Bài giảng Hệ nội tiết

ppt 28 trang phuongnguyen 5822
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ nội tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_he_noi_tiet.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hệ nội tiết

  1. Bộ môn Y học cơ sở - Trường ĐH Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng HỆ NỘI TIẾT
  2. MỤC TIÊU Trình bày được đặc điểm cấu tạo hệ nội tiết và các thành phần.
  3. NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU 2. HỆ NỘI TIẾT 1. Tuyến yên 2. Tuyến giáp 3. Tuyến cận giáp 4. Tuyến thượng thận 5. Các tuyến nội tiết khác
  4. GIỚI THIỆU • Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết sản xuất và giải phóng các nội tiết tố (hormon) • Hệ nội tiết gồm nhiều tuyến tương đối nhỏ, nằm rải rác trong cơ thể
  5. Đặc điểm của các tuyến nội tiết Ba đặc điểm: - Không có ống tiết, các chất tiết trực tiếp đổ vào máu - Có hệ thống mạch máu cung cấp rất phong phú - Các nội tiết tố do chúng tiết ra tuy số lượng nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn trong việc điều hoà chuyển hoá, phát triển và sinh sản của cơ thể
  6. Có nhiều loại tuyến nội tiết: - Tuyến nội tiết đơn thuần (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận) - Tuyến nội tiết hỗn hợp (vừa làm chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết như tụy, thận, tinh hoàn, buồng trứng )
  7. - Cùng với hệ thần kinh, hệ nội tiết thực hiện sự điều tiết hóa học trong cơ thể. - Trong cơ thể các tuyến hoạt động phối hợp nhau, dưới sự chỉ huy của vùng dưới đồi.
  8. Các cách kích thích tuyến nội tiết • kích thích tuyến nội tiết bằng nội tiết. • kích thích tuyến nội tiết bằng thần kinh. • kích thích bằng thể dịch (khi nồng độ Ca ++ máu thấp, sẽ kích thích tuyến cận giáp tiết PTH làm tăng Ca ++ máu) • Tuyến yên là tuyến chủ và các tuyến khác cũng có một cơ chế điều hoà hồi dưỡng (Feedback)
  9. I. TUYẾN YÊN • Nằm trong hố yên của thân xương bướm, được đậy bởi hoành yên. • Kích thước 1- 1,2 cm, gồm 2 thuỳ: thùy trước và thùy sau • Thuỳ trước (tuyến yên tuyến - tuyến yên hạch) gồm có 3 phần: phần phễu, phần trung gian và phần xa, tiết TSH, FSH, LH, ACTH, GH, PRL (Prolactin)
  10. • hormon của thùy trước tuyến yên quyết định sự tăng trưởng của cơ thể, sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục • Đặc biệt, có tác động qua lại với hầu hết các tuyến nội tiết khác đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận → nhạc trưởng dàn nhạc hệ các tuyến nội tiết.
  11. Thuỳ sau - tuyến yên thần kinh, tiết: • ADH (vasopressin): chống lợi niệu • Oxytocine: co bóp cơ trơn tử cung. - Động mạch cung cấp cho tuyến yên là 2 nhánh nhỏ xuất phát từ động mạch cảnh trong.
  12. II. TUYẾN GIÁP • Là tuyến nôị tiết lớn nhất của cơ thể, nặng khoảng 40- 42 g, nằm ở phía trước bên cổ. • Tuyến giáp có hình chữ H gồm thuỳ phải và thuỳ trái áp sát hai bên sụn giáp, sụn nhẫn và khí quản, nối với nhau bởi eo tuyến giáp • Tuyến giáp liên quan chặt chẽ với bao cảnh, thần kinh quặt ngược và tuyến cận giáp
  13. • Tuyến giáp chế tiết và giải phóng Thyroxin (T4) và Triiodothyroxin (T3) tác động lên chuyển hoá năng lượng và phát triển cơ thể. • Thiểu năng tuyến giáp: giảm chuyển hóa cơ bản, thân nhiệt hạ, mạch chậm, mặt phị, người đờ đẫn, chậm chạp do thiểu năng tâm thần.
  14. • Ở trẻ em, thiếu hormone giáp trạng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về hình thái lẫn tâm thần gây nên chứng lùn và đần độn. • Ngược lại, nếu cường tuyến giáp: tăng chuyển hóa cơ bản, gầy, mạch nhanh, dễ bị kích động và lồi mắt.
  15. Tuyến giáp được cung cấp bởi: • động mạch giáp trên (của động mạch cảnh ngoài) • động mạch giáp dưới (nhánh của thân giáp cổ thuộc động mạch dưới đòn). →Máu từ tuyến giáp được dẫn lưu bởi tĩnh mạch giáp trên, giữa và dưới.
  16. III. TUYẾN CẬN GIÁP • Gồm hai cặp tuyến trên và dưới, nhỏ bằng hạt gạo màu nâu vàng, nằm ngay trên mặt sau của tuyến giáp. • Hormon của tuyến cận giáp (PTH) giữ vai trò trong chuyển hoá calci trong cơ thể.
  17. • Nếu thiếu → giảm calci trong máu gây rối loạn loạt động của cơ và thần kinh (bệnh têtani, làm co quắp bàn tay) → phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần giữ lại tuyến cận giáp. • Ngược lại, nếu thừa hormone tuyến cận giáp thì calci trong máu tăng lên do calci từ xương chuyển vào → xương dễ bị gãy.
  18. IV. TUYẾN THƯỢNG THẬN • Gồm hai tuyến bên phải và bên trái. • Nằm trên cực trên và dọc phần trên bờ trong mỗi thận • Hình thể ngoài: - tuyến phải: hình tam giác có 3 mặt liên quan với gan, hoành, thận. - tuyến trái: hình bán nguyệt có 3 mặt: mặt trước, mặt sau, mặt thận. →Kích thước 3x2x1(cm), nặng 3- 6 gam
  19. • Tuyến thượng thận có hai vùng: vỏ và tủy (a) Vỏ thượng thận bên ngoài, tiết các loại hormone steroid như: + Mineralocorticoid (điều chỉnh cân bằng nước, điện giải).→aldosterol + Glucocorticoid (điều chỉnh chuyển hoá glucid, chống stress) →cortisol + Gonadocorticoid là các kích thích tố sinh dục nam nữ trong thời kỳ tiền dậy thì.
  20. (b) Tuỷ thượng thận nằm bên trong, tiết norepinephrine, epinephrine → đáp ứng của cơ thể đối với tình trạng nguy cấp tức thời. • Thoái hóa tuyến thượng thận → bệnh addison (đen xạm da, ói mửa, suy nhược cơ). • Quá sản hoặc u của vỏ thượng thận (sinh quá nhiều hormon steroid) →dậy thì sớm ở trẻ em và thay đổi giới tính ở người lớn
  21. V. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT KHÁC • Tuyến tùng: hình nón thuộc vùng trên đồi, kích thước 5-8 cm, nằm ngay trên các lồi não trên, sau dậy thì thường tích tụ calci nên cản quang trên X quang. - Chức năng tạo ra melatonin giữ vai trò điều hoà đồng hồ sinh học (nhịp thức/ngủ).
  22. • Tuyến ức: nằm sau xương ức ở trung thất, rất phát triển ở trẻ em và thoái hoá ở ngưới lớn. - Bài tiết Thymopoietin và Thymosin → phát triển bình thường của đáp ứng miễn dịch • Một số cơ quan có tính nội tiết hay tuyến hổn hợp gồm: Tuyến tuỵ, tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tiền liệt, thận, gan, ruột, các phần của hệ thần kinh.