Bài giảng Đại cương bệnh lý về tim mạch - ThS. Nguyễn Phúc Học

pdf 133 trang phuongnguyen 3681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đại cương bệnh lý về tim mạch - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_dai_cuong_benh_ly_ve_tim_mach_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Đại cương bệnh lý về tim mạch - ThS. Nguyễn Phúc Học

  1. B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y ĐẠI CƯƠNG BỆNH LÝ VỀ TIM MẠCH Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Hiểu được khái niệm một số triệu chứng biểu hiện bệnh lý tim mạch. 2.Hiểu được khái niệm một số tiếng tim bất thường. Nội dung: 1. Giải phẫu ~ sinh lý 1.1 tim 1.2 Mạch máu 2. Một số triệu chứng 2.1 Khó thở 2.2 Đau nghực 2.3 Ngất lịm 2.4 Phù 2.5 Tím tái 2.6 Đau chi 2.7 Hội chứng Raynaud 2.8 Các triệu chứng khác 3. Một só tiếng tim 3.1 Tiếng tim 3.2 Tiếng thổi 3.3 Tiếng co 4. Các bệnh thường gặp 1
  2. 1. Nhắc lại giải phẫu sinh lý hệ tim mạch 1.1 Tim Tim là một khối cơ rỗng Tim được chia làm 4 ngăn Các van tim Cấu tạo màng ngoài tim, cơ tim, màng trong tim Cung cấp máu cho tim 2
  3. 1.2 Mạch máu Động mạch Tĩnh mạch Mao mạch 3
  4. 2. Một số triệu chứng biểu hiện bệnh lý tim mạch Các triệu chứng biểu hiện bệnh lý hệ tim mạch trên lâm sàng rất phong phú, bao gồm các triệu chứng của tim, của động mạch, tĩnh mạch và các rối loạn vận mạch. Không có triệu chứng nào là đặc hiệu, vì vậy việc chẩn đoán phải dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và các xét nghiệm kèm theo. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp nhất 4
  5. 2.1. Khó thở: − Là do thiếu oxy khi suy tim và cản trở trao đổi khí (O2 và CO2) giữa phếnang và mao mạch phổi. − Khó thở sức; khi làm việc nhẹ; khi nghỉngơi; cơn khó thở kịch phát về ban đêm; khó thở khi hen tim, phù phổi cấp. − Phân loại khó thở trong bệnh tim như sau: + Độ 1: Khó thở khi gắng sức. + Độ 2: Khó thở khi hoạt động bình thường so với lứa tuổi. + Độ 3: Khó thở khi hoạt động nhẹ. + Độ 3: Khó thở cả khi nghỉ ngơi và hoạt động rất nhẹ. 5
  6. 2.2 Đau ngực: Đ au vùng trước tim hay đau sau xương ức vưới nhiều tính chất khác nhau: − Đau nhói như kim châm gặp trong rối loạn thần kinh tim, suy nhược thần kinh tuần hoàn. - Đau thắt ngực: là cơn đau thắt bóp, nóng rát vùng ngực; có khi lan lên cổ, ra sau lưng, hoặc lan theo mặt trong cánh tay trái tưới đầu ngón tay số 5 bàn tay trái. - Khi thiểu năng động mạch vành tim, cơn đau kéo dài 1 đến 15 phút và hết cơn đau khi dùng thuốc giãn động mạch vành tim (nitroglycerin 0,5 mg / 1 viên ngậm dưới lưỡi). - Nếu đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim cấp tính thì cơn đau ngực nặng hơn, thời gian kéo dài hơn (hơn 15 phút), các thuốc giãn động mạch vành không có tác dụng cắt cơn đau. 6
  7. 2.3 Ngất - lịm: − Ngất là hiện tượng mất tri giác trong thời gian ngắn, tự hồi phục, có sự giảm rõ rệt hoạt động tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó. − Nguyên nhân do giảm tạm thời dòng máu tới não, hay thành phần của máu tới não, hay gặp khi: + Do bệnh tim mạch blốc nhĩ-thất độ II, III; hẹp khít lỗ van động mạch chủ; hẹp lỗ van 2 lá; hở van động mạch chủ + Cường phó giao cảm quá mức với nhịp quá chậm + Tụt huyết áp thế đứng 7
  8. 2.4 Phù: − Là hiện tượng ứ nước trong khoảng gian bào. Có nhiều nguyên nhân gây ra phù: bệnh thận, bệnh tim, suy gan, suy dinh dưỡng. − Phù do tim thường là phù tím, mềm: + Do suy tim phải, viêm tắc tĩnh mạch, do ứ trệ máu, tăng áp lực tĩnh mạch, tăng tính thấm thành mạch Dịch thoát ra tổ chức kẽ gây phù. + Phù 2 chi dưới tăng về chiều, kèm đái ít, về sau có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, màng ngoài tim + Phù do viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thường phù cứng, phù trắng; do tắc tĩnh mạch chủ trên thường có phù nửa người trên, kèm tuần hoàn bàng hệ nổi rõ nửa người trên. 8
  9. 2.5 Tím tái da và niêm mạc: − Do thiếu oxy và tăng HbCO2 trong máu, xuất hiện khi lượng Hb khử trong máu mao mạch > 3 mmol/l. Tím thường thấy rõ ở môi, niêm mạc miệng, móng và da. − Tím trung tâm: Gặp khi có các bệnh tim bẩm sinh có luồng máu thông (shunt) từ phải sang trái (máu tĩnh mạch sang hòa vào máu động mạch). Ví dụ: tứ chứng Fallot Ngoài ra còn gặp dấu hiệu móng tay khum dùi trống. − Tím ngoại biên: phần lớn gặp do tuần hoàn bị chậm lại khi suy tim nặng, viêm màng ngoài tim co thắt (hội chứng Pick). 9
  10. 2.6 Đau chi dưới do thiếu máu cấp Bệnh nhân đau đột ngột, dữ dội, liên tục ở bàn chân , cẳng chân, có thể lan lên đùi ~ tắc, hẹp nhánh lớn của động mạch chi dưới. Đau dữ dội ngón chân, đỡ khi đặt chân thấp, ngón và gan chân tím đỏ hay có vân tím ~ tắc, hẹp nhánh động mạch đầu chi. Cơn đau cách hồi Là triệu chứng đau xảy ra khi đang đi lai, hết đau khi nghỉ ngơi. Vị trí đau tương ứng với vùng bắp chân và không lan ~ thường do viêm tắc động mạch chi dưới. 10
  11. 2.7 Hội chứng Raynaud − Là cơn rối loạn vận mạch thường xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với lạnh, biểu hiện ở các ngón tay và bàn tay, có thể cả ngón chân, bàn chân và mũi, có thể đối xứng hoặc không, môi chi hoặc cả 2 chi − Diễn biến thường theo 3 giai đoạn (Giai đoạn trắng nhợt - Giai đoạn xanh tím - Giai đoạn đỏ) − Nguyên nhân: do dùng thuốc (chen beta ), bệnh xơ cứng bì, bệnh máu (đa hồng cầu, tăng tiểu cầu), viêm tắc động mạch, chèn ép bó mạch thần kinh hặc không rõ căn nguyên. 11
  12. Một số triệu chứng khác 2.8 Mệt: Không phải là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tim mạch, có thể do giảm cung lượng tim hoặc do thuốc điều trị như giảm huyết áp do dùng thuốc hạ áp, mất nước điện giải do dùng thuốc lợi tiểu 2.9 Đái ít: Hay gặp trên bệnh nhân suy tim do giảm lưu lượng máu qua thận 2.10 Ho và ho ra máu: Ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu: do nhĩ trái to chèn dây thần kinh quặt ngược, tăng áp lực và ứ trệ ở mao mạch phổi, hen tim, phù phổi cấp, tắc động mạch phổi 12
  13. 3. Khái niệm một số tiếng tim bất thường − Nghe tim là phần quan trọng trong thăm khám tim. − Nghe tim cần phân tích được các âm thu nhận được từ ống nghe và sự hiểu biết về cơ chế sinh ra các âm đó về mặt sinh lý bệnh cũng như vật lý âm học (phần màng thu giao động cao, phần chuông thu giao động thấp). − Vị trí nghe tim là nới sóng âm từ hoạt động của các van tim, luồng máu dội lên thành ngực mạnh nhất. vị trí nghe ở người bình thường như sau: 13
  14. - Vị trí nghe tim (theo Luisada): + Vùng van 2 lá: nghe ở mỏm tim, giao điểm đường giữa đòn trái và khoang liên sườn 4-5; thấy tiếng thổi là do bệnh van 2 lá; có 3 chiều lan: Lan ra nách trái, Lan ra liên sườn IV cạnh ức phải, Lan ra liên sống-bả sau lưng bên trái. + Vùng van 3 lá: nghe tại mũi ức. + Vùng van động mạch chủ: nghe ở liên sườn II cạnh ức phải và nghe ở liên sườn III cạnh ức trái. Tiếng thổi tâm thu do bệnh hẹp lỗ van động mạch chủ có chiều lan lên hố thượng đòn phải và hõm ức, chiều lan xuống của tiếng thổi tâm trương do bệnh hở van động mạch chủ lan dọc bờ trái xương ức xuống mỏm tim. + Vùng van động mạch phổi: nghe ở liên sườn II cạnh ức trái, khi hẹp lỗ van động mạch phổi nghe được tiếng thổi tâm thu lan lên hố thượng đòn trái. + Đảo ngược phủ tạng: các vị trí nghe tim đối xứng sang bên phải so vưới các vị trí đã mô tả trên đây. 14
  15. - Vị trí nghe tim (theo Luisada): 15
  16. 3.1 Tiếng tim: + Tiếng thứ nhất (T1): được tạo bởi tiếng của van 2 lá và van 3 lá đóng.Tiếng T1 đanh gặp khi bị hẹp lỗ van 2 lá; tiếng T1 mờ gặp khi hở van 2 lá, hở van 3 lá, tràn dịch màng ngoài tim + Tiếng thứ 2 (T2): được tạo bởi tiếng của van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng. Nếu 2 van này đóng không cùng lúc sẽ tạo ra tiếng T2 tách đôi. Nếu đóng cùng lúc nhưng mạnh hơn bình thường gọi là T2 đanh; gặp trong bệnh hẹp lỗ van 2 lá, tăng huyết áp động mạch + Tiếng thứ 3 sinh lý gặp ở người bình thường (T3): T3 đi sau T2, tiếng T3 được hình thành là do giai đoạn đầy máu nhanh ở đầu thì tâm trương, máu từ nhĩ xuống thất, làm buồng thất giãn ra chạm vào thành ngực gây ra T3. + Tiếng T3 bệnh lý (nhịp ngựa phi): về bản chất nó được tạo thành cũng giống như T3 sinh lý, chỉ khác là gặp ở những bệnh tim nặng, buồng tin giãn to. Khi nghe thấy T1, T2 và T3 tạo thành nhịp 3 tiếng gọi là nhịp ngựa phi. + Nhịp ngựa phi được chia làm 3 loại:Nhịp ngựa phi tiền tâm thu.Nhịp ngựa phi đầu tâm trương.Nhịp ngựa phi kết hợp. 16
  17. + Tiếng clắc mở van 2 lá: nghe thấy ở mỏm tim hoặc liên sườn IV-V cạnh ức trái; gặp trong bệnh hẹp lỗ van 2 lá van bị xơ cứng, vôi hoá nên khi mở tạo ra tiếng clắc. + Tiếng clíc: gặp ở bệnh sa van 2 lá; khi đóng van 2 lá, lá van sa bị bật lên nhĩ trái, tạo ra tiếng clíc đi sau T1, rồi đến tiếng thổi tâm thu. + Tiếng cọ màng ngoài tim: do viêm màng ngoài tim; nó được tạo ra khi tim co bóp, lá thành và lá tạng của màng ngoài tim cọ sát vào nhau. + Còn nhiều tiếng tim bệnh lý khác: tiếng đại bác, tiếng urơi “tumor plott” 17
  18. 3.2 Tiếng thổi 3.2.1 Cơ chế: - Khi dòng máu đi từ chỗ rộng qua chỗ hẹp rồi lại đến chỗ rộng sẽ tạo ra tiếng thổi. - Cường độ tiếng thổi phụ thuộc vào độ nhướt của máu, tỷ trọng máu, tốc độ dòng máu, đường kính chỗ hẹp. 18
