Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 4: Các chính sách và luật pháp về khuyết tật - Trần Văn Kham

pptx 68 trang phuongnguyen 5280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 4: Các chính sách và luật pháp về khuyết tật - Trần Văn Kham", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_3_cac_chi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 4: Các chính sách và luật pháp về khuyết tật - Trần Văn Kham

  1. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT tran van kham trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội email: khamtv@ussh.edu.vn website:
  2. BÀI 4 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ LUẬT PHÁP VỀ KHUYẾT TẬT Công tác xã hội với người khuyết tật social work with people with disabilities email: khamtv@ussh.edu.vn website:
  3. NỘI DUNG Các văn bản pháp lý quốc tế Các văn bản pháp luật Việt Nam
  4. 4.1. VĂN BẢN QUỐC TẾ Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật về tâm thần 1971( The Declaration on the Rights of Mentally Retarted Persons). - Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật 1975 (The Declaration on the Rights of Disabled Persons) - Chương trình hành động thế giới về người tàn tật 1982( The World programme of Action for Disabled Persons) 4
  5. 4.1. VĂN BẢN QUỐC TẾ - Thập kỷ của Liên hợp quốc về người tàn tật giai đoạn 1983-1992 (The United Nations Decade of Disabled persons) - Tuyên bố thế giới về giáo dục cho mọi người và kế hoạch hành động 1990 ( The World Declaration on Education for All and its Plan of Action) - Quy tắc tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về bình đẳng hoá các cơ hội cho người khuyết tật 1993 ( The United Nations Standard Rules on the Equalization of Opportunities for Persons with 5 disabilities)
  6. 4.1. VĂN BẢN QUỐC TẾ - Tuyên bố Salamanca và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt 1994 (The Salamanca Statement and Framwork for Action on Special Needs Education) - Bảng phân loại quốc tế về chức năng hoạt động, tàn tật và sức khoẻ ( ICIDH-2) của WHO. - Công ước quốc tế về quyền trẻ em – 1989 - Nghị quyết của Đại hội đồng liên hợp quốc về Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật 6/12/2006. 6
  7. 4.1. VĂN BẢN QUỐC TẾ Thông qua chương trình hành động thế giới về người khuyết tật năm 1982 để vạch ra chiến lược toàn cầu đối với người khuyết tật nhằm: 1. Ngăn chặn nguy cơ gây ra khuyết tật và giúp người khuyết tật thực sự tham gia đầy đủ vào đời sống và phát triển xã hội. 2. Xác nhận quyền của tất cả mọi người trong đó có người khuyết tật là có sự lựa chọn và cơ hội bình đẳng như nhau. 7
  8. 4.1. VĂN BẢN QUỐC TẾ 3. Được tôn trọng và được tham gia đầy đủ trong xã hội. 4. Xã hội cần làm môi trường phù hợp hơn với nhu cầu của người khuyết tật. 8
  9. 4.1. VĂN BẢN QUỐC TẾ Đặc biệt quyền của trẻ khuyết tật được thể hiện cụ thể và rõ ràng nhất công ước về quyền của trẻ em 1989 và trong cương lĩnh tuyên bố Salamanca và cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt. Đây được coi là cơ sở nền tảng cho việc phát triển hành động quốc tế và quốc gia sau này. 9
  10. 4.1. VĂN BẢN QUỐC TẾ Trong công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em thì lần đầu tiên trong lịch sử quyền con người của nhân loại, vấn đề trẻ em khuyết tật được xác lập bằng các quy phạm pháp luật quốc tế. Các điều trong công ước đều quan trong đối với quyền của trẻ em khuyết tật, nó được thể hiện qua 4 nguyên tắc cơ bản. Vậy 4 nguyên tắc cơ bản đó là những nguyên tắc nào? 10
  11. 4 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUYỀN TRẺ EM - Các quốc gia phải công nhận và thực hiện tất cả các quyền ghi nhận trong công ước cho tất cả trẻ em mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào ( điều 2) - Quyền lợi tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm hàng đầu trong tất cả các hành động liên quan tới trẻ em ( điều 3) - Quyền được sống và phát triển ( điều 6) - Quyền được tôn trọng ý kiến trong tất cả các vấn đề ảnh hưởng hay liên quan ( điều 12) 11
