Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 7: Thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức

ppt 33 trang phuongnguyen 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 7: Thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_he_thong_thong_tin_quan_ly_chuong_7_thuong_mai_die.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 7: Thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức

  1. CHƯƠNG 7 Thương mại điện tử và các hệ thống thông tin quản lý giữa các tổ chức
  2. Nội Dung • Thương mại điện tử (Ecommerce) và kinh doanh điện tử (Ebusiness) • Lợi ích và các thách thức của Thương mại điện tử • Các loại hình Ecommerce: B2C, B2B, C2C • Bán lẻ hướng tới khách hàng: bán trực tiếp trên Web, tiếp thị tương tác và cá nhân hóa, M-commerce, khách hàng tự phục vụ • Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp: các quan hệ và hiệu ứng mới • Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng • Các HT thanh toán chính trong Ecommerce
  3. Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử ⚫ TMĐT (e-commerce) là các giao dịch được thực hiện trên mạng Internet giữa các DN với các KH mua và sử dụng hàng hóa và dịch vụ hoặc giữa các DN với nhau. ⚫ Kinh doanh điện tử (e-business) là một khái niệm rộng hơn của TMĐT. Nó không chỉ bao gồm các hoạt động mua, bán, mà gồm cả các dịch vụ khách hàng, liên kết với các đối tác, và thiết lập các giao dịch điện tử bên trong tổ chức.
  4. Xu thế kinh doanh điện tử
  5. Các đặc trưng của Thương mại điện tử ⚫ Các bên tiến hành giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. ⚫ Thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. ⚫ Trong hoạt động giao dịch có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. ⚫ Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường.
  6. Lợi ích của Thương mại điện tử Công nghệ Internet là CS hạ tầng CNTT: ⚫ Cung cấp các chuẩn công nghệ và tập hợp các công nghệ dể dùng và phổ biến mà các tổ chức có thể chọn lựa bất kể HT máy tính hay nền tảng CNTT tổ chức đang dùng. ➔ được dùng để kết nối các HT riêng lẻ lại với nhau, phối hợp công việc của nhiều nhóm làm việc khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới ⚫ Cung cấp cách dễ nhất để kết nối với các cá nhân & các doanh nghiệp khác với chi phí thấp nhất → giảm chi phí cho các hoạt động hợp tác giữa cty với các nhà cung ứng và các đối tác kinh doanh bên ngoài
  7. Lợi ích của Thương mại điện tử ⚫ Truyền thông trực tiếp giữa các đối tác mua bán: bỏ qua các lớp trung gian & các qui trình / thủ tục nhiều lớp ko hiệu quả ⚫ Dịch vụ toàn thời gian (Round-the-clock service): Web sites luôn sẳn sàng đối với KH 24 giờ. Các SP TT như phần mềm, nhạc, video có thể phân phối vật lý qua Internet. ⚫ Mở rộng kênh phân phối: Tạo các cửa hàng để thu hút & phục vụ các KH ko lui tới công ty ⚫ Giảm chi phí giao dịch: Chi phí tìm kiếm của người mua, người bán, thu thập TT SP, thương lượng, lập hợp đồng, chuyển giao hàng
  8. Lợi ích của thương mại điện tử ⚫ TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác ⚫ TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất ⚫ TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. ⚫ TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại. ⚫ Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
  9. Lợi ích của Thương mại điện tử
  10. Các thách thức của thương mại điện tử ⚫ Lợi nhuận giảm: Chi phí giao dịch giảm và thông tin phong phú sẽ làm giảm lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của một số lĩnh vực kinh doanh. ⚫ Sự quá tải thông tin: Internet cho phép giảm chi phí xuất bản → bất cứ ai được nối vào cơ sở hạ tầng thông tin đều có thể trở thành một nhà xuất bản toàn cầu → tạo ra môi trường rất hỗn độn → quá nhiều thông tin, khách hàng dễ bị ngợp → sự chú ý của khách hàng là yếu tố quan trọng với các doanh nghiệp.
