Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 6: Khuyết tật và phát triển bản sắc - Trần Văn Kham

pptx 44 trang phuongnguyen 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 6: Khuyết tật và phát triển bản sắc - Trần Văn Kham", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_6_khuyet.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 6: Khuyết tật và phát triển bản sắc - Trần Văn Kham

  1. Bài 6: Khuyết tật và phát triển bản sắc
  2. NỘI DUNG  Vai trò xã hội  Bản sắc  Sự thích ứng  Bản sắc khuyết tật và học hỏi vai trò xã hội  Trao quyền  Vòng đời của người khuyết tật
  3. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Vai trò xã hội là gì và ý nghĩa với CTXH  Vai trò của cá nhân như là một vai diễn là một hoặc nhiều chức năng mà cá nhân ấy phải đảm trách trước xã hội  Vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ  Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó ụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định
  4. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Bản sắc  Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật;  là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của cá nhân đó, là không phải tất cả mọi giá trị, mà chỉ là những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng biểu hiện trong mọi hoạt động sống của cá nhân đó;  Bản sắc khuyết tật là một quan niệm chung hàm chứa nhiều mặt hay khả năng. Rất dễ để xác định người khuyết tật hay chỉ ra được khuyết tật cụ thể.  Cũng rất dễ để xác định nó trong một cộng đồng người khuyết tật. Nhất là những vấn đề khuyết tật mà có tạo được cộng đồng mạnh mẽ như văn hoá người khiếm thính, cũng dễ để chỉ ra được về mặt văn hoá, cá nhân hay bao quá về thuật ngữ người khuyết tật. Việc chỉ ra một cộng đồng thường là việc xác định và trao quyền các cá nhân đưa ra sự lựa chọn
  5. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Sự thích ứng  Một trong những đặc trưng đặc biệt và rõ ràng về con người chính là năng lực thích ứng với sự đa dạng của môi trường và hoàn cảnh sống theo cách thức có ý nghĩa và thông minh vốn có.  Khi bị khuyết tật và có những hạn chế trong việc thực hiện chức năng, khi đó chúng ta tin rằng những khó khăn đó nằm ở trong thế giới của chúng ta, chúng ta phải làm gì đó để thay đổi chính bản thân chúng ta và môi trường sống của mình.  Họ học hỏi các kỹ năng giao tiếp mới, những kỹ năng di chuyển mới, và thường xác định mối quan hệ với thế giới xung quanh chúng ta bao gồm những điều kiện sống mới.
  6. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Bản sắc khuyết tật và học hỏi vai trò xã hội  Chúng ta có thể hiểu khuyết tật và vấn đề bản sắc thông qua lý thuyết vai trò xã hội. Tiền đề cơ bản là cá nhân học hành vi mà được chấp nhận về mặt xã hội đối với cá nhân có một loại hình khuyết tật cụ thể.  Parsons đã phát triển một lý thuyết mà sự chấp nhận một “vai trò ốm yếu” cũng tạo nên một hình thức đe dọa về sự lệch lạc xã hội đối với những cá nhân có bệnh kinh niên hay khuyết tật lâu dài.  Người khuyết tật học các vai trò mà họ và xã hội đang kỳ vọng vào người khuyết tật.  Người khuyết tật có thể học được các vai trò tích cực, các vai trò đó có thể nâng cao sự tự trọng và hỗ trợ sự độc lập
  7. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Trao quyền  Phong trào khuyết tật, các mô hình vai trò tích cực, và sự đa dạng các nguồn lực và sự trợ giúp cũng giúp các cá nhân phát triển và tạo dựng được cái bản sắc khuyết tật tích cực và được trao quyền.  Để thúc đẩy cái bản sắc như vậy, điều quan trọng là sống ở trong xã hội có cả người khuyết tật và người không khuyết tật.  Các mối quan hệ với những người khuyết tật khác ở cùng dạng tật có thể giúp các cá nhân làm bình thường hoá cuộc sống của mình theo nhóm, trải nghiệm khuyết tật là cái chuẩn mực, những cá nhân nào không chia sẻ khuyết tật lại là những người được nhìn nhận là khác biệt.