  19. 3.2.2 Phân chia cường độ tiếng thổi: Hiện nay, người ta ước lượng và phân chia cường độ tiếng thổi thành 6 phần: − Tiếng thổi 1/6: cường độ nhẹ, chỉ chiếm một phần thì tâm thu hoặc tâm trương. − Tiếng thổi 2/6: cường độ nhẹ, nghe rõ, nhưng không lan (chỉ nghe được ở từng vùng nghe tim theo Luisada). − Tiếng thổi 3/6: cường độ trung bình, nghe rõ và đã có chiều lan vượt khỏi ranh giới từng vùng nghe tim của Luisada. − Tiếng thổi 4/6: nghe rõ, mạnh, kèm theo có thể sờ thấy rung miu; tiếng thổi có chiều lan điển hình theo các vùng nghe tim. − Tiếng thổi 5/6: sờ có rung miu, tiếng thổi lan rộng khắp lồng ngực và lan ra sau lng. − Tiếng thổi 6/6: sờ có rung miu mạnh, tiếng thổi lan rộng khắp lồng ngực, loa ống nghe chỉ tiếp xúc nhẹ trên da ở các vùng nghe tim đã nghe rõ tiếng thổi. Trong thực tế lâm sàng, tiếng thổi 1/6 ít khi nghe được và không chắc chắn, phải dựa vào tâm thanh đồ. Tiếng thổi 5/6 và 6/6 ít gặp vì bệnh nặng, bệnh nhân tử vong sớm. Thường gặp tiếng thổi: 2/6, 3/6, 4/6. 19
  20. 3.2.3 Tiếng thổi tâm thu: Khi vừa nghe vừa bắt mạch, tiếng thổi tâm thu nghe đượckhi mạch nảy (ở thì tâm thu). Tiếng thổi tâm thu có đặc tính như tiếng phụt hơi nước, nếu cường độ mạnh > 4/6 thì kèm theo rung miu tâm thu. 3.2.4 Tiếng thổi tâm trương: Là tiếng thổi xuất hiện ở thời kỳ tâm trương (mạch chìm) ngay sau tiếng T2. Tiếng thổi tâm trương ở mỏm tim do hẹp lỗ van 2 lá, được gọi là rung tâm trương: máu từ nhĩ trái qua lỗ van 2 lá bị hẹp, xuống thất trái làm rung các dây chằng, trụ cơ. 3.2.5 Tiếng thổi liên tục: là tiếng thổi ở cả thì tâm thu và tâm trương. - Tiếng thổi liên tục ở liên sườn II-III cạnh ức trái do bệnh tim bẩm sinh: tồn tại ống động mạch. Tiếng thổi liên tục phát sinh khi máu từ động mạch chủ qua ống thông động mạch sang động mạch phổi ở cả thì tâm thu và tâm trương tạo ra tiếng thổi liên tục. Đặc điểm của tiếng thổi liên tục trong bệnh này là có cường độ mạnh lên ở thì tâm thu, vì vậy được ví như tiếng “xay lúa”. - Tiếng thổi liên tục còn gặp trong bệnh thông động mạch-tĩnh mạch, do máu từ động mạch qua lỗ thông sang tĩnh mạch. 20
  21. 3.3 Tiếng cọ màng ngoài tim Là tiếng thô ráp như hai miếng giấy ráp xát vào nhau, xuất hiện theo nhịp tim trong chi chuyển tim, là do lá thành và lá tạng của màng ngoài tim do bị viêm không còn trơn nhẵn tạo thành. Audio các loại tiếng tim 21
  22. 4 Các bệnh tim mạch thường gặp − Tăng huyết áp − Xơ vữa động mạch − Suy tim − Bệnh thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành tim): nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực. − Các bệnh lý ngoại biên 22
  23. Tài liệu tham khảo chính 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh lý học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh lý & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về “Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn” 6. Cập nhật khuyến cáo về chẩn đoán điều trị tăng huyết áp 2012 của phân hội tăng huyết áp Việt Nam (VSH) 7. Hướng dẫn chẩn đoán và đi trị tăng huyết áp – ban hành kèm theo Quyết định số 3192 / QĐ-BYT ngày ều31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 8. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về “Chẩn đoán, điều trị Suy tim” (2008): 438-475 9. Trần Ngọc Ân (2002), Bệnh thấp khớp - NXB Y học 10. Các giáo trình về Bệnh học, Dược lý, Dược lâm sàng, 23
  24. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 3.1.1. Chọn câu sai ~ trong nhóm triệu chứng biểu hiện bệnh lý tim mạch thường gặp – khó thở được phân độ là: A. Khó thở độ 2: khó thở khi hoạt động bình thường so với lứa tuổi B. Khó thở độ 1: khó thở khi gắng sức C. Khó thở độ 4: khó thở chỉ khi nghỉ ngơi và hoạt động rất nhẹ D. Khó thở độ 3: khó thở khi hoạt động nhẹ 3.1.2. Chọn câu sai ~ trong nhóm triệu chứng biểu hiện bệnh lý tim mạch thường gặp – cơn đau thắt ngực là do: A. Thiểu năng động mạch vành kéo dài 1’ – 15’ và dùng thuốc giãn động mạch vành hết đau. B. Rối loạn thần kinh tim, suy nhược thần kinh tuần hoàn thường không đau. C. Nhồi máu cơ tim cấp thời gian kéo dài > 15’ và dùng thuốc giãn đ.m vành không hết đau D. Rối loạn thần kinh thường đau nhói như kim châm 3.1.3. Chọn câu sai ~ trong nhóm triệu chứng biểu hiện bệnh lý tim mạch thường gặp – ngất lịm là do: A. Do tăng huyết áp  B. Do tụt huyết áp thế đứng C. Cường phó giao cảm quá mức làm nhịp tim quá chậm D. Do block nhĩ thất độ II, III 24
  25. 3.1.4. Chọn câu sai ~ triệu chứng biểu hiện bệnh lý tim mạch thường gặp – phù: A. Phù do tim thường là phù tím, mềm B. Phù do viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thường phù cứng, phù trắng C. Có nhiều nguyên nhân gây ra phù: bệnh thận, bệnh tim, suy gan, suy dinh dưỡng D. Do u vỏ thượng thận 3.1.5. Chọn đúng / sai ~ Tiếng T1 mờ gặp khi van đ.m chủ và van đ.m phổi đóng cùng lúc nhưng mạnh hơn bình thường A. Đúng B. Sai 3.1.6. Chọn đúng/sai ~ Tiếng T1 đanhgặp khi bị hẹp lỗ van 2 lá A. Đúng B. Sai 3.1.7. Chọn đúng / sai ~ Tiếng thứ nhất (T1) được tạo bởi tiếng của van 2 lá và van 3 lá đóng. A. Đúng B. Sai 25
  26. 3.1.8. Chọn đúng / sai ~ Tiếng T2 đanhđược tạo bởi tiếng của van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng. A. Đúng B. Sai 3.1.9. Chọn đúng / sai ~ Tiếng T3 bệnh lý (nhịp ngựa phi): về bản chất nó được tạo thành cũng giống như T3 sinh lý, chỉ khác là gặp ở những bệnh tim nặng, buồng tin giãn to. Khi nghe thấy T1, T2 và T3 tạo thành nhịp 3 tiếng gọi là nhịp ngựa phi. A. Đúng B. Sai 3.1.10. Chọn đúng / sai ~ Tiếng clắc mở van 2 lá: nghe thấy ở mỏm tim hoặc liên sườn IV-V cạnh ức trái; gặp trong bệnh hẹp lỗ van 2 lá van bị xơ cứng, vôi hoá nên khi mở tạo ra tiếng clắc. A. Đúng B. Sai 3.1.11. Chọn đúng / sai ~ Tiếng thổi tâm trương: Khi vừa nghe vừa bắt mạch, tiếng thổi nghe được khi mạch nảy . Tiếng thổi có đặc tính như tiếng phụt hơi nước, nếu cường độ mạnh > 4/6 thì kèm theo rung miu. A. Đúng B. Sai 26
  27. 3.1.12. Chọn đúng / sai ~ Tiếng thổi tâm thu: Là tiếng thổi xuất hiện ở thời kỳ mạch chìm ngay sau tiếng T2. Tiếng thổi ở mỏm tim do hẹp lỗ van 2 lá, do máu từ nhĩ trái qua lỗ van 2 lá bị hẹp, xuống thất trái làm rung các dây chằng, trụ cơ. A. Đúng B. Sai 3.1.13. Chọn câu đúng nhất ~ Cấu tạo của tim gồm có: A. Màng ngoài tim, lớp cơ tim và màng trong tim B. 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất C. Màng ngoài tim, cơ tim, 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, màng trong tim D. Màng tim, lớp cơ tim và màng cơ tim; 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất 3.1.14. Chọn câu đúng nhất ~ Ngăn cách giữa tâm thất phải và động mạch phổi là: A. Van động mạch phổi B. Van tỉnh mạch phổi C. Van động mạch chủ D. Vách liên thất 13.1.5. Chọn câu đúng nhất ~ Khó thở độ 3 trong bệnh lí tim mạch là: A. Khó thở khi gắng sức B. Khó thở khi hoạt động nhẹ C. Khó thở khi sinh hoạt bình thường D. Khó thở cả khi nghỉ ngơi 27
  28. 3.1.16. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên nhân thường gặp nhất của đau ngực trong bệnh tim là: A. Hở van tim B. Hẹp van tim C. Thiếu máu cơ tim cục bộ D. Tất cả đều đúng 3.1.17. Chọn câu đúng nhất ~ Ngất là do: A. Hay gặp trong bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, B. Là do thay đổi nhịp tim: nhịp nhanh hoặc chậm đột ngột, ngoại tâm thu C. Là mất tri giác trong một thời gian ngắn, do giảm rõ rệt hoạt động tuần hoàn và hô hấp D. Khi lưu lượng hemoglobin khử trong máu mao mạch cao. 3.1.18. Chọn câu đúng nhất ~ Vị trí nào để nghe tim ở người bình thường là đúng: A. Ổ van 2 lá và 3 lá. B. Ổ van động mạch chủ C. Ổ van động mạch phổi D. Các vị trí trên 3.1.1C, 23.1.B, 3.1.3A, 3.1.4D, 3.1.5B, 63.1.A, 3.1.7A, 3.1.8B, 3.1.9A, 3.1.10A, 3.1.11B, 3.1.12B, 3.1.13C, 3.1.14A, 3.1.15C, 3.1.16C, 3.1. 17C, 3.1.18D 28
  29. B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y SUY TIM Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được sinh lý bệnh của suy tim và hậu quả của suy tim. 2. Nêu được các nguyên nhân và phân loại của suy tim. 3. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của suy tim Nội dung 1. Định nghĩa & sinh lý bệnh 2. Nguyên nhân 2.1 Suy tim trái 2.2 Suy tim phải 2.3 Suy tim toàn bộ 3. Triệu chứng 3.1 Suy tim trái 3.2 Suy tim phải 3.3 Suy tim toàn bộ 4. Phân độ suy tim 4.1 Theo NYHA 5.1 Theo Trần Đỗ Trinh 5. Điều trị suy tim 1
  30. 1. Định nghĩa và sinh lý bệnh 1.1 Định nghĩa - Suy tim là trạng thái bệnh lý, trong đó cơ tim mất khả năng cungcấp máu theo nhu cầu cơ thể, lúc đầu khi gắng sức rồi sau đó cả khi nghỉ ngơi. - Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng với nhu cầu của cơ thể về mặt oxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân. - Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp do tổn thương cấu trúc hoặc chức năng đổ đầy thất hoặc tống máu. Biểu hiện lâm sàng chính của suy tim là mệt và khó thở. 2
  31. 1.2 Sinh lý bệnh Chức năng huyết động của tim phụ thuộc vào 4 yếu tố: Tiền gánh, hậu gánh,sức co bóp cơ tim và nhịp tim. 3
  32. − Tiền gánh: là độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương, tiền gánh phụ thuộc vào lượng máu dồn về thất và được thể hiện bằng thể tích và áp lực máu trong tâm thất thì tâm trương. − Hậu gánh: hậu gánh là sức cản mà tim gặp phải trong quá trình co bóp tốngmáu, đứng hàng đầu là sức cản ngoại vi. − Sức co bóp cơ tim: Sức co bóp cơ tim làm tăng thể tích tống máu trong thìtâm thu, sức co bóp cơ tim chịu ảnh hưởng của thần kinh giao cảm trong cơ tim và lượng catécholamine lưu hành trong máu. − Tần số tim: Tần số tim tăng sẽ tăng cung lượng tim, tần số tim chịu ảnh hưởng của thần kinh giao cảm trong tim và lượng Catécholamine lưu hành trong máu. − Trong suy tim, cung lượng tim giảm, giai đoạn đầu sẽ có tác dụng bù trừ + Máu ứ lại tâm thất làm các sợi cơ tim bị kéo dài ra, tâm thất giãn, sức tống máu mạnh hơn nhưng đồng thời cũng tăng thể tích cuối tâm trương. + Dày thất do tăng đường kính các tế bào, tăng số lượng ti lạp thể, tăng số đơn vị co cơ mới đánh dấu bắt đầu sự giảm sút chức năng co bóp cơ tim. + Khi các cơ chế bù trừ bị vượt quá, suy tim trở nên mất bù và các triệuchứng lâm sàng sẽ xuất hiện. 4
