Bài giảng Đại cương ký sinh trùng y học - Lê Hồng Thịnh

pdf 47 trang phuongnguyen 7130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đại cương ký sinh trùng y học - Lê Hồng Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_dai_cuong_ky_sinh_trung_y_hoc_le_hong_thinh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Đại cương ký sinh trùng y học - Lê Hồng Thịnh

  1. ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG Y HỌC
  2. NỘI DUNG 1. HIỆN TƯỢNG KÝ SINH, KÝ SINH TRÙNG, VẬT CHỦ VÀ CHU KỲ 2. CÁC LOÀI KÝ SINH TRÙNG 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KÝ SINH TRÙNG 4. KÝ SINH VÀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG 5. CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG 6. ĐIỀU TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG 7. DỊCH TỄ HỌC KÝ SINH TRÙNG 8. PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG
  3. Ký sinh trùng y học • Là ngành khoa học ký sinh trùng nghiên cứu ký sinh trùng gây bệnh ở người.
  4. 1. HIỆN TƯỢNG KÝ SINH, KÝ SINH TRÙNG, VẬT CHỦ VÀ CHU KỲ
  5. Một số khái niệm • Hiện tượng ký sinh: sinh vật phải sống nhờ (ký sinh) vào sinh vật khác (ký chủ) để tồn tại, thường gây hại cho ký chủ. • Ký sinh trùng (KST): là những sinh vật chiếm sinh chất của các vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. • Vật chủ: là những sinh vật bị KST ký sinh. • Chu kỳ của KST: là toàn bộ quá trình phát triển của KST từ giai đoạn trứng ấu trùng lúc có khả năng sinh sản được trứng.
  6. • Các hiện tượng ký sinh: – Cộng sinh – Hội sinh – Ký sinh – Hoại sinh
  7. Phân loại ký sinh trùng • Dựa vào lối sống ký sinh: – KST vĩnh viễn: giun đũa, giun kim, sán – Ký sinh trùng tạm thời: muỗi hút máu, đĩa • Dựa vào vị trí ký sinh: – Nội KST. VD: giun sống trong ruột người. – Ngoại KST. VD: nấm sống trên da động vật, muỗi • Dựa vào tính đặc hiệu ký sinh: – KST đơn thực: chỉ có 1 loài vật chủ – KST đa thực: có nhiều loài vật chủ – KST lạc vật chủ: có thể sống trên vật chủ bất thường
  8. Vật chủ • Vật chủ chính: mang KST ở giai đoạn có thể sinh sản được. VD: người là vật chủ chính của sán lá gan, sán dây lợn. • Vật chủ phụ: mang KST ở giai đoạn ấu trùng hoặc chưa trưởng thành. VD: lợn là vật chủ phụ của sán dây lợn. • Vật chủ trung gian: KST ký sinh một thời gian đủ khả năng ký sinh và gây bệnh cho người. Có thể là vật chính hoặc vật chủ phụ.
  9. • Phân biệt vật chủ trung gian với sinh vật trung gian truyền bệnh. VD: ruồi là sinh vật trung gian truyền bệnh giun, sán, nó không phải là vật chủ.
  10. Chu kỳ • Tùy vào loại KST chu kỳ khác nhau • Chu kỳ đơn giản: chỉ có 1 vật chủ là người. VD: giun đũa, giun kim. • Chu kỳ phức tạp: có 2 vật chủ trở lên. VD: Sán lá gan, KST sốt rét
  11. 2. CÁC LOÀI KÝ SINH TRÙNG • KST thuộc protists: amip, trùng roi, trùng lông, nấm ký sinh. • KST thuộc động vật: giun, sán, muỗi, đĩa • Vật ký sinh thuộc giới thực vật: tầm gửi, lan
  12. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KÝ SINH TRÙNG • Hình thể: – Khác nhau về hình thể, kích thước tùy loài, tùy giai đoạn phát triển. • Cấu tạo cơ quan: khác nhau tùy loài • Hình thức sinh sản phong phú: đẻ trứng, phôi hoặc nẩy chồi – Sự sinh sản rất nhanh và nhiều • Đời sống và phát triển của KST liên quan mật thiết với môi trường và các quần thể sinh vật khác.
  13. 4. KÝ SINH VÀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG • Tác động qua lại giữa KST và vật chủ tùy thuộc vào các yếu tố: – Loại ký sinh trùng – Số lượng KST ký sinh – Tính di chuyển của KST – Phản ứng của vật chủ chống lại hiện tượng ký sinh
  14. Tác hại của KST và bệnh KST • Tác hại về dinh dưỡng: – Vật chủ bị mất sinh chất. – Mức độ mất tùy vào: loại, tuổi thọ, số lượng KST; loại chất mà KST chiếm • Tác hại tại chỗ: – Gây đau, ngứa, viêm loét – Gây dị ứng – Gây tắc: tắc ống mật, tắc bạch huyết – Gây chèn ép, kích thích tại chỗ: ấu trùng sán lợn
  15. • Tác hại do nhiễm các chất gây độc – Giun đũa chất ngứa, đau bụng – Giun móc chất ức chế cơ quan tạo huyết ở tủy xương • Tác hại trong việc vận chuyển mầm bệnh: KST khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ mang theo vi khuẩn gây bệnh vào bên trong cơ thể. • Làm thay đổi các thành phần, bộ phận khác của cơ thể: – Thay đổi các chỉ số hóa sinh, huyết học (KST sốt rét); – Làm dị dạng cơ thể (giun chỉ) • Rất nhiều biến chứng khác.