  12. QUYỀN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM một số điều khác trong công ước được quan tâm đối với trẻ khuyết tật gồm: - Quyền không bị tách biệt với cha mẹ (điều 9) - Quyền riêng tư (Điều 16) - Quyền được tiếp xúc với thông tin thích hợp - Quyền được bảo vệ chống lại bạo lực, thương tích và lạm dụng ( điều 19) - Quyền được chăm sóc sức khoẻ và y tế ( 12
  13. QUYỀN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM - Quyền được xem xét lại việc đối xử của những nhà chức trách có thẩm quyền ( điều 25) - Quyền được an toàn xã hội ( điều 26) - Quyền được có mức sống thích hợp ( điều 27) - Quyền được học tập ( điều 28) - Quyền được phát triển nhân cách, tài năng, các khả năng tinh thần và thể chất (điều 29) 13
  14. QUYỀN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM - Quyền được vui chơi, giải trí ( điều 31) - Quyền được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế ( điều 32) - Quyền được bảo vệ không bị bóc lột và lạm dụng về tình dục. (điều 34) - Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, trừng phạt và đối xử tàn bạo, bắt bớ và giam giữ không hợp pháp ( điều 37) - Quyền được phục hồi và tái hoà nhập xã hội ( điều 39) 14
  15. QUYỀN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM công ước về quyền trẻ em dành hẳn điều 23 nói cụ thể về quyền của trẻ khuyết tật 1. Mọi trẻ em bị khuyết tật cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy đủ trong những điều kiện: - đảm bảo phẩm giá, - thúc đẩy khả năng tự lực - tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tham gia tích cực vào cộng đồng. 15
  16. QUYỀN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM 2. quyền của trẻ em khuyết tật : - được chăm sóc đặc biệt và tuỳ theo nguồn lực sẵn có - phải khuyến khích và đảm bảo dành cho trẻ em khuyết tật và cho những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ sự giúp đỡ mà họ yêu cầu - sự giúp đỡ phải thích hợp với điều kiện của trẻ em đó và phù hợp với hoàn cảnh của cha mẹ hay người khác chăm sóc trẻ em đó. 16
  17. QUYỀN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM 3. đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật được thật sự tiếp cận và hưởng: - sự giáo dục, đào tạo, - các dịch vụ y tế, dịch vụ phục hồi chức năng, - sự chuẩn bị để có việc làm - các cơ hội vui chơi giải trí 17
  18. QUYỀN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật được thật sự tiếp cận và hưởng những nội dung trên theo cách thức như thế nào? 18
  19. QUYỀN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật được thật sự tiếp cận và hưởng: theo cách thức có lợi cho việc trẻ em khuyết tật được hoà nhập vào xã hội và phát triển cá nhân đầy đủ có thể được, bao gồm cả sự phát triển văn hoá và tinh thần của những em đó. 19
  20. QUYỀN CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM Điều 23. 4. Có tinh thần hợp tác quốc tế việc trao đổi thông tin thích hợp trong lĩnh vực phòng bệnh và trị bệnh về tâm lý và chức năng cho những trẻ khuyết tật,với mục tiêu là tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên nâng cao khả năng và trình độ chuyên môn để mở rộng kinh nghiệm của họ. 20
  21. TUYÊN BỐ SALAMANCA VÀ CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG VỀ GD Tuyên bố Salamanca Về giáo dục Thừa nhận - mọi trẻ đều có quyền cơ bản được giáo dục, được tạo cơ hội để đạt được và duy trì trình độ ở mức độ chấp nhận được. - trẻ có những đặc điểm riêng, lợi ích riêng, khả năng và nhu cầu học tập riêng 21
  22. TUYÊN BỐ SALAMANCA VÀ CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG VỀ GD Tuyên bố Salamanca Về giáo dục (tiếp) - Tất cả mọi trẻ em có nhu cầu GDĐB phải được đến học tại các trường học chính quy - hệ thống giáo dục và chương trình giáo dục phải được thiết kế dựa vào tính đa dạng và đặc điểm, nhu cầu của trẻ. - Phương pháp sư phạm là lấy trẻ em làm trung tâm. 22
  23. TUYÊN BỐ SALAMANCA VÀ CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG VỀ GD Tuyên bố Salamanca về chính sách của quốc gia - Dành ưu tiên cao nhất về chính sách và kinh phí để cải thiện hệ thống giáo dục để có thể đón nhận tất cả trẻ em - Coi giáo dục hòa nhập là hướng chính. - Thiết lập cơ chế quản lý cũng như huy động sự phối kết hợp của các cơ quan nhà nước. - Kết hợp gia đình - cộng đồng và các tổ chức của người khuyết tật tham gia hợp tác cùng nhau. 23
