Bài giảng Dược liệu chứa tinh dầu (Phần 1)

ppt 33 trang phuongnguyen 15531
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dược liệu chứa tinh dầu (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_duoc_lieu_chua_tinh_dau_phan_1.ppt

Nội dung text: Bài giảng Dược liệu chứa tinh dầu (Phần 1)

  1. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU
  2. MỤC TIÊU 1. Định nghĩa tinh dầu (tinh dầu ≠ chất thơm tổng hợp, tinh dầu ≠ chất béo). 2. Phương pháp kiểm nghiệm dược liệu chứa tinh dầu và kiểm nghiệm tinh dầu. 3. Công thức 5 thành phần chính của tinh dầu và các dược liệu chứa tinh dầu giàu các thành phần trên.
  3. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐỊNH NGHĨA Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường, và có thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
  4. ĐẠI CƯƠNG 2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO Chia làm 4 nhóm chính: (i) Dẫn chất monoterpen (10C) (ii) Dẫn chất sesquiterpen (15C) (iii) Dẫn chất có nhân thơm (iv) Hợp chất có N và S
  5. 2.1. DẪN CHẤT MONOTERPEN 2 NHÓM: - dẫn chất không chứa oxi và - dẫn chất chứa oxi.
  6. Menthol OH Limonen CH2OH CH2OH -pinen Geraniol Nerol CHO β-pinen CHO Citral a Citral b
  7. 2.2 DẪN CHẤT SESQUITERPEN Gồm có d/c sesquiterpen, azulen và sesquiterpenlacton, trong đó sesquiterpenlacton không bay hơi ở nhiệt độ thường nên không điều chế bằng phương pháp cất kéo hơi nước, được xem là tiền chất của azulen.
  8. Curcumen Guajazulen O O O O O O Sausurea lacton Artemisinin O
  9. 2.3 DẪNOH CHẤT CÓ NHÂN THƠM OH OCH3 CHO Eugenol Aldehyd cinnamic Anethol OH OH p-cymen Thymol Carvacrol O OH OCH O OCOCH3 3 OH Methylsalicylat CHO Safrol Vanilin
  10. 3. TÍNH CHẤT LÝ - HÓA Thể chất: đa số thể lỏng ở to thường (ít ở thể rắn: borneol, camphor, vanilin, menthol). Màu sắc: không màu hay vàng nhạt (nếu bị oxy hóa thì màu sẫm lại), azulen màu xanh mực. Mùi: mùi thơm dễ chịu, số ít có mùi hắc, khó chịu (tinh dầu giun). Vị: cay, ngọt (quế, hồi). Tỷ trọng: nhỏ hơn 1, trừ quế, đinh hương, hương nhu. Độ tan: không hoặc ít tan trong nước, tan trong alcol và dung môi hữu cơ. Độ sôi: phụ thuộc thành phần cấu tạo, có thể cất phân đoạn để tách riêng từng thành phần trong tinh dầu. Dễ bị oxi hóa và trùng hiệp hóa tạo thành nhựa.
  11. 4. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN VÀ PHÂN BỐ Phân bố nhiều trong các họ Hoa tán, Cúc, Hoa môi, Long não, Sim, Cam, Gừng. Có trong tất cả các bộ phận của cây: LÁ (bạc hà, Tràm); HOA (hồng, nhài, bưởi); NỤ HOA (đinh hương); QUẢ (sa nhân, thảo quả, hồi); VỎ QUẢ (cam, chanh); VỎ THÂN (quế); GỖ (Long não, Vù hương); RỄ (thiên niên kiện, thạch xương bồ); THÂN RỄ (gừng, nghệ). Tinh dầu được tạo thành trong các bộ phận tiết của cây (tế bào tiết; lông tiết - họ Hoa môi; Túi tiết - họ Sim; Ống tiết - Họ Hoa tán)
  12. 5. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH DẦU Nguyên tắc: bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Dụng cụ định lượng tinh dầu: 2 phần tách rời nhau. - Bình cầu (dung tích 500 – 1000 ml) - Bộ phận định lượng: có 4 phần (ống dẫn hơi nước và hơi tinh dầu; ống sinh hàn; ống hứng tinh dầu có chia vạch; nhánh hồi lưu nước no tinh dầu).
