Bài giảng HIV / AIDS - ThS. Nguyễn Phúc Học

pdf 32 trang phuongnguyen 6201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng HIV / AIDS - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_hiv_aids_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng HIV / AIDS - ThS. Nguyễn Phúc Học

  1. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y HIV / AIDS Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được cơ chế gây suy giảm miên dịch của HIV. 2. Trình bày được các giai đoạn nhiễm HIV 3. Trình bày được biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của AIDS 4. Nêu được các phương pháp điều trị HIV/AIDS 1
  2. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1. Định nghĩa, tình hình mắc bệnh 1.1 Định nghĩa HIV: Human Immuno deficience Nhiễm HIV (vi rút gây suy Virus (vi rút gây suy giảm miễn giảm miễn dịch ở người) và dịch ở người). AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một AIDS: Acquired Immuno - quá trình bệnh lý do một loại Deficiency Syndrome (Hội vi rút thuộc họ Retroviridae chứng suy giảm miễn dịch mắc gây ra. HIV làm suy giảm phải). nặng tế bào TCD4, từ đó gây ra suy giảm nghiêm trọng tình trạng miễn dịch dẫn đến bệnh nhân mắc các nhiễm trùng cơ hội và ung thư, suy kiệt và tử vong. 2
  3. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.2 Tình hình mắc bệnh 1.2.1 Lịch sử phát hiện Tháng 6/1981 ở thành phố Los Angles (Hoa Kỳ) đã phát hiện thấy 5 thanh niên thuộc loại quan hệ tình dục đồng giới bị viêm phổi do Pneumocystis carinii, khi điều trị bằng pentamidin liều cao không khỏi và tất cả các bệnh nhân đều có tình trạng suy giảm miễn dịch. Năm 1983 được xác định là phát hiện ra HIV-1. Năm 1985, L. Montagnier và cs. phân lập được một vi rút từ các bệnh nhân AIDS ở Guinea-Bisau (Tây Phi), sau được gọi là HIV-2. Hiện nay, nhiễm HIV/AIDS đang được coi là đại dịch, là hiểm hoạ toàn cầu. Tính đến cuối năm 2005. Theo Tổ chức Y tế thế giới, đã có hơn 40 triệu người trên thế giới nhiễm HIV, riêng năm 2005 có gần 5 triệu người mới nhiễm HIV, 3,1 triệu người chết vì AIDS. 3
  4. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.2.2 Tình hình nhiễm HIV/AIDS hiện nay ở Việt Nam Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 31/12/2014, toàn quốc có 226.964 trường hợp nhiễm HIV (trong đó 71.433 người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS) và 71.368 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong. Số người nhiễm HIV được phát hiện hằng năm có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây nhưng vẫn ở mức cao, với khoảng 12.000 - 14.000 trường hợp nhiễm mới mỗi năm Tính đến cuối năm 2014, 100% số tỉnh thành phố, 98,9% số quận huyện và 80,3% số xã, phường đã có người nhiễm HIV. Một số xã, phường có số người nhiễm HIV cao gấp 10 lần số ca nhiễm trung bình của toàn quốc và tập trung chủ yếu ở các vùng xa và dân tộc thiểu số. Dịch HIV ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao là người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm. 4
  5. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2. HIV 2.1 Cấu trúc và đặc điểm của HIV 2.1.1 Cấu trúc HIV có cấu trúc hình cầu đường kính 110 nm gồm 3 lớp: Bao ngoài (Envelop): Là một màng lipit kép có nhiều kháng nguyên là những cấu trúc Glycoprotein (ký hiệu: Gp) Vỏ: Gồm 2 lớp, cấu trúc là Protein. Lõi (nhân): Có hình trụ được bọc trong một lớp Protein. Gồm có 2 loại kháng nguyên ký hiệu là: GAG (Group Specific Antigen) và POL (Polymerase) nhưng bản chất chung đều là các Protein (ký hiệu P). HIV-1 có nhiều kháng nguyên đặc hiệu như: Gp 41, Gp 120, Gp 160, P24. HIV có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi các yếu tố lý, hoá và các chất khử trùng thông thường. 5
