Bài giảng Đào tạo thiết kế mẫu công nghiệp
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đào tạo thiết kế mẫu công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dao_tao_thiet_ke_mau_cong_nghiep.pdf
Nội dung text: Bài giảng Đào tạo thiết kế mẫu công nghiệp
- Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An Bài giảng ĐÀO TẠO THIẾT KẾ MẪU CÔNG NGHIỆP TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 1
- MỤC TIÊU CỦA MÔDUN BÀI GIẢNG: Học xong môđun này học sinh có khả năng: - Mô tả được đặc điểm các loại sản phẩm áo sơ mi, quần âu, váy. - Trình bày được phương pháp thiết kế mẫu áo sơ mi, quần âu váy theo sản phẩm mẫu. - Thiết kế được mẫu căn bản - Đánh giá và phê phán được sản phẩm mẫu áo sơ mi, quần âu, váy. - Sử dụng đúng kỹ thuật và thành thạo các dụng cụ đo và thiết kế. - Thiết kế được mẫu chuẩn áo sơ mi, quần âu, váy đảm bảo thông số, kích thước và yêu cầu kỹ thuật. NỘI DUNG MÔĐUN : Môđun bài giảng gồm 3 bài học: Bài 1: Thiết kế mẫu khảo sát Bài 2: Khảo sát và hiệu chỉnh mẫu Bài 3: Thiết kế bộ mẫu chuẩn TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 2
- BÀI 1: THIẾT KẾ MẪU KHẢO SÁT 1. Đặc điểm kiểu mẫu Đề xuất và chọn kiểu mẫu: đề xuất và chọn kiểu mẫu hợp thời trang cần lưu ý: - Nghiên cứu khuynh hương mâu mốt trên thế giới . - Khuynh hướng pha mẫu can chắp nguyên liệu. - Các khuynh hướng thời trang thường đi trước 1 bước để hướng dẫn người tiêu dùng - Họa sỹ sáng tác mẫu trên mẫu mỏng: hình dáng màu sắc thể hiện chất liệu. - Thành lập hội đồng duyệt mẫu: khi đánh giá mẫu căn cứ vào 2 tiêu chuẩn sau: + Mấu phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dung. + Mẫu phải có tính kinh tế cao phù hợp với sản xuất công nghiệp. Mô hình của chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế: Đề xuất và chọn kiểu mẫu – nghiên cứu mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật – thiết kế mẫu, chế tử mẫu, nhảy mẫu, cắt mẫu cứng. Thiết kế mẫu là quá trình thiết kế bộ mẫu của sản phẩm dùng trong sản xuất may công nghiệp, được thiết kế trên vật liệu mỏng, dai, mềm và ít biến dạng. Dây là cơ sở để phục vụ cho quá trình sản xuất như mẫu cứng, mẫu may, mẫu là 2. Xây dựng thông số kích thước số đo: a. Tiêu chuẩn về cỡ số: để sản xuất các sản phẩm may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng phải căn cứ vào hệ thống cỡ số. Hệ thống cỡ số này chính là kết quả của quá trình khảo sát trên cơ thể nhiều người, nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng. Các cơ thể khác nhau có cỡ số khác nhau do điều kiện lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày khác nhau. Vd: + Nếu cỡ số được kí hiệu bằng chữ số la mã thì là: S, M, L, XL, XXL. (cao dần) + Đối với sản phẩm áo sơ mi: cỡ số được tính theo số đo vòng cổ và được kí hiệu bằng số hoặc bằng chữ: bằng số: 37, 38, 39, (cm) Bằng chữ: S, M, L, + Đối với sản phẩm quần: cỡ số được tính theo số đo vòng bụng (đơn vị đo là inch) Bằng số: 27, 28, 29, 30, Bắng chữ: S, M, L, TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 3
