Bài giảng Địa lý Kinh tế - Xã hội đại cương

pdf 27 trang phuongnguyen 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lý Kinh tế - Xã hội đại cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_dia_ly_kinh_te_xa_hoi_dai_cuong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Địa lý Kinh tế - Xã hội đại cương

  1. ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI 5 I. Vị trí của Địa lý kinh tế - xã hội trong hệ thống khoa học Địa lý 5 II. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lý kinh tế - xã hội 5 1. Đối tượng. 5 2. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu 6 III. Các quan điểm cơ bản và phương pháp chính trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội. 6 1. Quan điểm cơ bản. 6 2. Phương pháp nghiên cứu. 7 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ CHỦNG TỘC 8 I. Khái niệm, phân loại, nguồn gốc. 8 1. Khái niệm 8 2. Phân loại 8 a. Cơ sở phân loại: 8 b. Phân loại chủng tộc trên thế giới: 8 c. Ý nghĩa của sự phân loại chủng tộc: 8 3. Nguồn gốc và nhân tố hình thành chủng tộc 8 a. Nguồn gốc: 8 b. Nhân tố hình thành chủng tộc: 8 II. Các chủng tộc trên thế giới và sự phân bố của các chủng tộc. 9 III. Vấn đề chủng tộc ở Đông Nam Á và Việt Nam. 10 1. Ở Đông Nam Á. 10 2. Ở Việt Nam 10 CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ 11 I. Khái quát chung 11 1. Khái niệm 11 2. Bản chất. 11 3. Chức năng. 11 4. Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ. 11 a. Một số giả thuyết: 11 b. Sự phát triển của ngôn ngữ: 11 II. Sự hình thành và phát triển các ngữ hệ trên thế giới - Phân loại ngữ hệ 12 1. Khái niệm, nguyên nhân ra đời các ngữ hệ 12 2. Phân loại các ngôn ngữ trên thế giới 12 3. Chữ viết 12 4. Vấn đề đa ngôn ngữ và song ngữ 13 III. Một số vấn đề ngôn ngữ trong khu vực Đông Nam Á. 13 1. Bức tranh ngôn ngữ ở khu vực. 13 2. Sự hình thành và phát triển chữ viết. 13 IV. Vấn đề ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam 14 1. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và mang đặc trưng của khu vực Đông Nam Á 14 2. Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam hiện nay. 14 1
  2. a. Ngữ hệ Nam Á (92,4%): 14 b. Ngữ hệ Nam Đảo (1,1%): 14 c. Ngữ hệ Hán – Tạng (1,5%): 14 d. Ngữ hệ Thái – Kađai (5,0%): 14 3. Vai trò xã hội của ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam 15 a. Ngôn ngữ có vai trò là ngôn ngữ quốc gia: 15 b. Ngôn ngữ có vai trò là ngôn ngữ vùng: 15 c. Những ngôn ngữ không có ảnh hưởng đến dân tộc khác trong vùng: 15 4. Chính sách ngôn ngữ Việt Nam 15 a. Nội dung: 15 b. Tình hình, chính sách xây dựng và phổ cập chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: 15 CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO 16 I. Một số vấn đề chung về tôn giáo 16 1. Khái niệm 16 2. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo. 16 3. Các giai đoạn phát triển của tôn giáo 16 4. Vai trò của tôn giáo 17 a. Mặt tích cực: 17 b. Mặt tiêu cực: 17 II. Một số tôn giáo chính trên thế giới 18 1. Cơ Đốc giáo. 18 a. Hoàn cảnh ra đời: 18 b. Lịch sử đạo Cơ Đốc: 19 c. Đặc điểm các giáo phái chính: 19 2. Hồi giáo 20 a. Hoàn cảnh ra đời: 20 b. Vai trò của đạo Hồi trong lịch sử: 20 c. Đặc điểm giáo lý: 21 d. Các giáo phái chủ yếu: 21 3. Phật giáo 21 a. Hoàn cảnh ra đời: 21 b. Lịch sử phát triển: 22 c. Giáo lý đạo Phật: 22 d. Các giáo phái chủ yếu: 22 4. Ấn Độ giáo 22 a. Hoàn cảnh ra đời: 22 b. Lịch sử phát triển: 23 c. Tín ngưỡng cơ bản của đạo Ấn: 23 d. Một số giáo phái chủ yếu: 24 5. Do Thái giáo 24 a. Hoàn cảnh ra đời: 24 b. Giáo lý, lễ nghi: 25 c. Một số giáo phái chính: 25 III. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. 25 1. Đặc điểm chung. 25 2
  3. 2. Một số tôn giáo chính. 26 3. Chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà Nước ta 26 a. Đường lối, chủ trương: 26 b. Chính sách: 27 CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 28 I. Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 28 1. Tổ chức lãnh thổ. 28 2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 28 a. Khái niệm: 28 b. Đặc điểm: 28 c. Nhiệm vụ: 28 d. Ý nghĩa: 28 e. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN: 29 II. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 29 1. Xí nghiệp nông nghiệp 30 a. Hộ gia đình: 30 b. Trang trại: 30 c. Hợp tác xã: 30 d. Nông trường quốc doanh: 31 2. Thể tổng hợp nông nghiệp. 31 3. Vùng nông nghiệp 31 4. Băng chuyền địa lý 32 a. Khái niệm: 32 b. Phân loại: 32 III. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam. 32 1. Xí nghiệp nông nghiệp 32 a. Hộ gia đình: 32 b. Hợp tác xã: 32 c. Trang trại: 32 d. Nông trường quốc doanh: 33 2. Thể tổng hợp nông nghiệp. 33 3. Vùng nông nghiệp 33 CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP 35 I. Cơ sở lý luận của TCLT công nghiệp 35 1. TCLT công nghiệp 35 a. Khái niệm: 35 b. Đặc điểm: 35 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLT công nghiệp 35 3. Các hình thức TCLTCN 36 a. Điểm công nghiệp: 36 b. Cụm công nghiệp: 36 c. Trung tâm công nghiệp: 36 d. Khu công nghiệp: 37 e. Dải công nghiệp: 37 f. Vùng công nghiệp: 37 II. TCLT công nghiệp một số nước trên thế giới. 37 3