  33. 2. Nguyên nhân 2.1 Suy tim trái − Tăng huyết áp động mạch, − Bệnh hở hay hẹp van động mạch chủ đơn thuần hay phối hợp − Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim do nhiễm độc, nhiễm trùng, các bệnh cơ tim, − Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn cuồng động nhĩ, rungnhĩ nhanh, cơn nhịp nhanh kịch phát thất, blốc nhĩ thất hoàn toàn − Hẹp eo độngmạch chủ, tim bẩm sinh, còn ống động mạch, thông liên thất. 2.2 Suy tim phải − Hẹp van 2 lá là nguyên nhân thường gặp nhất − Tiếp đến là bệnh phổi mạn như: Hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao xơ phổi, giãn phế quản − Nhồi máu phổi gây tâm phế cấp. − Gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực, bệnh timbẩm sinh như hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot, thông liên nhĩ, thông liên thất giai đoạn muộn − Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tổn thương van 3 lá − U nhầy nhĩ trái. Trong trường hợp tràn dịchmàng ngoài tim và co thắt màng ngoài tim, triệu chứng lâm sàng giống suy timphải nhưng thực chất là suy tâm trương. 5
  34. 2.3 Suy tim toàn bộ Ngoài 2 nguyên nhân trên dẫn đến suy tim toàn bộ, còn gặp các nguyên nhân sau: bệnh cơ tim giãn, suy tim toàn bộ do cường giáp trạng,thiếu Vitamine B1, thiếu máu nặng. 6
  35. 3. Triệu chứng 3.1 Suy tim trái 3.1.1 sàng - Triệu chứng cơ năng: Có 2 triệu chứng chính là Khó thở và ho. + Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất. Lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau từng cơn, có khi khó thở đột ngột, có khi khó thở tăng dần; + Ho hay xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, ho khan, có khi có đàm lẫn máu. - Triệu chứng thực thể: + Khám tim: Nhìn thấy mỏm tim lệch về phía bên trái, nghe được tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm do hở van 2 lá cơ năng. + Khám phổi: Nghe được ran ẩm ở 2 đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran rít, ran ngáy. + Huyết áp: HATT bình thường hay giảm, HATTr bình thường. 7
  36. 3.1.2 Cận lâm sàng suy tim trái - X quang: Phim thẳng tim to, nhất là các buồng tim trái, nhĩ trái lớn hơn trong hở 2 lá, thất trái giãn với cung dưới trái phồng và dày ra, phổi mờ nhất là vùng rốn phổi. 8
  37. - Điện tâm đồ: Tăng gánh tâm trương hay tâm thu thất trái. Trục trái, dày thất trái. 9
  38. - Siêu âm tim: Kích thước buồng thất trái giãn to, siêu âm còn cho biết được chức năng thất trái và nguyên nhân của suy tim trái như hở van động mạch chủ vv. - Thăm dò huyết động: Nếu có điều kiện thông tim, chụp mạch đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim. 10
  39. 3.2 Suy tim phải 3.2.1 sàng - Triệu chứng cơ năng: khó thở nhiều hay ít tùy theo mức độ suy tim, khó thở thường xuyên, nhưng không có cơn khó thở kịch phát như suy tim như suy tim trái. Xanh tím nhiều hay ít tùy nguyên nhân và mức độ của suy tim phải. - Dấu chứng thực thể: Chủ yếu là ứ máu ngoại biên với gan to, bờ tù, mặt nhẵn, ấn đau tức, điều trị tích cực bằng trợ tim và lợi tiểu gan nhỏ lại, hết điều trị gan to ra gọi là “gan đàn xếp”, nếu gan bị ứ máu lâu ngày gan không nhỏ lại được gọi là “xơ gan tim” với gan bờ sắc, mật độ chắc. Tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 450. Áp lực tĩnh mạch trung ương và tĩnh mạch ngoại biên tăng cao. 11
  40. - Phù: Phù mềm lúc đầu ở 2 chi dưới về sau phù toàn thân, có thể kèm theo cổ trướng, tràn dịch màng phổi. Tiểu ít 200-300ml/ 24giờ. - Khám tim: Ngoài các dấu hiệu của nguyên nhân suy tim, ta còn nghe nhịp tim nhanh, có khi có tiếng ngựa phi phải, thổi tâm thu ở ổ van 3 lá do hở van 3 lá cơ năng hậu quả của dãn buồng thất phải. Huyết áp tâm thu bình thường, huyết áp tâm trương tăng. 12
  41. 3.2.2 Cận lâm sàng suy tim phải X quang: Trừ trường hợp suy tim phải do hẹp van động mạch phổi có đặc điểm là phổi sáng, còn lại các nguyên nhân suy tim phải khác trên phim thẳng phổi mờ, cung động mạch phổi giãn, mõm tim hếch lên do thất phải giãn. Trên phim nghiêng trái mất khoảng sáng sau xương ức. 13
  42. - Điện tâm đồ: Trục phải, dày thất phải. 14
  43. - Siêu âm tim: Thất phải giãn to, tăng áp động mạch phổi. - Thăm dò huyết động: Tăng áp lực cuối tâm trương thất phải, áp lực độngmạch chủ thường tăng. 15
  44. 3.3 Suy tim toàn bộ Bệnh cảnh suy tim phải thường trội hơn. Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân, tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên, áp lực tĩnh mạch tăng cao, gan to nhiều, thường có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, huyết áp tâm thu giảm, huyết áp tâm trương tăng, Xquang tim to toàn bộ, điện tâm đồ có thể dày cả 2 thất. 16
  45. 4. Phân độ suy tim 4.1 Theo Hội Tim Mạch New York: Chia làm 4 độ: - Độ 1: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, hoạt động thể lực vẫn bình thường. - Độ2: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế hoạt động thể lực. - Độ 3: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn chế hoạt động thể lực. - Độ 4: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi. 17
  46. 4.2 Phân độ suy tim mạn theo Trần Đỗ Trinh & Vũ Đình Hải - Suy tim độ 1: Khó thở khi gắng sức, ho ra máu, không phù, gan không to. - Suy tim độ 2: Khó thở khi đi lại với vận tốc trung bình, khi đi phải ngừng lại để thở, phù nhẹ, gan chưa to hoặc to ít, 2cm dưới bờ sườn. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 450. - Suy tim độ 3: Khó thở nặng hơn hoặc giảm đi, phù toàn, gan > 3cm dưới sườn, mềm, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 450, điều trị gan nhỏ lại hoàn toàn. - Suy tim độ 4: Khó thở thường xuyên, bệnh nhân phải ngồi dậy để thở,gan > 3cm dưới bờ sườn, mật độ chắc, bờ sắc, điều trị không đáp ứng hoặc nhỏ lại ít. 18
  47. 5. Điều trị 5.1 Điều trị các nguyên nhân gây suy tim có thể điều trị được − Các nguyên nhân có thể điều trị được là: bệnh van tim, nhiễm độc giáp, suy giáp, rối loạn nhịp tim , ức chế cơ tim do thuốc, viêm cơ tim cấp, bệnh màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, phì đại thát trái do tăng huyết áp. Khi điều trị được các nguyên này thì tình trạng suy tim giảm hoặc mất. − Khi đã xác định được suy tim không có nguyên nhân có thể điều trị được thì phải áp dụng các biện pháp điều trị khác. 5.2 Chế độ ăn và sinh hoạt − Hạn chế hoạt động thể lực, nếu suy tim nặng cần nghỉ ngơi tại giường. − Chế độ ăn hạn chế muối < 0,5g Na/ngày. − Giảm lượng nước và dịch đưa vào cơ thể. − Thở oxy khi có suy tim nặng. − Loại bỏ yếu tố nguy cơ: rượu, thuốc lá, cà phê, giảm cân ở người béo, tránh stress. 19
  48. 5.3 Thốc điều trị Thuốc điều trị suy tim được sử dụng với các mục đích sau: 5.3.1 Tăng sức co bóp cơ tim - Glycosid trợ tim (digoxin, uabain): Ức chế men Na+, K+, ATPase, làm tăng nồng độ Ca++ trong tế bào cơ tim gây tăng co bóp cơ tim. Được đưa vào sử dụng để điều trị suy tim từ lâu, hiện giờ vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Nó có đặc tính sau: + Tăng sức co bóp cơ tim. + Làm chậm nhịp tim. + Làm giảm dẫn truyền trong tim. + Tăng tính kích thích cơ thất. 20
  49. -Thuốc ức chế men phosphodiesterasa (amrinon, milrinon). Cơ chế tác dụng là tăng lượng AMPc từ đó có hai tác dụng: dãn động mạch và tăng co bóp cơ tim không lệ thuộc vào các thụ thể (Thuốc được dùng trongsuy tim với biểu hiện suy huyết động nặng sau khi dùng dopamin và dobutamin không có hiệu quả). - Thuốc giống giao cảm (dopamin, dobutamin) 21
  50. 5.3.2 Tăng đào thải muối và nước - Các thuốc lợi tiểu Làm giảm khối lượng máu lưu hành, vì vậy làm giảm tiền gánh cho tim. Vẫn được coi là chủ đạo trong điều trị suy tim ứ trệ. Với suy tim nhẹ thì lợi tiểu thiazide liều vừa phải cũng đủ đáp ứng tốt phối hợp với chế độ ăn nhạt. Không nhất thiết phải cho sớm thuốc lợi tiểu quai trừ phi không có đáp ứng với Thiazide. Liều thuốc Thiazide 25mg (1-4 viên / ngày, Trofurit 40 mg (2-3 viên/ngày. 22
  51. 5.3.3 Giảm tiền gánh và hậu gánh - là các thuốc thuộc các nhóm sau: -Thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril, lisinopril): -Đây là nhóm thuốc được ưu tiên lựa chọn trong điều trị suy tim. Nó không nhữngcải thiện triệu chứng mà còn cải thiện được cả tiên lượng sống. Nguyên tắc sửdụng phải tuân theo nhằm tránh tai biến do thuốc có thể xảy ra nhất là ởnhững bệnh nhân đang được dùng lợi tiểu. Liều khởi đầu nhỏ (6,25mg/ngàyvới Catopril) sau đó tăng lên tới liều 50 - 150mg/ngày tùy theo trường hợp. 23
  52. -Đối kháng thụ thể angiotensin II: benazepril, captopril, enalapril - Chẹn kênh calci: nifedipin, nicardipin, amlodipin 24
  53. -Nhóm nitrat (nitroglycerin, mononitrat isosobid, dinitrat isosobid): Làm giãn tĩnh mạch (giảm tiền gánh) và giảm tình trạng thiếu máu cơ tim (do giảm áp lực đổ đầy tim và giãn động mạch vành). Được sử dụng rộng rãi nhằm giảm triệu chứng hô hấp (khó thở) của suy tim. Liều khởi đầu nhỏ sau đó tăng từ từ nhằm tránh tác dụng phụ như đau đầu.Liều điều trị đối với Isosorbide dinitrate khoảng 120mg/ngày. Tương tự có thể dùng mononitrate, trinitrine dán, molsidomine. 25
  54. - Hydralazin: Làm giãn trực tiếp cơ trơn động mạch (giảm hậu gánh), Hydralazine hiệu quả nhưng nhược điểm phải dùng liều cao khó thực hiện (12- 16 viên chia 4). Prazosine có tác dụng cũng tốt nhưng bị yếu đi khá nhanh chóng sau đó. Nói chung ngày nay các thuốc này ít được sử dụng. 26