- * Ý nghĩa của hệ cỡ số: Cỡ số giúp cho người sử dụng lựa chọ được sản phẩm phù hợp vơi vóc dáng của mình Trong sản xuất may công nghiệp, cỡ số đóng vai tro quan trọng cho tính toán định lượng, định mức nghuyên liệu và giá thành sản phẩm b. Tài liệu của khách hàng: Gồm : Sản phẩm mẫu Mẫu gốc của sản phẩm Bảng thông số của sản phẩm Tài liệu của khách hàng cung cấp phải đảm bảo chính xác, đồng bộ, thống nhất và đảm baot thời gian c. Yêu cầu khi thiết kế: Phải nghiên cứu kỹ kết cấu các chi tiết và từng đường may trong sản phẩm để tính toán lượng tiêu hao công nghệ kh thiết kế Mẫu thiết kế đảm bảo: Đúng kiểu dáng của sản phẩm Đúng yêu cầu kỹ thuật Các kí hiệu trên mẫu phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, rõ ràng 3. Tính toán dựng hình các chi tiết của sản phẩm * Xác định thông số bán thành phẩm - Ý nghĩa + Là cơ sở để thiết kế mẫu + Xác định được lượng tiêu hao công nghệ trong quá trình gia công - Nguyên tắc: + Tính toán đầy đủ lượng tiêu hao công nghệ cho các chi tiết cho quá trình thiết kế mẫu so với bảng thông số thành phẩm + Thông số BTP được tính = thông số TP + số gia đường may + độ co nguyên liệu + độ cợp + độ xơ. TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 4
- + Chú ý: lượng tiêu hao công nghệ phụ thuộc vào nguyên liệu và phương pháp gia công - Tính độ dư trung bình: + Độ dư trung bình cho là , ép dựng: phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu, lực ép, nhiệt độ ép * Ví dụ: đối với sản phẩm áo sơmi độ dư trung bình Chân cổ, bản cổ = 0,4cm Bác tay = 0,3cm + Độ dư cợp trong quá trình may: dộ dư cợp trong qua trình may sau khi đã trừ tiêu hao đường may chuẩn đối với từng loại sản phẩm và từn vị trí đo cụ thể như sau: Áo sơ mi nữ Ghi chú Vị trí đo Áo sơ mi nam Áo sơ mi nữ có eo, chiết ly Dào áo +0,2 +0,2 +0,2 Dài tay +0,3 +0,3 +0,3 Dài tay cộc +0,1 +0,1 +0,1 Vòng ngực +0,6 - 0,8 +0,6 - 0,8 +1,2 - 2,5 Vòng eo +0 – 0,6 +0 +0 Vòng gấu +0,6 – 0,8 +0,6 - 0,8 +0,8 - 1 Chân cầu vai + 0,3 + 0,3 +0,3 Đối với sản phẩm quần Vị trí đo Quần dài Quần sooc Ghi chú Khi có đường diễu Dài dọc +0,6 - 1 +0,4 – 0,7 0,8 – 1,5 Khi có đường diễu Dài dàng +0,4 – 0,7 +0,3 – 0,5 0,5 – 1,2 Vòng cạp + 0,6 - 1 +0,6 – 1 TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 5
- Vòng mông +0,8 - 1,2 +0,8 – 1,2 Vòng đùi +0,8 - 1,2 +0,8 – 1,2 Vòng gối +0,3 - 0,8 +0,3 – 0,8 Vòng gấu +0,3 - 0,6 +0,3 – 0,6 Lưu ý: độ co cợp đường may phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu và quá trình gia công. Đối với vải đặc biệt như vải len,vải xốp dày, hoặc dễ sổ tuột thì độ cợp sẽ lớn hơn. Chất liệu vải co giãn khi có tác động của đường may tính toán dựa vào kết quả chế thử của sản phẩm. 4. Cắt các chi tiết: Đường cắt chính xác Kiểm tra đầy đủ số lượng chi tiết TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 6
