Bài giảng Giải phẫu học: Vùng cẳng tay - TS. Trịnh Xuân Đàn

doc 9 trang phuongnguyen 5652
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giải phẫu học: Vùng cẳng tay - TS. Trịnh Xuân Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_giai_phau_hoc_vung_cang_tay_ts_trinh_xuan_dan.doc

Nội dung text: Bài giảng Giải phẫu học: Vùng cẳng tay - TS. Trịnh Xuân Đàn

  1. VÙNG CẲNG TAY Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn Vùng cẳng tay là tất cả phần mềm bọc xung quanh 2 xương cẳng tay. Vùng cẳng tay được giới hạn ở trên là đường vòng dưới nếp khuỷu 3 cm, ở dưới là đường vòng ngang qua nếp gấp cổ tay xa nhất. 2 xương cẳng tay cùng màng gian cốt chia vùng cẳng tay ra thành 2 vùng nhỏ là vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau. 1. VÙNG CĂNG TAY TRƯỚC (REGIO ANTEBRACHII ANTERIOR) 1.1. Cấu tạo lớp nông - Da và tổ chức dưới da: da mỏng, mịn, di động dễ dàng. Tổ chức dưới da mỏng ở nam, dày ở nữ và trẻ nhỏ. Trong lớp này có mạch thần kinh nông: tĩnh mạch quay nông ở ngoài, tĩnh mạch trụ nông ở trong và tĩnh mạch giữa 1. Cơ gấp chung nông 10. Tĩnh mạch nền 19. Nhánh sau TK quay 2. Cơ gấp dài ngón cái 11. Cơ gấp chung sâu 20. Cơ ngửa ngắn 3. Màng trên cốt 12. Xương trụ 21. TM đầu và TK cơ bì 4. Cơ gấp cổ tay quay 13. Cơ khuỷu 22. Cơ cánh tay quay 5. Mạch TK trụ 14. Cơ duỗi cổ tay trụ 23. Xương quay 6. Cơ gan tay dài 15. Cơ duỗi ngón V 24. Bó mạch quay 7. ĐM trên cất 16. Cơ duỗi chung ngón tay 25. Cơ sấp tròn
  2. 8. Thần kinh trụ 17.Cơ duỗi cổ tay quay ngắn 26. TM giữa cẳng tay 9. Cơ gấp cổ tay trụ 18. Cơ duỗi cổ tay quay dài Hình 2.39. Thiết đồ cắt ngang 1/3 trên cẳng tay cẳng tay. 3 tĩnh mạch này lên khuỷu tay góp phần tạo M tĩnh mạch. Thần kinh nông là các nhánh bì của thần kinh cơ bì ở ngoài và thần kinh bì cẳng tay ở trong. Mạc nông bọc xung quanh cẳng tay. Ở trên liên tiếp với mạc khuỷu trước dày Ở trên, mỏng ở dưới và tách ra 2 vách gian cơ tới bám vào bờ sau xương quay và xương trụ. Các vách này cùng với 2 xương cẳng tay và màng gian cốt chia cẳng tay ra thành 2 vùng trước và sau. 1.2. Các cơ vùng cẳng tay trước Có nhiều cơ và được sắp xếp làm 4 lớp. 1.2.1. Lớp nông Có 4 cơ. - Cơ sấp tròn (m. pronator teres): cơ này có 2 bó, một bó bám từ mỏm trên ròng rọc xương cánh tay, một bó bám vào mỏm vẹt xương trụ. Cả hai bó trên chạy chếch xuống dưới và ra ngoài, luồn dưới cơ ngửa dài tới bám vào giữa mặt ngoài của xương quay. Tác dụng gấp cẳng tay và sấp bàn tay. - Cơ gan tay lớn (cơ gấp cổ tay quay) (m. nexor carpi radialis): bám từ mỏm trên ròng rọc chạy xuống bám vào nền xương đốt bàn tay II phía gan tay. Có tác dụng gấp cổ tay và khuỷu, dạng cổ tay. 1. Cơ cánh tay 2. Cơ cánh tay quay 3. Cơ duỗi cổ tay quay dài 4. Cơ gấp dài ngón cái 5. Cơ gấp nông các ngón tay 6. Cơ gấp cổ tay trụ 7. Cơ gan tay dài 8. Cơ gấp cổ tay quay 9. Chế gân cơ nhị đầu 10. Cơ sấp tròn 11. Cơ nhị đầu cánh tay