  11. Các thách thức của thương mại điện tử ⚫ Tính hiệu quả cao hơn của thị trường: Cạnh tranh về giá cả cũng gia tăng vì các phần mềm sẽ giúp xác định dễ dàng các nhà cung cấp có giá rẻ, nhất là các mặt hàng thông dụng. ➔ Các nhà quản trị phải xác định lại các chiến lược kinh doanh, marketing, nhấn mạnh đến các vấn đề quy mô, sự khác biệt, các dịch vụ gia tăng và nhãn hiệu thương mại
  12. Các mô hình kinh doanh trên Internet
  13. Các loại hình Ecommerce: B2C, B2B, C2C ⚫ Business-to-customer (B2C): Hoạt động bán lẻ sản phẩm và dịch vụ trực tiếp đến KH cá nhân. ⚫ Business-to-business (B2B): Hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ giữa các doanh nghiệp ⚫ Consumer-to-consumer (C2C): Các cá nhân sử dụng Web để trao đổi hay mua bán riêng tư ⚫ Business-to-Goverment (B2G): thương mại giữa công ty và khối hành chính công bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ.
  14. Các loại hình Ecommerce: B2C, B2B, C2C
  15. Bán lẻ hướng tới khách hàng (Customer-centered retailing) ⚫ Internet cung cấp các kênh truyền thông và tương tác mới tạo quan hệ với KH trong bán hàng, tiếp thị và hỗ trợ KH gần gủi hơn với chi phí hiệu quả hơn. ⚫ Công ty có thể sử dụng Web site để cung cấp các thông tin diễn tiến, dịch vụ và các hỗ trợ, ⚫ Tạo các tương tác tích cực với KH để tạo nền tảng cho quan hệ lâu dài với KH và sự quay lại của KH.
  16. Bán lẻ hướng tới khách hàng: Bán trực tiếp trên Web ⚫ Nhà SX có thể bán trực tiếp các sản phẩm của họ đến KH mua lẻ, bỏ qua các trung gian ➔ đạt được lợi nhuận cao hơn với giá bán thấp hơn. ⚫ Disintermediation: Xóa bỏ các lớp thuộc tổ chức hay tiến trình KD trong chuỗi giá trị. ⚫ Reintermediation: tiến trình chuyển vai trò chức năng trung gian trong chuổi giá trị thành nguồn mới bên ngoài.
  17. Bán lẻ hướng tới khách hàng: Lợi ích từ bán trực tiếp trên Web Manufacturer Distributor Retailer Customer $48.50 $40.34 Manufacturer Retailer Customer Manufacturer Customer $20.45
  18. Bán lẻ hướng tới khách hàng: Tiếp thị tương tác và cá nhân hóa ⚫ Có thể dùng tính chất tương tác của Internet để giữ được sự chú ý của KH hay có được TT chi tiết vể mối quan tâm và thị hiếu theo kiểu tiếp thị 1-1 ⚫ Có thể tạo trang Web được cá nhân hóa thể hiện nội dung hay quảng cáo về các sản phẩm hay dịch vụ có sự quan tâm đặc biệt với mỗi người dùng, hoàn thiện kinh nghiệm của KH và tạo ra giá trị gia tăng ⚫ Chi phí cho khảo sát KH truyền thống là rất cao. Biết KH cảm thấy như thế nào hay họ nghỉ gì về sản phẩm hay dịch vụ thông qua Web rẻ hơn rất nhiều.