  6. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.1.2 Đặc điểm HIV HIV có ái tính với lympho T- CD4, monocyte và đại thực bào HIV có khả năng né tránh miễn dịch: do có khả năng biến dị kháng nguyên, tạo ra nhiều loại kháng nguyên khác nhau và có cấu tử đường che đậy cấu trúc kháng nguyên. 2.2 Vòng sống của HIV HIV sống và phát triển nhờ năng lượng chuyển hóa của chính tế bào mà chúng xâm nhập 6
  7. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.3 Đường lây nhiếm HIV HIV có thể tìm thấy trong máu và các sản phẩm của máu, tinh dich, dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt, dịch não tuỷ, nước tiểu, sữa mẹ. Tuy nhiên chỉ có 3 phương thức lây được xác định là: - Lây truyền qua đường tình dục: qua đường tình dục qua tình dục khác giới chiếm 71%, qua tình dục đồng giới (nam) chiếm 15%. - Lây truyền qua đường máu: Do truyền máu và các sản phẩm của máu, ghép tạng không kiểm soát được HIV, do dùng chung bơm tiêm kim tiêm . - Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền cho con trong thời kỳ mang thai, trong khi đẻ và sau khi đẻ (qua sữa). Ngoài các phương thức lây truyền như trên, hiện nay chưa xác định được các phương thức lây khác như đường hô hấp, qua muỗi hoặc côn trùng đốt, hôn, dùng chung bát đũa 7
  8. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3. Cơ chế bệnh sinh rối loạn miễn dịch do HIV - HIV gây tổn thương các tế bào của hệ miễn dịch, dẫn tới các rối loạn đáp ứng miễn dịch. - Trong các tế bào miễn dịch bị tổn thương thì T-CD4 bị tổn thương đầu tiên và trầm trọng nhất. - Khi HIV xâm nhập tế bào T- CD4, nó sẽ trực tiếp hủy diệt T- CD4 bằng cách tăng thẩm thấu màng tế bào, gây độc tế bào hoặc giản tiếp giết T-CD4 do hình thành kháng thể kháng lympho hoặc phản ứng chéo giữa kháng thể kháng HIV với kháng nguyên tế bào đích. 8
  9. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4. Các giai đoạn nhiễm HIV và hội chứng AIDS 9
  10. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4.1 Các giai đoạn nhiễm HIV 4.1.1 Giai đoạn nhiễm trùng khởi phát Giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 8 tuần. Trong 1 -2 tuần đầu không thấy kháng nguyên và kháng thể kháng HIV trong máu. Từ khoảng tuần thứ 3 trong huyết thanh có kháng nguyên p24 và kháng thể kháng HIV typ IgM. Tuy nhiên các yếu tố này xuất hiện ở mức độ thấp, các kỹ thuật hiện nay có thể không đủ độ nhạy để phát hiện. Đây là giai đoạn cửa sổ, nếu lấy máu để truyền trong giai đoạn này sẽ dễ bị nhiễm HIV, mặc dù đã làm các xét nghiệm sàng lọc. 10
  11. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4.1.2 Giai đoạn nhiễm trùng tiềm tàng Giai đoạn này kéo dài 3 tháng đến 10 năm hoặc dài hơn. Trong huyết thanh có các kháng thể đặc hiệu với từng kháng nguyên của HIV, phần lớn kháng thể kháng HIV typ IgG, dễ phát hiện. Không có triệu chứng lâm sàng. 4.1.3 Giai đoạn hình thành hội chứng AIDS Biểu hiện hội chứng AIDS trên lâm sàng Trong huyết thanh có thể phát hiện các kháng nguyên, các kháng thể kháng HIV đặc hiệu cho từng kháng nguyên và các phức hợp miễn dịch. 11
  12. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4.2.1 Lâm sàng a. Những nhóm bệnh thường gặp của hội chứng HIV - Nhiễm trùng cơ hội: Thường gặp viêm phổi do Pneumocytis carinii hoặc nhiễm Cytomegalovius. Đây là những bệnh ít xảy ra ở cơ thể có đáp ứng miễn dịch bình thường. - Nhiễm trùng do các nguyên nhân thông thường: Nếu gặp ở người nhiễm HIV thì có khuynh hướng nặng hơn, tần suất cao hơn và triệu chứng thường không điển hình như Herpes simplex virus, nhiễm lao. 12
  13. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y - Ung thư hóa: - Biểu hiện trực tiếp của nhiễm Ung thư phát sinh ở những hệ HIV: Bệnh não do HIV, bệnh tủy thống bình thường ít xảy ra ung do HIV. thư ở những người có đáp ứng miễn dịch bình thường, ví dụ như: ung thư hóa hệ lympho (hạch to dạng Kaposi’s sarcoma, u lympho không Hodgkin). 13
