Bài giảng Giải phẫu học: Vùng cánh tay - TS. Trịnh Xuân Đàn
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giải phẫu học: Vùng cánh tay - TS. Trịnh Xuân Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giai_phau_hoc_vung_canh_tay_ts_trinh_xuan_dan.doc
Nội dung text: Bài giảng Giải phẫu học: Vùng cánh tay - TS. Trịnh Xuân Đàn
- VÙNG CÁNH TAY Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn Vùng cánh tay (regio branchii) là tất cả phần mềm bao quanh xương cánh tay. Vùng cánh tay được giới hạn từ bờ dưới cơ ngực to đến đường vòng trên nếp khuỷu 3cm. Có vách liên cơ ngoài và trong tách từ mạc bọc cánh tay đến bám vào xương cánh tay chia ra thành 2 vùng nhỏ là vùng cánh tay trước và vùng cánh tay sau. 1. VÙNG CÁNH TAY TRƯỚC (REGIO BRANCHII ANTERIOR) Gồm tất cả phần mềm che phủ mặt trước của xương cánh tay và 2 vách gian cơ. 1.1. Cấu tạo lớp nông Da mỏng, mềm mại và di động. Tổ chức dưới da: mỏng, trong lớp này có tĩnh mạch đầu chạy dọc phía ngoài cơ nhị đầu tới rãnh Delta ngực rồi chọc qua cân nông vào sâu đổ vào tĩnh mạch nách. Nhánh bì của dây thần kinh mũ, các nhánh của thần kinh bì cẳng tay trong và thần kinh bì cánh tay trong. Mạc bọc cánh tay bọc quanh cánh tay, mỏng tách 2 vách gian cơ trong và ngoài ngăn cách vùng cánh tay trước và sau. 1. Nhánh bì thần kinh nách 2. Tĩnh mạch đầu 3. Nhánh bì thần kinh quay 4. Tĩnh mạch giữa đầu 5. Nhánh bì thần kinh cơ bì 6. Tĩnh mạch quay nông 7. Tĩnh mạch giữa nông 8. Thần kinh bì cẳng tay trong 9. Tĩnh mạch trụ nông 10. Tĩnh mạch giữa nền 11. Tĩnh mạch nền 12. Thần kinh bì cánh tay trong Hình 2.26. Tĩnh mạch và thần kinh nông vùng cánh tay trước 1.2. Cơ vùng cánh tay trước Từ sâu ra nông có 3 cơ. - Cơ cánh tay (m. brachialis): bám từ nửa dưới mặt trong, mặt ngoài của xương cánh tay và 2 vách liên cơ (trong, ngoài) rồi chạy xuống bám vào mỏm vẹt của xương trụ có tác dụng gấp cẳng tay vào cánh tay. - Cơ nhị đầu cánh tay (m. biceps brachii): cơ này có 2 phần; phần dài bám từ diện trên ổ chảo
- chạy qua rãnh giữa 2 mấu động xương cánh tay; phần ngắn bám từ mỏm quạ. Cả hai phần chập lại với nhau chạy xuống dưới bám vào lồi cơ nhị đầu của xương quay. Trước khi bám tận vào xương quay nó tách ra một chế cân đi vào phía trong để hoà lẫn với cân nông của vùng khuỷu, và tham gia cấu tạo thành trước của máng nhị đầu trong. Tác dụng gấp cẳng tay vào cánh tay. Đây là cơ tuỳ hành của động mạch cánh tay, bờ trong cơ là mốc tìm động mạch. - Cơ quạ cánh tay (m.coracobrachialis): cơ này cùng phần ngắn của cơ nhị đầu cánh tay bám từ mỏm quạ rồi chạy thẳng xuống bám vào 1/3 trên mặt trong xương cánh tay có tác dụng khép cánh tay. Đây là cơ tuỳ hành của động mạch nách. 1. Cơ Delta 2. Đầu dài cơ nhị đầu 3. Gân tận cơ nhị đầu 4. Chế gân cơ nhị đầu 5. Cơ cánh tay 6. Cơ nhị đầu 7. Đầu ngắn cơ nhị đầu 8. Cơ quạ cánh tay Hình 2.27. Cơ vùng cánh tay trước (lớp nông) 1.3. Ống cánh tay Ống cánh tay là 1 ống cơ mạc nằm ở mặt trong vùng cánh tay trước có hình lăng trụ tam giác gồm có 3 thành.