  19. Bán lẻ hướng tới khách hàng: Tiếp thị tương tác và cá nhân hóa
  20. Bán lẻ hướng tới khách hàng: M-commerce và tiếp thị thế hệ kế tiếp Mobile commerce (m-commerce): ⚫ Thiết bị không dây dùng để thực hiện các giao dịch B2B & B2C qua Internet ⚫ Cá nhân hóa mở rộng bằng cách phân phối các dịch vụ cộng thêm trực tiếp đến KH mọi lúc, mọi nơi. ⚫ Phần mềm theo dõi vị trí cho phép DN theo dõi sự di chuyển của KH & cung cấp thông tin, quảng cáo và các dịch vụ khác như báo cáo thời tiết địa phương hay định vị nhà hàng gần nhất.
  21. Bán lẻ hướng tới khách hàng: M-commerce và tiếp thị thế hệ kế tiếp
  22. Bán lẻ hướng tới khách hàng: Khách hàng tự phục vụ ⚫ Công nghệ Web và công nghệ mạng khác đã tạo điều kiện cho các tiếp cận mới để hỗ trợ và phục vụ khách hàng. ⚫ Trả lời câu hỏi và cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng thông qua Web site hoặc email. ⚫ Sản phẩm phần mềm mới có thể tích hợp Web với Call center.
  23. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp: các quan hệ và hiệu ứng mới ⚫ Trong B2B ecommerce, công ty có thể bán hàng cho DN khác bằng cách dùng Web site riêng của mình như là cửa hàng điện tử hoặc công ty có thể thực hiện các giao dịch thông qua Private Industrial Networks hay Net Marketplaces ⚫ Private industrial networks: chú trọng vào qui trình kinh doanh liên tục hợp tác giữa các công ty cho thương mại hợp tác hay quản trị chuỗi cung ứng. ⚫ Private industrial networks: bao gồm 1 công ty lớn dùng extranet để kết nối với các nhà cung ứng và các đối tác kinh doanh chủ yếu của nó.
  24. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp: các quan hệ và hiệu ứng mới A Private Industrial Network
  25. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp: các quan hệ và hiệu ứng mới Net Marketplaces: ⚫ Hay e-hubs, cung cấp 1 thị trường số hóa dựa trên công nghệ Internet cho nhiều người bán và nhiều người mua khác nhau, điều hành như người trung gian độc lập giữa người bán & người mua. ⚫ Thường giao dịch nhiều hơn private industrial networks, Doanh thu có từ các giao dịch mua & bán & các dịch vụ cung cấp cho KH. ⚫ Các thành viên tromg Marketplace có thể thiết lập giá thông qua thương lượng, đấu giá trực tuyến hay yêu cầu bảng chiết tính giá hoặc dùng giá cố định
  26. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp: các quan hệ & hiệu ứng mới
  27. Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng ⚫ Khách hàng, từ một máy tính điền thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng của Website bán hàng. Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng ⚫ Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và click vào nút "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp. ⚫ Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).
  28. Các công đoạn của một giao dịch mua bán trên mạng ⚫ Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt). ⚫ Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet. ⚫ Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.