  4. 1. Đài Loan 37 2. Trung Quốc. 37 3. Hàn Quốc. 38 4. Nhật Bản. 38 III. Các hình thức TCLTCN ở Việt Nam. 38 1. Điểm công nghiệp 38 2. Cụm công nghiệp. 38 3. Khu công nghiệp (đầu thập niên 90) 39 4. Trung tâm công nghiệp. 40 5. Dải công nghiệp. 40 6. Vùng công nghiệp 41 CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH 42 I. Cơ sở lý luận 42 1. Du lịch và vai trò của du lịch 42 2. Tổ chức lãnh thổ du lịch. 42 a. Khái niệm: 42 b. Vai trò: 42 c. Mục tiêu: 43 d. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTDL: 43 3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. 43 a. Điểm du lịch: 43 b. Trung tâm du lịch: 44 c. Tiểu vùng du lịch: 44 d. Á vùng du lịch: 44 e. Vùng du lịch: 44 II. Các vùng du lịch Việt Nam. 45 1. Vùng du lịch Bắc Bộ 45 a. Đặc điểm chung: 45 b. Tiềm năng du lịch: 45 c. Sản phẩm du lịch đặc trưng: 45 d. Phân vùng du lịch: 45 2. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 46 a. Đặc điểm chung: 46 b. Tài nguyên du lịch: 46 c. Tổ chức lãnh thổ du lịch: 46 3. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 46 a. Đặc điểm chung: 46 b. Tiềm năng du lịch: 46 c. Tổ chức lãnh thổ du lịch: 47 4
  5. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI I. Vị trí của Địa lý kinh tế - xã hội trong hệ thống khoa học Địa lý. Địa lý học là 1 ngành khoa học cổ, trải qua quá trình phát triển lâu dài đến thế kỉ XIX, Địa lý học mới thật sự là 1 khoa học chuyên nghiên cứu các quy luật và mối liên hệ giữa các tổng thể tự nhiên, kinh tế - xã hội. Sự ra đời của khoa học Địa lý kinh tế với tư cách là 1 khoa học cũng tương tự như vậy. Có 2 quan điểm khác nhau trong việc xác định vị trí của Địa lý kinh tế - xã hội: − Trường phái địa lý phương Tây: Địa lý kinh tế chỉ là 1 bộ phận (1 nhánh) của Địa lý học (nằm trong nhánh Địa lý nhân văn). − Trường phái địa lý Xô Viết: Địa lý kinh tế là 1 khoa học độc lập, cùng song song tồn tại – phát triển với Địa lý tự nhiên trong hệ thống các khoa học Địa lý do sự thống nhất biện chứng giữa 2 ngành này (dù cho có sự khác nhau về đối tượng và phương pháp nghiên cứu). II. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Địa lý kinh tế - xã hội. 1. Đối tượng. a. Theo các nhà địa lý phương Tây: Đối tượng nghiên cứu chỉ bó hẹp trong phạm vi sản xuất hoặc kinh tế. b. Theo các nhà địa lý Xô Viết: Đối tượng nghiên cứu được nâng dần từ thấp đến cao và ngày càng trở nên hoàn thiện. Có thể tóm tắt qua 3 giai đoạn: − Trước năm 1955: N.N. Baranxki cho rằng ĐLKT nghiên cứu sự đa dạng về kinh tế ở các nước, các vùng và những khác biệt không gian của nó trên bề mặt Trái Đất. V.A. Anusin thì chú trọng đến xã hội loài người và các hoạt động kinh tế của họ diễn ra trên môi trường địa lý. − Từ năm 1955 cho tới giữa thập niên 70 của thế kỉ XX: Đại hội lần II của Hội Địa lý Liên Xô (1955) xác định: địa lý kinh tế là 1 khoa học xã hội nghiên cứu sự phân bố địa lý của sản xuất (hiểu là sự thống nhất giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất), các điều kiện và đặc điểm phát triển của nó ở các nước, các vùng khác nhau. Vào nửa đầu thập niên 70, cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu. Trước thực tế đó, Iu.G.Xauskin đã đặt vấn đề xem xét lại đối tượng nghiên cứu của Địa lý kinh tế: Địa lý kinh tế là 1 khoa học về các quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội theo lãnh thổ và việc điều khiển các hệ thống đó. 5
  6. 2 quan niệm này không mâu thuẫn với nhau mà mỗi quan niệm có những ưu thế riêng và cùng tồn tại song hành. − Từ nửa sau thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay: Địa lý kinh tế được chuyển thành Địa lý kinh tế - xã hội. Bởi vì bên cạnh phần “sản xuất” còn có phần “xã hội” với hàng loạt mối quan hệ đa dạng, chằng chịt, phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sản xuất; mặt khác, dần dần các hoạt động phi sản xuất của con người ngày càng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Việc bổ sung cụm từ “xã hội” là muốn nhấn mạnh một số điểm chính: + Các hiện tượng kinh tế cần được xem xét trong mối liên hệ biện chứng với hệ thống xã hội, chính trị. + Chú ý hơn tới khía cạnh lãnh thổ và các vấn đề chủ yếu của xã hội. + Đáp ứng đầy đủ hơn tình hình và nhiệm vụ của Địa lý kinh tế. ⇒ Địa lý kinh tế - xã hội là 1 khoa học xã hội nghiên cứu các quy luật phân bố sản xuất xã hội (hiểu là sự thống nhất giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất) và sự định cư của cư dân (nói cách khác là tổ chức lãnh thổ đời sống xã hội) cũng như các đặc điểm của chúng được thể hiện ở các nước, các vùng khác nhau. 2. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu. − Vạch ra tính quy luật về phân bố sản xuất và xác định sự phân bố đó trên cơ sở sử dụng hợp lí, có hiệu quả các nguồn lực nhằm đem lại hiệu quả cao nhất (về kinh tế - xã hội – môi trường). − Ở tầm vĩ mô, ĐLKT-XH có nhiệm vụ nghiên cứu phân công lao động xã hội (theo ngành và theo lãnh thổ) và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển và phân bố sản xuất. − Dân cư và các vấn đề có liên quan − Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về ĐLKT-XH và giáo dục Địa lý. III. Các quan điểm cơ bản và phương pháp chính trong nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội. 1. Quan điểm cơ bản. − Quan điểm tổng hợp: vì các hiện tượng kinh tế - xã hội rất phong phú, có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều với nhau và với các hiện tượng khác. − Quan điểm lịch sử: các hiện tượng có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong, vì vậy khi nghiên cứu phải nhìn nhận quá khứ để lí giải ở mức độ nhất định cho hiện tại và dự báo tương lai phát triển của hiện tượng. 6