  14. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y b. Phức hợp liên quan AIDS và hội chứng AIDS đầy đủ Mặc dù biểu hiện lâm sàng của hội chứng AIDS khác nhau giữa các cá thể nhưng biểu hiện thường qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu các triệu chứng không đặc hiệu gọi là phức hợp liên quan AIDS, giai đoạn sau biểu hiện hội chứng AIDS đầy đủ. Phức hợp liên quan AIDS (AIDS – Related Complex – ARC): Sốt kéo dài, gày sút > 10% thể trọng; tiêu chảy kéo dài; viêm loét răng miệng kéo dài; nhiễm Herpes simplex virus hoặc nhiễm Varicella zoster virus tái nhiễm nhiều lần; nhiễm nấm da và niêm mạc, ngứa, ban đỏ, bầm tím trên da. 14
  15. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y - Hội chứng AIDS đầy đủ: Bao gồm các triệu chứng trên, kèm theo 1 hoặc nhiều biểu hiện sau: + Hạch to dạng Kaposi sarcoma + Nhiễm trùng phổi: viêm phổi do Phneumocytis carinii, lao phổi, nấm phổi. + Thần kinh: liệt, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, rối loạn cảm giác nóng lạnh. 15
  16. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Phân loại lâm sàng bệnh HIV ở người lớn, vị thành niên và trẻ em (theo “Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS – Quyết định số 3047/QĐ-BYT, Hà nội ngày 22.7.2015 của Bộ trưởng Bộ Y Tế) 16
  17. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Phân loại lâm sàng bệnh HIV ở người lớn, vị thành niên và trẻ em (theo “Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS – Quyết định số 3047/QĐ-BYT, Hà nội ngày 22.7.2015 của Bộ trưởng Bộ Y Tế) 17
  18. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Phân loại lâm sàng bệnh HIV ở người lớn, vị thành niên và trẻ em (theo “Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS – Quyết định số 3047/QĐ-BYT, Hà nội ngày 22.7.2015 của Bộ trưởng Bộ Y Tế) 18
  19. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y HIV / AIDS 2 19
  20. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4.2.2 Cận lâm sàng - Biểu hiện đặc hiệu nhất là trong huyết thanh có kháng thể đặc hiệu kháng HIV hoặc kháng nguyên của HIV. - Số lượng T-CD4 giảm (bình thường số lượng T-CD4 từ 500 – 1500/mm3). Mức độ giảm T- CD4 tương ứng với mức độ suy giảm miễn dịch. - Số lượng lympho toàn phần giảm. - Tỷ lệ T-CD4/T-CD8 < 1 (bình thường 1,5 – 2,5). - Ở giai đoạn muộn, số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu giảm. 20
  21. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Nguyên tắc tư vấn và xét nghiệm HIV Mọi hình thức tư vấn và xét nghiệm HIV đều phải tuân thủ nghiêm ngặt đồng bộ 5 nguyên tắc sau: Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với chăm sóc, điều trị.  Đồng thuận: Phải có sự đồng ý của khách hàng sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về xét nghiệm HIV. Khách hàng có quyền từ chối xét nghiệm.  Bảo mật: Đảm bảo tính bí mật thông tin của người được tư vấn và xét nghiệm HIV. Nội dung thảo luận giữa người tư vấn và khách hàng không được tiết lộ cho bất kỳ ai nếu không có sự đồng ý của họ.  Tư vấn: Tất cả các trường hợp làm xét nghiệm HIV đều phải được cung cấp thông tin trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm.  Chính xác: Các cơ sở xét nghiệm cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình thực hành chuẩn về xét nghiệm HIV và áp dụng phương cách xét nghiệm quốc gia. Các cơ sở xét nghiệm HIV cần tham gia hệ thống đảm bảo chất lượng xét nghiệm để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm.  Kết nối với chăm sóc và điều trị: Người nhiễm HIV cần được kết nối ngay với chăm sóc và điều trị. Có cơ chế phản hồi để đảm bảo chuyển gửi thành công và được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. 21