  16. Hội chứng ký sinh trùng • HC thiếu/ suy giảm dinh dưỡng do KST • HC viêm do KST • HC nhiễm độc do KST • HC não – thần kinh do KST • HC thiếu máu do KST • HC tăng BC ưa acid do KST
  17. Diễn biến của hiện tượng ký sinh, bệnh ký sinh trùng • KST vật chủ phản ứng mạnh chống lại KST kết quả: – KST chết – KST tồn tại nhưng không phát triển – KST vẫn phát triển trong cơ thể vật chủ – Vật chủ chưa biểu hiện bệnh biểu hiện
  18. Đặc điểm chung của bệnh KST • Đa số diễn biến từ từ bệnh mạn tính. • Mang tính chất địa lý. • Liên quan đến điều kiện kinh tế xã hội. • Có ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa, tập quán, tín ngưỡng, giáo dục. • Có liên quan trực tiếp với Y tế và sức khỏe cộng đồng.
  19. 5. CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG • Chẩn đoán lâm sàng: nhìn chung chưa đủ để kết luận • Chẩn đoán xét nghiệm: tùy vào loại KST mà có loại XN thích hợp • Chẩn đoán dịch tễ học
  20. 6. ĐIỀU TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG • Tùy loại KST mà có phương thức điều trị khác nhau. • Điều trị phải kết hợp với phòng tái nhiễm.
  21. 7. DỊCH TỄ HỌC KÝ SINH TRÙNG • Là một trong những nội dung quan trọng nhất của KST học, nhất là trong phòng chống bệnh KST.
  22. Dịch tễ học KST nghiên cứu • Nguồn chứa/ mang mầm bệnh • Đường KST thải ra môi trường hoặc vào vật khác • Đường xâm nhập của KST vào vật chủ, sinh vật • Khối cảm thụ • Môi trường • Thời tiết, khí hậu • Các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội
  23. 8. PHÒNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG • Nguyên tắc phòng: – Quy mô rộng lớn – Thời gian dài – Kết hợp nhiều biện pháp – Lồng ghép với các hoạt động liên quan đến sức khỏe khác, như chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu – Xã hội hóa công việc này – Lựa chọn vấn đề ký sinh trùng ưu tiên trước
  24. • Biện pháp chủ yếu − Diệt ký sinh trùng, diệt vật chủ trung gian − Cắt đứt chu kỳ của KST − Chống ô nhiễm mầm bệnh ở ngoại cảnh − Quản lý và xử lý phân − Phòng chống côn trùng đốt − Vệ an toàn thực phẩm − Vệ sinh môi trường − Vệ sinh cá nhân, tập thể − Giáo dục sức khỏe − Phát triển kinh tế - xã hội − Nâng cao trình độ giáo dục và dân trí − Phát triển mạng lưới y tế công cộng
  25. MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI
  26. 1. KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT • Tá tràng: giun móc • Hỗng tràng, hồi tràng: giun đũa, sán dây lợn, sán dây bò trưởng thành • Ruột già: giun tóc, giun kim, amip
  27. Đường xâm nhập – đường thải của mầm bệnh • Xâm nhập: – Thụ động qua đường ăn uống: trứng giun đũa, giun kim, ấu trùng sán dây, bào nang amip – Chủ động xuyên qua da vật chủ: giun móc • Thải mầm bệnh ra khỏi vật chủ phân môi trường.
  28. Diễn biến chu kỳ của một số KST đường ruột • Giun đũa • Giun kim • Giun móc • Giun tóc • Sán
  29. 2. KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT • Tác nhân: – Plasmodium falciparum: châu Á, châu Phi – Plasmodium vivax: châu Âu, Bắc Mỹ – Plasmodium malariae: châu Âu, châu Phi – Plasmodium ovale: châu Phi, trung Đông • Vật chủ trung gian truyền bệnh: muỗi Anopheles
  30. 3. GIUN CHỈ
  31. GIUN ĐŨA • GĐ ấu trùng di chuyển: – Ở phổi: hội chứng Loeffler – Não, mắt, thận • GĐ trưởng thành ở ruột non: – RLTH: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng – Các triệu chứng viêm ruột mãn tính – Nặng: nôn ra giun, đại tiện ra giun, giun ra mũi. Tắc ruột. RL thần kinh – Giun di chuyrn lạc chỗ: Tắc mật, NT đường mât, abces gan
  32. GIUN ĐŨA • Chẩn đoán: Soi phân, siêu âm • Điều trị: – Mebendazol – Albendazol
  33. SÁN LÁ GAN • Triệu chứng: – Tổn thương nhu mô gan: VG cấp, VG mãn, xơ gan, K gan – Đường mật: viêm loét đường mật, tắc, hoại tử túi mật, sỏi mật • Chẩn đoán: – Siêu âm – Soi phân – Huyết thanh chẩn đoán
  34. SÁN LÁ GAN • Điều trị – Praziquantel – Albendazole – Sán lá lớn: Triclabendasole (Egaten)