  7. − Quan điểm hệ thống: đối tượng nghiên cứu được coi là 1 hệ thống. − Quan điểm kinh tế (trước mắt và lâu dài) − Quan điểm phát triển bền vững: đảm bảo sự bền vững về cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. ⇒ Các quan điểm trên được vận dụng 1 cách tổng hợp. 2. Phương pháp nghiên cứu. − Phương pháp thu thập tài liệu: các loại tài liệu cần quan tâm là các văn bản, số liệu thống kê, bản đồ - ảnh hàng không và viễn thám, các dạng khác (thực địa, điều tra, ) − Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh − Phương pháp xã hội học: áp dụng đặc biệt trong các lĩnh vực địa lý dân cư hay du lịch. Để triển khai phương pháp này cần xây dựng bảng hỏi. − Phương pháp bản đồ − Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý: GIS là hệ thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lí, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lí những dữ liệu không gian, đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. 7
  8. CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ CHỦNG TỘC I. Khái niệm, phân loại, nguồn gốc. 1. Khái niệm. Chủng tộc là một nhóm tự nhiên bao gồm những người có một tập hợp các đặc điểm hình thái giống nhau có tính chất di truyền, không kể đến ngôn ngữ, phong tục, tập quán và quốc tịch. Chủng tộc là một thuật ngữ mang tính lịch sử. Cần phân biệt: chủng tộc và sắc tộc 2. Phân loại. a. Cơ sở phân loại: − Dựa trên đặc điểm diện mạo cơ thể: + Đặc điểm mô tả: màu da, tóc, mắt + Kích thước đo đạc: vóc người, đầu, chân − Dựa trên cấu trúc gen di truyền: gen, nhóm máu b. Phân loại chủng tộc trên thế giới: Gồm 3 nhóm chủng tộc chính: Môngôlôit, Ơrôpêôit, Nêgrô-Ôxtralôit, là kết quả của quá trình thích nghi lâu dài với môi trường và sự lai tạp c. Ý nghĩa của sự phân loại chủng tộc: − Đặc điểm nhân chủng cho biết đầy đủ hơn về con người, về các cư dân sống trên thế giới. − Đóng góp rất lớn cho khoa học giải phẫu và các ngành khoa học liên quan đến vấn đề di truyền. − Góp phần nghiên cứu sự hình thành dân tộc và lịch sử dân tộc. 3. Nguồn gốc và nhân tố hình thành chủng tộc. a. Nguồn gốc: Theo các học thuyết cho rằng, ban đầu là người tối cổ Pitêcăngtrốp Æ Người thượng cổ Nêăngđectan Æ Người tân cổ Crômanhông Æ Các chủng tộc loài người hiện nay. b. Nhân tố hình thành chủng tộc: − Sự biệt lập của các quần thể người − Sự thay đổi gen: đột biến gen, chọn lọc tự nhiên, − Sự thích nghi với môi trường tự nhiên: màu da, hình dáng cơ thể, khuôn mặt, 8
  9. II. Các chủng tộc trên thế giới và sự phân bố của các chủng tộc. - Tiểu chủng Đông Âu Nhánh Bắc -Tiểu chủng phương Bắc Đại chủng Ơrôpêôit - Tiểu chủng Indo - Pamirian Nhánh Nam - TC Địa Trung Hải – Bancanic - TC Tiểu Á - TC Adiratic - TC Anpi - Tiểu chủng Trung Á - TC Xibirian - TC Bắc cực Nhánh Bắc - TC Viễn Đông - Tiểu chủng Nam Mongoloit Chủng tộc Đại chủng Nhánh Nam -TC Polynesian Môngôlôit - Tiểu chủng Bắc Mỹ Nhánh - TC Trung Mỹ Châu Mỹ - TC Patagonia - Tiểu chủng Đông Phi Nhánh - TC Trung Phi Nêgrô Phi - TC Nam Phi - TC Sudan Đại chủng Nêgrô-Ôtralôit - TC Ôxtraliêng - TC Mêlanêdiêng Nhánh - Tiểu chủng Nêgritô Ôxtralôit - TC Xônđô- Xâylan - Tiểu chủng Ainu Đặc điểm chung của 3 đại chủng: Đặc điểm Môngôlôit Nêgrô-Ôtralôit Ơrôpêôit Số lượng 40% 12% 48% Vàng, nâu nhạt Màu sẫm (đen hoặc Trắng Da nâu đen) Đen, cứng, thẳng, Sẫm, xoăn, dạng Xoăn dạng sóng, lông và râu ít phát sóng, lông và râu mềm; lông và râu Tóc triển thường rất ít. thường rất phát triển Đen, nâu, nhỏ, xếch, Sẫm màu Xanh xám hoặc Mắt thường một mí, mắt nâu nhạt 9
  10. có góc mi Trung bình, sống mũi Tẹt, cánh mũi - lỗ Cao và hẹp Mũi ít dô mũi rộng và nằm gần ngang Răng hình bàn xẻng Rộng, môi dày, Môi mỏng, cằm dô Miệng và hơi vẩu, môi trung xương hàm trên rất bình – mỏng dô. Hình dạng Trung bình Dài Dài đầu Trung bình, chân Vóc người cao và Vóc người cao và Chiều cao ngắn chân dài so với mình chân dài Đông Á, Đông Bắc – Trung – Nam Phi, Châu Âu, Tây Á, Đông Nam Á, Trung Bắc Úc, Trung Mỹ. Bắc Phi, Nam Úc, Phân bố Á, Bắc Canada, Bắc – Nam Mỹ. Trung Nam Mỹ. III. Vấn đề chủng tộc ở Đông Nam Á và Việt Nam. 1. Ở Đông Nam Á. Đông Nam Á là cái nôi đầu tiên của chủng tộc Ôxtralôit phân hóa thành nhiều loại hình nhân chủng khác nhau và phân bố ra khắp châu Đại Dương. Sau này, người Môngôlôit từ phương Bắc tới, lấn át và đẩy lùi người Ôxtralôit ra khỏi khu vực. Sự tiếp xúc giữa 2 đại chủng đã tạo ra 4 nhóm loại hình: − Nhóm loại hình Nam Á. − Nhóm loại hình Anhđônêdiêng. − Nhóm loại hình Nêgritô − Nhóm loại hình Vêđôit 2. Ở Việt Nam. Các tộc người Việt Nam đều thuộc 2 loại hình chủng tộc là Anhđônêdiêng và Nam Á. − Loại hình Nam Á chiếm số lượng lớn, tiêu biểu là các dân tộc: Việt, Mường, Tày, Thái, Hmông − Loại hình Anhđônêdiêng với đại diện là các dân tộc: Êđê, Gia rai, Bru- Vân kiều. Ngoài ra còn có tộc người trung gian như dân tộc: Khơ mú, Kháng, Xinh mun. 10