  8. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Trao quyền  Ý nghĩa về sự phụ thuộc này là điều quan trọng đối với sự phát triển cái bản sắc tích cực có liên quan đến khuyết tật.  Cá nhân khuyết tật cũng phát triển niềm tự hào và sự tự trọng khi họ học được cảm giác về sự tự chủ qua các điều kiện và tổ chức được những khả năng thừa hưởng về phát triển tiềm tàng ở cả vấn đề hoà nhập khuyết tật vào việc tự xây dựng hình ảnh của một ai đó và trong sức mạnh và giá trị mà nó giúp các cá nhân này đạt được ý nghĩa của cuộc sống trong bối cảnh của khuyết tật.  Sự phát triển cái bản sắc khuyết tật tích cực, tự tôn trọng có thể đạt được thông qua quá trình thúc đẩy và nhận ra được các sự kiện của cá nhân, xã hội và các phong trào.
  9. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Trao quyền  Trẻ khuyết tật thường trải qua những khác biệt và những tương tác ở cấp độ thấp với trẻ em khác ở trường học. Họ có lẽ bị loại ra khỏi những hoạt động vận động, và do đó cũng bị loại khỏi các cơ hội xã hội và vui chơi mà được cung cấp.  Khi điều này xảy ra, những người nghiên cứu ghi nhận được rằng trẻ bị cảm giác tách biệt và những vấn đề khuyết tật của họ trở thành điều quan trọng nhất đối với họ. Trong các hoạt động thể thao thay thế cho phù hợp với người khuyết tật, họ có thể là những người bị tách biệt hơn là những người chơi, và các tương tác với trẻ không khuyết tật ở các tình huống này cũng thường bị hạn chế.  Tham gia-được tham gia là thể hiện sự trao quyền
  10. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Chối từ các đặc tính KT  Nhiều người khuyết tật không xác định được bản thân mình là gì  Điều này đặc biệt đúng đối với những ai mới bị khuyết tật ở giai đoạn trưởng thành hay giai đoạn sau của đời người.  Khuyết tật thường gắn liền với việc không có khả năng làm việc.  Khi mà các cá nhân già đi và nghỉ hưu, họ không có cảm giác về sự mất việc làm, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, nhu cầu thay đổi công việc hay nhu cầu về chỗ ở đặc biệt, các tình huống này có lẽ bắt các cá nhân chấp nhận vấn đề khuyết tật
  11. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Chối từ các đặc tính KT  Một số cá nhân bị khuyết tật không đòi hỏi sự trợ giúp thông qua các tổ chức xã hội và các dịch vụ dành cho người khuyết tật.  Nhu cầu cho trợ giúp cá nhân, đi lại và các trợ giúp về mặt công nghệ thường được xem là đi liền cùng với khuyết tật.  Nếu các nhu cầu cá nhân được đáp ứng trong gia đình, giữa các người bạn, thông qua việc mua sắm trang thiết bị bằng các nguồn lực riêng hoặc qua việc thuê những nhân viên chăm sóc tư, các điều kiện khuyết tật có thể dễ dàng bị lãng quên hay không được nhấn mạnh.
  12. 6.1. Các khái niệm cơ bản  Chối từ các đặc tính KT  Các cá nhân có những vấn đề khuyết tật không rõ ràng và những vấn đề khuyết tật phát sinh lại có thể cũng tránh việc xác định mình như là người khuyết tật.  Thuật ngữ khuyết tật có xu hướng hàm chứa ý tiêu cực mà nhiều người muốn tránh, như người khuyết tật không có khả năng làm gì, không có khả năng cạnh tranh, và phụ thuộc.  Người khuyết tật thường cảm nhận những hình thức hàm ý tiêu cực này trong cuộc sống, liệu có điều băn khoăn gì mà trong mọi trường hợp để qua đó họ không muốn chỉ ra bản thân mình là người khuyết tật?