  55. 5.3.4 Điều trị và dự phòng huyết khối Thuốc chống đông máu (heparin, kháng vitamin K): điều trị và dự phòng tắc mạch trong trường hợp suy tim có tim to hoặc kèm theo rung nhĩ. Thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu để dự phòng huyết khối: aspirin liều thấp 75 – 325 mg/ ngày, clopidogrel liều 75 mg/ngày. Phác đồ điều trị suy tim mạn 27
  56. Phác đồ điều trị theo 4 độ suy tim mạn tính. 28
  57. Tài liệu tham khảo chính 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh lý học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh lý & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về “Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn” 6. Cập nhật khuyến cáo về chẩn đoán điều trị tăng huyết áp 2012 của phân hội tăng huyết áp Việt Nam (VSH) 7. Hướng dẫn chẩn đoán và đi trị tăng huyết áp – ban hành kèm theo Quyết định số 3192 / QĐ-BYT ngày ều31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 8. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về “Chẩn đoán, điều trị Suy tim” (2008): 438-475 9. Trần Ngọc Ân (2002), Bệnh thấp khớp - NXB Y học 10. Các giáo trình về Bệnh học, Dược lý, Dược lâm sàng, 30
  58. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 3.2.1. Chọn đúng / sai ~ Nguyên nhân suy tim trái: do tăng huyết áp động mạch, hở hay hẹp van động mạch chủ đơnthuần hay phối hợp, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim do nhiễm độc, nhiễm trùng,các bệnh cơ tim, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn cuồng động nhĩ, rungnhĩ nhanh, cơn nhịp nhanh kịch phát thất A. Đúng B. Sai 3.2.2. Chọn đúng / sai ~ Nguyên nhân suy tim phải: do hẹp van 2 lá là nguyên nhân thường gặp nhất, tiếp đến là bệnhphổi mạn như: Hen phế quản, viêm phế quản mạn, lao xơ phổi, giãn phế quản,nhồi máu phổi gây tâm phế cấp. Gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực, bệnh timbẩm sinh như hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot A. Đúng B. Sai 3.2.3. Chọn câu sai ~ các triệu chứng lâm sàng của suy tim trái: A. Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất. Lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau từng cơn B. Ho hay xảy ra vào ban ngày, ít khi có dàm lẫn máu. C. Khám tim: Nhìn thấy mỏm tim lệch về phía bên trái, nghe được tiếng thổi tâmthu nhẹ ở mỏm do hở van 2 lá cơ năng. D. Khám phổi: Nghe được ran ẩm ở 2 đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen timcó thể nghe được nhiều ran rít, ran ngáy 31
  59. 3.2.4. Chọn câu sai ~ các triệu chứng lâm sàng của suy tim phải: A. Khó thở không thường xuyên, có cơn khó thở kịch phát như suy tim trái B. Xanh tím nhiều hay ít tùy nguyên nhân và mức độ của suy tim phải. C. Ứ máu ngoại biên với gan to, bờ tù, mặt nhẵn, ấn đau tức, gan còn đáp ứng điều trị gọi là “gan đàn xếp” D. Phù mềm lúc đầu ở 2 chi dưới về sau phù toàn thân, có thể kèmtheo cổ trướng, tràn dịch màng phổi. Tiểu ít 200-300ml/ 24giờ 3.2.5. Chọn câu sai ~ Phân độ suy tim Theo Hội Tim Mạch New York A. Độ 1 - Bệnh nhân không có bệnh tim nhưng có triệu chứng cơ năng, hoạt động thể lực không bình thường B. Độ 2 - Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế hoạtđộng thể lực C. Độ 3 - Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn chế hoạt động thể lực. D. Độ 4 - Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi. 3.2.6. Chọn câu sai ~ Phân độ suy tim theo Trần Đỗ Trinh – Hội Tim mạch Việt Nam A. Độ 1 - Khó thở khi gắng sức, ho ra máu, không phù, gan không to B. Độ 2 - Khó thở khi đi lại với vận tốc trung bình, khi đi phải ngừnglại để thở, phù nhẹ, gan chưa to hoặc to ít C. Độ 3 - Khó thở nặng hơn hoặc giảm đi, phù toàn, gan > 3cm dưới sườn, mềm, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) D. Độ 4 Khó thở thường xuyên, bệnh nhân phải ngồi dậy để thở,gan > 3cm dưới bờ sườn, mật độ chắc, bờ sắc, điều trị không đáp ứng hoặc nhỏ lại ít. 32
  60. 3.2.7. Chọn câu đúng nhất ~ Hậu quả chính của suy tim là: A. Giảm cung lượng tim B. Tăng cung lượng tim C. Giãn tâm thất D. Phì đại tâm thất 3.2.8. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên nhân thường gặp nhất gây suy tim trái là: A. Tăng huyết áp động mạch B. Hẹp van ba lá C. Hẹp van hai lá D. Bệnh van động mạch phổi 3.2.9. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng lâm sàng chính của suy tim phải là: A. Gan to B. Ho thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức, ho khan hoặc có đờm lẫn máu tươi C. Cơn tăng huyết áp gây hen tim D. Tất cả triệu chứng trên 3.2.10. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng lâm sàng của suy tim toàn bộ là: A. Gan lớn B. Tĩnh mạch cổ nổi lớn C. Phù chân nhiều D. Tất cả các triệu chứng đã nêu 33
  61. 3.2.11. Chọn câu đúng nhất ~ Biểu hiện của suy tim độ IV theo NYHA là: A. Các triệu chứng cơ năng tồn tại thường xuyên, ngay cả lúc nghỉ ngơi B. Khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn vài cm C. Các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức ít D. Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều 3.2.12. Chọn câu đúng nhất ~ Phân loại suy tim độ II trên lâm sàng là: A. Khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn vài cm B. Khó thở nhẹ, gan chưa sờ thấy trên lâm sàng C. Khó thở nhiều, gan to gần sát rốn D. Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức ít 3.2.13. Chọn câu đúng nhất ~ Thuốc điều trị suy tim được sử dụng với mục đích sau: A. Giảm sức co bóp cơ tim B. Giảm đào thải muối và nước C. Giảm tiền gánh và hậu gánh D. Tất cả đều đúng 3.2.14. Chọn đúng/sai ~ Cách phát hiện dấu phản hồi gan tĩnh mạch cổ: bệnh nhân nằm tư thế Fowler, nín thở, người khám dùng lòng bàn tay ấn vào hạ sườn phải, nếu tĩnh mạch cổ nổi quá 1 cm là dương tính. A. Đúng. B. Sai. 34
  62. 3.2.15. Chọn câu đúng nhất ~ Khó thở khi hoạt động nhẹ trong bệnh tim, được phân loại khó thở ở độ nào?: A. Độ 1 B. Độ 2 C. Độ 3 D. Độ 4 3.2.16. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tim mạch nhưng có ý nghĩa khi xảy ra ở bệnh nhân tim mạch: A. Mệt B. Tím C. Đau ngực D. Khó thở 3.2.17. Chọn câu đúng nhất ~ Vị trí nghe tim của ổ van 3 lá là: A. Mỏm tim – giao điểm đường giữa đòn trái và khoảng liên sườn 4-5 B. Vùng sụn sườn 6 sát bờ trái xương ức C. Khoang liên sườn 2 trái, cạnh bờ trái xương ức D. Khoang liên sườn 2 phải, cạnh bờ phải xương ức 35
  63. 3.2.18. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng nào sau đây gặp trong suy tim trái: A. Gan to, gan đàn xếp B. Tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính C. Cơn khó thở kịch phát D. Tím da và niêm mạc 3.2.19. Chọn câu đúng nhất ~ Suy tim độ II theo phân loại suy tim NYHA có các biểu hiện: A. Các triệu chứng cơ năng tồn tại thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi B. Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, bệnh nhân có giảm nhẹ hoạt động thể lực C. Các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức ít, hạn chế nhiều các hoạt động thể lực D. Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường 3.2.20. Chọn câu đúng nhất ~ Thuốc nào sau đây có tác dụng tăng sức co bóp cơ tim trong điều trị suy tim: A. Digoxin B. Captopril C. Heparin D. Nifedipin 36
  64. 3.2.21. Chọn câu đúng nhất ~ Suy tim là: A. Một trạng thái bệnh lý. B. Tình trạng cơ tim suy yếu nhưng còn khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể. C. Tình trạng cơ tim suy yếu cả khi gắng sức và về sau cả khi nghĩ ngơi. D. Do tổn thương tại các van tim là chủ yếu. 3.2.22. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên nhân nào kể sau không thuộc nguyên nhân suy tim trái: A. Tăng huyết áp. B. Còn ống động mạch. C. Hở van hai lá. D. Thông liên nhĩ. 3.2.23. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên nhân nào kể sau không thuộc nguyên nhân suy tim phải: A. Hẹp hai lá. B. Viêm phế quản mạn. C. Tổn thương van ba lá. . D. Bệnh van động mạch chủ. 3.2.24. Chọn đúng/sai ~ Khó thở kịch phát : xẩy ra ban đêm, biểu hiện suy tim trái, có hai dạng thường gặp là hen tim, phù phổi cấp. A. Đúng B. Sai. 37
  65. 3.2.25. Chọn câu đúng nhất ~ Cung lượng tim phụ thuộc vào 4 yếu tố: tiền gánh, hậu gánh, sức co bóp tim và: A. Huyết áp động mạch. B. Huyết áp tĩnh mạch. C. Chiều dầy cơ tim. D. Tần số tim. 3.2.26. Chọn câu đúng nhất ~ Tiền gánh là: A. Độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương phụ thuộc vào lượng máu dồn về tâm thất. B. Độ co rút của các sợi cơ tim sau tâm trương. C. Sức căng của thành tim tâm thu. D. Thể tích thời kỳ tâm thu mà cơ tim tống ra mỗi phút. 3.2.27. Chọn câu đúng nhất ~ Hậu gánh là: A. Độ kéo dài của các sợi cơ tim sau tâm trương phụ thuộc vào lượng máu dồn về tâm thất. B. Lực cản mà cơ tim gặp phải trong quá trình co bóp tống máu , đứng đầu là sức cản ngoại vi. C. Sức căng của thành tim tâm trương. D. Thể tích thời kỳ tâm thu mà cơ tim tống ra mỗi phút. . 38
  66. 3.2.28. Chọn câu đúng nhất ~ Suy tim xẩy ra do rối loạn chủ yếu cuả: A. Tiền gánh. B. Hậu gánh. C. Sức co bóp tim. D. Tần số tim. 3.2.29. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng cơ năng chính của suy tim trái là: A. Ho khan. B. Ho ra máu. C. Khó thở. D. Đau ngực. 3.2.30. Chọn câu đúng nhất ~ Trong suy tim trái, tim trái lớn. Trên phim thẳng chụp tim phổi sẽ thấy: A. Cung trên phải phồng. B. Cung dưới phải phồng. C. Cung giữa trái phồng. D. Cung dưới trái phồng. 3.2.31. Chọn đúng/sai ~ Theo phác đồ điều trị suy tim, để tăng cường hiệu quả ghép tim thường áp dụng ở giai đoạn rất sớm. A. Đúng. B. Sai. 39
