi mới. - Vượt quá 1 tháng : trước khi trả tiền cho KH phải thoái chi. II kế toán phát hành giấy tờ có giá: 1 Kế toán hạch toán theo phương thức trả lãi sau MG = 100 PH 100 I = 10% ĐH 100 +10 T = 12 t i = ( 110 – 100)/100 = 10% - Khi phát hành : N : 1011,4311 - MG C : 441, 442 - MG -Hàng tháng tính và hạch toán dự trả: N 802 C 447 -Đáo hạn: N : 441, 442 – MG N : 447 - Lãi 39/46
  42. C : 1011, 4311 ( MG + lãi ) 2 hạch toán phương thức trả lãi trước: MG = 100 PH 90 I = 10% ĐH 100 T = 12 t i = ( 100 -90)/90 = 10% -Khi phát hành: N : 1011, 4311- MG-Lãi N : 375 C : 441, 442 – MG - Hàng tháng phân bổ dần lãi vào chi phí: N : 802 C : 375 -Khi đáo hạn: N : 441, 442- MG C : 1011, 4311 _MG 40/46
  43. Kế toán TSCĐ, CCLĐ, TN, CP Kế toán TSCĐ, CCLĐ, TN, CP Xác định kết quả kinh doanh 1 Kế toán TSCĐ * Tài khoản sử dụng: 301 _TSCĐ 305 _ Hao mòn TSCĐ ( Số dư có ) * Khi tăng TSCĐ: - Do mua sắm - Nhận quyên góp bằng TSCĐ - Đánh giá lại - Cho, biếu, tặng - XDCB *Hạch toán: N 301 C 1011 * Khấu hao TSCĐ: do –Giá trị lớn - Thời gian sử dụng dài - Phương pháp khấu hao TSCĐ:dùng PP đường thẳng. -Hạch toán: N: Chi phí khấu hao TSCĐ C : 305 ( Số dư có) 41/46
  44. -Thanh lý nhượng bán TSCĐ. +Thanh lý : là khi tài sản hết khấu hao hoặc không sử dụng được. +Nếu tài sản thanh lý hết khấu hao: a N 305 b N 1011 C 301 C 79 + Nếu tài sản thanh lý chưa hết khấu hao giá trị còn lại >0: nguồn bù đắp a N 305 b Chi phí bất thường N 89 N 89 C 1011 C 301 c Thu bất thường N 1011 C 79 + Nhượng bán TSCĐ 42/46
  45. Bài tập Bài tập I-Tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh II-Thực hịên nghĩa vụ với ngân sách nhà nước II-Tỷ suất về hoạt động tài chính I cần phân tích các chỉ tiêu: 1 Tỷ lệ dự trữ bảo đảm ( hệ số cook)QĐ 1% 2 An toàn vốn thực hiện QĐ 8% 3 Hệ số khả năng chi trả QĐ 1 4 Giới hạn cho vay/ huy động vốn QĐ75% 5 Tổng vốn góp mua cổ phần QĐ30% 6 TSCĐ/VTC QĐ 50% 7 NQH/Tổng DƯ nợ QĐ3% 8 Dư nợ cho vay đối với 1 KH QĐ15% 9 Trạng thái ngoại hối mở QĐ30% 10 Tỷ lệ vốn NH cho vay TDH QĐ30% 11 Dự phòng rủi ro 12 Tỷ lệ chuyển hoán vốn= 43/46
  46. Tham gia đóng góp Tài liệu: Kế toán – kiểm toán ngân hàng Biên tập bởi: Đại học Huế URL: Giấy phép: Module: Khái niệm – bản chất kiểm toán. Các tác giả: Đại học Huế URL: Giấy phép: Module: Hệ thống kiểm soát nội bộ Các tác giả: Đại học Huế URL: Giấy phép: Module: Một số khái niệm trong kiểm toán Các tác giả: Đại học Huế URL: Giấy phép: Module: Phương pháp và quy trình kiểm toán Các tác giả: Đại học Huế URL: Giấy phép: Module: Kiểm toán ngân hàng Các tác giả: Đại học Huế URL: Giấy phép: Module: Kiểm toán nghiệp vụ tín dụng Các tác giả: Đại học Huế URL: 44/46
  47. Giấy phép: Module: Chuyên đề kế toán nghiệp vụ huy động vốn Các tác giả: Đại học Huế URL: Giấy phép: Module: Kế toán TSCĐ, CCLĐ, TN, CP Các tác giả: Đại học Huế URL: Giấy phép: Module: Bài tập Các tác giả: Đại học Huế URL: Giấy phép: 45/46
  48. Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0 do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội. Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của độc giả. Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring. Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới. 46/46