  13. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ khi sinh đến 3 tuổi  Mọi sự trải nghiệm sống của trẻ đều nằm trong khung giới hạn về sự khuyết tật của trẻ và sự trải nghiệm đầu tiên của trẻ với những người khác xảy ra song hành cùng với khuyết tật và những phản ứng từ những người sống xung quanh về vấn đề khuyết tật.  Cha mẹ trẻ khuyết tật tự mình trải qua các giai đoạn có tác động đến con trẻ của họ.
  14. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ khi sinh đến 3 tuổi  Các bậc cha mẹ thường có xu hướng đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của con trong toàn bộ cuộc sống của trẻ, hành vi này của cha mẹ được xem như là một sự bù đắp cho những thiệt thòi mà đứa trẻ đang phải gánh chịu, cũng là phản ánh một tâm trạng chuộc lại lỗi lầm của chính mình vì đã sinh ra một đứa trẻ khuyết tật.  Một số ít cha mẹ lại khước từ những đứa trẻ như vậy và không thể hiện sự cam kết yêu thương và chăm sóc những đứa con như vậy.
  15. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ khi sinh đến 3 tuổi  Cha mẹ trẻ khuyết tật cũng có xu hướng quá quan tâm, chăm sóc và che trở cho trẻ khuyết tật, giữ những đứa con của mình luôn bên cạnh mình và không muốn cần người trông trẻ, người hàng xóm, hoặc những thành viên gia đình khác giúp đỡ họ chăm sóc con trẻ.  Trẻ em được chăm sóc theo cách này sẽ phát triển mạnh mẽ về lòng tin tưởng về môi trường tình cảm đầm ấm, bù đắp của gia đình.
  16. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Trẻ em mang khuyết tật từ khi còn rất sớm, thường có 4 vấn đề sau:  Thứ nhất, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề của môi trường, đặc biệt là môi trường gia đình.  Thứ hai, trẻ khuyết tật trải nghiệm môi trường sống với những điều thực sự không dễ chịu;  Thứ ba, trẻ khuyết tật nhạy cảm hơn nhiều nếu bị đối xử tệ và bị hành hạ so với những đứa trẻ bình thường ;  Thứ tư, sự kỳ vọng thấp của cha mẹ đối với trẻ làm hạn chế những đứa trẻ một cách đáng kể.
  17. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi  Từ vựng và ngôn ngữ ngày càng trở thành công cụ quan trọng của quá trình giao tiếp của trẻ em ở giai đoạn 3 đến 6 tuổi (trẻ em bình thường khi 3 tuổi đã có khoảng 1000 từ vựng).  Trẻ khuyết tật đạt được các kỹ năng nói muộn hơn những đứa trẻ bình thường khác, điều quan trọng là cần phải cung cấp, trợ giúp cho trẻ cách thức, phương pháp và những sự chọn lựa để trẻ có thể giao tiếp hiệu quả bằng cách chọn lựa cách giao tiếp được xem là phù hợp và có hiệu quả trong bối cảnh khuyết tật của mình.
  18. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi  Trẻ em trong giai đoạn này cần có những trải nghiệm về một số sự kiểm soát thông qua môi trường và thông qua chính bản thân họ trong điều kiện trẻ phụ thuộc về mặt thể chất với cha mẹ hoặc những người chăm sóc khác.  Trẻ em được đưa ra những hình thức chọn lựa và sự khuyến khích phù hợp để thực hiện nhiệm vụ của chính họ, do đó trẻ có thể đạt được cảm giác tự chủ khi thực hiện một công việc nào đó mà không có sự trợ giúp trực tiếp từ phía cha mẹ và những người chăm sóc khác.
  19. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi  Điều quan trọng cho các trẻ em là có tương tác cùng trẻ em khác, cả với trẻ khuyết tật và trẻ không khuyết tật.  Tương tác giữa các em trong nhóm bạn đã giúp trẻ có được những trải nghiệm ban đầu về “sự khác biệt” và sự trợ giúp cũng như nhận sự trợ giúp, kể cả những tình huống trẻ phải đương đầu có thể giúp trẻ khuyết tật giảm những tác động của cảm giác về sự khác biệt.  Vui chơi tích cực cần được khuyến khích và những tương tác ở sân chơi giúp trẻ có những trải nghiệm tích cực.