  13. 6. CHẾ TẠO TINH DẦU Có 4 phương pháp - Chiết xuất bằng dung môi - Ướp - Ép - Cất kéo hơi nước
  14. 1. CHIẾT XUẤT BẰNG DUNG MÔI ❖ Dung môi dễ bay hơi (ete dầu hỏa, xăng CN): chiết xuất tinh dầu trong hoa hay chiết xuất 1 thành phần nhất định. Đặc điểm: sau khi chiết bằng dung môi, cất thu hồi dung môi, thu được tinh dầu lẫn sáp và 1 số tạp. Dùng cồn để hòa tan tinh dầu. ❖ Dung môi không bay hơi (dầu béo hay paraphin): ngâm dược liệu (hoa) trong dầu được làm nóng 60- 70oC/12-48h. Làm nhiều lần cho đến khi dung môi bão hòa tinh dầu. Dùng cồn để tách riêng tinh dầu.
  15. 2. PHƯƠNG PHÁP ƯỚP Nguyên liệu: hoa tươi (đã bỏ lá đài). Cách làm: dùng khuôn gỗ (58 x 80 x 5 cm) ở giữa có tấm thủy tinh được phết mỡ lợn cả 2 mặt (dày 3 mm). 30 – 80 g hoa tươi/1 bề mặt có lót lớp lụa mỏng/24- 72 h tuỳ thuộc vào loại hoa, thay lớp hoa mới cho đến khi chất béo bão hòa tinh dầu. Dùng cồn để tách riêng tinh dầu.
  16. 3. PHƯƠNG PHÁP ÉP Chỉ dùng phương pháp này để điều chế tinh dầu vỏ quả Citrus vì: Tinh dầu vỏ cam, chanh dùng trong kỹ nghệ đồ uống cần có mùi giống như tự nhiên; Trong vỏ cam, chanh tinh dầu nằm trong túi tiết ở lớp vỏ ngoài, chỉ cần tác dụng 1 lực cơ học là giải phóng ra, nên phương pháp ép rất phù hợp; Các túi tiết tinh dầu trong vỏ quả Citrus được bao bọc bởi màng pectin, nhiệt độ tăng thì màng càng đông cứng lại. Do vậy nếu muốn điều chế tinh dầu bằng phương pháp cất, phải phá vỡ màng (bằng cơ học: xay nhỏ; hoá học: HCl loãng; sinh học: enzym).
  17. 4. PHƯƠNG PHÁP CẤT KÉO HƠI NƯỚC Nguyên tắc: dựa trên nguyên tắc cất một hỗn hợp 2 chất lỏng bay hơi được không trộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão hòa bằng áp suất khí quyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo hơi tinh dầu.
  18. THIẾT BỊ CẤT TINH DẦU 1. Nồi cất 2. Ống dẫn hơi (thường được gọi là vòi voi) 3. Bộ phận ngưng tụ 4. Bộ phận phân lập
  19. KIỂM NGHIỆM TINH DẦU Cảm quan Hằng số vật lý: tỷ trọng, năng suất quay cực, chỉ số khúc xạ, độ tan trong cồn Chỉ số hoá học: chỉ số acid, chỉ số ester, chỉ số acetyl Định tính các thành phần trong tinh dầu: ◼ Sắc ký lớp mỏng (dung môi, Thuốc hiện màu chung/nhóm chức phenol, carbonyl) ◼ Sắc ký khí (thời gian lưu; pp phân tích cộng, trừ, kết hợp GS-MS, GC-IR, GC-NMR) ◼ Phương pháp hóa học (tạo dẫn chất kết tinh, đo độ chảy) ◼ Tách riêng các cấu tử (sắc ký cột, SKLM chế hóa ) Định lượng các thành phần chính trong tinh dầu
  20. ĐỊNH LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH 1. Định lượng alcol toàn phần: bằng phương pháp acetyl hóa. Acetyl hóa alcol bằng lượng dư anhydrid acetic (bỏ acid dư, làm khô tinh dầu) Xà phòng hóa tinh dầu đã acetyl hóa bằng lượng dư dung dịch kiềm chuẩn (NaOH hay KOH 0,5N/EtOH) Định lượng dung dịch kiềm dư - Alcol dạng ester (tiến hành gđ2 và 3) 2. Aldehyd và ceton: tạo sản phẩm bisulfitic (tác dụng với NaHSO3 và Na2SO3) là chất kết tinh, tách ra khỏi tinh dầu, sau đó dùng phương pháp cân hay bình cassia để định lượng.Tạo sản phẩm d/c hydrazon có màu đỏ cam (+ 2,4-DNPH)
