Bài giảng Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

pptx 18 trang phuongnguyen 1640
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ke_khai_thue_tieu_thu_dac_biet.pptx

Nội dung text: Bài giảng Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt

  1. KÊ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 1
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Thông tư số 195/2015/TT-BTC, Hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TTĐB. 2
  3. QUY ĐỊNH CHUNG  Người nộp thuế phải tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế.  Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.  Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh.  Đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng hoặc quý đến ngày kết thúc hoạt động kinh doanh. 3
  4. GIA HẠN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ TTĐB a) Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. b) Thời gian gia hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế tạm tính theo quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế. c) Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế nơi nhận hồ sơ khai thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; nếu cơ quan thuế không có văn bản trả lời thì coi như đề nghị của4 người nộp thuế được chấp nhận.
  5. KHAI THUẾ BỔ SUNG Trường hợp NNT phát hiện hồ sơ khai thuế TTĐB đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.  Nếu còn trong thời hạn kê khai theo quy định thì NNT lập và nộp tờ khai thay thế cho tờ khai cũ đã gửi cơ quan thuế. Tờ khai thay thế phải ghi rõ thay thế cho tờ khai đã gửi cơ quan thuế ngày, tháng, năm nào.  Nếu quá thời hạn kê khai theo quy định thì NNT phải lập hồ sơ khai thuế bổ sung.  Trường hợp cơ quan thuế đã ra thông báo về quyết định thanh tra, kiểm tra thì NNT không được kê khai điều chỉnh. Nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh:  NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.  NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.  NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, 5 thanh tra phát hiện.
  6. HỒ SƠ KHAI THUẾ BỔ SUNG - Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh; - Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế); - Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh. 6
  7. TRÁCH NHIỆM NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ TTĐB - Người nộp thuế sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB; kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế TTĐB, sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước phải nộp hồ sơ khai thuế TTĐB với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. - Trường hợp người nộp thuế sản xuất hàng chịu thuế TTĐB thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, người nộp thuế phải khai thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế TTĐB nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp thuế thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi. - Trường hợp người nộp thuế có cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thuế TTĐB với cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất. 7
  8. KỲ KHAI THUẾ TTĐB - Thuế TTĐB là loại khai theo tháng. Kỳ tính thuế đầu tiên của thuế TTĐB được tính từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đến ngày cuối cùng của tháng, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày kết thúc hoạt động kinh doanh. - Đối với hàng hoá mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh. THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ - Trường hợp khai theo tháng: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. - Đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng sau đó được bán trong nước thì khai theo từng lần phát sinh, chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. 8
  9. HƯỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ KHAI THUẾ - Tờ khai thuế TTĐB mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC. - Bảng kê hóa đơn hàng hóa mua vào chịu thuế TTĐB mẫu số 01- 2/TTĐB (nếu có). Mẫu hồ sơ trong phụ lục đính kèm theo TT195/2015/TT-BTC 9
  10. ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ 1. NNT có trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau: - NNT trực tiếp sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB. - NNT kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, mua hàng đã xuất khẩu (chưa nộp thuế TTĐB) nhưng sau đó không xuất khẩu mà bán hàng hoá đó trong nước. 2. Trường hợp NNT sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, NNT phải khai thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. - Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế TTĐB nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng về NNT thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi. 3. Hồ sơ khai thuế TTĐB đối với trường hợp người nộp thuế TTĐB có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác10 với trụ sở chính được nộp tại nơi có cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB.
