Bài giảng Dược liệu có tác dụng tiêu độc

ppt 52 trang phuongnguyen 7180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dược liệu có tác dụng tiêu độc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_duoc_lieu_co_tac_dung_tieu_doc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Dược liệu có tác dụng tiêu độc

  1. DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG TIÊU ĐỘC Trường trung cấp y tế Bắc Ninh
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Tr×nh bÇy ®îc ®Æc ®iÓm thùc vËt, ph©n bè, bé phËn dïng, thu h¸i, chÕ biÕn cña dîc liÖu cã t¸c dông tiªu ®éc. 2. Tr×nh bÇy ®îc thµnh phÇn ho¸ häc, c«ng dông, c¸ch dïng cña dîc liÖu cã t¸c dông tiªu ®éc. 3. Tr×nh bÇy ®ù¬c mét sè bµi thuèc cã t¸c dông tiªu ®éc tõ dîc liÖu
  3. Nội dung bài học 1. Kim ngân 2. Sài đất 3. Ké đầu ngựa 4. Bồ công anh 5. Hoàng kỳ 6. Núc nác 7. Sâm đại hành 8. Xuyên tâm liên
  4. KIM NGÂN • Tên khác: Nhẫn đông • Tên khoa học: Lonicera japonica. • Họ kim ngân: Caprifoliaceae
  5. 1. Đặc điểm thực vật, phân bố 1.1. Đặc điểm thực vật • Thân dây leo bằng thân cuốn, thân non có lông màu nâu đỏ, mọc thành bụi. • Lá mọc đối, hình trứng xanh tốt quanh năm. • Hoa mọc ở kẽ lá màu trắng, sau ngả sang màu vàng. • Quả hình cầu màu đen 1.2. Phân bố: mọc ở các tỉnh Cao bằng, Lào cai
  6. 2. Bộ phận dùng, thu hái 2.1. Bộ phận dùng - Hoa (kim ngân hoa) - Thân, cành, lá (kim ngân cuộng) 2.2. Thu hái, sơ chế - Hoa thu hái khi chưa nở hay mới nở, sấy diêm sinh, phơi và sấy khô, có màu vàng ngà, mùi thơm đặc biệt - Thân, cành, lá: thu hái quanh năm, phơi hoặc sấy khô
  7. 3. Thành phần hóa học • Hoa: flavon: linocerin, inozitol, carotenoid • Toàn cây: saponin, luteolin, inositol, carotenoid
  8. 4. Công dụng, cách dùng • Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, trừ mụn nhọn, chống dị ứng, kích thích hệ miễn dịch, giúp tiêu hóa, chống co thắt • Dùng chữa các chứng bệnh: dị ứng, mụn nhọt, ban sởi, lở ngứa, mày đay, rôm sảy, giải độc • Cách dùng: uống 12-16g/ngày, thuốc sắc, hãm, hoàn tán. Dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
  9. Bài thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa Kim ngân hoa: 6g (kim ngân cuộng 12g) Ké đầu ngựa: 3g Nước: 100ml Sắc còn 10ml, thêm đường, uống hay đóng ống, tiệt khuẩn uống dần, ngày 20- 40ml.
  10. SÀI ĐẤT • Tên khác: Ngổ núi, húng trám, cúc nháp, ngổ đất, tân sa • Tên khoa học: Wedelia chinensis Asteraceae
  11. 1. Đặc điểm thực vật, phân bố • Thân cỏ, sống nhiều năm, 1.1. Đặc điểm thực vật mọc bò trên mặt đất, ở các đốt trên thân có rễ mọc ra. • Lá mọc đối, hình bầu dục, mép lá có răng cưa, lá và thân đều có lông nhỏ. • Hoa tự đầu, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, có cuống dài, màu vàng 1.2. Phân bố: mọc hoang, trồng ở khắp nơi
  12. 1. Đặc điểm thực vật, phân bố
  13. 2. Bộ phận dùng, thu hái • Bộ phận dùng: toàn cây • Thu hái: quanh năm, khi cây bắt đầu ra hoa, bỏ gốc rễ, dùng tươi hoặc phơi khô, độ ẩm không quá 13%, tạp chất không quá 1%, tỷ lệ vụn nát không quá 5%, tro toàn phần không quá 20%
  14. 3. Thành phần hóa học • Wedelolacton, isoflavonoid, caroten, saponin, tanin, muối vô cơ.