  11. CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ I. Khái quát chung. 1. Khái niệm. Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con người, là vật chất được trừu tượng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con người. Ngôn ngữ là một phương tiện, một công cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tư tưởng và đi đến hiểu nhau. Ngôn ngữ có 2 phần chính là tiếng nói và chữ viết. 2. Bản chất. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội vì: − Nó phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp. − Nó thể hiện ý thức xã hội. − Sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. 3. Chức năng. − Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu của con người. − Ngôn ngữ là công cụ để đấu tranh, sản xuất. Mặc dù nó không có tính giai cấp nhưng lại là công cụ đấu tranh giai cấp. − Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. 4. Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ. a. Một số giả thuyết: Đã từng tồn tại những học thuyết như: thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết khế ước xã hội, thuyết ngôn ngữ - cử chỉ, Ta cần xét quan điểm của chủ nghĩa Mác – Angghen về nguồn gốc của ngôn ngữ: − Điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ: bắt nguồn từ lao động. − Tiền thân của ngôn ngữ: bắt nguồn từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (ấn tượng, cảm giác, biểu tượng thu được từ môi trường thông qua những phản xạ, kích thích). b. Sự phát triển của ngôn ngữ: − Quá trình phát triển: ngôn ngữ bộ lạc và biến thể của nó Æ ngôn ngữ khu vực Æ ngôn ngữ dân tộc và biến thể của nó Æ ngôn ngữ văn hóa và biến thể của nó Æ ngôn ngữ cộng đồng tương lai. − Cách thức phát triển: ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến nhảy vọt, không đồng đều giữa các mặt. − Nhân tố làm cho ngôn ngữ biến đổi và phát triển: 11
  12. + Nhân tố khách quan: các điều kiện kinh tế - văn hóa – chính trị, và những mâu thuẫn giữa các yếu tố bên trong của ngôn ngữ. + Nhân tố chủ quan: chính sách ngôn ngữ. II. Sự hình thành và phát triển các ngữ hệ trên thế giới - Phân loại ngữ hệ. 1. Khái niệm, nguyên nhân ra đời các ngữ hệ. Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, được xác định bởi những đặc điểm chung về ngữ pháp, hệ thống từ vựng và ngữ âm. Nguyên nhân: Sự phân chia nhỏ các thị tộc - bộ lạc và sự thiên di của họ đã làm xuất hiện các ngôn ngữ khác nhau do sự cách biệt lâu dài với ngôn ngữ gốc. 2. Phân loại các ngôn ngữ trên thế giới. − Cơ sở phân loại + Ngữ pháp + Từ vựng + Hệ thống phân vị ngữ âm + Ranh giới địa lý − Phân chia các ngữ hệ trên thế giới theo khu vực: + Châu Phi và Tây Nam Á + Châu Âu, Bắc – Tây và Nam Á + Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương + Bắc Mĩ + Trung – Nam Mĩ + Đảo Úc + Các đảo nhỏ châu Đại Dương − Các cấp phân loại ngôn ngữ: hệ ngôn ngữ (trên 20 hệ) Æ dòng ngôn ngữ Æ nhánh ngôn ngữ Æ ngôn ngữ. VD: hệ Hán Tạng gồm 3 dòng Hán - Thái, Tạng - Miến và Mèo – Dao. 3. Chữ viết. Có 4 kiểu chủ yếu: − Dùng các chữ cái Latinh ghép vần: tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Việt − Sử dụng kiểu chữ cái Latinh Slavơ ghép vần: tiếng Nga, Bungari, các nước Đông Âu, tiếng Mông Cổ 12
  13. − Dùng chữ cái Ảrập ghép vần: tiếng Ảrập và các nước Nam Á và ĐNA (Lào, Myanma, Thái Lan ) − Viết theo lối tượng hình: tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (tiếng Trung Quốc: có khoảng 300 bộ chữ). 4. Vấn đề đa ngôn ngữ và song ngữ. − Quốc gia đa ngôn ngữ là quốc gia sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, song không ngôn ngữ nào chiếm ưu thế tuyệt đối. VD: Dambia, Phillippine, Ấn Độ, − Song ngữ: sự khác biệt giữa song ngữ và đa ngôn ngữ là ở việc nhấn mạnh tới hai thứ ngôn ngữ. Ở đây, hai thứ ngôn ngữ chủ yếu cùng song song tồn tại và có giá trị như nhau. VD: Canada (tiếng Anh và Pháp), Bỉ (tiếng Hà Lan và Pháp), − Sự bành trướng của các ngôn ngữ lớn thông qua các con đường: kinh tế, văn hóa, chiến tranh. III. Một số vấn đề ngôn ngữ trong khu vực Đông Nam Á. 1. Bức tranh ngôn ngữ ở khu vực. Ngữ hệ Đông Nam Á gồm: − Ngữ hệ Nam Á: nhóm ngôn ngữ Môn – Khome, Việt – Mường, H’mong – Dao, và nhóm Nam Á. − Ngữ hệ Thái: Thái, Lào – Thay, Tày – Thái, (Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanma). − Ngữ hệ Nam Đảo: Philíppin, Inđônêxia, Malaixia, một số ở Campuchia, Việt Nam và Xingapo. Nhóm Pôlinêdia phân bố chủ yếu ở đại lục Ôxtrâylia và các đảo nam Thái Bình Dương. − Ngữ hệ Hán – Tạng: gồm nhóm ngôn ngữ Hán (Xingapo, Malaysia) và Tạng – Miến (Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam). 2. Sự hình thành và phát triển chữ viết. − Chữ viết có nguồn gốc Ấn Độ: du nhập vào đây cùng với sự truyền bá đạo Phật, có những dạng chữ viết như chữ Khmer ở Campuchia, chữ Mianma, chữ Thái ở Thái Lan, chữ Lào, − Chữ viết có nguồn gốc Trung Hoa: do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, có 1 dạng chữ là chữ Hán. − Chữ viết có nguồn gốc La Tinh: do ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, có những dạng chữ viết như: chữ quốc ngữ ở Việt Nam và một số kiểu chữ La Tinh ở Indonesia, Malaysia, Phillippine, Từ đầu thế kỷ XX trở đi, chữ viết Latin đã thực sự chiếm vị trí cao trong đời sống văn hóa - xã hội khu vực này. 13