  20. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi  Trước năm 3 tuổi, sự hiểu biết của trẻ về thế giới tượng trưng tăng lên đáng kể;  Trẻ bắt đầu phát triển ý thức về cái đúng-sai, và định hình hành vi để phản hồi đối với những mong đợi và nhu cầu người khác;  Giao tiếp phi ngôn ngữ như tông giọng, biểu hiện của cơ mặt, và cả cử chỉ đều rất quan trọng kể từ khi sinh, và sau này vẫn đóng vai trò lớn.  Phạm vi giao tiếp và các mối quan hệ mở rộng ra đến bạn bè và những người khác, nằm bên ngoài cha mẹ, gia đình và người điều dưỡng là môi trường xã hội cần thiết cho trẻ khuyết tật phát triển nhân cách.
  21. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi  Khuyết tật có những tác động đáng kể đến giai đoạn này của sự phát triển.  Trẻ khuyết tật trí tuệ có thể trải nghiệm sự chậm trễ trong việc phát triển ngôn ngữ lời nói.  Những đứa trẻ điếc dễ dàng phản ứng lại với ngôn ngữ, nhưng không phải là ngôn ngữ lời nói. Những giao tiếp bằng thị giác và sự quan tâm đến ngôn ngữ ký hiệu rất quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ cho những đứa trẻ này  Mối quan hệ giữa bậc phụ huynh và trẻ trong độ tuổi này sẽ thay đổi khi mà trẻ giành được sự độc lập và hiểu rõ về tính chất khác biệt với những người khác.
  22. CÙNG CHIA SẺ “NTA là một em gái kém phát triển. Khi còn nhỏ, cha mẹ em rất buồn vì em học mãi không qua lớp 2,. Em có trí nhớ rất kém. Cha mẹ em qua đời, em ở với gia đình người chú. Do hoàn cảnh, em trở thành kẻ lang thang đường phố. Một người phụ nữ nhận chăm sóc em, nhưng thực tế bà ta đã bắt em đi ăn xin kiếm sống cùng bà ta”  NVXH sẽ làm gì trong trường hợp này?  Đâu sẽ là giải pháp tốt cho tương lai của em?  Trong trường hợp này, những quyền gì của em bị ảnh hưởng?
  23. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi  Có sự thay đổi mạnh về sinh lý và thể chất  Quá trình phát dục ở độ tuổi thiếu niên cũng diễn ra mạnh mẽ, cùng với quá trình đó các em bắt đầu quan tâm đến những người bạn khác giới, nảy sinh những rung cảm mới lạ trong các em.  Trong mối quan hệ với bạn khác giới, các em có biểu hiện ngượng ngùng, để ý tới hình ảnh bản thân và bạn bè nhiều hơn.
  24. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi  Về mặt xã hội, trong giai đoạn lứa tuổi này, các em bắt đầu có mối quan hệ bạn bè rộng mở hơn.  Xuất hiện những nhóm bạn và những người bạn thân có thể sẽ gắn bó, chia sẻ với nhau trong suốt quãng đời sau này.  Trong mối quan hệ với bạn bè, các em thường đề cao các giá trị như sự chân thành, tin tưởng, trung thành với bạn của mình.  Khi có chuyện vui buồn, các em thường tìm đến bạn của mình để chia sẻ, tâm sự thậm chí có khi không chia sẻ, nói chuyện với bố mẹ, anh em trong gia đình, nhưng các em có thể kể hết, nói hết với bạn những suy nghĩ, rắc rối mình gặp phải .
  25. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi  Thực tế trong độ tuổi của mình, các em thiếu niên vẫn còn là những học sinh phụ thuộc vào cha mẹ; kỹ năng sống, cách ứng xử của các em vẫn còn mang nhiều dáng dấp trẻ con.  Cha mẹ và những người thân trong gia đình vẫn đối xử với các em như những đưa trẻ.  Từ đó, rất dễ nảy sinh những mâu thuẫn trong giao tiếp, ứng xử, cha mẹ luôn coi con mình là những đứa trẻ phải bao bọc che chở trong khi con cái lại thấy mình cần phải độc lập, phải hành động theo ý của mình, cần được mọi người tôn trọng.
