Bài giảng Kế toán công ty - Chương 1: Tổng quan về các loại hình kế toán công ty

pdf 27 trang phuongnguyen 3011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán công ty - Chương 1: Tổng quan về các loại hình kế toán công ty", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_cong_ty_chuong_1_tong_quan_ve_cac_loai_hin.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kế toán công ty - Chương 1: Tổng quan về các loại hình kế toán công ty

  1. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HÌNH KẾ TOÁN CÔNG TY • 1.1 Công ty và đặc điểm kinh tế phâp lý của công ty • 1.1.1 Sự ra đời và phát triển của các công ty • 1.1.1.1 KháI niệm chung về công ty
  2. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TY • Theo điều 4 Luật doanh nghiệp của Việt Nam Công ty( Doanh nghiệp) là các tổ chức kinh tế có tên riêng có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.
  3. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY • Công ty là sự liên kết của nhiều cá nhân hay pháp nhân, kết quả của sự liên kết này tạo ra một tổ chức được pháp luật thừa nhận • Việc hình thành một công ty là một sự kiện pháp lý • Công ty phảI có tên gọi riêng, tên công ty được đặt theo các quy định của luật pháp từng quốc gia • Công ty phảI có tài sản do các chủ sở hữu góp vào, tài sản của công ty có sự độc lập tương đối vói tài sản của các chủ sở hữu tuỳ thuộc vào từng loại hình công ty và luật pháp của từng nước • Mục tiêu của công ty là tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận • Công ty phảI tự chịu trách nhiệm về nợ phảI trả và nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ thuế với ngân sách theo các quy định cụ thể của từng nước
  4. 1.1.2 Phân loại công ty, đặc điểm kinh tế pháp lý của công ty có ảnh hưởng đến hạch toán kế toán • Phân loại công ty theo cơ sở thành lập hoạt động và ra quyết định kinh doanh • Phân loại công ty theo trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ phảI trả của công ty • Phân loại công ty theo quan hệ giữa các công ty về vốn và cơ cấu tổ chức
  5. PHÂN LOẠI CÔNG TY THEO CƠ SỞ THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG VÀ RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH • Công ty đối nhân + Công ty hợp danh + Công ty hợp vốn đơn giản • Công ty đối vốn + Công ty TNHH + Công ty cổ phần
  6. Công ty đối nhân KháI niệm Công ty đối nhân là các công ty được thành lập dựa trên cơ sở quan hệ cá nhân của những người tham gia thành lập công ty, lên kêt giữa những người này chủ yếu dựa trên độ tin cậy về nhân thân, vốn góp chỉ được xem là thứ yếu. Đặc điểm + Không có sự tách biệt về mặt pháp lý giữa tài sản của công ty và tài sản của cá nhân khi xem xét trách nhiệm đối với nợ phảI trả. + Tất cả thành viên của công ty đối nhân hoặc ít nhất một thành viên của công ty đối nhân phảI chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty + Công ty đối nhân được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở quan hệ nhân thân của các thành viên
  7. CÔNG TY HỢP DANH Khái niệm: là loại hình công ty trong đó các thành viên hợp danh trực tiếp tiến hành các hoaạt động kinh doanh và tất cả phảI chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản ca nhân về các khoản nợ phảI trả của công ty. Đặc điểm: + Các thành viên hợp danh đều có thể là người đều có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty. + Vốn của các thành viên hợp danh không được chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào. + Các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đối với nợ phảI trả của công ty. + Không đặt ra vấn dề thừa kế về vốn do trách nhiệm vô hạn và do các bằng cấp chuyên môn đối với người hợp danh. + Việc thay đổi thành viên rất khó khăn về mặt pháp lý. + Không quy định mức vốn tối thiểu cho công ty hợp danh ở hầu hết các quốc gia.
  8. Công ty hợp vốn đơn giản KháI niệm: Là loại hình công ty trong đó có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn, các thành viên còn lại chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty. Đặc điểm: + Thành viên nhận vốn là người đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi giao dịch. + Tên công ty được đặt theo tên của thành viên nhận vốn. + Công ty hợp vốn đơn giản vẫn tồn tại nếu có sự bổ sung hoặc rút bớt thành viên góp vốn và giảI thể khi thành viên nhận vốn rút khỏi công ty.