  67. 3.2.32. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng chung về lâm sàng của hội chứng suy tim phải là: A. Khó thở dữ dội. B. Gan to. C. Bóng tim to. D. Ứ máu ngoại biên. 3.2.33. Chọn câu đúng nhất ~ Đặc điểm sau không phải là của gan tim trong suy tim phải: A. Gan to đau. B. Kèm dấu phản hồi gan tĩnh mạch cổ. C. Gan đàn xếp. D. Gan nhỏ lại khi ăn nhạt, nghĩ ngơi. 3.2.34. Chọn câu đúng nhất ~ X quang tim phổi thẳng trong suy tim phải thường gặp: A. Cung trên trái phồng B. Viêm rãnh liên thùy C. Tràn dịch đáy phổi phải D. Mõm tim nâng lên cao 40
  68. 3.2.35. Chọn câu đúng nhất ~ Trong phù phổi cấp người ta có thể gặp tất cả các dấu hiệu sau ngoại trừ: A. ran ẩm ở phổi B. khạc đàm bọt hồng C. không có khó thở khi nằm D. co kéo trên xương ức 3.2.36. Chọn câu đúng nhất ~ Các triệu chứng cơ năng xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế các hoạt động thể lực. Theo Hội tim mạch NewYork (NYHA) đó là giai đoạn suy tim ở độ : A. Độ I . B. Độ II. C. Độ III. D. Độ IV. 3.2.37. Chọn câu đúng nhất ~ Thuốc giảm hậu gánh trong điều trị suy tim được ưa chuộng hiện nay là: A. Hydralazin B. Nitrate C. Ức chế men chuyển D. Ức chế canxi 3.2.1A, 3.2.2A, 3.2.3B, 3.2.4A, 3.2.5A, 3.2.6A, 3.2.7A, 3.2.8A, 3.2.9A, 3.2.10D, 3.2.11A, 3.2.12A, 3.2.13C, 3.2.14B, 3.2.15C, 3.2.16A, 3.2.17B, 13.2.8C, 3.2.19B, 3.2.20A, 3.2.21C, 3.2.22D, 3.2.23D, 3.2.24A, 3.2.25D, 3.2.26A, 3.2.27B, 3.2.28C, 3.2.29C, 3.2.30D, 3.2.31B, 33.2.2D, 3.2.33D, 3.2.34D, 3.2.35D, 3.2.36B, 3.2.37C 41
  69. B Ộ G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y TĂNG HUYẾT ÁP Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Phân tích được các yếu tố gây tăng huyết áp và nêu được hậu quả của tăng huyết áp. 2. Trình bày được các bước chẩn đoán tăng huyết áp 3. Trình bày được mục tiêu, nguyên tắc và các biện pháp điều trị tăng huyết áp. Nội dung 1. Định nghĩa, nguyên nhân, bệnh sinh 2. Chẩn đoán THA 2.1 Chẩn đoán xác định 2.2 2 Phân loại theo HA 2.3 Chẩn đoán nguy cơ 2.4 Xác định tổn thương đích 2.5 5 Phân loại theo nguy cơ 3. Xét nghiệm 4. Điều trị 1
  70. 1. Định nghĩa, nguyên nhân và bệnh sinh, hậu quả 1.1 Định nghĩa Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. 1.2 Nguyên nhân 1.2.1. Tăng huyết áp nguyên phát: Chiếm gần 90% trường hợp bị tăng huyết áp (theo Gifford - Weiss). 1.2.2 Tăng huyết áp thứ phát - Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn - Nội tiết: Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing - Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ -Thuốc: Các Hormone ngừa thai, cam thảo - Nhiễm độc thai nghén. - Các nguyên nhân khác: Bệnh cường giáp, bệnh Beri-beri 1.2.3. Một số yếu tố làm dễ (thuận lợi): - Yếu tố di truyền, bệnh tăng huyết áp có tính gia đình. - Yếu tố ăn uống, ăn nhiều muối, ăn ít protit, uống nhiều rượu - Yếu tố tâm lý xã hội, có tình trạng căng thẳng (stress) thường xuyên. 2
  71. 1.3 a Cơ chế sinh bệnh của tăng huyết áp nguyên phát Tăng huyết áp động mạch thường kèm theo những biến đổi về sinh lý bệnh liên quan đến hệ thần kinh giao cảm, thận, renin-angiotensin và các cơ chế huyết động, dịch thể khác (Phạm Khuê -1982). 1.3.1. Biến đổi về huyết đông - Tần số tim tăng, lưu lượng tim tăng dần - Tại thận, tăng sức cản mạch thận, giảm lưu lượng máu tại thận 1.3.2. Biến đổi về thần kinh: - Hệ thần kinh tự động giao cảm - Trong tăng huyết áp các thụ cảm áp lực được điều chỉnh đến mức cao nhất và với ngưỡng nhạy cảm cao nhất. 1.3.3. Biến đổi về dịch thể - Hệ Renin-Angiotensine Aldosterone (RAA): Hiện nay đã được chứng minh có tác dụng ngoại vi và tác dụng trung uơng - Vasopressin (ADH): có vai trò khá rõ ràng trong cơ chế sinh bệnh tăng huyết áp có tác dụng trung ương giảm huyết áp. - Chất Prostaglandin: tác dụng trung ương làm tăng huyết áp, tác dụng ngoại vi làm giảm huyết áp - Ngoài ra còn có vai trò của hệ Kalli-Krein Kinin (K.K.K). 1.3 b Cơ chế sinh bệnh của tăng huyết áp thứ phát: Tùy vào nguyên nhân 3
  72. 1.4 Hậu quả của tăng huyết áp 1.4.1. Tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và nguyên nhân gây tử vong cao nhất đối với tăng huyết áp. - Suy tim trái và với khó thở khi gắng sức, hen tim hoặc phù phổi cấp sau đó chuyển sang suy tim toàn bộ với phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi. Xquang và điện tim có dấu dày thất phải. - Suy mạch vành biểu hiện bằng các cơn đau thắt ngực điển hình hay chỉ có loạn nhịp. Điện tim xuất hiện sóng Q hoại tử. 1.4.2. Não: tai biến mạch não, thường gặp như nhũn não, xuất huyết não 1.4.3. Thận: Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh, suy thận dần dần 1.4.4. Mạch máu: Vữa xơ động mạch, bóc tách động mạch chủ. 1.4.5. Mắt: khám đáy mắt rất quan trọng vì đó là dấu hiệu tốt để tiên lượng, có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt. - Giai đoạn 1: tiểu động mạch cứng và bóng. - Giai đoạn 2: tiểu động mạch hẹp có dấu bắt chéo (dấu Gunn). - Giai đoạn 3: xuất huyết và xuất tiết võng mạc. - Giai đoạn 4: phù lan tỏa gai thị. 4
  73. Hậu quả của tăng huyết áp 5
  74. 2. Chẩn đoán tăng huyết áp (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 2.1 Chẩn đoán xác định tăng huyết áp Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình (xem Phụ lục 2 – Quy trình đo huyết áp). Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng cách đo huyết áp (Bảng 1). Phụ lục 2 QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp. 2. Không dùng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ. 3. Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu ngang mức với tim. Ngoài ra, có thể đo ở các tư thế nằm, đứng. Đối với người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường, nên đo thêm huyết áp tư thế đứng nhằm xác định có hạ huyết áp tư thế hay không. 6
  75. 4. Sử dụng huyết áp kế thủy ngân, huyết áp kế đồng hồ hoặc huyết áp kế điện tử (loại đo ở cánh tay). Các thiết bị đo cần được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng quấn đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đặt máy ở vị trí để đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim. 5. Nếu không dùng thiết bị đo tự động, trước khi đo phải xác định vị trí động mạnh cánh tay để đặt ống nghe. Bơm hơi thêm 30mmHg sau khi không còn thấy mạch đập. Xả hơi với tốc độ 2-3mmHg/nhịp đập. Huyết áp tâm thu tương ứng với lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên (pha I của Korotkoff) và huyết áp tâm trương tương ứng với khi mất hẳn tiếng đập (pha V của Korotkoff). 6. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp. 7. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào có chỉ số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. 8. Nên đo huyết áp ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại một vài lần sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. 9. Trường hợp nghi ngờ, có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (Holter huyết áp). 10. Ghi lại số đo theo đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg) không làm tròn số quá hàng đơn vị và thông báo kết quả cho người được đo. 7
  76. 2.2 Phân loại bệnh theo chỉ số huyết áp - dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được. 8
  77. 2.2.1 Phân loại mức độ THA theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam (2008) & Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT. 9
  78. 2.2.2 Phân loại mức độ THA theo JNC7 (2003) 10
  79. 2.3 Xác định các yếu tố nguy cơ • Tăng huyết áp • Tuổi (nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi) Đái tháo đường • Tăng LDL-c hoặc giảm HDL-c • Độ lọc cầu thận < 60 mL/phút • Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi) • Vi đạm niệu • Béo phì • Giảm hoạt động thể lực • Hút thuốc lá 11
  80. 2.4 Xác định tổn thương cơ quan đích 2.4.2 Tình trạng lâm sàng đi kèm 2.4.1 Tổn thương cơ quan đích tiền lâm – Đái tháo đường sàng – Bệnh mạch não: - Tim + Nhồi máu não Lớn thất trái + Xuất huyết não Đau thắt ngực + Cơn thiếu máu não thoáng qua tiền sử nhồi máu cơ tim – Bệnh tim: Có can thiệp mạch vành trước đó + NMCT Suy tim + Đau thắt ngực - Não + Tái tưới máu mạch vành Đột quỵ + Suy tim xung huyết Thiếu máu não thoáng qua – Bệnh thận: Sa sút trí tuệ + Tăng creatinin huyết tương: - Bệnh thận mạn Nữ > 120µmol/l(1,4mg/dl) - Bệnh mạch máu ngoại biên Nam > µmol/l(1,5mg/dl) - Bệnh võng mạc + Albumin niệu > 300mg/ngày – Bệnh mạch máu ngoại vi 12
  81. 2.5 Phân loại bệnh theo nguy cơ tim mạch của bệnh nhân Phân tầng nguy cơ tim mạch: dựa vào phân độ huyết áp, số lượng các yếu tố nguy cơ tim mạch (YTNCTM) và biến cố tim mạch để có chiến lược quản lý, theo dõi và điều trị lâu dài. 13
  82. 3. Xét nghiệm 3.1 Xét nghiệm thường qui 3.2 Các xét nghiệm bổ xung Điện tâm đồ Định lượngallbumin niệu hoặc chỉ Phân tích nước tiểu số albumin/creatinin Đường máu và hematocrit Điện giải đồ K+, Ca++ 3.3 Xét nghiệm sâu tìm nguyên nhân Mức lọc cầu thận creatinin Chỉ định khi không thể kiểm soát huyết thanh được huyết áp Định lượng lipid máu 14
  83. 4. Điều trị tăng huyết áp 4.1 Mục tiêu điều trị Mục tiêu điều trị bệnh THA là làm giảm tối đa nguy cơ mắc các tai biến và tử vong tim mạch và thận do bệnh gây nên. Muốn vậy phải giải quyết 2 công việc song song: – Đưa HA về giới hạn bình thường + Không có tiểu đường: < 140/90mmHg + Có đái tháo đường: < 130/80mmHg + Ở bệnh nhân đột quỵ não trong những ngày đầu: duy trì HA 40-180/90- 110mmHg – Giải quyết tích cực các yếu tố nguy cơ của bệnh THA: Quyết định về điều trị bệnh nhân THA không thể chỉ dựa vào con số HA đơn thuần mà phải xem xét sự có mặt của các yếu tố nguy cơ, sự hiện diện của các tổn thương cơ quan đích và các bệnh có đồng thời vì các yếu tố này làm tiên lượng bệnh xấu đi nhanh. Cần phải điều trị toàn bộ các yếu tố nguy cơ có thể hồi phục được như hút thuốc lá, tăng cholesteron máu, đái tháo đường và điều trị thích hợp các tình trạng tim mạch đi kèm 15