  14. IV. Vấn đề ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam. 1. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ và mang đặc trưng của khu vực Đông Nam Á. 54 dân tộc Việt Nam thuộc các họ ngôn ngữ khác nhau ở khu vực ĐNA: − Phía Bắc là các dân tộc thuộc nhóm Tày - Thái, Mông, Dao, Tạng - Miến, hiện có bà con sinh sống ở Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan − Miền Trung, Miền Nam là các dân tộc thuộc nhóm Môn - Khơ Me, có bà con sinh sống ở Lào, Campuchia, Thái Lan − Dọc ven biển Miền Trung và Tây Nguyên là các dân tộc có ngôn ngữ thuộc nhóm Chăm, có họ hàng xa với những cư dân sống ở Malayxia và Inđônêxia. 2. Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam hiện nay. a. Ngữ hệ Nam Á (92,4%): − Nhóm Việt – Mường (86,2%): ngôn ngữ Việt, Mường, tiếng Thổ, Chứt − Nhóm Khơme: ngôn ngữ Khơ-me, tiếng Rơ-măm − Nhóm Ba-na: ngôn ngữ Ba-na; tiếng Cơ-ho, Xơ-đăng, Hrê, Mnông, Mạ, Giẻ- Triêng, Co, Chơ-ro, Brâu, Xtiêng − Nhóm Katư: tiếng Bru–Vân Kiều, Cơ-tu, Tà-ôi − Nhóm Khơ-mú: tiếng Khơ-mú, Xinh-mun, Kháng, Mảng, ơ-đu − Nhóm H’mông – Dao: tiếng H’mông, Dao, Pà Thẻn b. Ngữ hệ Nam Đảo (1,1%): − Gồm: tiếng Gia-rai, Êđê, Chăm, Rag-glai, Chu-ru. − Tiếng Chăm là ngôn ngữ có chữ viết từ lâu đời (TK II TCN), có khoảng 140.000 người sử dụng (Ninh – Bình Thuận Æ Chăm miền Đông; An Giang Æ Chăm miền Tây) c. Ngữ hệ Hán – Tạng (1,5%): − Gồm: nhóm Hán (Hoa, Sán Dìu, Ngái) và Tạng – Miến (Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La). − Ngôn ngữ người Hoa rất đa dạng do có nhiều thổ ngữ, có khoảng 860.000 người sử dụng. Ở miền Bắc chia ra 2 phương ngữ: Pạc Và, Ngái (Hà Nội, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hải Phòng); ở miền Nam thì tập trung ở TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng. d. Ngữ hệ Thái – Kađai (5,0%): − Nhóm Kađai: tiếng La Chí, Cơ Lao, La Ha, Pu Péo 14
  15. − Nhóm Sán Chay: tiếng Cao Lan, Sán Chỉ − Nhóm Tày: tiếng Tày (phân bố rộng ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn ), Nùng, Bố Y − Nhóm Thái: tiếng Thái, Lào, Lự, Giáy 3. Vai trò xã hội của ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam. a. Ngôn ngữ có vai trò là ngôn ngữ quốc gia: Đó là tiếng Việt (sử dụng từ đầu TK XX), là ngôn ngữ chung cho các dân tộc, cho hệ thống giáo dục, công cụ truyền thông, giao tiếp, quản lý. b. Ngôn ngữ có vai trò là ngôn ngữ vùng: − Tiếng Thái: Tây Bắc, Tây Thanh Hóa, Nghệ An. − Tiếng Tày – Nùng: trung du miền núi phía Bắc − Tiếng Kơ-ho: Lâm Đồng. ⇒ Về mặt không gian địa lý, các ngôn ngữ tạo vùng có diện phân bố rộng hơn chủ thể dân tộc đó. c. Những ngôn ngữ không có ảnh hưởng đến dân tộc khác trong vùng: Là ngôn ngữ chỉ được sử dụng trong nội bộ cộng đồng, phân bố trên một địa bàn hẹp (hoặc manh mún, đan xen),gồm: Tiếng Chứt, Mã Liềng, Ơ-đu, Cơ-lao, Bố Y Trong tương lai, nếu không có chính sách phát triển ngôn ngữ hợp lý thì trên bản đồ địa lý ngôn ngữ sẽ có thể mất hẳn những ngôn ngữ này. 4. Chính sách ngôn ngữ Việt Nam. a. Nội dung: − Tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc. − Khuyến khích và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số học và dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp; khẳng định vai trò ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt, đồng thời vạch ra phương hướng phát triển của tiếng Việt là dân chủ hóa, quần chúng hóa. b. Tình hình, chính sách xây dựng và phổ cập chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam: − Khoảng 20 bộ chữ DTTS mới được xây dựng vào cuối TK XIX và TK XX (có 10 bộ chữ được giảng dạy trong nhà trường). − Xây dựng chữ viết cho các DTTS tốt nhất là giúp các dân tộc tự làm chữ bằng cách dựa vào chữ quốc ngữ, phiên âm sao cho giống với ngữ âm của mình. 15
  16. CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO I. Một số vấn đề chung về tôn giáo. 1. Khái niệm. − Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. − Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào: + Những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa + Nội dung từng tôn giáo 2. Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo. − Bản chất: + Tôn giáo là sản phẩm của xã hội + Tôn giáo là hiện tượng lịch sử + Là sự sáng tạo ảo tưởng của những sức mạnh bên ngoài − Nguồn gốc: + Nguồn gốc xã hội: sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiên và thế lực xã hội. + Nguồn gốc nhận thức: do hạn chế về khả năng nhận thức hoặc nhận thức phiến diện Æ sai lầm. + Nguồn gốc tâm lý: do những trạng thái tâm lý (tích cực hoặc tiêu cực) 3. Các giai đoạn phát triển của tôn giáo. 16