  26. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi  Trẻ khuyết tật tự hình thành được quan điểm về cái đẹp thể chất và hình ảnh về cơ thể mà được xem là nổi bật trong nền văn hoá xung quanh chúng.  Những hình ảnh cá nhân mà trẻ khuyết tật phát triển về thể xác riêng của chúng lại không giống với cái thực tại, và chúng chối bỏ cái khuyết tật riêng của chúng.  Sự không hài hoà của cơ thể không phải là một hiện tượng không bình thường ở giai đoạn này của đời người.
  27. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi  Quan niệm của Maas chỉ ra rằng, sự hỗ trợ của môi trường (đặc biệt là trường học) là rất quan trọng trong giai đoạn này khi trẻ em bước những bước quan trọng đầu tiên xa khỏi gia đình mình.  Môi trường học đường đưa đến những nguồn tiếp cận với nhu cầu của học sinh khuyết tật mà không có bất kỳ sự cô lập hay rập khuôn nào là đặc biệt quan trọng.  Trẻ khuyết tật cần có cần những kế hoạch giáo dục rõ ràng mà ở đó chỉ ra những khả năng học tập đặc trưng của trẻ khuyết tật.
  28. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi  Trẻ khuyết tật thể chất cần có những cơ hội giáo dục thể chất tương đương phù hợp với đặc điểm khuyết tật của chúng.  Điều quan trọng là phải giữ được cân bằng, hài hòa trong nhu cầu hòa nhập của trẻ khuyết tật với những học sinh khác mà không phải hy sinh những nhu cầu giáo dục thể chất của nó.  Những đứa trẻ khuyết tật nhỏ tuổi thường bị định kiến rằng, chúng là những người kém cỏi, bất tài;  khi mà khuyết tật xảy ra vào giai đoạn này của cuộc đời, nó có thể đặc biệt gây rối loạn.
  29. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi  Trẻ cảm thấy bối rối và thất vọng trước những thay đổi về cơ thể mình.  Gia đình sẽ phải trải qua khủng hoảng bởi những đánh giá không chắc chắn và quá trình chẩn đoán bệnh.  Quan niệm bản thân sẽ được điều chỉnh để phản ứng lại với khuyết tật.  Gia đình và quan hệ xã hội cũng sẽ thay đổi.
  30. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 12 tuổi đến 18 tuổi  Trẻ vị thành niên khuyết tật trải nghiệm những thay đổi tương đồng với những trẻ không khuyết tật; tuy nhiên, sự phát triển này cũng trở nên phức tạp hơn bởi môi trường xã hội.  Nhiệm vụ phát triển của một trẻ vị thành niên bình thường là nhu cầu tách ra khỏi gia đình và tìm kiếm ý thức bản thân về nhận dạng đặc biệt của chính mình.  Các cá nhân được cha mẹ chăm sóc về mặt thể chất có thể bị kìm hãm trong sự chia tách này.
  31. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 12 tuổi đến 18 tuổi  Sự mẫu thuẫn trong tư tưởng và xung đột có thể xảy ra giữa cha mẹ và trẻ vị thành niên khi mà trẻ cần có cha mẹ hỗ trợ trong các hoạt động đời sống thường ngày nhưng lại không bằng lòng với việc chăm sóc quá mức của cha mẹ.  Sự trợ giúp của công nghệ và người chăm sóc đôi khi có thể giảm nhẹ nhu cầu tiếp xúc thể chất mật thiết giữa cha mẹ-con cái, nhưng người chăm sóc có thể gây trở ngại cho những mối quan hệ gia đình.  Sự hỗ trợ của công nghệ có thể được đánh giá cao, nhưng họ cũng có thể chiếm mất vị trí chăm sóc của gia đình và gây ra phản ứng mâu thuẫn trong tư tưởng của trẻ.