  84. 4.2 Nguyên tắc điều trị - Nguyên tắc chung: - Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài. - Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. - “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời. - Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu. 16
  85. 4.3 Các biệp pháp điều trị 4.3.1 Biện pháp không dùng thuốc Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng - Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng: + Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày). + Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. + Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no. - Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. - Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ. - Hạn chế uống rượu, bia. - Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. - Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. - Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. - Tránh bị lạnh đột ngột. 17
  86. 4.3.2 Biện pháp dùng thuốc + Lợi tiểu Hydrochlorothiazide, Indapamide, Furosemide, Spironolactone + Chẹn Beta Acebutolol, Atenolol, Labetalol, Metoprolol, Propranolol, Esmolol + Ức chế ACE Captopril, Perindopril, Enalapril, Lisinopril, Benazepril, Ramipril + Chẹn recepter Angio-II Candesartan cilexitil, Eprosartan, Irbesartan, Losartan, Valsartan + Chẹn kênh Canxi Amlodipine, Felodipine, Isradipine, Nicardipine, Nifedipine, Diltiazem + Chẹn Alpha & Dãn mạch Prazosin, Terazosin, Clonidine, Methyldopa, Reserpine, Hydralazine 18
  87. a. Thuốc lợi tiểu Hydrochlorothiazide, Indapamide, Furosemide, Spiron – Là thuốc đầu tiên cho điều trị THA vì làm giảm bệnh suất và tử vong. – Nên phối hợp liều nhỏ lợi tiểu với các thuốc điều trị THA khác Nhóm lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid như indapamid Nhóm lợi tiểu giữ kali: Spironolacton Không nên dùng nhóm này như thuốc đầu tiên điều trị THA trừ trường hợp cường aldosteron mà nên phối hợp với lợi tiểu thiazid/tương tự thiazid Thuốc lợi tiểu quai: không có vai trò nhiều trong THA trừ trường hợp suy thận và/hoặc suy tim 19
  88. b. Thuốc chẹn beta giao cảm Loại này thường được chọn là loại thứ 2 trong điều trị THA. Ngoài tác dụng hạ áp thuốc này còn có tác dụng đối với bệnh tim thiếu máu cục bộ, rối loạn nhịp và giảm đột tử sau NMCT Hầu hết các chẹn beta trừ nhóm có hoạt tính giao cảm nội tại mạnh đều làm giảm cung lượng tim do làm giảm sức co bóp cơ tim và giảm nhịp tim. Betaloc 25mg : 5.000 Atenolol 50mg : 3.000 Propranolol : 270 20
  89. c. Nhóm ức chế men chuyển Captopril, Perindopril, Enalapril, Lisinopril, Benazepril, Ramipril Coversyl 10mg : 8.000 21
  90. d. Chẹn recepter Angio-II Candesartan cilexitil, Eprosartan, Irbesartan, Losartan, Valsartan Termisartan 40 mg : 3.000 Irbesartan 300 mg : 7.500 Losartan 50 mg : 2.500 Valssartan 80 mg : 11.250 22
  91. e. Nhóm chẹn kênh calci Nhóm dihydropyridin( như Nifedioin, amlodipine) có tác dụng chọn lọc lên kênh calci L ở cơ trơn mạch máu do đó gẫy giãn mạch làm giảm HA. Nhóm non-dihydropyridine với liều điều trị sẽ chẹn kênh calci ở tế cơ tim do vậy làm giảm cung lượng tim. Amlodipine, Nicardipine, Nifedipine, Diltiazem Nicardipin 10mg : 125.000 23
  92. f. Chẹn Alpha & Dãn mạch Prazosin, Terazosin, Clonidine, Methyldopa, Reserpine, Hydralazine Terazosin 1mg : 10.000 Methyldopa 250 mg : 1.700 24
  93. a. Lợi tiểu Spironolacton 50mg : 4.000 Furosemid 40mg : 200 Indapamid 1.5mg: 3.250 b. Chẹn Beta giao cảm Betaloc 25mg : 5.000 Atenolol 50mg : 3.000 Propranolol 40mg : 250 - 500 c. Ức chế men chuyển ACE Captopril25 mg : 230 Enalaprril 5 mg : 350 - 900 Lisinopril 5 mg : 1.000 10mg : 2.000 d. Chẹn recepter Angiotensin-II Valssartan 80 mg : 11.250 Irbesartan 300 mg : 7.500 Losartan 50 mg : 2.500 e. Chẹn kênh Canxi 5 mg : 400 - 500 Nifedipin10 mg : 250 Adalat 10 : 2.245 Diltiazem 60 mg : 1.000 f. Chẹn Alpha & Giãn mạch Terazosin 1mg : 10.000 Methyldopa 250 mg : 1.700
  94. g. Một số thuốc kết hợp 26
  95. 4.4 Khi nào bắt đầu điều trị bằng thuốc 27
  96. Tài liệu tham khảo chính 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh lý học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh lý & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về “Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn” 6. Cập nhật khuyến cáo về chẩn đoán điều trị tăng huyết áp 2012 của phân hội tăng huyết áp Việt Nam (VSH) 7. Hướng dẫn chẩn đoán và đi trị tăng huyết áp – ban hành kèm theo Quyết định số 3192 / QĐ-BYT ngày ều31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 8. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về “Chẩn đoán, điều trị Suy tim” (2008): 438-475 9. Danh mục thuốc bệnh viện (2013), Sở Y tế Đà Nẵng. 10. Các giáo trình về Bệnh học, Dược lý, Dược lâm sàng, 32
  97. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 3.3.1. Chọn câu sai ~ các yếu tố, nguyên nhân gây tăng huyết áp A. Tăng huyết áp nguyên phát: gần 10% trường hợp B. Tăng huyết áp thứ phát do bệnh thận, bệnhnội tiết, bệnh tim mạch, thuốc, cường giáp C. Một số yếu tố thuận lợi: Yếu tố di truyền, Yếu tố ăn uống, tình trạng căng thẳng (stress) thường xuyên D. Các câu trên đều sai 3.3.2. Chọn câu sai ~ các hậu quả chính của tăng huyết áp A. Tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính B. Não: tai biến mạch não, thường gặp như nhũn não, xuất huyết não C. Thận: Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh, suy thận dần dần D. Mắt: khám đáy mắt rất quan trọng nhưng đó không phải là dấu hiệu tốt để tiên lượng 3.3.3. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp – tìm câu sai: A. Là làm giảm tối đa nguy cơ mắc các tai biến và tử vong tim mạch và thận do bệnh gây nên B. Là nhằm đưa HA về giới hạn bình thường C. Là giải quyết tích cực các yếu tố nguy cơ của bệnh THA D. Các câu đều sai 33
  98. 3.3.4. Chọn câu sai - nguyên tắc điều trị tăng huyết áp A. Là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài B. Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. C. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. D. Điều trị cần giảm nhẹ ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích 3.3.5. Chọn câu đúng ~ Chẩn đoán xác định tăng huyết áp A. dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình, Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. B. dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được , Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu 140 - 150mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 - 99mmHg. C. Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 120mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. D. Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 130mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. 3.3.6. Chọn câu đúng nhất ~ Theo Tổ chức y tế Thế giới, một người lớn có trị số huyết áp (HA) nào thì được coi là bình thường: A. HA tâm thu bằng 140 mmHg và HA tâm trương trên 90 mmHg B. HA tâm thu dưới 140 mmHg và HA tâm trương dưới 90 mmHg. C. HA tâm thu dưới 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg. D. HA tâm thu bằng 140mmHg và HA tâm trương bằng 90mmHg. 34
  99. 3.3.7. Chọn câu đúng nhất ~ Huyết áp tâm thu là trị số được chọn lúc: A. Tiếng đập của mạch thay đổi âm sắc B. Tiếng đập của mạch nghe rõ nhất C. Xuất hiện tiếng thổi của mạch D. Tiếng đập của mạch mất hoàn toàn 3.3.8. Chọn câu đúng nhất ~ Các yếu tố thuận lợi của Tăng huyết áp nguyên phát là: A. Ăn mặn, nhiều cholesterol, uống nước giàu canxi B. Ăn mặn, thừa mỡ động vật, ăn nhiều protid. C. Ăn mặn, ít protid, uống nước mềm. D. Căng thẳng tâm lý, gia đình bị tăng huyết áp, thức ăn giàu kali. 3.3.9. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên nhân nào sau đây thường gặp nhất trong Tăng huyết áp thứ phát: A. Thận đa nang B. Viêm cầu thận C. Bệnh hẹp động mạch thận D. Hội chứng Cushing 35
  100. 3.3.10. Chọn đúng/sai ~ Hội chứng Cushing, hội chứng Conn, hội chứng cường giáp, hội chứng Eisenmenger là những nguyên nhân của THA. A. Đúng. B. Sai. 3.3.11. Chọn đúng/sai ~ Hormon ngừa thai, cam thảo, carbenoloxone, ACTH, corticoid, cyclosporine, các IMAO, các chất kháng viêm không steroid là những chất gây tăng huyết áp. A. Đúng. B. Sai. 3.3.12. Chọn đúng/sai ~ Bệnh cường giáp, bệnh beri-beri, bệnh Paget xương, bệnh đa hồng cầu, kiềm hô hấp là những nguyên nhân gây tăng huyết áp. A. Đúng. B. Sai. 3.3.13. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp với điều trị Tăng huyết áp: A. Theo dõi chặt chẽ B. Đơn giản C. Kinh tế D. Chỉ dùng thuốc khi HA cao 36
  101. 3.3.14. Chọn câu đúng nhất ~ Tác dụng phụ nào sau đây không phải là của thuốc chẹn bêta: A. Dãn phế quản B. Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất C. Chậm nhịp tim D. Hội chứng Raynaud 3.3.15. Chọn câu đúng nhất ~ Thuốc nào sau đây thuộc nhóm ức chế men chuyển: A. Nifedipine B. Avlocardyl C. Aldactazine D. Lisinopril 3.3.16. Chọn câu đúng nhất cho dự phòng tăng huyết áp là: A. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ B. Điều trị sớm ngay từ đầu C. Tăng cường hoạt động thể lực D. Chống béo phì 3.3.17. Chọn đúng/sai ~ Tác dụng thuốc chẹn giao cảm bêta: ức chế renin, giảm co bóp cơ tim, giảm hoạt động hệ thần kinh giao cảm. A. Đúng. B. Sai. 37