  15. 4. Công dụng, cách dùng 4.1. Tác dụng: kháng khuẩn mạnh, thanh nhiệt, giải độc. • Dùng chữa các chứng bệnh: mụn nhọt, chốc lở, định độc, sưng vú, mẩn ngứa, sốt phát ban, viêm bàng quang • Dùng ngoài để chữa rôm sẩy 4.2. Cách dùng: dùng 20-40g/ngày, cây khô, sắc, dùng tươi tắm, uống cho trẻ em. Có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác
  16. Bài thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa • Sài đất 30g • Kim ngân cuộng 15 g • Núc nác 10g • Bồ công anh 15g • Ké đầu ngựa 10g Sắc uống
  17. KÉ ĐẦU NGỰA • Tên khác: Thương nhĩ, phát ma, lở ngứa • Tên khoa học: Xanthium strumarium • Họ cúc: Asteraceae
  18. 1. Đặc điểm thực vật, phân bố • Thân thảo, sống hàng năm, 1.1. Đặc điểm thực vật cao khoảng 0,5-1m, thân có khía • Lá mọc so le, phiến lá chia thùy không đều, mép lá răng cưa, gân lá hình chân vịt, thân và lá có lông ngắn. • Hoa tự đầu mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. • Quả giả, hình thoi, ngoài có gai cứng, đầu quả có hai móc, trong chứa hai quả thật 1.2. Phân bố: mọc ở khắp nơi ở nước ta
  19. 2. Bộ phận dùng, thu hái • Bộ phận dùng: - Quả (thương nhĩ tử): khi quả già - Toàn cây (thương nhĩ thảo): cắt cành và cây mang lá và quả
  20. 3. Thành phần hóa học • Thương nhĩ tử: alcaloid, serquiterben lacton như: xanthinin, xanxatin, iod hữu cơ • Thương nhĩ thảo: serquiterben lacton: xanthinin, xanxatin, iod hữu cơ.
  21. 4. Công dụng, cách dung • Tác dụng: tiêu độc, kháng khuẩn, tán phong, trừ thấp, giảm tiết dịch mũi. • Dùng chữa: mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, tràng nhạc, mũi chảy nước hôi, bệnh thiếu iod. • Cách dùng: - Chữa mụn nhọt: 6-12g quả hoặc 15-20g lá cành, dạng thuốc sắc, cao thuốc - Phòng bướu cổ: đập quả, hãm lấy nước uống hàng ngày.
  22. Bài thuốc chữa lên sởi, ngứa phát ban, mụn nhọt, lở loét • Thương nhĩ tử: 6g • Địa phụ tử 6g Tán thành bột, uống
  23. Bài thuốc chữa mũi luôn chảy nước • Thương nhĩ tử 6g • Bạch chỉ 4g • Bạc hà 4g Sắc uống
  24. BỒ CÔNG ANH • Tên khác: Bồ công anh mũi mác, Diếp dại • Tên khoa học: Lactuca indica. Asteraceae
  25. 1. Đặc điểm thực vật, phân bố 1.1. Đặc điểm thực vật • Thân thảo, sống hàng năm, cao 0,5-1m, thân mọc thẳng, ít phân nhánh, toàn thân có nhựa mủ trắng. • Lá có nhiều hình dạng, mép lá có răng cưa • Hoa tự màu vàng, có loại màu tím • Quả bế, màu đen, đầu có túm lông 1.2. Phân bố: cây mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta
  26. 2. Bộ phận dùng, thu hái • Bộ phận dùng: lá • Thu hái - Thu hái vào mùa thu, khi trời khô ráo - Hái cành và lá bánh tẻ, loại bỏ lá vàng, hoa phơi sấy khô - Vị thuốc không mùi, vị hơi đắng
  27. 3. Thành phần hóa học • Chưa được nghiên cứu
  28. 4. Công dụng, cách dùng 4.1. Công dụng • Tác dụng: thanh nhiệt, tiêu độc • Dùng chữa: tràng nhạc, mụn nhọt, đinh độc, sưng vú, tắc tia sữa, tỳ vị hỏa uất. 4.2. Cách dùng • Dùng 10-20g/ ngày, dạng thuốc sắc, hoặc rã nát đắp lên nhọt mới sưng.