  32. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 12 tuổi đến 18 tuổi  Trong giai đoạn vị thành niên, gia đình, bạn bè, cố vấn, những nhà sư phạm, tất cả đều có thể trở thành những nguồn trợ giúp tích cực cho trẻ vị thành niên khuyết tật từ chối (hoặc đương đầu) những hình ảnh, những khuôn mẫu có sẵn, và sự hạn chế của một xã hội từ những kỳ thị.  Sự hỗ trợ sẽ giúp cho quá trình học tập, việc làm và sự lựa chọn cuộc sống trong tương lai trở nên thuận tiện hơn, điều này đem đến một nguồn hy vọng về một tương lai tươi sáng cho trẻ khuyết tật.
  33. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 12 tuổi đến 18 tuổi  Sự phát triển thể chất, sinh lý và các vấn đề về tình dục  Vấn đề lạm dụng tình dục và những nhu cầu quan hệ khác giới  Trẻ vị thành niên khuyết tật phải đối mặt với những thách thức mà những đứa trẻ vị thành niên khác không phải đương đầu. Thông thường, thái độ kỳ thị, định kiến xã hội có thể kìm hãm sự chấp nhận xã hội về khuyết tật.
  34. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 18 tuổi đến 24, 25 tuổi  Là giai đoạn cá nhân có sự trưởng thành và độc lập về suy nghĩ, trách nhiệm với bản thân và xã hội  NKT cũng nhìn nhận được về bản thân, có suy nghĩ về các nguồn lực cho bản thân cũng như kế hoạch thu hút nguồn lực cộng đồng;  Những cá nhân bị khuyết tật trong giai đoạn này (do tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông ) thường phải đối mặt với những sự điều chỉnh cuộc sống
  35. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 18 tuổi đến 24, 25 tuổi  Những mối quan hệ mới được phát triển sau khi bị khuyết tật được xem là phân đoạn của cuộc đời và thường không tồn tại ngay khi bắt đầu rơi tình trạng khuyết tật, đần dần họ tạo dựng được ý nghĩa về sự mất mát và thay đổi, thậm chí những nân đề này nằm ẩn dưới vấn đề khuyết tật mà họ gặp phải.  Nhưng với sự trợ giúp xã hội, những thanh niên khuyết tật này có thể thành công trong việc phát triển những vấn đề bản sắc riêng, bao gồm cả vấn đề khuyết tật và cả sự hình thành văn hoá khuyết tật ở họ.
  36. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 18 tuổi đến 24, 25 tuổi  Khuyết tật có thể đem đến rất nhiều thách thức khi con người bắt đầu tuổi trưởng thành.  Gia đình “đánh mất” sự hợp pháp và sự kiểm soát, trách nhiệm trực tiếp đối với người con bị khuyết tật trong trường hợp những người con này xây dựng gia đình mới (lấy vợ hoặc lấy chồng).  Để ngăn chặn sự cô lập, những người khuyết tật trưởng thành rất cần dựa vào những nguồn lực xã hội đầy đủ. Đối với những người khuyết tật, công việc và cơ hội giáo dục, việc tiếp cận với phương tiện giao thông và công nghệ có thể trở nên đặc biệt quan trọng
  37. CÙNG CHIA SẺ “Chị H ở HP kết hôn năm 20 tuổi với một thanh niên cùng xã và sinh được một bé gái. Sau khi sinh con, mắt của chị H cứ bị mờ dần rồi mù hẳn. Sau khi phát hiện mắt chị H bị mù và chạy chữa không khỏi, gia đình nhà chồng đã trả chị về nhà mẹ đẻ và nói rằng khi nào chị khỏi mắt thì quay lại nhà chồng. Họ giữ lại đứa con và không cho chị đến thăm con. Sau một thời gian người chồng đệ đơn ly hôn, với lý do bị xúc phạm (mẹ vợ đổ lỗi do đất cát nhà chồng làm cho con gái bị mù). Mặc dù H không đồng ý ly hôn, nhưng người chồng đã tìm cách để điểm chỉ khống vào một tờ giấy, mà sau này H mới biết là đơn ly hôn. Sau nhiều lần hoà giải. Toà đã xử cho hai người ly hôn. Tại toà, H đã bị toà hỏi: “Cô mù thế làm sao nuôi được con?” Chồng H được quyền nuôi con”
  38. Cùng chia sẻ  Nếu bạn bị rơi vào tình trạng như vậy, bạn sẽ cảm thấy thế nào?  Những quyền nào của phụ nữ bị ảnh hưởng trong trường hợp này?  Trường hợp này cần được giúp đỡ như thế nào?  Đâu là cách tốt nhất để giúp người khuyết tật có hoàn cảnh tương tự?