  21. ĐỊNH LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH 3. Các hợp chất Oxyd-cineol: - Phương pháp xác định điểm đông đặc (to kết tinh tỷ lệ thuận với hàm lượng cineol trong tinh dầu): áp dụng cho cineol > 64 % - Phương pháp orto-cresol (to kết tinh tỷ lệ thuận với hàm lượng cineol trong tinh dầu) - Phương pháp resorcin (bình cassia) 4. Hợp chất peroxyd – ascaridol: nguyên tắc dựa vào tính oxi hóa của h/c peroxyd. Trong mt acid, ascaridol oxi hóa kali iodid giải phóng Iod (định lượng iod = natri thiosulfat) 5. Hợp chất phenol: tác dụng NaOH (dùng bình cassia, cân, )
  22. PHÁT HIỆN TẠP CHẤT VÀ CHẤT GIẢ MẠO Phát hiện tạp chất: tìm nước, ion kim loại nặng Phát hiện các chất giả mạo: - Các hợp chất tan trong nước: Ethanol và Glycerin (lắc tinh dầu với nước, nếu V giảm có sự giả mạo; định tính ethanol bằng tạo sản phẩm iodoform hay lắc tinh dầu với nước; định tính glycerin bằng K2SO4 tạo acrolein (có mùi đặc trưng). - Các hợp chất tan trong dầu: dầu mỡ; dầu hỏa, xăng, dầu parafin (= kiểm tra độ tan của tinh dầu trong EtOH 80o); tinh dầu thông (SKK hay SKLM).
  23. TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG Tác dụng trên đường tiêu hóa: kích thích tiêu hóa, lợi mật, thông mật. Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn; Tác dụng kích thích thần kinh TW Tác dụng diệt ký sinh trùng như trị giun (tinh dầu giun); trị sán (thymol); diệt ký sinh trùng sốt rét (Artemisinin) Sử dụng ngoài da có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh cơ
  24. Y HỌC CỔ TRUYỀN Thuốc giải biểu, chữa cảm mạo phong hàn (tân ôn giải biểu): quế chi, sinh khương, kinh giới, tía tô, hành, hương nhu, tế tân, bạch chỉ; chữa cảm mạo phong nhiệt (tân lương giải biểu): cúc hoa, hoắc hương, bạc hà. Thuốc ôn lý, trừ hàn, hồi dương cứu nghịch: thảo quả, đại hồi, tiểu hồi, đinh hương, sa nhân, quế nhục. Thuốc khai khiếu có tác dụng kích thích thông giác quan, trừ đờm thanh phế như xương bồ, xạ hương, cánh kiến trắng. Thuốc hành khí có tác dụng khí huyết lưu thông: hương phụ, trần bì, hậu phác, mộc hương, chỉ thực, chỉ xác Thuốc hành huyết, bổ huyết: xuyên khung, đương quy.
  25. CÁC NGÀNH KỸ NGHỆ KHÁC Kỹ nghệ thực phẩm: dược liệu chứa tinh dầu tiêu thụ dưới dạng gia vị; làm thơm bánh kẹo, mứt, đồ hộp, pha chế rượu, đồ uống Kỹ nghệ nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm
  26. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ MONOTERPEN CHANH, CAM, QUÝT, BƯỞI, SẢ, MÙI, BẠC HÀ (Á, ÂU), THẢO QUẢ, SA NHÂN, THÔNG, LONG NÃO, TRÀM, BẠCH ĐÀN
  27. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ SESQUITERPEN GỪNG, HOẮC HƯƠNG, THANH CAO HOA VÀNG
  28. DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ DẪN CHẤT NHÂN THƠM ĐINH HƯƠNG, HƯƠNG NHU (TRẮNG, TÍA), ĐẠI HỒI, QUẾ