  9. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CÔNG TY ĐỐI NHÂN ưu điểm - Không bị khống chế bởi quy mô vốn tối thiểu. - Các thành viên sáng lập thường có sự hiểu biết rất rõ về nhân thân của nhau nên quá trình đàm phán và ra các quyết định trong công ty thường đạt sự nhất trí cao. - Do phảI chịu trách nhiệm vô hạn nên các thành viên phảI hợp sức kinh doanh, dễ tạo uy tín với khách hàng. - Cơ cáu tổ chức quản lý nhỏ gọn nên chi phí gián tiếp thấp. Nhược điểm - Các thành viên phảI chịu rủi ro cao. - Thu hút được ít vốn. - Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào - Không đủ khả năng tham gia vào các hợp đồng có rủi ro lớn. Không được tham gia đấu thầu trong một số trường hợp - Thường không đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro.
  10. CÔNG TY ĐỐI VỐN KháI niệm Công ty đối vốn là các công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở vốn góp của các chủ sở hữu chứ không phảI trên cơ sở nhân thân hay quan hệ của họ. đặc trưng của loại hình công ty đối vốn thể hiện ở các nội dung sau: - Tài sản Vốn và của công ty hoàn toàn tách biệt với các chủ sở hữu cả về mặt pháp lý và kế toán. - Các chủ sở hữu vốn của công ty chỉ phảI chịu trách nhiệm hữu hạn đối với nợ phảI trả và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty. - Thường có số lượng thành viên khá lớn. - Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh và cơ cấu quản lý thường tương đối phức tạp do có vấn đề về sở hữu vốn và quản lý, sử dụng vốn. - Có tư cách pháp nhân đầy đủ. - Việc ra quyết định kinh doanh, phân chia lợi nhuận, chia sẻ rủi ro và trách nhiệm của các thành viên đối với nợ phảI trả được thực hiện dựa trên cơ sở tỉ lệ góp vốn của các thành viên. - Được phép thay đổi sở hữu vốn của các thành viên.
  11. CÔNG TY CỔ PHẦN Là công ty đối vốn, trong đó vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người đầu tư góp vốn vào công ty thông qua việc mua cổ phần. Chứng chỉ nhận quyền sở hữu đối với cổ phần của công ty được gọi là cổ phiếu. Một cổ phiếu thể hiện quyền sở hữ đối với nhiều cổ phần của công ty. Vốn của các cổ đông thể hiện trên số cổ phần ghi trên cổ phiếu và số lượng cổ phiếu cổ đông đó nắm giữ chứ không được ghi trong điều lệ công ty.
  12. CÔNG TY TNHH Là công ty trong đó các thành viên góp vốn và chịu trách nhiệm về nợ phảI trả trong phạm vi số vốn góp. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân đầy đủ, các thành viên góp vốn chịu TNHH trong phạm vi vốn góp của mình. Vốn góp được chia thành các phần nhưng không nhất thiết phảI bằng nhau và được ghi trong điều lệ công ty. Công ty TNHH thường không được huy động vốn trong công chúng.
  13. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CTY ĐỐI VỐN ưu điểm - Dễ thu hút vốn các thành viên có thể giảm thiểu và phân tán được rủi ro trong kinh doanh. - Không hạn chế số lượng thành viên nên có thê huy động đuợc lượng vốn lớn. - Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động chặt chẽ do tách biệt quyền sở hữu vốn với việc quản lý. - Dễ dàng chuyển nhượng vốn góp. - Thuận lợi trong việc tham gia vào các giao dịch mua bán hợp nhất, sáp nhập công ty. - Tình hình tài chính được công khai, minh bạch. Nhược điểm - Chi phí thành lập, tổ chức hoạt động lớn. - Thủ tục pháp lý phức tạp khi thành lập công ty. - Chi phí huy động vốn lớn. - Khả năng bảo mật thông tin trong kinh doanh không cao. - Số lượng cổ đông lớn nên dễ phân nhóm và phát sinh mâu thuẫn. - Người điều hành trực tiếp không phảI là chủ sở hữu vốn nên có thể không tận tâm trong công việc.
  14. PHÂN LOẠI CÔNG TY THEO TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỞ HỮU ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY - Công ty trách nhiệm vô hạn: thường các công ty đối nhân và thương có quy mô nhỏ. - Công ty TNHH: Các chủ sở hữu vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp của mình.Tuy nhiên theo pháp luật của một số nước tính chất chịu TNHH sẽ bị tước bỏ nếu có chứng cứ chắc chắn việc thành lập công ty TNHH chỉ để lợi dụng tránh rủi ro cho bản thân.
  15. PHÂN LOẠI THEO QUY MÔ CÔNG TY - Công ty có quy mô lớn: là công ty có quy mô vốn từ 10 tỷ VNĐ trở lên hoặc có số lượng lao động bình quân trong năm từ 300 người trở lên. - Công ty có quy mô nhỏ:là công ty có quy mô vốn dưới 10 tỷ VNĐ hoặc có số lượng lao động bình quân trong năm dươí 300 người.