  3. Hình 2.40. Cơ cẳng tay trước (lớp nông) - Cơ gan tay bé (cơ gan tay dài) (m. palmaris longus): bám từ mỏm trên ròng rọc rồi chạy xuống dưới gân cơ này toả ra bám vào mặt trước dây chằng vòng cổ tay và cân gan tay. Có tác dụng căng cân gan tay và gấp nhẹ cổ tay. - Cơ trụ trước hay cơ gấp cổ tay trụ (m. flexor carpi ulnaris): cơ này có 2 bó bám từ mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu. Rồi cả 2 bó chạy dọc theo bờ trong cẳng tay xuống dưới bám vào xương đậu, xương móc và xương đất bàn tay III. Động tác gấp và khép cổ tay. 1.2.2. Lớp giữa Có cơ gấp nông các ngón tay (m. flexor digitorum superficialis) cơ này có 2 bó, một bó bám vào mỏm trên ròng rọc và mỏm vẹt, một bó bám vào bờ trước xương quay. Giữa hai bó trên tạo thành cung cơ gấp chung nông, rồi chạy xuống tới cổ tay thì gân cơ này chia làm 4 bó gân: 2 bó gân cho ngón trỏ và ngón út thì ở sâu, 2 bó gân cho ngân giữa và ngón nhẫn thì ở nông, mỗi bó gân tách ra làm 2 chế để bám vào mặt bên đốt II của các ngón tay II, III, IV, V. Động tác gấp đốt 1, đốt 2 các ngón tay từ ngón 2 đến ngón 5 và gấp cổ tay. 1.2.3. Lớp sâu Có 2 cơ. - Cơ gấp sâu các ngón tay (m. flexor digitorum profundus): bám từ mỏm vẹt, 1/3 trên mặt trước và mặt trong xương trụ, bờ trong xương quay và màng trên cốt rồi chạy xuống tới 1/3 dưới cẳng tay, thì cũng tách ra làm 4 bó gân rồi 4 bó này cũng chui qua ống cổ tay vào gan tay, ở ngón tay thì mỗi bó gân của cơ gấp chung sâu đi giữa hai chế của gân cơ gấp chung nông tới bám tận vào đất III của các ngón tay. Động tác gấp đốt 3 các nhón tay từ ngón 2 đến ngón 5 và gấp cổ tay. - Cơ gấp dài ngón cái (m: flexopr pollicis longus): bám từ giữa mặt trước xương quay, xuống dưới gân cơ chạy qua ống cổ tay vào mô cái, đi giữa hai bó cơ ngắn gấp ngón cái tới bám vào đốt II ngón cái. Động tác gấp ngón 1. 1.2.4. Lớp sát xương - Cơ sấp vuông (m. pronator quadratus) nằm ở l/4 dưới cẳng tay, chạy ngang bám từ xương quay sang xương trụ. Tác dụng sấp cẳng tay và bàn tay. 1.4. Mạch và thần kinh 1.4.1. Động mạch quay (arteria radialis) * Nguyên uỷ: là một trong hai nhánh cùng của động mạch cánh tay được tách ra ngang dưới nếp gấp khuỷu 3 cm. * Đường đi: tiếp theo hướng đi của động mạch cánh tay chạy chếch xuống dưới ra ngoài khi tới bờ ngoài xương quay thì chạy thẳng xuống dọc theo bờ trong cơ ngửa dài (cơ ngửa dài là cơ tuỳ hành của động mạch quay) xuống rãnh mạch ở cổ tay rồi vòng quanh mỏm trâm quay qua hõm lào giải phẫu qua khoang liên cốt bàn tay I vào gan tay. Đường chuẩn đích là đường vạch từ giữa nếp gấp khuỷu đến rãnh giữa gân cơ ngửa dài và gân cơ gan tay lớn. * Liên quan: Ở 1/3 trên động mạch đi dọc theo bờ trong cơ ngửa dài nằm trên cơ ngửa ngắn rồi bắt chéo trước cơ sấp tròn động mạch nằm trong chế gân cơ sấp tròn dây thần kinh quay ở ngoài động mạch (trong bao cơ ngửa dài). Ở 1/3 giữa cơ sấp tròn đã bám vào xương, động mạch nằm giữa cơ ngửa dài và cơ gan tay lớn nằm trên cơ gấp dài ngón cái, dây thần kinh quay đi phía ngoài động mạch rồi vòng quanh xương quay dưới cơ ngửa dài để chạy ra sau. Ở 1/3 dưới động mạch ở giữa gân cơ ngửa dài và gân cơ gan tay lớn. Ở cổ tay động mạch vòng quanh mỏm trâm quay ra sau rồi qua hõm lào giải phẫu (do gân duỗi ngắn và duỗi dài ngón cái tạo thành), qua khoang liên cốt bàn tay I vào gan tay.