  17. 4. Vai trò của tôn giáo. a. Mặt tích cực: − Khuyên con người sống hướng thiện thông qua giáo lý: + Đạo đức tôn giáo được thực hiện thông qua tình cảm tín ngưỡng, niềm tin vào giáo lý ⇒ chi phối hành vi ứng xử của tín đồ + Các tín đồ thực hành đạo một cách tự nguyện − Vai trò đối với chính trị, xã hội: + Góp phần tạo mối liên kết trong xã hội + Góp phần tích cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân + Giúp xoa dịu những đau khổ của con người + Thúc đẩy xã hội phát triển + Thúc đẩy tính tuân thủ xã hội và qua đó duy trì sự ổn định − Vai trò trong sáng tạo, bảo vệ và tôn tạo các giá trị văn hóa, nghệ thuật: + Tôn giáo là cảm hứng của những sáng tạo văn hóa, nghệ thuật + Thúc đẩy con người bảo vệ và tôn tạo các di tích, di sản tôn giáo cũng như các lễ hội tôn giáo mang ý nghĩa tích cực + Tôn giáo là một phần tài sản văn hóa của nhân loại + Hình thành những giá trị văn hoá phi vật thể: lễ hội, phong tục, tập quán − Vai trò trong bảo tồn nòi giống: thể hiện thông qua giáo lý cấm những người trong họ lấy nhau b. Mặt tiêu cực: − Tôn giáo ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị, xã hội + Góp phần vào sự căng thẳng giữa các nhóm hoặc các quốc gia + Chính trị và một số cá nhân lợi dụng tôn giáo vì mục đích không lành mạnh làm tăng tính tiêu cực của nó + Gây mất ổn định, xáo trộn xã hội (các lễ hội ) − Ảnh hưởng tới quá trình nhận thức và sự phát triển của con người + Giáo lý tôn giáo làm cho các tín đồ quên đi hiện thực, sống hư ảo, không đấu tranh trong hiện thực là một trong những lực cản sự phát triển của con người và xã hội + Đề cao cuộc sống hạnh phúc ở cõi niết bàn, Thiên đàng, làm tê liệt ý chí đấu tranh cho hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại 17
  18. + Đạo đức tôn giáo quá chú trọng đến việc hoàn thiện đạo đức cá nhân nhưng lại bỏ quên các mối quan hệ xã hội của con người − Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất: ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế, gây trì trệ hoạt động sản xuất. II. Một số tôn giáo chính trên thế giới. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc (2002) thì có khoảng 500 tôn giáo với 5,065 tỉ tín đồ (83% dân số). Trong đó 5 tôn giáo có số tín đồ đông nhất (3,9 tỉ - 77% tổng số tín đồ tôn giáo) là: Cơ Đốc, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Do Thái giáo. Các tôn giáo chính trên thế giới (năm 2002) Tôn giáo Số lượng tín % trong Vùng lãnh thổ chủ yếu đồ tổng số tín (triệu người) đồ Cơ Đốc giáo 1.604 32,2 Khắp thế giới, trừ Tây Phi, Bắc + Công giáo 970 19,5 Phi, bán đảo Ả Rập và một phần + Tin Lành 454 9,1 của Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á. + Chính thống 180 3,6 Hồi giáo 1.136 22,8 Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, + Sunni 975 19,6 Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Tiểu + Shia 161 3,2 Lục địa Ấn Độ, quần đảo Mã Lai, một phần lãnh thổ Nga, Trung ố Ấn Độ giáo 754 15,1 Tiểu Lục địa Ấn Độ, Fiji, Guyana, Mauritus. Phật giáo 344 6,9 Tiểu Lục địa Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Á, Đông Dương Do Thái giáo 18 0,4 Israel, Mỹ, châu Âu Tôn giáo khác 1.124 22,6 Rải rác trên thế giới 1. Cơ Đốc giáo. a. Hoàn cảnh ra đời: − Do Chúa Giêsu sáng lập vào năm 26 ở xứ Do Thái (Palextin ngày nay), trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ. − Người Do Thái bị dị tộc thống trị hàng nghìn năm ⇒ tiến hành đấu tranh nhưng luôn bị đàn áp đẫm máu ⇒ họ chờ đợi Chúa đến cứu vớt. 18
  19. − Người Do Thái ở phương Đông ⇒ Cơ Đốc giáo mới ra đời cũng có màu sắc phương Đông. Lý luận Cơ Đốc giáo bị ảnh hưởng rõ rệt của chính trị La Mã và văn hóa Hy Lạp. b. Lịch sử đạo Cơ Đốc: Thời cổ đại Mới ra đời: mang tính tiến bộ, tích cực ⇒ bị chính quyền Roma truy lùng Trước TK V Xuất hiện các giai tầng mới ⇒ mất dần tính tích cực ⇒ được chính quyền tạo điều kiện TK V Thời trung đại Đông – Côngxtantinôp ⇒ Chính thống giáo 1054 Roma Tây – Roma ⇒ Thiên Chúa giáo 1520 Tin Lành Cải cách tôn giáo 1533 Anh giáo Thế kỷ Thời cận hiện đại XVI Thiên Chúa giáo không ngừng được mở Ngày nay rộng sang các nước Á, Phi và Mỹ La tinh c. Đặc điểm các giáo phái chính: 19
  20. Giáo phái Giáo lý, lễ nghi Phân bố Thiên Chúa - Kinh Thánh (Cựu ước & Tân ước); giáo lý -Châu Mỹ: 52% xoay quanh 1 điều chủ chốt là niềm tin vào giáo dân Đức Chúa Trời, mang cốt lõi nhân văn sâu -Châu Âu: 27% sắc. - Làm lễ bằng tiếng La tinh. -Châu Phi: 11,2% - Chỉ có linh mục, giám mục, giáo hoàng -Châu Á – Úc: mới có quyền rao giảng Kinh Thánh. 9,5% Chính thống - Làm lễ bằng tiếng dân tộc mình Đông Âu, LB Nga, - Nhiều giáo hội cho phép linh mục, giám Hoa Kỳ và vài mục được lập gia đình nước châu Phi Tin Lành - Nhà thờ rất đơn giản, thanh thoát -Tây Âu: 25,3% - Mọi tín đồ đều có quyền được hiểu, giảng giáo dân và làm theo Kinh Thánh. -Bắc Mỹ: 23,6% - Nghi lễ, tổ chức rất đơn giản, linh hoạt, các giáo sĩ được tự do lập gia đình. -Nam châu Phi: 23% 2. Hồi giáo. a. Hoàn cảnh ra đời: − Tình hình xã hội trên bán đảo Ả Rập vào thế kỷ VI có sự chuyển giao từ chế độ thị tộc lên xã hội có giai cấp, các cuộc xâm lược của ngoại tộc ⇒ xã hội bất ổn định ⇒ nảy sinh nhu cầu xây dựng đất nước thống nhất. − Đạo Cơ Đốc, đặc biệt là đạo Do Thái có ảnh hưởng rất lớn đối với người dân trên bán đảo. ⇒ Mohammed đã bắt tay sáng lập 1 tôn giáo mới và lãnh đạo quần chúng tiến hành 1 phong trào cách mạng biến đổi xã hội Ả Rập với ý nghĩa vạch thời đại. b. Vai trò của đạo Hồi trong lịch sử: − Thời kì cổ - trung đại: + Đạo Hồi với quá trình thống nhất và củng cố chế độ phong kiến trên bán đảo Arập: vì đạo Hồi chủ trương thờ nhất thần, giáo lí đạo Hồi đơn giản, dễ đi vào quần chúng. + Với nền kinh tế Ả Rập: từ khi có đạo Hồi, xã hội Arập từ phương thức sản xuất cũ lạc hậu đã bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển của nền kinh tế 20