  39. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 25 tuổi đến 55, 60 tuổi  Các cá nhân ở giai đoạn này bắt đầu hướng đến tách ra khỏi gia đình và đắm mình vào trong các hoạt động của cộng đồng.  Việc mở rộng các sở thích và sự chọn lựa thường giúp các cá nhân khám phá những lối sống mới mẻ.  Những cá nhân ở nhóm tuổi này thường là những người nòng cốt ở các phong trào về khuyết tật, là những người lãnh đạo của các văn hoá khuyết tật, những người có nhiều đam mê vào quá trình biện hộ cho sự thay đổi điều chỉnh pháp lý.
  40. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 25 tuổi đến 55, 60 tuổi  Những người bị khuyết tật ở giai đoạn này có được cái tôi mạnh mẽ và phát triển được các mối quan hệ gần gũi, thân thiết cả bên ngoài nền văn hoá khuyết tật.  Họ hướng đến duy trì cảm nhận không khuyết tật về cái tôi và không tạo sự thay đổi về cái tôi khuyết tật.
  41. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 25 tuổi đến 55, 60 tuổi  Tuổi trung niên là khoảng thời gian những sở thích và sự lựa chọn được mở rộng.  Người khuyết tật trong độ tuổi bốn mươi và năm mươi tiếp tục đầu tư thời gian và năng lượng cho gia đình, nhưng sự tập trung của họ ngày càng mở rộng hơn ra phạm vi bên ngoài cộng đồng.  Khi con người ta bước sang tuổi trung niên, họ ngày càng có sự vững vàng để mở rộng sở thích của mình ra ngoài hơn so với trước kia (Erickson, 1963; Maas. 1984).
  42. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn từ 25 tuổi đến 55, 60 tuổi  Đây là giai đoạn NKT phải đương đầu với những bệnh tật khác, với những sự suy thoái về sức khoẻ,  Người khuyết tật, dù là mới bị hay đã bị trong thời gian dài, đều có thể trở thành những vốn quý cho cộng đồng. Sự trưởng thành và vững vàng có được trong khoảng thời gian này có thể đem đến những cơ hội tốt để ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội.  Con số những người khuyết tật trung niên tăng lên đồng thời cũng là sự tăng lên đóng góp và tài sản của họ đối với cộng đồng người khuyết tật.
  43. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn tuổi già  Khi con người bước vào tuổi già thì việc già hoá cũng làm tăng khả năng khuyết tật của chính họ.  Nhiều người già có đa tật, một số lại chỉ là hạn chế về mặt vận động.  Những vấn đề khuyết tật thị giác, thính giác, và thể xác đều là những vấn đề khuyết tật phổ biến ở giai đoạn này.  Hầu hết các cá nhân bị khuyết tật ở giai đoạn này đều không xác định được vấn đề văn hoá khuyết tật hoặc xác định được các cá nhân khác có cùng vấn đề khuyết tật.
  44. 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người  Giai đoạn tuổi già  Những người già mà khuyết tật thường có nhiều sự hiểu biết về các nguồn lực cần và có khả năng tiếp cận các nguồn lực đó.  Thời gian khuyết tật dài cũng tạo được các vấn đề mà những người già mới bị khuyết tật chưa trải nghiệm qua bởi vì họ bị tác động phụ hoặc bị tác động sau này về chính vấn đề khuyết tật.  Với người già khuyết tật cũng như đối với mọi người già, việc duy trì sự độc lập tối đa là điều rất quan trọng, như việc duy trì các mối quan hệ xã hội và các hoạt động xã hội đều đem lại cho họ những ý nghĩa về cuộc sống.