  4. * Phân nhánh: Ở cẳng tay: tách nhánh quặt ngược quay trước. Ở cổ tay: tách nhánh ngang trước cổ tay, nhánh mu cổ tay. Ở bàn tay: tách nhánh quay gan tay, nhánh mu ngón cái. Các nhánh cơ. * Vòng nối: - Nối với động mạch cánh tay qua vòng nối trên lồi cầu. - Nối với động mạch trụ qua các nhánh cơ nhánh ngang trước cổ tay, nhánh mu cổ tay 2 cung mạch gan tay nông và sâu. 1. Xương quay 14. Gân duỗi các ngón tay 2. Xương trụ 15.Cơ duỗi ngón trỏ 3. Cơ sấp vuông 16. Cơ duỗi ngón út 4. Cơ gan tay dài 17. Cơ duỗi dài ngón cái 5. Cơ gấp nông các 18. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn Ngón tay 6. Cân sâu 19. Cơ duỗi cổ tay quay dài 7. Tim mạch trụ nông 20. Cơ duỗi ngắn ngón cái 8. Cơ gấp cổ tay trụ 21. Cơ dạng dài ngón cái 9. Bó mạch thần kinh 22. Cơ cánh tay quay trụ 10. Cơ gấp sâu các ngón 23. Bó mạch thần kinh quay tay 11. Mạc nông 24. Cơ gấp dài ngón cái 12. Cơ duỗi cổ tay trụ 25. Tĩnh mạch quay nông 13. Mạc bọc cơ duỗi 26. Gân cơ gấp cổ tay quay Ngón trỏ 27. Thần kinh giữa Hình 2.41. Thiết đồ cắt ngang qua 1/3 dưới cẳng tay - Nối với động mạch cánh tay qua vòng nối trên lồi cầu. * Tĩnh mạch: có 2 tĩnh mạch đi kèm động mạch. 1.4.2. Động mạch trụ (arteria ulnaris) * Nguyên uỷ: là một trong 2 nhánh cùng của động mạch cánh tay, được tách ra vuông góc với hướng đi của động mạch cánh tay ngang dưới nếp gấp khuỷu 3cm. * Đường đi: chạy chếch từ lồi củ cơ nhị đầu tới bờ trong cẳng tay (chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa
  5. cẳng tay) rồi từ đó chạy thẳng xuống dọc bờ ngoài cơ trụ trước đi trước dây chằng vòng cổ tay tới xương đậu vào gan tay. Đường chuẩn đích: là đường vạch đi từ mỏm trên ròng rọc xương cánh tay đến bờ ngoài xương đậu. * Liên quan: Ở 1/3 trên cẳng tay: động mạch chạy chếch vào sâu bắt chéo sau dây thần kinh giữa, dưới cơ sấp tròn sau cung cơ gấp chung nông, giữa cơ gấp chung nông và sâu, động mạch trụ ở trong bao cơ gấp chung sâu, thần kinh giữa ở trong bao cơ gấp chung nông. Ở 1/3 giữa cẳng tay: động mạch ở giữa cơ gấp chung nông và sâu chạy dần vào trong tiến đến gần cơ trụ trước, gặp thần kinh trụ thần kinh ở trong động mạch và trong bao cơ trụ trước. Ở 1/3 dưới cẳng tay: động mạch trụ ở nông giữa gân cơ trụ trước và cơ gấp nông trên cơ sấp vuông. Thần kinh trụ ở trong động mạch. Ở cổ tay, động mạch chạy ngoài xương đậu trên dây chằng vòng cổ tay, dây thần kinh trụ ở trong động mạch. 1. Thần kinh giữa 2. Cơ gấp cổ tay quay 3. TM giữa cẳng tay 4. Cơ gấp dài ngón cái 5. Cơ cánh tay quay 6. Động mạch quay 7. Tĩnh mạch đầu 8. Thần kinh quay 