- Bài 2: KHẢO SÁT VÀ HIỆU CHỈNH MẪU 1. Phương pháp may: Khái niệm chế thử mẫu: Là quá trính may mẫu để kiểm chứng quá trình thiết kế nhằm đảm bảo sản phẩm mẫu sau khi gia công xong đạt được những chỉ tiêu cụ thể về thông số, kích thước, tiêu chuẩn đường may, phương pháp may và tiêu chuẩn về VSCN. Mẫu đối là một sản phẩm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng đưa ra đã được thể hiện qua văn bản kỹ thuật - Ý nghĩa của mẫu đối: Mẫu đối là tiếng nói chung giữa nhà sản xuất và khách hàng về yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm Là vật mẫu để đối chứng về yêu cầu kỹ thuật giữa khách hàng với các doanh nghiệp sản xuất, giữa chuẩn bị sản xuất và sản xuất Mẫu đối là sản phẩm để mô tả đặc điểm hình dáng, yêu cầu các đường may và các thiết bị dùng để gia công sản phẩm đó Là cơ sở để thiết kế dây chuyền may nhằm tăng năng xuất lao động và ổn định về chất lượng Sản phẩm mẫu kết hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật giúp kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ và chính xác Là sản phẩm giúp cho việc thống nhất các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật của một mã hàng Mẫu đối giúp cho việc hiểu đúng và thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật - Điều kiện để chế thử mẫu: BTP được cắt từ mẫu thiết kế của cỡ trung bình NPL đầy đủ, đồng bộ, đuungs yêu cầu Thiết bị may đáp ứng được về phương pháp gia công và yêu cầu kỹ thuật của mã hàng của mẫu BTP, bảng màu và tiêu chuẩn kỹ thuật Người may mẫu phải có tay nghề cao, có khả năng nghiên cứu, đọc hiểu và nắm vững tài liệu kỹ thuật, quy trình sản xuất TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 7
- - Nhiệm vụ và nguyên tắc đối với người may mẫu đối: Khi nhận được mẫu phải kiểm tra toàn bộ về quy cách may sản phẩm, kí hiệu và số lượng chi tiết Phải tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng về hướng canh sợi, các yêu cầu kỹ thuật ghi trên mẫu Trong khi may thử, phải vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn để xác định chính xác sự ăn khớp giữa các bộ phận Phải nắm vững yêu cầu kỹ thuật, quy cách lắp ráp từ đó vận dụng để may đúng với điều kiện hiện có của xí nghiệp Khi phát hiện có bất kỳ vấn đề nào bất hợp lý trong khi lắp ráp hoặc chi tiết bị thừa, bị thiếu phải báo cáo với người thiết kế mẫu để họ trực tiếp xem xét và chỉnh mẫu, không được phép sửa mẫu khi chưa có sự thống nhất của người thiết kế Trường hợp giữa mẫu chuẩn và tiêu chuẩn có mâu thuẩn ở mức độ thì căn cứ theo tiêu chuẩn. Nếu có sự khác biệt lớn phải báo cái với phụ trách đơn vị để họ làm việc cụ thể với khách hàng về việc thay đổi quy cách đường may, quy trình lắp ráp May mẫu xong phải xác định điểm bất hợp lý để báo cáo cho người ra mẫu xem xét và chỉnh lý 2. Kiểm tra, đánh giá và hiệu chỉnh mẫu: Sau khi may mẫu xong, người may mẫu phải tổng hợp các phát sinh, thông báo với bộ phận thiết kế mẫu để xưm xét và điều chỉnh cho phù hợp: Trao đổi với các bộ phận liên quan nhằm ra soát lại toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật cũng như thông số trtong tài liệu kỹ thuật để thống nhất với nhau Sau khi kiểm tra tài liệu kỹ thuật, áo mẫu, mẫu giấy để thông báo cho khách hàng về các vấn đề: - Sự không hợp lý về thông số - Độ khớp các chi tiết khi lắp ráp sản phẩm ở lần ngoài, lần lót, lần dựng - Sự không phù hợp các đường may trong kết cấu sản phẩm TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 8