  102. 3.3.18. Chọn đúng/sai ~ Tác dụng phụ thuốc chẹn giao cảm bê ta : làm chậm nhịp tim, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, co thắt phế quản, hội chứng Raynaud, tác dụng dội. A. Đúng. B. Sai. 3.3.19. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên tắc khi đo huyết áp cho bệnh nhân là phải: A. Bắt buộc phải đo ở tư thế ngồi sau khi đã nghỉ ngơi vài phút B. Đo huyết áp ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 5 phút C. Xác định được huyết áp tâm trương ở giai đoạn bắt đầu mất âm D. Đặt bao cuốn kế ngang mức tim ở tư thế nằm 3.3.20. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên nhân nếu có của tăng huyết áp thường là: A. Hẹp động mạch thận B. Hẹp eo động mạch chủ C. Viêm cầu thận cấp D. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng 3.3.21. Chọn câu đúng nhất ~ Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp là do: A. Rối loạn lipit máu B. Di truyền C. Đái tháo đường D. Tất cả đều đúng 38
  103. 3.3.22. Chọn câu đúng nhất ~ Chế độ ăn cho người tăng huyết áp được chọn là: A. Tuyệt đối không được uống rượu,bia B. Không nên hoạt động thể lực quá 30 phút/ngày C. Hạn chế ăn muối mặn, chất béo và ăn nhiều chất xơ  D. Tất cả các biện pháp trên 3.3.23. Chọn câu đúng nhất ~ Khi điều trị tăng huyết áp thuốc nào sau đây được sử dụng: A. Furosemid B. Nifedipin C. Captopril D. Tất cả thuốc trên  3.3.24. Chọn câu đúng nhất ~ Các yếu tố sau gây tăng huyết áp, ngoại trừ: A. Tăng sức cản ngoại vi B. Tăng co bóp cơ tim, giảm tần số tim  C. Tăng cung lượng tim D. Tăng tái hấp thu Na+ 3.3.1A, 3.3.2D, 3.3.3D, 3.3.4D, 3.3.5A, 3.3.6B, 3.3.7B, 3.3.8C, 3.3.9B, 3.3.10B, 3.3.11A, 3.3.12B, 3.3.13D, 3.3.14A, 3.3.15D, 3.3.16A, 3.3.17A, 3.3.18A, 3.3.19B, 3.3.20D, 3.3.21D, 3.3.22C, 3.3.23D, 3.3.24B 39
  104. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y THẤP TIM Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh thấp tim. 2. Mô tả được các tiệu chứng của bệnh thấp tim 3. Trình bày được các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thấp tim 4. Trình bày được phương pháp điều trị và dự phòng bệnh thấp tim Nội dung 1. Định nghĩa & dịch tễ 2. Nguyên nhân & cơ chế bệnh sinh 2.1 Nguyên nhân 2.2 Cơ chế bệnh sinh 3. Triệu chứng 3.1 Triệu chứng lâm sàng 3.2 Triệu chứng cậm lâm sàng 4. Tiến triển & biến chứng 5. Điều trị 5.1 Thuốc điều trị 5.2 Chế độ chăm sóc 6. Dự phòng 1
  105. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1. Định nghĩa và dịch tễ 1.1 Định nghĩa Là một bệnh viêm lan tỏa của tổ chức liên kết khớp, nhưng có thể ở các cơ quan khác như da, tổ chức dưới da, tim và thần kinh trung ương, bệnh có diễn biến cấp, bán cấp hay tái phát. Bệnh có mối liên quan đến quá trình viêm nhiễm đường hô hấp trên do liên cầu khuẩn. Thấp khớp cấp gây tổn thương tim và thường để lại di chứng ở van tim và tử vong. Ngày nay với việc sử dụng Steroid và kháng sinh trong điều trị và phòng bệnh đã hạn chế được bệnh Thấp khớp cấp một cách rõ rệt. Ở nước ta, bệnh vẫn chưa được chú ý đầy đủ, do đó các bệnh tim do thấp khớp cấp còn gặp nhiều trong các cơ sở y tế. 1 .2 Dịch tễ học - Tuổi trẻ: 5 -15 tuổi. - Mùa lạnh ẩm làm dễ viêm họng. - Sinh hoạt vật chất: bệnh của thế giới chậm phát triển thứ 3, của những tập thể sống chen chúc chật chội. - Bệnh xảy ra sau viêm họng liên cầu nặng, có khi sau viêm họng liên cầu không rõ, dễ tái phát ở bệnh nhân thấp tim cũ khi bị tái nhiễm liên cầu. 2
  106. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 2.1 Nguyên nhân Liên cầu tan huyết nhóm A là vi trùng gây bệnh do hiện tượng quá mẫn sau nhiễm liên cầu. Nếu căn cứ vào Protein M thì có khoảng 60 type khac nhau, liên cầu gây viêm họng thuộc type 1, 2, 4, 12. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 30%. 2.2 Cơ chế bệnh sinh - Chưa rõ, nghiêng về tự miễn. Có sự tương tự giữa kháng nguyên của liên cầu và kháng nguyên tim (mang kháng thể chống liêu cầu và tim, protein M, kháng nguyên glycoprotein đặc biệt giống protein của van tim). - Kháng thể (KT) đặc hiệu: Kháng thể chống tim, chống tế bào não, KT chống Glycoprotein, Antistreptolysin O. Các kháng thể này tăng từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4 của bệnh. - Cơ địa di truyền: Dễ mắc bệnh, có nguy cơ tái phát kéo dài suốt đời. 3
  107. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3. Triệu chứng 3.1 Lâm sàng 3.1.1 Nhiễm liên cầu khuẩn ban đầu 50 – 70% bệnh nhân bắt đầu bằng viêm họng. • Viêm họng đỏ cấp tính, nuốt khó, có hạch nổi dưới hàm, sốt 38 – 39oC kéo dài 3 – 4 ngày. Có khi viêm họng nặng có kèm theo viêm tấy amygdal, cũng có thể viêm họng nhẹ thoáng qua biểu hiện bằng viêm họng đơn thuần. • Người ta còn thấy bệnh tinh hồng nhiệt cũng có thể gây nên Thấp khớp cấp (ở nước ta chưa phát hiện bệnh này). • Từ 30 – 50% trường hợp không có biểu hiện viêm họng ban đầu. • Ngoài viêm họng do liên cầu, một số người cho rằng viêm da cũng có thể gây Thấp khớp cấp. • Sau viêm họng từ 5 – 15 ngày, các dấu hiệu của Thấp khớp cấp xuất hiện, bắt đầu bằng dấu hiệu sốt 38 – 39oC, có khi sốt cao dao động, nhịp tim nhanh, da xanh xao mặc dù không thiếu máu nhiều, vã mồ hôi, đôi khi chảy máu cam. 4
  108. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.1.2 Viêm đa khớp • Thường biểu hiện bằng viêm khớp cấp có di chuyển, khỏi không để lại di chứng, nhạy cảm với Steroid và các thuốc chống viêm. Vị trị viêm khớp là gối, cổ chân, khuỷu, vai, rất ít khi gặp ở các khớp nhỏ (ngón tay, chân), hầu như không gặp ở cột sống và khớp háng. • Khớp sưng, nóng, đỏ, đau nhiều, hạn chế vận động vì sưng đau, khớp gối có thể có nước. Tình trạng viêm kéo dài từ 3 đến 8 ngày, khỏi rồi chuyển sang khớp khác, khớp cũ khỏi hẳn không để lại di chứng, không teo cơ. • Trong một số trường hợp biểu hiện viêm kín đáo, chỉ có cảm giác đau, mỏi, số khác có tính chất viêm kéo dài ít di chuyển, hoặc viêm ở vị trí hiếm gặp: ngón tay, cổ, gáy 5
  109. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.1.3 Viêm tim Có thể chỉ biểu hiện kín đáo trên điện tim hoặc nhịp nhanh đơn thuần, hoặc viêm màng ngoài tim, hoặc cả cơ tim và màng trong tim. a. Viêm màng trong tim: - Tiếng tim trở nên mờ, xuất hiện tiếng thổi tâm thu ở ổ van 2 lá hoặc van động mạch chủ, tiếng thổi không lan và thay đổi cường độ từng ngày, theo thứ tự van 2 lá bị nhiều hơn van động mạch chủ, đôi khi có cả van 3 lá, có thể chỉ bị một van, không ít trường hợp bị cả hai van, đều hở hoặc hẹp. Khi đã viêm màng trong tim một lần thì những lần tái phát sau thấp khớp cấp sẽ làm cho các tổn thương van tăng thêm và nặng lên. - Người ta có thể dùng siêu âm để phát hiện những tổn thương sớm và kín đáo của màng trong tim do thấp khớp cấp (viêm và phù nề của cột cơ, dây chằng và van tim). 6
  110. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y b. Viêm cơ tim: Từ mức độ nhẹ chỉ có rối loạn điện tim (dẫn truyền), nhịp nhanh, đến các mức độ loạn nhịp, ngoại tâm thu, nhịp chậm. Hoặc nặng hơn biểu hiện bằng suy tim cấp với triệu chứng khó thở, tím tái, tim có nhịp ngựa phi, tim to trên X quang. Viêm cơ tim có thể khỏi không để lại di chứng. c. Viêm màng ngoài tim: với sự xuất hiện tiếng cọ màng tim, đôi khi có tràn dịch với mức độ nhẹ hoặc trung bình. Nói chung khỏi không để lại di chứng dày dính hoặc co thắt màng tim. d. Viêm tim toàn bộ: là một thể nặng với viêm cả ba màng, tiến triển nhanh, điều trị khó khăn. Thường để lại di chứng ở các van tim. 7
  111. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.1.4 Biểu hiện ở các bộ phận khác: a. Hạt Meynet: b. Ban vòng: Hiếm gặp trên lâm sàng, là những (ban Besnier) đó là những hạt nổi dưới da từ 5 – 20 mm vệt hay mảng màu hồng hay đường kính, nổi lên trên nền vàng nhạt, có bờ hình nhiều xương nông (chẩm, khủyu, gối), vòng màu đỏ sẫm, vị trí ớ từ vài đến vài chục hạt, cứng, trên mình, gốc chi, không không dính vào da nhưng dính bao giờ ở mặt. Ban xuất hiện trên nền xương, không đau, xuất nhanh và mất đi nhanh sau hiện cùng với các biểu hiện ở vài ngày, không để lại dấu khớp và tim. Mất đi sau vài tuần vết. không để lại dấu vết gì. 8
  112. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y c. Múa giật Sydenham: do tổn thương thấp ở hệ thần kinh trung ương, thường xuất hiện muộn, có khi cách xa các biểu hiện khác của bệnh tới vài tháng. Bệnh nhân lúc đầu thấy lo âu, kích thích, bồn chồn, yếu các cơ, sau đó xuất hiện các động tác dị thường, vô ý thức ở một chi hoặc nửa người, những động tác múa giật tăng lên khi vận động gắng sức, cảm động, giảm và hết khi nghỉ, ngủ. Đôi khi những biểu hiện thần kinh thể hiện bằng liệt, rối loạn tâm thần, sảng, co giật . Và được gọi là tình trạng thấp não. 9
  113. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 10
  114. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.2 Cận lâm sàng 3.2.1. Biểu hiện phản ứng viêm cấp trong máu - VS tăng cao thường >100 mm trong giờ đầu. - Bạch cầu tăng 10.000 - 15.000/mm3 chủ yếu đa nhân trung tính. - Fibrinogen tăng: 6 - 8 g/l; Tăng (2 và gamma Globulin. - Creactive Protein (CRP) dương tính. 3.2.2. Biểu hiện nhiễm liên cầu - Cấy dịch họng tìm liên cầu: Ngoài đợt viêm chỉ 10 % dương tính. - Kháng thể kháng liên cầu tăng trong máu > 500 đơn vị Todd/ml. - Antistreptokinase tăng gấp 6 lần bình thường. 3.2.3. Điện tim: Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, PR kéo dài. Có các rối loạn nhịp: NTT, bloc nhĩ thất các cấp. 3.2.4. X quang: Bóng tim có thể lớn hơn bình thường. 11