9. Cơ sấp tròn 10. Cơ quay I và II 11. Xương quay 12. Vách trên cơ ngoài 15. Cơ duỗi ngắn ngón cái 16. Cơ duỗi các ngón tay 17. Cơ duỗi ngón út 18. Cơ duỗi dài ngón cái 19. Cơ duỗi cổ tay trụ 20. TK bì cẳng tay quay 21. Xương trụ 22. Cơ gấp sâu các ngón tay 23. Cơ gấp cổ tay trụ 24. Thần kinh trụ 25. TK bì cẳng tay trong 26. Động, Tĩnh mạch trụ. Hình 2.42. Thiết đồ cắt ngang qua 1/3 giữa cẳng tay * Phân nhánh: Thân động mạch quặt ngược trụ tách nhánh trước và sau tham gia vòng nối trên ròng rọc. Thân động mạch liên cốt tách nhánh quặt ngược quay sau và 2 nhánh liên cốt trước và sau. Nhánh mu cổ tay. Nhánh ngang trước cổ tay. Nhánh trụ gan tay. * Vòng nối: nối với động mạch cánh tay và động mạch quay qua vòng nối trên lồi cầu và trên ròng rọc.
  6. 1.4.3. Thần kinh quay (n. radialis) Từ rãnh nhị đầu ngoài xuống, nhánh sau vòng quanh cổ xương quay ra sau tách nhánh chi phối cho cơ khu cẳng tay sau. Nhánh trước đi dọc bờ trong cơ ngửa dài (trong bao cơ) và ở ngoài động mạch, khi cách mỏm trâm quay 10 em thì vòng quanh xương quay ra sau. 1. Động mạch cánh tay 2. Cơ nhị đầu 3. ĐM quặt ngược quay 4. Ngành sâu TK quay 5. Cơ cánh tay quay 6. Cơ duỗi cổ tay quay 7. Ngành nông TK quay 8. Động mạch quay 9. Cơ gấp dài ngón cái 10. Gân gấp cổ tay quay 11. Cân gan tay 12. Gân gấp nông các ngón tay 13. Cơ sấp vuông 14. Động mạch gian cất trước 15. Thần kinh giữa 16. Cơ gấp sâu các ngón tay 17. Bó mạch, thần kinh trụ 18. Cơ gấp nông các ngón tay 19. ĐM quặt ngược trụ 20. Các cơ lớp nông 21. ĐM bên trụ trên 22. Thần kinh trụ 23. Thần kinh giữa Hình 2.43. Các mạch, thần kinh vùng cẳng tay trước 1.4.4. Thần kinh trụ (n. ulnaris) Từ rãnh ròng rọc khuỷu lách giữa 2 bó của cơ trụ trước ra trước ra khu cẳng tay trước (trong bao cơ trụ trước) chạy dọc phía trong động mạch trụ, rồi đi trước dây chằng vòng cổ tay vào gan tay tách 2 nhánh cùng nông và sâu. 1.4.5. Dây thần kinh giữa (nervus medianus) Từ rãnh nhị đầu trong, nằm ở trong động mạch cánh tay rồi lách giữa 2 bó cơ sấp tròn, chui dưới cung cơ gấp nông các ngón tay, bắt chéo phía trước động mạch trụ xuống cẳng tay nằm ở mặt sau cơ gấp nông (ở trong bao cơ gấp nông) và ở giữa cơ gấp nông và cơ gấp sâu tới 1/3 dưới cẳng tay khi cơ gấp chung nông chia làm 4 bó thì dây thần kinh giữa đi chếch ra ngoài và ra nông