- 1. TK cơ bì 2. Cơ quạ cánh tay đầu 3,10. TK cánh tay bì trong 4. TK giữa 5. ĐM cánh tay 6. TK cẳng tay bì trong 7. TM nền 8. TK trụ 9. Vách liên cơ trong 11. ĐM bên trụ trên 12. Nhánh bì TK quay 13. Đầu dài cơ tam đầu 14. Đầu ngoài cơ tam đầu 15. Đầu trong cơ tam trong đầu 16. TK quay 17. ĐM quay 18. Xương cánh tay 19. Nhánh bì 20. Vách liên cơ ngoài 21. Cơ Delta 22. Nhánh bì TK mũ 23. TM đầu 24. Cơ nhị đầu 25. Cơ cánh tay trước Hình 2.28. Thiết đô cắt ngang qua 1/3 trên cánh tay 1.3.1. Thành trước Ở trên là cơ quạ cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay, ở dưới là cơ nhị đầu cánh tay và cơ cánh tay trước. 1.3.2. Thành trong Là mạc bọc cánh tay, tổ chức dưới da và da. 1.3.3. Thành sau Là vách liên cơ trong. 1.4. Các thành phần đựng trong ống cánh tay 1 4.1. Động mạch cánh tay (arteria brachialis) * Nguyên uỷ: tiếp theo với động mạch nách từ bờ dưới cơ ngực to. * Đường đi: tiếp theo hướng đi của động mạch nách vào ống cánh tay rồi vào máng nhị đầu trong khi tới dưới nếp gấp khuỷu 3 em tách thành 2 nhánh cùng là động mạch quay và động mạch trụ. * Liên quan: - Đoạn trong ống cánh tay: Liên quan xa: liên quan với các thành của ống cánh tay.
- 1. TM đầu 2. Nhánh bì TK mũ 3. Cơ cánh tay trước 4. TK bì cánh tay ngoài 5. ĐM.TM cánh tay sâu 6. TK quay tay trong 7. Cơ cánh tay quay 8. Vách gian cơ ngoài 9. Xương cánh tay 10. Nhánh bì (TK quay) 11. Cơ tam đầu cánh tay 12. ĐM, TM bên trụ trên 13. TK trụ 14. Vách gian cơ trong 15. TM cánh tay 16. TM nền 17. TK bì cẳng tay trong 18. TK giữa 19. ĐM cánh tay 20 TK bì cánh tay trong 21. Cơ nhị đầu cánh tay 22. TK cơ bì Hình 2.29. Thiết đồ cắt ngang qua 1/3 dưới cánh tay Liên quan gần: dây thần kinh giữa lúc đầu ở ngoài động mạch rồi bắt chéo trước ở giữa cánh tay để xuống dưới thì nằm trong động mạch, dây thần kinh trụ ở trong động mạch rồi chọc qua vách liên cơ trong ra khu sau, dây thần kinh quay lúc đầu ở sau động mạch qua tam giác cánh tay tam đầu ra sau cánh tay. - Đoạn trong rãnh nhị đầu trong: Liên quan xa: liên quan với các thành của máng nhị đầu trong, có trẻ gân cơ nhị đầu bắt chéo phía trước. Liên quan gần: dây thần kinh giữa tách xa động mạch vào giữa 2 bó của cơ sấp tròn. * Phân nhánh: Nhánh cơ: 10 - 15 nhánh. Nhánh cơ Delta. Nhánh nuôi xương cánh tay. Động mạch cánh tay sâu: chọc qua tam giác cánh tay tam