  21. thương nghiệp. Sợi dây liên hệ buôn bán giữa Arập với các nước khác trong khu vực đã hình thành. + Đối với văn hóa Arập: kinh Coran đã giúp cho ngôn ngữ Ảrập thống nhất và được bảo tồn Æ nền giáo dục thống nhất lấy kinh Coran làm nền tảng. Bên cạnh đó là các tác phẩm văn học nổi tiếng, hàng loạt kiến trúc độc đáo (cung điện, thánh thất). − Thời kì cận đại đến nay: đạo Hồi đã trở thành một tôn giáo có số lượng tín đồ và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn. Bên cạnh đó lại nổi lên các giáo phái Hồi giáo cực đoan, gây ra nhiều bất ổn về chính trị - xã hội. c. Đặc điểm giáo lý: − Điểm chung: + Chịu ảnh hưởng khá nhiều quan niệm của các tôn giáo khác, đặc biệt là Do Thái và Cơ Đốc. + Quan niệm con người do Thượng Đế sinh ra, có 2 phần: thể xác (vỏ bọc tạm thời) và linh hồn (bất tử). − Điểm khác biệt: + Đạo Hồi là một tôn giáo độc thần tuyệt đối và ý thức bảo vệ sự độc tôn của Thánh Allah trong đại đa số tín đồ là rất cao. 6 điều cơ bản: Biểu lộ đức tin, cầu nguyện 5 lần/ngày, ăn chay trong tháng Ramadan, bố thí, hành hương, Thánh chiến. + Ngày lễ, đền thờ, lịch, chế độ ăn uống, chuỗi hạt Subha + Vai trò ưu thắng của nam giới trong xã hội d. Các giáo phái chủ yếu: − Sunni: nhánh chính thống hay bảo thủ của Đạo Hồi, tin rằng những gì có trong Kinh Koran và trong Luật Sunna xác định những giới hạn về niềm tin và hành động cho người Hồi Giáo. − Shia (Persia - Ba Tư): cũng tin vào những lời tiên tri của Mohammed và kinh Koran, nhưng lại cho Ali là lãnh tụ Hồi Giáo. Sự lãnh đạo Đạo Hồi lẽ ra phải tập trung vào gia đình Mohammed và cho rằng ba vị vua trước Ali đã giữ triều đình Hồi Giáo một cách bất hợp pháp. 3. Phật giáo. a. Hoàn cảnh ra đời: − Xã hội Ấn Độ tuân theo chế độ phân biệt đẳng cấp nặng nề của Bàlamôn giáo. Tuy nhiên, Bàlamôn giáo ngày càng suy đồi, quần chúng nhân dân gặp nhiều đau khổ ⇒ xuất hiện trào lưu tư tưởng Samon (tự do) chống lại Bàlamôn giáo, trong đó có Phật giáo. 21
  22. − Phật giáo ra đời vào khoảng TK V TCN, do Siddhartha Gautama (Thích Ca Mâu Ni, 624 – 545 TCN) sáng lập tại Nepal ngày nay. b. Lịch sử phát triển: Ban đầu, đạo Phật truyền bá chủ yếu ở miền trung lưu vực sông Hằng, về sau mở rộng dần dần ra các khu vực xung quanh. Đến thời vua Asoca, đạo Phật phát triển mạnh mẽ và trở thành tôn giáo mang tính thế giới. Sau chiến tranh thế giới II, đạo Phật có nhiều biến đổi, có xu hướng thế tục hóa, gắn đạo với đời. c. Giáo lý đạo Phật: − Hầu hết đều nằm trong bộ “Tam Tạng Kinh điển”: + Kinh Tạng: lời dạy của Phật về giáo lý + Luật Tạng: các giới luật do Phật định + Luận Tạng: giới thiệu giáo lý nhà Phật − Thuyết duyên khởi: là cơ sở triết học của đạo Phật nguyên thủy, chính là các mối quan hệ nhân – quả. − Thuyết Tứ diệu đế: + Khổ đế: đời là bể khổ (có 8 sự khổ) + Tập đế: biểu thị nguyên nhân của mọi nỗi khổ (tham, sân, si) + Diệt đế: không còn khổ, lý tưởng của Phật giáo + Đạo đế: con đường thực hiện lý tưởng Phật giáo (bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính định, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm) d. Các giáo phái chủ yếu: Tiểu Thừa Đại Thừa - Chỉ thờ Phật Thích ca - Thờ Phật, Bồ Tát, La Hán - Hành khất nuôi sống thân - Tự lao động để sống. - Mặc áo cà sa màu vàng và ôm bình bát - Mặc áo cà sa màu nâu - Bảo thủ Æ Phật giáo Nguyên thủy - Phóng khoáng và canh tân - Phát triển mạnh ở miền Nam Ấn Độ, - Phát triển mạnh ở miền Bắc Ấn Độ, truyền xuống Mianma, Thái Lan, truyền qua Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Campuchia và Lào. Tiên. 4. Ấn Độ giáo. a. Hoàn cảnh ra đời: 22
  23. 3500 Tôn giáo Veda TCN Hình thành chế độ nô lệ đầu tiên ở Ấn Độ 1000 Balamon giáo TCN Suy thoái Vương triều Gupta đã khôi phục nền văn hóa Balamon giáo TK IV Balamon tôn thờ ba vị thần: Brahma, Vishnu và Shiva. Dần dần cũng thiết lập được thần tượng, xây dựng nên đền miếu và thánh địa, ⇒ hoàn thành bước quá độ sang đạo Ấn Độ. b. Lịch sử phát triển: TK IV Ấn Độ được phân liệt thành rất nhiều tiểu vương triều phong kiến ⇒ đạo Ấn được truyền bá rộng rãi từ Bắc ⇒ Nam Ấn Độ TK VIII Sankara tiến hành cải cách đạo Ấn, khởi đầu cho các môn đồ đạo Ấn có tổ chức và đẩy mạnh sự phát triển theo chiều sâu. Người Ả rập xâm nhập vào hạ lưu sông Ấn, đạo Hồi cũng theo đó truyền vào, đạo Ấn bị lấn át bởi đạo Hồi. TK XI Ấn Độ giáo Ấn Độ giáo + Hồi giáo Phái Kiền thành Tamin TK XVI Sự xâm lược của thực dân (Bồ Đào Nha, Pháp, Anh) ⇒ đạo Ấn xuất - XIX hiện nhiều nhóm cải cách tôn giáo mang tính cải lương. 1947 Ấn Độ giành được độc lập, Quốc hội đã xóa bỏ chế độ đẳng cấp và những tập tục xấu của đạo Ấn. c. Tín ngưỡng cơ bản của đạo Ấn: − Xác lập đẳng cấp (tăng lữ, quý tộc, bình dân, nô lệ) − Nghiệp báo luân hồi và sự giải thoát: có 3 con đường: + Con đường của hành vi: chấp hành “Pháp” của đạo + Con đường của tri thức: học tập, tu dưỡng + Con đường kiền tín: lòng tin chân thành − Thừa nhận quyền uy của Veda: 23