  115. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4. Tiến triển và biến chứng Từ khi có kháng sinh và steroid, tiên lượng của bệnh thấp khớp cấp thay đổi nhiều. 4.1. Khỏi không để lại di chứng: 75% trong 6 tuần đầu, 90% trong 12 tuần đầu tiên. Khoảng 5% bệnh kéo dài tới 6 tháng với các biểu hiện viêm tim nặng hoặc múa giật tồn tại dai dẳng. 4.2. Biểu hiện viêm tim xuất hiện trong tuần đầu tiên của bệnh (chiếm 70% nhưng trường hợp có viêm tim) số còn lại xuất hiện muộn hơn. 4.3. Thấp tái phát: Được coi là tái phát khi thấp khớp cấp đã khỏi (lâm sàng, xét nghiệm), bệnh lại xuất hiện trở lại với các dấu hiệu về khớp, tim thời gian được tính sau 2 tháng. Thấp tái phát hay gặp ở những bệnh nhân thể nặng, điều trị không đầy đủ, không được điều trị dự phòng. Những đợt tái phát có thể xuất hiện viêm tim, đặc biệt ở những bệnh nhân đã có tổn thương tim từ những đợt trước, tái phát làm cho tổn thương tim nặng lên. 4.4. Thấp tiến triển: Là một kiểu diễn biến xấu của bệnh với các dấu hiệu lâm sàng nặng và tăng dần nhất là ở tim, bệnh kéo dài liên tục có nhiều đợt nặng lên, thời gian nhiều tháng có khi hàng năm. Bệnh nhân có thể tử vong do suy tim cấp hoặc để lại các di chứng nặng nề ở van tim 12
  116. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5. Điều trị 5.1 Thuốc điều trị 5.1.1. Sử dụng thuốc chống viêm: a. Steroid: nên dùng vì tác dụng nhanh, kết quả chắc chắn, ít tai biến vì sử dụng thời gian ngắn. Chỉ nên dùng đường toàn thân loại uống. - Trẻ em: Prednisolon 2 – 3 mg/kg/ngày. - Người lớn: Prednisolon 1 – 1,5 mg/kg/ngày. - Trong thời gian dùng thuốc: theo dõi chặt chẽ các tai biến và tác dụng phụ. 13
  117. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y b. Aspirin: Nhiều tác giả ưa dùng Aspirin hơn các steroid, thuốc có tác dụng không kém Steroid, rẻ tiền, tuy nhiên với lượng thuốc cao, kéo dài có nhiều tác dụng phụ nhất là tiêu hóa. Liều lượng Aspirin dùng 100 – 120 mg/kg/ngày chia nhiều lần, uống nhiều nước và sau bữa ăn. Duy trì liều cao trong 2 tuần lễ rồi giảm dần. Đối với thể bệnh nặng, cần tác dụng nhanh nên dùng loại Acetyl salicylate lysin (Aspégic) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. c. Các thuốc chống viêm khác: Phenylbutazon (Butazolidin, Butazon, Butadion), chỉ dùng cho người lớn, nhiều tai biến và độc, các loại khác: Voltaren, Indomethacin, Brufen ít dùng để điều trị thấp khớp cấp. 14
  118. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5.1.2. Kháng sinh: có tác dụng điều trị tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn. - Penicilline G 1.000.000 – 2.000.000 đv/ngày tiêm bắp từ 1 – 2 tuần. - Sau đó tiêm 600.000 Benzathin Penicillin (trẻ con) hoặc 1.200.000 (người lớn) một lần. - Nếu dị ứng với Penicilline, thay bằng các kháng sinh khác (Erythromycin, Sulfadiazin ) 15
  119. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5.1.3. Các thuốc khác: - Khi có dấu hiệu múa giật phải cho thêm các thuốc an thần: Diazepam, Chlopromazin. - Đối với các trường hợp có suy tim cấp cần điều trị với các thuốc trợ tim và lợi tiểu. - Châm cứu và các thuốc YHCT tỏ ra ít tác dụng trong thấp khớp cấp. 16
  120. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5.2 Chế độ chăm sóc - Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển cho đến khi mạch, tốc độ lắng máu trở lại bình thường, giữ ấm, ăn nhẹ. - Theo dõi chặt chẽ mạch, nhiệt độ, tim, cân nặng. - Hàng tuần xét nghiệm CTM, VS và ECG. - Ngưng các vận động thể dục thể thao trong 6 tháng. 17
  121. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 6. Dự phòng 6.1 Phòng nhiễm liên cầu Bằng cải thiện chế độ sống, tăng cường vệ sinh, giữ ấm, khám và giải quyết các ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai, mũi, họng, răng (chân răng sâu, cắt amygdal nếu có viêm mủ, điều trị viêm xoang ). 6.2 Phòng thấp tái phát - Tiêm Benzathin Penicillin (Extencilin) bắp thịt 600.000 đv đối với trẻ em cân nặng trên 30 kg và người lớn, 3 tuần 1 lần. Nếu không có biểu hiện tim, tiêm liền 5 năm sau đó theo dõi nếu có dấu hiệu tái phát tiêm tiếp tục. Nếu có biểu hiện tim thi phải tiêm cho đến năm 25 tuổi, có người khuyên nên tiêm kéo dài hơn nữa. - Nếu không có điều kiện tiêm, có thể uống loại Penicillin V 1.000.000 đv mỗi ngày một viên, uống liên tục hàng ngày, thời gian như trên. - Hoặc uống Sulfadiazin 1 g/ngày, uống liên tục, thời gian giống như trên, nếu dị ứng với Penicillin, Sulfadiazin có thể dùng Erythromycin. - Nói chung dự phòng bằng tiêm Penicillin chậm là biện pháp tốt nhất, bằng phương pháp này nhiều nước đã hạn chế đến mức thấp các bệnh van tim do thấp, ngăn ngừa được những đợt tái phát của bệnh. 18
  122. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Tài liệu tham khảo chính 1. Đại học Duy Tân, (2016) Tập bài giảng Bệnh lý học. 2. Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, (2010) Bệnh học , Nhà xuất bản Y học. 3. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị. Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 4. Giáo trình Bệnh lý & Thuốc PTH 350 ( 350). 5. Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về “Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn” 6. Cập nhật khuyến cáo về chẩn đoán điều trị tăng huyết áp 2012 của phân hội tăng huyết áp Việt Nam (VSH) 7. Hướng dẫn chẩn đoán và đi trị tăng huyết áp – ban hành kèm theo Quyết định số 3192 / QĐ-BYT ngày ều31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 8. Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về “Chẩn đoán, điều trị Suy tim” (2008): 438-475 9. Trần Ngọc Ân (2002), Bệnh thấp khớp - NXB Y học 10. Các giáo trình về Bệnh học, Dược lý, Dược lâm sàng, 19
  123. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 3.4.1. Tìm câu sai ~ cơ chế bệnh sinh của thấp tim gồm có A. Nghiêng về tự miễn. Có sự tương tự giữa kháng nguyên củaliên cầu và kháng nguyên tim B. Do hình thành các kháng thể đặc hiệu: Kháng thể chống tim, chống tế bào não, KTchống Glycoprotein C. Do có cơ địa di truyền: Dễ mắc bệnh, có nguy cơ tái phát kéo dài suốt đời D. Là bệnh mắc phải do truyền nhiễm 3.4.2. Tìm câu sai ~ các triệu chứng lâm sàng của Thấp tim gồm có: A. Nhiễm liên cầu khuẩn ban đầu 50 – 70% bệnh nhân bắt đầu bằng viêm họng B. Thường biểu hiện bằng viêm khớp cấp ít di chuyển, khỏi để lại di chứng C. Có thể chỉ biểu hiện kín đáo viêm tim trên điện tim hoặc nhịp nhanh đơn thuần, hoặc viêm màng ngoài tim D. Có biểu hiện ở các bộ phận khác như hạt Meynet, ban vòng 3.4.3. Chọn câu sai ~ Tiêu chuẩn chính để kết hợp chẩn đoán xác định Thấp tim gồm có A. Viêm tim B. Viêm một khớp C. Ban đỏ vòng D. Hạt Meynet 20
  124. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.4.4. Chọn đúng / sai ~ Nguyên nhân thấp tim là do nhiễm trùng Liên cầu tan huyết nhóm A là vi trùng gây bệnh do hiện tượng quá mẫn sau nhiễm liên cầu. A. Đúng B. Sai 3.4.5. Chọn câu sai ~ Tiêu chuẩn phụ để kết hợp chẩn đoán xác định Thấp tim gồm có A. Sốt B. Đau khớp C. Tốc độ máu lắng giảm D. CRP tăng 3.4.6. Chọn câu sai – Nhóm thuốc điều trị thấp tim gồm có: A. Thuốc chống viêm steroid B. Thuốc chống viêm giảm đau Aspirin C. Thuốc chống viêm non-steroid phenylbutazon D. Thuốc chống đau dolargan 3.4.7. Chọn câu sai – Nhóm thuốc điều trị thấp tim gồm có: A. Diazepam, chlopromazin B. Penicilline G C. Benzathin Penicillin D. Thuốc chẹn beta giao cảm 21
  125. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.4.8. Dự phòng Thấp tim gồm có các biện pháp Phòng nhiễm liên cầu - Bằng cải thiện chế độ sống, tăng cường vệ sinh, giữ ấm, khám và giải quyết các ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai, mũi, họng, răng (chân răng sâu, cắt amygdal nếu có viêm mủ, điều trị viêm xoang ). Phòng thấp tái phát bằng - Tiêm Benzathin Penicillin A. Đúng B. Sai 3.4.9. Chọn câu đúng nhất ~ Nguyên nhân của bệnh thấp tim là do: A. Liên cầu khuẩn α tan huyết nhóm A B. Liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm B C. Liên cầu khuẩn α tan huyết nhóm B D. Liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm A 3.4.10. Chọn câu đúng nhất ~ Theo tiêu chuẩn Jones 1992, trong tiêu chuẩn chính chẩn đoán thấp tim, có triệu chứng: A. Sốt B. Hạt Meynet C. Đau khớp D. Tốc độ máu lắng tăng 22
  126. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.4.11. Chọn câu đúng nhất ~ Tiêu chuẩn phụ chẩn đoán thấp tim theo Jones,1992 có triệu chứng: A. Viêm tim B. Viêm khớp C. Đau khớp D. Múa giật 3.4.12. Chọn câu đúng nhất ~ Thuốc được chọn để điều trị nhiễm liên cầu khuẩn trong bệnh thấp tim là: A. Aspirin, Corticoid B. Chlopromazin, Diazepam C. Furosemid, Zestril D. Penicillin 3.4.13. Chọn câu đúng nhất ~ Độ tuổi hay gặp thấp tim: A. > 10 B. 10-15 C. 5-15 D. < 5 23
  127. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.4.14. Chọn câu đúng nhất ~ Triệu chứng của thấp tim, ngoại trừ A. Thương tổn khớp với viêm, phục hồi nhanh không di chứng B. Viêm tim là biểu hiện nặng nhất C. Thương tổn tim là vĩnh viễn D. Chỉ thương tổn lớp nội tâm mạc 3.4.15. Chọn câu đúng nhất ~ Bệnh lý van tim hay gặp nhất ở Việt Nam là: A. Hẹp 2 lá hậu thấp B. Hẹp 3 lá hậu thấp C. Hở 2 lá hậu thấp D. Hở 3 lá hậu thấp 3.4.16. Chọn đúng/sai ~ Một bệnh nhân có: Viêm tim+ Múa giật. đủ để chẩn đoán thấp tim theo Jone A. Đúng B. Sai 3.4.17. Chọn câu đúng nhất ~ Các tiêu chuẩn chính theo Jone, ngoại trừ A. Viêm tim B. Ban vòng C. Đau khớp D. Múa giật 24
  128. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.4.18. Chọn câu đúng nhất ~ Các tiêu chuẩn phụ theo Jone, ngoại trừ A. Viêm khớp B. Sốt C. Tiền sử thấp D. PR kéo dài 3.4.19. Chọn câu đúng nhất ~ Rối loạn trên điện tim của thấp tim: A. Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất B. PR kéo dài, Block AV C. Ngoại tâm thu D. Các ý trên đều đúng. 3.4.1D, 3.4.2B, 3.4.3B, 3.4.4A, 3.4.5C, 3.4.6D, 3.4.7D, 3.4.8A, 3.4.9D, 3.4.10B, 3.4.11C, 3.4.12D, 3.4.13C, 3.4.14D, 3.4.15A, 3.4.16A, 3.4.17C, 3.4.18A, 3.4.19D 25