đầu ra sau cánh tay, ở trong rãnh xoắn, khi tới bờ ngoài xương cánh tay thì chia thành 2 nhánh lên và xuống. Nhánh bên trụ trên: cùng dây thần kinh trụ qua vách lên cơ trong ra sau. Nhánh bên trụ dưới: tách từ động mạch cánh tay ngang trên nếp gấp khuỷu 2 khoát ngón tay, động mạch tách 2 nhánh trước sau. * Vòng nối: - Vòng nối quanh cánh tay: do nhánh lên của động mạch cánh tay sâu nối với nhánh xuống của động mạch mũ. - Vòng nối trên lồi cầu: do nhánh xuống của động mạch cánh tay sâu nối với nhánh quặt ngược quay trước của động mạch quay và nhánh quặt ngược quay sau của động mạch trụ. - Vòng nối trên ròng rọc: do nhánh bên trụ trên, bên trụ dưới nối với 2 nhánh trước và sau của thân động mạch quặt ngược trụ. * Áp dụng: có thể thắt động mạch cánh tay ở dưới động mạch cánh tay sâu, tốt nhất là thắt ở dưới động mạch bên trụ trên. Đoạn nguy hiểm của động mạch nách và động mạch cánh tay ở
- giữa động mạch mũ và động mạch cánh tay sâu. 1. Động mạch cùng vai ngực 2. Động mạch nách 3. Động mạch mũ 4. Động mạch cánh tay 5. Động mạch bên giữa 6. Động mạch bên quay 7. Động mạch quặt ngược quay 8. Động mạch quay 9. Động mạch trụ 10. Thân động mạch bên cốt 11. Động mạch bên trụ dưới 12. Động mạch bên trụ trên 13. Động mạch cánh tay sâu 14. Động mạch vai dưới 15. Động mạch ngực ngoài Hình 2.30. Động mạch cánh tay và vòng nối 1.4.2. Tĩnh mạch Tĩnh mạch nông: có 2 tình mạch là tĩnh mạch nền và tĩnh mạch đầu. Tĩnh mạch sâu: có 2 tĩnh mạch đi kèm và cùng tên với động mạch. 1.4.3. Thần kinh Dây thần kinh cơ bì: tách từ thân nhì trước ngoài chọc qua cơ quạ cánh tay ra khu cánh tay trước nằm giữa cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước rồi ra nông, tách nhánh cho cơ vùng cánh tay trước, cảm giác cho da vùng cẳng tay ngoài và sau. Dây thần kinh bì cẳng tay trong đi trong ống cánh tay khi đến giữa ống cánh tay thì chọc qua lỗ vào của tĩnh mạch nền ta nông. Dây thần kinh bì cánh tay trong, ở nách thần kinh ở sau tĩnh mạch rồi chạy vào trong nối với nhánh liên sườn 2 cảm giác cho đa vùng nách và da phía trong cánh tay. Dây thần kinh giữa đi kèm động mạch lúc đầu ở phía ngoài động mạch rồi bắt chéo phía trước động mạch vào trong. Dây thần kinh trụ: từ vùng nách thần kinh trụ vào ống cánh tay đi trong ống cánh tay khi tới giữa ống cánh tay thì chọc qua vách liên cơ trong ra khu sau.