  24. + Veda là sự tổng hợp của tôn giáo và lịch sử văn hiến cổ xưa nhất của Ấn Độ + Là những lời ca ngợi thần và văn tập cầu nguyện − Thực chất là sự sùng bái đa thần của nhất thần luận: Nhìn bề ngoài thì Ấn Độ giáo sùng bái đa thần (thần nhà, thần làng, thần Shiva, Vishnu, ) nhưng đằng sau đó chỉ có một thực tại tối cao là Brahma. − Chủ nghĩa phóng túng và chủ nghĩa khổ hành cùng đồng hành + Phóng túng: nghi lễ cúng bái nữ thần tính lực “5M” – Madya (rượu), Mamsa (thịt), Matsya (cá), Mudra (cốc vật) và Maithuna (giao hợp nam nữ). + Khổ hành: ăn chay, thanh tịnh, lý tưởng phi bạo lực d. Một số giáo phái chủ yếu: Phái Vishnu Tôn thờ Vishnu, theo chủ nghĩa khổ hành, phân bố ở Bắc Ấn và bờ biển phía Tây Shiva Casomia Shiva thông qua tính lực mà tạo thành linh hồn cá thể và thế giới. Phái Shiva Phái Linga Phủ định Veda, chế độ đẳng cấp nhưng lại tuân thủ tịnh pháp Nhấn mạnh lý luận, cần phải hợp Phái Thánh điển nhất Shiva với tri thức thì mới giải thoát được. Phái Tính lực Sùng bái nữ thần Tính lực: vợ Shiva, vợ Vishnu, vợ Brahma Phái Tả đạo 4 loại nghi lễ: Hy sinh, luân tọa, Yoga và ma pháp - chú thuật Phái Hữu đạo Cúng tế công khai, tuân theo Veda 5. Do Thái giáo. a. Hoàn cảnh ra đời: − Tổ tiên là Abraham sinh ra ở thành Ur của người Sume vào khoảng 1900 TCN. − Trong thời gian dài, dân tộc Israel luôn chịu áp bức, thống trị của dị tộc ⇒ tôn giáo trở thành tiêu chí và chỗ dựa tinh thần của dân tộc. − Đạo Do Thái xuất hiện vào TK II TCN trên miền đất Judei cổ đại (nay thuộc Palextin), tôn thờ vị thần Yahve (Jehovah). 24
  25. b. Giáo lý, lễ nghi: − Tín điều cơ bản: niềm tin tuyệt đối vào Chúa, đấng tối cao Jehovah. − Về phương diện ăn uống: + Được ăn các loại thực vật, chim, gà + Đối với các loại thú, chỉ được ăn động vật chân có móng và động vật nhai lại (bò, cừu). + Đối với động vật thủy sinh: được ăn những giống có vây, có vẩy. − Hoạt động tôn giáo đều lấy nhà thờ làm trung tâm. Lúc đọc kinh hay cầu nguyện cần phải trùm kín đỉnh đầu. c. Một số giáo phái chính: Phái Chính thống Phái cực đoan Phản đối mọi vấn đề hiện đại Phái hiện đại Tuân thủ giáo quy, nhiệt tình ủng hộ chủ nghĩa phục quốc. Phái thành kính Chủ trương tín đồ giao tiếp với thần linh. Phái Bảo thủ Chủ trương chung với phái Cải cách nhưng vẫn coi trọng ý nghĩa tượng trưng của nghi thức tôn giáo. Chủ trương xóa bỏ mọi cách biệt giữa tôn giáo với Phái Cải cách thế giới, không cho rằng có chân lý bất biến, chủ trương dựa theo Cơ Đốc giáo để cải cách nghi lễ của Do Thái giáo. Hiện có hơn 18 triệu tín đồ sống rải rác khắp trế giới, phân bố trên 100 quốc gia ở tất cả các châu lục. Trong đó, Bắc Mĩ chiếm 40,7% (nhiều nhất ở Hoa Kì), Tây Á 28,2% (tập trung ở Ixraen), Nga 13,8%, châu Âu (Anh, Pháp ) 11,6%. III. Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. 1. Đặc điểm chung. Là nước đa tôn giáo nhưng tín đồ các tôn giáo ở VN nhìn chung đều gắn bó với dân tộc, đồng thời là một nhân tố xã hội và văn hoá tích cực góp phần làm cho nền văn hoá VN phong phú, đa dạng và đặc sắc. Tôn giáo ở Việt Nam mang tính quần chúng phổ biến nhưng chủ yếu ở cấp độ tâm lý tôn giáo. 25
  26. Việt Nam có tôn giáo nội sinh (Cao Đài, Hòa Hảo, đạo Tứ Ân Hữu Nghĩa ), và tôn giáo ngoại nhập (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, ) ít nhiều đã được Việt Nam hóa. Bên cạnh đó là những hiện tượng mê tín dị đoan, tập tục có tính chất tôn giáo tồn tại khá rộng rãi, mang nhiều màu sắc địa phương khác nhau. 2. Một số tôn giáo chính. Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Cụ thể: - Phật giáo (cuối TK II): Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ Tháng 11-1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập. - Thiên chúa giáo (TK XVI): Hơn 6 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ Hội đồng Giám mục Việt Nam được thành lập năm 1980. - Đạo Cao Đài (1926): Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang - Phật giáo Hoà Hảo (1939): Gần 1,5 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. - Đạo Tin lành (cuối TK XIX): khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước và một số tỉnh phía Bắc. - Hồi Giáo (TK XII – XIII): Hơn 70 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh (Chăm Islam), Bình Thuận, Ninh Thuận (Chăm Bà-ni) Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái Tin lành. 3. Chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà Nước ta. a. Đường lối, chủ trương: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, 26
  27. theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật"; đồng thời khẳng định chủ trương ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân. b. Chính sách: − Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng. − Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật; được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ công dân. − Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo Hiến pháp và Luật pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được bảo đảm. − Mọi hoạt động mê tín dị đoan bị bài trừ. Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập dân tộc, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật. 27