  29. Dòng Thông Tin Ecommerce
  30. Các HT thanh toán chính trong Ecommerce PAYMENT SYSTEM DESCRIPTION DIGITAL CREDIT CARD SECURE SERVICES FOR CREDIT CARD PAYMENTS PAYMENT ON INTERNET DIGITAL WALLET SOFTWARE STORES CREDIT CARD AND OTHER INFORMATION ACCUMULATED BALANCE ACCUMULATES MICROPAYMENT PURCHASES AS PAYMENT SYSTEM DEBIT BALANCE TO BE PAID PERIODICALLY STORED VALUE PAYMENT ENABLES CONSUMERS TO MAKE INSTANT PAYMENTS SYSTEMS (American BASED ON VALUE STORED IN DIGITAL ACCOUNT DIGITAL CASH (eCoin.net) DIGITAL CURRENCY USED FOR MICROPAYMENTS OR LARGER PURCHASES PEER-TO-PEER PAYMENT SENDS MONEY VIA WEB TO PERSONS OR VENDORS SYSTEMS (Paypal) NOT SET UP TO ACCEPT CREDIT CARD PAYMENTS DIGITAL CHECKING PROVIDES ELECTRONIC CHECK WITH SECURE (CHEXpedite, Western DIGITAL SIGNATURE Union)) ELECTRONIC BILLING SUPPORTS ELECTRONIC PAYMENT FOR ONLINE AND PRESENTMENT & PHYSICAL STORE PURCHASES PAYMENT (CheckFree)
  31. Các HT thanh toán chính trong Ecommerce: Thẻ tín dụng ⚫ Thẻ tín dụng vẫn được xem như là phương pháp thanh toán thịnh hành nhất khi giao dịch trực tuyến. chiếm tới 90% tổng các giao dịch. ⚫ Để được chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, công ty phải liên hệ với nhà cung cấp Merchant Account, họ sẽ cung cấp phần mềm và phần cứng để có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trên trang web của cty. Nhà cung cấp Merchant Account gồm 3 nhóm: ⚫ Nhà cung cấp trực tiếp: Đại diện là các ngân hàng, họ sẽ trực tiếp đưa giao dịch của cty đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng. Những đơn đặt hàng đã hoàn tất sẽ được gửi từ site của bạn đến ngân hàng thông qua phần mềm “Payment Gateway”, tuyệt đối an toàn đối với các thông tin được ghi trong thẻ tín dụng. ⚫ Môi giới: cty sẽ phải trả cho họ một tỷ lệ chiết khấu từ 2% đến 3%. Tỷ lệ chiết khấu là khoản tiền mà cty phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đối với từng giao dịch. ⚫ Nhà cung cấp thứ ba:chuyển quá trình thanh toán thẻ tín dụng từ đơn đặt hàng trên trang web của cty bằng chính tài khoản của họ. nhà cung cấp dịch vụ sẽ là những người trực tiếp bán hàng, còn bạn với vai trò của một người bán hàng, bây giờ bạn sẽ là đại lý cung cấp hàng cho họ.
  32. Các HT thanh toán chính trong Ecommerce ⚫ Khách hàng có thể trả tiền bằng hoá đơn điện thoại: Website thực hiện phương pháp thanh toán bằng cách cho phép những người sử dụng Internet chuyển chi phí mua bán thành hoá đơn điện thoại. Các mặt hàng dưới 1 USD có thể thực hiện phương pháp thanh toán này. ⚫ Phương pháp chuyển tiền bằng điện tử (EFT): khấu trừ tiền thanh toán từ tài khoản ngân hàng của một doanh nghiệp hoặc của cá nhân và tiền được kiểm tra trước khi chấp thuận. ⚫ séc điện tử (e-check): phát sinh một loại séc bằng giấy mà theo đó người mua phải đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của người bán một khoản tiền và bất cứ một séc tiêu chuẩn nào cũng phải thông qua quá trình này
  33. Các HT thanh toán chính trong Ecommerce ⚫ Để chấp nhận phương pháp thanh toán e-check hay EFT, cty và khách hàng không cần sử dụng phần cứng hay phần mềm. Mã số được tích hợp vào hệ thống trang web và nối khách hàng với máy chủ bảo mật. Một khi làm được điều này thì những hệ thống này sẽ cung cấp những thông tin tài khoản ngân hàng cần thiết và như vậy bắt đầu phương pháp EFT và phương pháp thanh toán e-check. ⚫ Người bán và người mua ngay lập tức nhận được tờ kiểm tra đơn đặt hàng và người bán nhận được tên, địa chỉ, điện thoại, địa chỉ email, đơn đặt hàng và số lượng hàng của khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ này, thực hiện hệ thống EFT qua đường điện thoại hoặc fax. Người bán đơn giản chỉ thu thập thông tin từ khách hàng và sau đó đưa thông tin vào phần mềm EFT và liệu nó có hoạt động trên máy tính cá nhân, điểm đến kinh doanh hay tự động thông qua web.