  22. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Các phương pháp xét nghiệm HIV (theo “Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS – Quyết định số 3047/QĐ-BYT, Hà nội ngày 22.7.2015 của Bộ trưởng Bộ Y Tế) 22
  23. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 23
  24. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 24
  25. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5. Điều trị và dự phòng HIV/AIDS 5.1 Điều trị đặc hiệu Các thuốc kháng HIV có tác dụng kìm hãm sự phát triển của HIV, làm kéo dài thời gian nhiễm, chậm lại thời điểm xuất hiện AIDS. Thường kết hợp 3 – 4 loại thuốc từ các nhóm thuốc kháng HIV sau: - Nucleoside và nucleosid reverse transcriptose inhibitor (nRTI): thuốc ức chế men RT để ức chế quá trình sao chép RNA: zidovudine, zalcitabine, didanosine, lamivudine. 25
  26. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y - Non - nucleosid reverse transcriptose inhibitor (NNRTI): Ức chế RT trực tiếp bằng cách gắn vào enzym: delaviridine, efavirenz, nevirapine. 26
  27. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y - Protease Inhibitor ức chế men protease để ức chế quá trình tạo vỏ: ritronavir, indinavir, saquinavir, amprenavir, neltegravir. 27
  28. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y - Intergrase Inhibitor ức chế - Entry inhibitor: ức chế gắn và enzym intergrase: raltegravir. xâm nhập của virus vào tế bào: maraviroc. - Fusion inhibitor: thuốc ức chế hòa màng virus, gắn virus vào tế bào đích: enfuvirtide. 28
  29. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5.2 Các điều trị khác 5.2.2 Điều trị miễn dịch 5.2.1 Điều trị và dự phòng các - Phục hồi chức năng tạo bệnh nhiễm trùng cơ hội – tùy lympho bằng interleukin I, II. từng bệnh cảnh cụ thể, ví dụ: - Hỗ trợ miễn dịch thể dịch - Dự phòng lao bằng isoniazid bằng γ globulin - Dự phòng viêm phổi do - Kích thích sinh tế bào máu P.carinii bằng penttamidin và bằng GM-CSF, interleukin III. cotrimoxazol. 29
  30. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5.3 Dự phòng 5.3.2 Dự phòng không đặc hiệu 5.3.1 Dự phòng đặc hiệu hạn chế lây nhiễm HIV bằng cách cắt đứt các đường lây - Hiện chưa có vaccin để dự truyền: phòng HIV - Tình dục an toàn (dùng bao cao su), lành mạch (chung - Những người bị phơi nhiễm thủy). HIV nguy cơ cao (quan hệ tình - Không tiêm chích ma túy. dục không an toàn với người - Kiểm tra và sàng lọc HIV ở các nhiễm HIV, tiêm chích chung sản phẩm máu và máu trước kim với người nhiễm HIV (+), khi truyền. vết thương gây ra từ người - Dụng cụ y tế phải được tiệt dính máu nhiễm HIV, da niêm trùng đúng qui định. mạc hoặc vết thương tiếp xúc - Nếu mẹ nhiễm HIV thì không với máu HIV (+)) cần được điều nên sinh con. Nếu đã mang thai trị dự phòng bằng thuốc kháng muốn sinh con cần phải dự HIV: kết hợp 2 – 3 thuốc trong 4 phòng bằng zidovudine hoặc tuần. nevirapine. 30
  31. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Tài liệu tham khảo chính 1. Bệnh học (ĐT dược sĩ đại học - download giao trinh nganh y ) TS Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, Bộ Y Tế, Bệnh Học, Nhà xuất bản Y học, 2010. 2. H199 ( ) phần mềm H199. Nguyễn Phúc Học, giáo trình điện tử, tổng hợp > 1000 bệnh lý nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu & các chuyên khoa. cập nhật 2015. 3. Bệnh truyền nhiễm - Đại học y dược TP.HCM-1997 4. Bệnh học truyền nhiễm-HVQY-2008 5. Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS – Quyết định số 3047/QĐ-BYT, Hà nội ngày 22.7.2015 của Bộ trưởng Bộ Y Tế 6. Các giáo trình về Bệnh học, Dược lý, Dược lâm sàng, 31
  32. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG 8 CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM 32