  11. KHAI THUẾ KHOÁN (kể cả thuế TTĐB) 1. Đối tượng nộp thuế khoán thuế TTĐB Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên nộp thuế theo phương pháp khoán (gọi chung là Hộ nộp thuế khoán) bao gồm: a) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh hoặc thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không đăng ký thuế và không thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc đăng ký thuế của cơ quan thuế. b) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. c) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ dẫn đến không xác định được số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh. d) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động, không thường xuyên. 2. Hồ sơ khai thuế khoán thuế TTĐB: Hộ11 nộp thuế khoán thuế TTĐB khai Tờ khai mẫu số 01/THKH ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
  12. KHAI THUẾ KHOÁN (kể cả thuế TTĐB) (tt) 3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán a) Hộ nộp thuế khoán thực hiện khai thuế theo năm (một năm khai một lần). Từ ngày 20/11 đến ngày 5/12 của năm trước, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế khoán năm sau cho tất cả các hộ nộp thuế khoán. Cơ quan thuế đôn đốc hộ nộp thuế khoán khai và nộp Tờ khai thuế mẫu số 01/THKH cho cơ quan thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 15/12 của năm trước. Trường hợp Hộ nộp thuế khoán mới ra kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên, khoáng sản. Trường hợp Hộ nộp thuế khoán thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. b) Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn quyển thì thời hạn nộp Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu quý sau. c) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn bán lẻ theo từng số thì thời điểm12 khai thuế là thời điểm đề nghị được sử dụng hoá đơn tại cơ quan thuế.
  13. KHAI THUẾ KHOÁN (kể cả thuế TTĐB) (tt) 4. Thời hạn thông báo thuế khoán a.1) Cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế khoán (theo mẫu) tới Hộ nộp thuế khoán (bao gồm cả hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT và hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT) chậm nhất là ngày 20/01 hàng năm. Thông báo một lần áp dụng cho các quý nộp thuế ổn định trong năm. Trường hợp điều chỉnh lại tiền thuế của Hộ nộp thuế khoán thay đổi về quy mô, ngành nghề kinh doanh hoặc điều chỉnh tiền thuế do thay đổi về chính sách thuế, cơ quan thuế gửi thông báo (theo mẫu) cho Hộ nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 của tháng có thay đổi tiền thuế. a.2) Trường hợp Hộ nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế gửi Thông báo (theo mẫu) cho Hộ nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 của tháng có phát sinh tiền thuế phải nộp. 13
  14. KHAI THUẾ KHOÁN (kể cả thuế TTĐB) (tt) 5. Thời hạn nộp thuế khoán TTĐB a) Căn cứ Thông báo nộp thuế, Hộ nộp thuế khoán nộp tiền thuế của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý. b) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn quyển thì thời hạn nộp thuế bổ sung chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau. b) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hoá đơn bán lẻ theo từng số thì thời hạn nộp thuế là thời điểm khai thuế theo từng lần phát sinh. 14
  15. KHAI THUẾ KHOÁN TTĐB (tt) 6. Xác định số thuế khoán Căn cứ vào tài liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế, cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán dự kiến của Hộ nộp thuế khoán để niêm yết công khai, đồng thời tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường. Đối với Hộ nộp thuế khoán hoạt động theo hình thức nhóm cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế căn cứ thu nhập chịu thuế ấn định của nhóm, tỷ lệ phân chia thu nhập và khai thuế giảm trừ gia cảnh của từng thành viên để tính và thông báo số thuế khoán phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo từng quý của từng thành viên trong nhóm. Số thuế khoán được xác định cho từng quý và ổn định trong một năm. Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế. 15
  16. ẤN ĐỊNH THUẾ TTĐB Các trường hợp: a) Không đăng ký thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế; b) Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định; c) Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; d) Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế; đ) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp; e) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế; g) Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số16thuế phải nộp.
  17. CĂN CỨ ẤN ĐỊNH SỐ THUẾ TTĐB  Căn cứ vào tài liệu khai thuế của NNT khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến NNT; Các cơ quan quản lý Nhà nước khác.  Tham khảo, đối chiếu số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng, cùng qui mô tại địa phương. Trường hợp không có cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng, cùng qui mô thì so sánh với số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương.  Tham khảo giá giao dịch thông thường trên thị trường: Là giá giao dịch theo thỏa thuận khách quan giữa các bên không có quan hệ liên kết. Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có qui mô kinh doanh và số khách hàng lớn17 tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.
  18. HỒ SƠ ẤN ĐỊNH THUẾ TTĐB  Khi ấn định thuế, cơ quan thuế phải gửi Quyết định ấn định thuế cho người nộp thuế theo mẫu số 01/AĐTH.  Thời hạn nộp thuế là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ký Quyết định ấn định thuế. Trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế với số tiền thuế ấn định từ năm trăm triệu đồng trở lên, thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ký quyết định ấn định thuế.  Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích hoặc khiếu nại về việc ấn định thuế. 18