- 1. Cơ quạ cánh tay 2. Cơ ngực to 3. Thần kinh quay 4. Động mạch cánh tay 5. Thần kinh cơ bì 6. Cơ nhị đầu cánh tay 7. Cơ cánh tay 8. Thần kinh giữa 9. Tim mạch nền 10. Thần kinh bì cánh tay trong 11. Thần kinh bì cẳng tay trong 12. Thần kinh trụ Hình 2.31. Vùng cánh tay trước (mạch thần kinh) 2. VÙNG CÁNH TAY SAU (REGIO BRANCHII POSTERIOR) Gồm tất cả phần mềm che phủ mặt sau xương cánh tay và hai vách gian cơ. 2.1. Cấu tạo lớp nông Da dày, ít di động và thô hơn vùng cánh tay trước. Tổ chức dưới da có các nhánh mạch nông nhỏ và có các nhánh bì của thần kinh mũ ở trên, thần kinh quay ở dưới. Mạc bọc cánh tay liên tiếp với mạc cánh tay trước nhưng dày hơn. 2.2. Cơ vùng cánh tay sau Chỉ có một cơ tam đầu cánh tay (triceps brachii) có 3 phần: Phần dài bám ở diện dưới ổ chảo, phần rộng ngoài (cơ rộng ngoài) bám vào mép trên rãnh xoắn mặt sau xương cánh tay, phần rộng trong (cơ rộng trong) bám vào mép dưới rãnh xoắn.
- 1. Cơ Delta 2. Cơ tròn bé 3. Cơ tròn to 4. Đầu dài cơ tam đầu 5. Đầu ngoài cơ tam đầu 6. Cơ khuỷu 7. Đầu trong cơ tam đầu Hình 2.32. Cơ tam đầu cánh tay Cả 3 phần trên đi xuống dưới tụm lại thành một gân bám vào mỏm khuỷu của xương trụ. Tác dụng duỗi cẳng tay. Đặc biệt ở khu vai sau, có cơ tròn to đi ra phía trước, cơ tròn bé đi ra sau của xương cánh tay. Hai cơ này cùng với xương cánh tay giới hạn nên tam giác cơ tròn, tam giác bị phần dài của cơ tam đầu lướt qua chia thành 3 phần: 1. Cơ trên gai 2. Cơ dưới gai 3. Cơ tròn bé 4. Cơ tròn lớn 5. Phần dài cơ tam đầu 6. Tam giác cánh tay tam đầu 7. Tam giác bả vai tam đầu 8. Tứ giác Velpeau 9. Cơ Delta
- Hình 2.33. Tam giác cơ tròn Tứ giác Velpeau (có động mạch mũ và thần kinh mũ đi qua). Tam giác bả vai tam đầu (có động mạch vai dưới đi qua) Tam giác cánh tay tam đầu (có mạch cánh tay sâu và thần kinh quay đi qua). 2.3. Mạch, thần kinh 2.3.1. Động mạch cánh tay sâu (arteria profunda brachii) Tách từ động mạch cánh tay đi trong rãnh xoắn khi tới bờ ngoài xương cánh tay thì chạy thẳng xuống máng nhị đầu ngoài và tách hai nhánh trước va sau. 2.3.2. Thần kinh quay Từ vùng nách đi xuống qua tam giác cánh tay tam đầu vào rãnh xoắn ở mặt sau xương cánh tay rồi chạy dọc xuống khi cách mỏm trên lồi cầu 10 cm thì tách 2 nhánh trước và sau, vào máng nhị đầu ngoài. 2.3.3. Thần hình trụ Từ ống cánh tay chọc qua vách liên cơ trong ra khu sau đi sau vách liên cơ trong vào rãnh ròng rọc khuỷu xuống cẳng tay. 2.3.4. Động mạch bên trụ trên và dưới Tham gia tạo thành vòng nối trên ròng rọc. 1. Cơ Delta 2. Cơ tròn bé 3. TK mũ và ĐM mũ cánh tay sau 4. Cơ tròn lớn 5. TK quay và ĐM cánh tay sâu 6. Phần dài cơ tam đầu 7. Thần kinh quay 8. Cơ khuỷu 9. Đầu ngoài cơ tam đầu 10. TK bì cánh tay sau Hình 2.34. Mạch, thần kinh vùng cánh tay sau