  29. Bài thuốc chữa đau mắt sưng đỏ • Bồ công anh 40g • Dành dành 12g Sắc uống
  30. HOÀNG KỲ Tên khoa học: Astragalus membranaceus. Fabaceae
  31. 2. Bộ phận dùng, thu hái • Bộ phận dùng: Rễ • Thu hái: phơi, sấy khô
  32. 3. Thành phần hóa học • Tinh bột, đường, amino acid, chất nhày
  33. 4. Công dụng, cách dùng • Chữa bệnh khí hư, biểu hư, rự hãn, ung nhọt • Dùng 12-30g/ngày dạng thuốc sắc, hoàn tán • Chú ý: cảm biểu thực không dùng
  34. NÚC NÁC • Tên khác: hoàng bá nam • Tên khoa học: Phellodendron chinese. Rubiaceae
  35. 1. Đặc điểm thực vật, phân bố
  36. 2. Bộ phận dùng, thu hái • Bộ phận dùng: vỏ • Thu hái: cạo lớp bần, phơi hoặc sấy khô
  37. 3. Thành phần hóa học • Alcaloid • Flavonoid: oroxylin, baicalein, chrysin, tanin
  38. 4. Công dụng, cách dùng • Tác dụng: kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng, thanh nhiệt, giải độc • Chữa bệnh: dị ứng, mẩn ngứa, chốc lở, vàng da, ho khàn tiếng, trẻ em lên sởi, phát ban, chấn thương phần mền • Cách dùng: 6-12g/ngày, dạng thuốc sắc
  39. Bài thuốc chữa lở loét, tổ đỉa • Núc nác 30g • Thổ phục linh 30g Sắc uống hàng ngày
  40. Chữa bệnh đường niệu, đái buốt, đái ra máu • Núc nác • Rễ cỏ tranh • Mã đề Mỗi thứ một nắm, sắc uống hàng ngày
  41. SÂM ĐẠI HÀNH • Tên khác: sâm cau, hành lào, tỏi lào, tỏi đỏ • Tên khoa học: Eleutherine subaphylla • Họ la đơn: Iridaceae
  42. 1. Đặc điểm thực vật-phân bố • Thân thảo sống nhiều năm, cao 1.1. Đặc điểm thực vật 30-40cm. Thân thuộc loại thân hành, màu đỏ tía, đính với nhau thành từng khóm, giống củ hành. • Lá hình mác, gân lá song song (giống lá cau non), đầu lá nhọn, có bẹ và mọc sát mặt đất. • Hoa màu trắng, mọc thành chùm trên một cuống chung, dài. • Quả nang, trong chứa nhiều hạt 1.2. Phân bố: cây mọc hoang ở nhiều nơi ở nước ta.
  43. 2. Bộ phận dùng, thu hái • Bộ phận dùng: thân hành • Thu hái: - Thu hoạch những cây có 1 năm tuổi trở lên, khi cây tàn lụi - Đào lấy củ, rửa sạch, thái ngang thành lát - Độ ẩm không quá 10%, tạp chất không quá 1%
  44. 3. Thành phần hóa học • Hợp chất: quinoid là eleutherin, isoeleutherin, eleutherol
  45. 4. Công dụng, cách dùng • Tác dụng: hành huyết, tiêu độc, kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt • Được dùng chữa: hoa mắt, nhức đầu, thiếu máu, bệnh vàng da, viêm họng, mụn nhọt, lở ngứa • Cách dùng: ngày 6-10g khô – 12-20g tươi; dạng thuốc sắc, thuốc hãn, thuốc bột, hoặc thuốc viên
  46. Bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan, viêm phổi Sâm đại hành 3g Tang bạch bì 12g Cỏ nhọ nồi 12g Sài đất 12g Bách bộ 12g Mạch môn 12g Sắc uống
  47. XUYÊN TÂM LIÊN • Tên khác: cây công cộng – Khổ đảm thảo • Tên khoa học: Andrographis paniculata • Họ ô rô: Acanthaceae
  48. 1. Đặc điểm thực vật, phân bố • Thân thảo, sống 1-2 năm. Thân thẳng đứng, cao 0,5-1m. Thân vuông phân nhánh nhiều và tỏa đều theo 4 hướng. • Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến hình trứng hẹp • Hoa nhỏ màu trắng điểm hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. • Quả nang, mọc ngược lên trên • Phân bố: trồng nhiều nơi ở nước ta
  49. 2. Bộ phận dùng, thu hái • Bộ phận dùng: toàn cây (trên mặt đất) • Thu hoạch khi cây còn xanh tốt, chưa ra hoa, cắt phơi khô.
  50. 3. Thành phần hóa học • Glycosid đắng, flavonoid
  51. 4. Công dụng, cách dùng • Tác dụng: kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. • Dùng chữa: viêm ruột, viêm nhiễm đường tiêu hóa, cảm sốt, giảm nhiệt, nhiệt độc, phù thũng, chỉ thống, phát sốt, viêm họng, viêm phổi, rắn cắn • Cách dùng: - Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 5-10g (khô); 10-20g (tươi), dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc viên - Dùng ngoài, với lượng vừa đủ, đắp chỗ bị rắn cắn, sưng tấy.