  7. nằm trước bó gân cơ gấp ngón trỏ và trong rãnh giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay bé (liên quan đặc biệt), ở đây dây thần kinh giữa nằm rất nông chỉ có cân và da che phủ ở mặt trước; đến cổ tay thì nó chui dưới dây chằng vòng cổ tay vào gan tay để phân ra các ngành cùng chi phối cho bàn tay. Trên đường đi ở cẳng tay thần kinh giữa tách ra các nhánh vận động cho các cơ vùng cẳng tay trước (trừ cơ trụ trước và 2 bó trong cơ gấp chung sâu). 2. VÙNG CẲNG TAY SAU (REGIO ANTEBRACHII POSTERIOR) 2.1. Cấu tạo Da mềm, dầy hơn vùng cẳng tay trước và kém di động. Tổ chức tế bào dưới da ở nam mỏng hơn nữ, trong lớp này có mạng lưới tĩnh mạch nhỏ và các nhánh thần kinh nông: thần kinh bì cẳng tay trong ở trong và thần kinh cơ bì ở ngoài. Mạc nông rất dày, nhất là ở phía trên. 2.2. Cơ vùng cẳng tay sau Có nhiều cơ xếp thành 2 lớp cơ, 1 lớp nông và 1 lớp sâu. Lớp nông có 2 nhóm cơ ngoài và trong. 2.2.1. Lớp nông * Nhóm ngoài lớp nông có 3 cơ đi dọc phía ngoài xương quay. - Cơ ngửa dài hay cơ cánh tay quay (m. brachioradialis): bám ở bờ ngoài xương cánh tay từ rãnh xoắn đến cách mỏm trên lồi cầu 3 chì xuống dưới bám vào mỏm trâm quay, là cơ tuỳ hoành của động mạch quay. Động tác gấp cẳng tay và sấp ngửa cẳng tay khi ở tư thế đối diện. - Cơ quay I hay cơ duỗi cổ tay quay dài (m. extensor carpi radialis longus) bám từ bờ ngoài xương cánh tay xuống dưới bám vào xương đốt bàn tay II phía mu tay. Động tác duỗi và dạng bàn tay, cố định cổ tay khi gấp- duỗi các ngón tay. - Cơ quay II hay cơ duỗi cổ tay quay ngắn (m. extensor carpi radialis brevis): bám từ mỏm trên lồi cầu xuống dưới bám vào mỏm châm đốt bàn tay III ở phía mu tay. Động tác duỗi và dạng cổ tay. * Nhóm sau lớp nông có 4 cơ: - Cơ khuỷu (m. anconeus): bám từ mỏm trên lồi cầu xuống dưới bám vào mặt sau mỏm khuỷu. Coi như 1 phần cơ rộng trong. Tác dụng duỗi cẳng tay. - Cơ duỗi các ngón tay (m. extensor digitorum) hay cơ duỗi chung: bám từ mỏm trên lồi cầu. Thân cơ chạy rất nông dọc theo bờ trong cơ quay II xuống dưới chia làm 4 bó gân cho 4 ngón tay (trừ ngón cái), mỗi bó gân lại chia ra làm 4 chế: một chế bám vào nền đốt nhất ngón tay, một chế bám vào nền đốt nhì, còn hai chế tới bám vào sườn đốt III của các ngón tay II, III, IV, V. Tác dụng duối ngón tay và cổ tay. - Cơ duỗi ngón út (m. extensor digiti minimi): là cơ nhỏ tăng cường cho cơ duỗi chung, bám từ mỏm trên lồi cầu chạy xuống đi giữa cơ trụ sau và cơ duỗi chung tới mu tay thì chạy chếch đến ngón út để bám vào gân cơ duỗi chung. Tác dụng duỗi ngón út. - Cơ trụ sau hay cơ duỗi cổ tay trụ (m. extensor carpi ulnaris): bám từ bờ sau xương trụ, mặt sau xương trụ, mỏm trên lồi cầu xuống dưới bám vào nền xương đất bàn tay V phía mu tay. Tác dụng duỗi và khép bàn tay, cố định cổ tay trong lúc gấp và duỗi ngón tay.