  16. PHÂN LOẠI CÔNG TY THEO QUAN HỆ GIỮA CÁC CÔNG TY VỀ VỐN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC - Các công ty hoạt động độc lập, riêng lẻ như công ty công ty hợp danh, công ty hợp vốn, công ty TNHH, công ty cổ phần. - Các công ty hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh hay mô hình công ty mẹ con: là mô hình bao gồm công ty mẹ với nhiều công ty con liên kết chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế thông qua việc sở hữu vốn, có địa bàn hoạt động rộng hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau tạo thành một thế mạnh chung, hình thành một tập đoàn kinh tế. + Công ty mẹ là một pháp nhân kinh tế độc lập, nhưng có quyền kiểm soát chi phối đến các công ty con thông qua một người đại diện phần vốn của mình tại công ty con. + Các công ty con cũng là các pháp nhân độc lập do một công ty khác đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoặc bị nắm giũ một số lượng cổ phần đủ để chi phối việc ra quyết định trong công ty đó. Công ty mẹ và công ty con độc lập hoàn toàn về mặt pháp lý, tuy nhiên quyền hạn và lợi ích kinh tế được liên kết nhau thông qua vốn đầu tư.
  17. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM - Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên - Công ty TNHH một thành viên - Công ty cổ phần - Công ty hợp danh - Công ty tư nhân ( doanh nghiệp tư nhân) - Công ty liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Hợp tác xã - Doanh nghiệp Nhà nước - Các loại hình doanh nghiệp khác
  18. CÔNG TY TNHH CÓ TỪ 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN - Được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức cá nhân, số lượng không vượt quá 50, không dưới 2 thành viên. Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. - Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phảI có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giam đốc( tổng giám đốc)
  19. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Là công ty do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, chử sở hữu phảI là một pháp nhân. Chủ sở hữu có thể là các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty nhà nước, các tổ chức Đảng, Đoàn thể, Hội liên hiệp phụ nữ hoặc một cá nhân. Chủ sở hữu không được rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty, không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán được các khoản nợ nhưng có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho các tổ chức và các nhân khác.
  20. CÔNG TY CỔ PHẦN - Hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. - Cổ đông của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức với số lượng cổ đông tối thiểu là 3, không hạn chế số lượng tối đa. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần và được hưởng quyền lợi cũng như quyêt định theo tỷ lệ vốn góp. - Cơ cấu tổ chức của cty cổ phần gồm Đại hội cổ đông,hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc( tổng giám đốc), ban kiểm soát( nếu công ty cổ phần có từ 12 thành viên trở lên)
  21. CÔNG TY HỢP DANH Là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh có thể có thêm các thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phảI là các cá nhân có trình độ chuyên môn, chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghã vụ tài sản khác, không được phép là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác hoặc là chủ của công ty tư nhân nhưng có thể là thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữ hạn trong phạm vi vốn góp. Khi có sự thay đổi trong tỷ lệ vốn góp của thành viên hợp danh thì công ty hợp danh phảI giảI thể và thành lập công ty mới.
  22. CÔNG TY TƯ NHÂN ( DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN) - Thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn về nợ phảI trả và các nghĩa vụ tài sản khác. - Không có tư cách pháp nhân. - Chủ doanh nghiệp tư nhân tự kê khai vốn.
  23. CÔNG TY LIÊN DOANH - Được thành lập và hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do 2 hoặc nhiều bên thành lập trại Việt nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định được ký kết giữa Chính Phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệo Việt Nam, hoặc doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. - Thuộc loại hình công ty TNHH. Có tư cách pháp nhân.
  24. DOANH NGHIỆP 100% VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Được thành lập theo hình thức công ty TNHH Có tư cách pháp nhân
  25. HỢP TÁC XÃ Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên. - Hoạt động theo luật HTX. - Có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và vốn khác. - Hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng trong việc ra quýet định
  26. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - Thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước. - Doanh nghiệp trong đó có sở hữu vốn của Nhà nước ở Việt nam gồm: + Công ty Nhà nước ( nhà nước sở hữu toàn bộ vốn). + Công ty cổ phần Nhà nước ( toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn). + Công ty TNHH nhà nước một thành viên ( do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và hoạt động theo luật doanh nghiệp). + Doanh nghiệp có cổ phần hoặc vốn góp chi phối của Nhà nước( chiếm trên 50%) + Doanh nghiệp có một phần vốn góp của Nhà nước( chiếm từ 50% trở xuống)
  27. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHÁC - Văn phòng luật sư - Công ty luật - Các tổ chức tín dụng( quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng ) - Các ngân hàng