- BÀI 3. THIẾT KẾ BỘ MẪU CHUẨN 1. Thống kê những thông số cần điều chỉnh * Kiểm tra đường vẽ thiết kế: - Hình dáng chi tiết của sản phẩm đúng mẫu, đúng thông số - Kiểm tra các điểm ráp nối ở đầu các chi tiết phải trơn đều, đúng hình dáng * Kiểm tra độ chính xác các chi tiết khi lắp ráp - Dựa vào tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu để kiểm tra số lượng, thông số các chi tiết, độ khớp của các chi tiết - Đối với các hàng kẻ, các chi tiết phải đối xứng, thẳng kẻ * Đối với áo sơ mi và áo jacket: khớp lần lượt các chi tiết lần ngoài, lần lót, dựng - Kiểm tra độ khớp chi tiết: bản cổ với chân cổ - chân cổ với thân áo + Các chi tiết trên thân trước lắp ráp với nhau: nẹp với thân, túi với thân, cúp với thân và các chi tiết bổ trên thân trước + Các chi tiết trên thân sau lắp ráp với nhau: cầu vai với thân, các chi tiết bổ trên thân sau + Các chi tiết trên tay: bác tay với tay, thép tay với tay và của tay, các chi tiết bổ trên tay - Khớp thân trước với thân sau, sườn trước với sườn sau, vai con trước với vai con sau, cúp trước với cuớ sau - Kiểm tra độ ăn khớp giữa lần ngoài với lần lót 2. Tính toán thiết kế mẫu chuẩn các chi tiết - Trao đổi và thống nhất với các bộ phận liên quan với mục đích: rà soát toàn bộ các yêu cầu kỹ thật cũng như thông số trong tài liệu kỹ thuật. Ngoài những phần đã có trong tài liệu kỹ thuật còn lại những phần bổ xung và diều chỉnh ở mẫu áo, mẫu giấy và 1 số quy định khác để thống nhất với nhau - Sau khi kiểm tra tài liệu kỹ thuật, áo mẫu, mẫu giấy cần tổng hợp đầy đủ những thông tin liên quan giữa tài liệu kỹ thuật, áo mẫu, mẫu giấy để thông báo cho khách hàng gồm: + Sự bất hợp lý về thông số + Độ khớp các chi tiết khi lắp ráp sản phẩm ở lần ngoài, lần lót và lần dựng + Sự không phù hợp các đường may trong kết cấu sản phẩm TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 9
- - Việc tổng hợp này rất quan trọng để giải quyết các vấn đề vướng mắc trước khi đưa mẫu vào sản xuất, giảm bớt những thiếu xót trong quá trình sản xuất nó làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiến độ thời gian * Đối với áo sơm mi: - Khoét cổ, khoan túi trên thân trước của mẫu gọt - Bấm điểm gập nẹp thân trước - Điểm bấm giữa họng cổ thân sau, giữa chân cầu vai, điểm bấm đầu vai, chia đôi nách trước và nách sau - Điểm sang dấu ly chiết thân trước thân sau - Điểm bấm giữa đầu tay, ly của tay, xẻ thép tay, gập cửa tay đối với áo cộc - Điểm bấm phân biệt mang trước mang sau đối với tay cộc và tay áo không có xẻ tay - Điểm bấm giữa sống dựng chân cổ - Bấm điểm gập miệng túi - Điểm bấm giữa chân bản cổ và giữa sống chân cổ 3. Cắt các chi tiết - Đường cắt đảm bảo chính xác - Đảm bảo đúng, đủ số lượng chi tiết - Các dấu bấm cũng phải sang dấu đầy đủ TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 10
- TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình thiết kế quần áo – nhà xuất bản giáo dục 2. Giáo trình thiết kế quấn áo trường Cao Đẳng Công Nghiệp 3. Giáo trình tiết kế quần áo Trường ĐH KT KT Công nghiệp TTH. Trường TC Nghề KT – CN – TCN Nghệ Trang 11