  8. 1. Mỏm khuỷu 2. Cơ khuỷu 3. Cơ gấp cổ tay trụ 4. Cơ duỗi cổ tay trụ 5. Cơ duỗi ngón tay út 6. Mỏm trâm trụ 7. Cơ duỗi dài ngón cái 8. Cơ duỗi ngắn ngón cái 9. Cơ dạng dài ngón cái 10. Cơ duỗi các ngón tay 11. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn 12. Cơ duỗi cổ tay quay dài 13. Cơ cánh tay quay Hình 2.44. Cơ vùng cẳng tay sau lớp nông 2.2.2. Lớp sâu Có 5 cơ: - Cơ dạng dài ngón cái (m. abductor pollicis longus): bám từ màng liên cốt, mặt sau 2 xương cẳng tay xuống dưới gân cơ dạng dài ngón cái bắt chéo các gân cơ quay ở phía sau rồi chạy tới bám vào nền xương đốt bàn tay I ở mu tay. Tác dụng dạng ngón cái và bàn tay. - Cơ duỗi ngắn ngón cái (m. extensor pollicis brevis): bám 1/3 giữa mặt sau 2 xương cẳng tay và màng liên cốt xuống bám vào đốt I của ngón cái. Tác dụng duỗi đốt I ngón cái và dạng bàn tay. - Cơ duỗi dài ngón cái (m. extensor pollicis longus): bám từ 1/3 giữa mặt sau xương trụ, màng liên cốt, gân cơ chạy chếch xuống dưới ra ngoài tới bám vào đốt II của ngón cái, cùng gân cơ duỗi ngắn ngón cái giới hạn nên hõm lào giải phẫu. Tác dụng duỗi đất II ngón cái và dạng bàn tay. Tác dụng duỗi đất I ngón I và dạng bàn tay. - Cơ duỗi ngón trỏ (m. extensor indicis): bám từ 1/3 dưới mặt sau xương trụ màng liên cốt xuống dưới bám vào gân cơ duỗi chung của ngón trỏ. Tác dụng duỗi đốt 3 ngón trỏ. - Cơ ngửa ngắn (m. supinator): cơ này có 2 bó, bó nông bám vào mỏm trên lồi cầu, bó sâu bám vào xương trụ (mặt sau hõm Sigma bé) cả hai bó trên quấn vòng quanh đầu trên xương quay rồi tới bám vào cổ xương quay 1/3 trên
  9. 1. ĐM bên trụ trên 2. Cơ khuỷu 3. Cơ gấp cổ tay trụ (cơ trụ trước) 4. Cơ dạng dài ngón cái 5. Cơ duỗi dài ngón cái 6. Cơ duỗi ngón trỏ 7. Thần kinh trụ 8. ĐM quay (trong hõm lào) 9. Mạc hãm gân duỗi 10. Cơ duỗi ngắn ngón cái 11. ĐM gian cất sau 12. Nhánh s8u thần kinh quay 13. Cơ quay II 14. Cơ ngửa ngắn 15. Cơ quay I 16. Cơ ngửa dài Hình 2.45. Mạch thần kinh khu cẳng tay sau mặt sau, mặt ngoài mặt trước xương quay. Tác dụng ngửa cẳng tay và bàn tay. 2.3. Mạch thần kinh 2.3.1. Động mạch liên cốt sau (arteria interossea posterior) Là nhánh sau của động mạch liên cốt. 2.3.2. Thần kinh quay Nhánh vận động: phân nhánh cho các cơ vùng cẳng tay sau. Nhánh cảm giác: sau khi vòng quanh xương quay chạy ra nông vào mu tay.