  24. TUYÊN BỐ SALAMANCA VÀ CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG VỀ GD Tuyên bố Salamanca Quốc tế: Cần ủng hộ giáo dục hoà nhập Tăng cường đầu tư để mở rộng các hoạt động giáo dục theo nhu cầu đặc biệt. Các tổ chức NGOs cần tham gia vào việc lập kế hoạch và cung cấp dịch vụ. Khuyến khích, đẩy mạnh nghiên cứu cũng như đào tạo giáo viên cho chương trình GD ĐB. 24
  25. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Được đại hội đồng liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 61 ngày 06/12/2006 Công ước bao gồm lời nói đầu và 50 điều quy định về quyền của người khuyết tật. Trong công ước có điều 7 nói về quyền của trẻ em khuyết tật 25
  26. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Nội dung của 50 điều trong công ước đảm bảo những nguyên tắc sau: (a) Tôn trọng phẩm giá vốn có, quyền tự quyết cá nhân bao gồm tự do lựa chọn cho riêng mình, và khả năng độc lập của các cá nhân; (b) Không phân biệt đối xử; (c) Tham gia đầy đủ và hiệu quả và hoà nhập xã hội; 26
  27. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Nội dung của 50 điều trong công ước đảm bảo những nguyên tắc sau: (d) Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật như một phần của nhân loại và sự đa dạng của con người, (e) Bình đẳng trong cơ hội; (f) Khả năng tiếp cận; (g) Bình đẳng giữa nam và nữ; (h) Tôn trọng những khả năng đang phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền của trẻ em khuyết tật trong việc bảo tồn bản sắc của các em. 27
  28. TÓM TẮT VỀ CÔNG ƯỚC  Điều 1: Mục đích Điều này tóm tắt các mục đích chính của Công ước bao gồm thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo NKT, trong đó TE, được hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả các quyền con người và quyền tự do
  29. TÓM TẮT VỀ CÔNG ƯỚC Điều 2: Các định nghĩa được sử dụng trong công ước
  30. TÓM TẮT VỀ CÔNG ƯỚC Điều 3: Các nguyên tắc chung (a) Tôn trọng phẩm giá vốn có, quyền tự quyết cá nhân bao gồm tự do lựa chọn cho riêng mình, và khả năng độc lập của các cá nhân; (b) Không phân biệt đối xử; (c) Tham gia đầy đủ và hiệu quả và hoà nhập xã hội; (d) Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật như một phần của nhân loại và sự đa dạng của con người, (e) Bình đẳng trong cơ hội; (f) Khả năng tiếp cận; (g) Bình đẳng giữa nam và nữ; (h) Tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền của trẻ em khuyết tật trong việc bảo tồn bản sắc của các em.
  31. TÓM TẮT VỀ CÔNG ƯỚC Điều 4: Các nghĩa vụ chung Pháp luật của các QG thành viên không có bất kỳ quy định nào phân biệt đối xử với NKT Các quốc gia cần có các quy định cụ thể đảm bảo quyền NKT
  32. Điều 5: Bình đẳng và không TÓM TẮT VỀ CÔNG ƯỚC phân biệt đối xử Điều 6: Phụ nữ KT Điều 7: Trẻ em KT Điều 8: Nâng cao nhận thức Điều 9: Khả năng tiếp cận
  33. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT (a) Tôn trọng phẩm giá vốn có, quyền tự quyết cá nhân bao gồm tự do lựa chọn cho riêng mình, và khả năng độc lập của các cá nhân; được thể hiện rõ ở các: điều 10. Quyền được sống Điều 14. Tự do và an ninh con người Điều 15, 16. không bị hành hạ hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo - không bị bóc lột, bạo hành và 33 lạm dụng.
  34. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT (a) Tôn trọng phẩm giá vốn có, quyền tự quyết cá nhân bao gồm tự do lựa chọn cho riêng mình, và khả năng độc lập của các cá nhân; Được thể hiện rõ ở các: Điều 18. Tự do di chuyển và tự do quốc tịch Điều 19. sống độc lập và hoà nhập tại cộng đồng Điêu 20. Sự di chuyển cá nhân Điều 21. Tự do ngôn luận và tự do tiếp cận cá nhân Điều 22. Tôn trọng sự riêng tư Điều 23. Tôn trọng nhà ở và gia đình 34
  35. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT (b) Không phân biệt đối xử và (e) bình đẳng trong cơ hội (c) Tham gia đầy đủ và hiệu quả và hoà nhập xã hội; được thể hiện rõ trong các : Điều 5. Bình đẳng và không phân biệt đối xử Điều 12. Bình đẳng trước pháp luật 35
  36. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT (b) Không phân biệt đối xử và (e) bình đẳng trong cơ hội (c) Tham gia đầy đủ và hiệu quả và hoà nhập xã hội; được thể hiện rõ trong các : Điều 24. Giáo dục Điều 25. y tế Điều 27. Công việc và việc làm Điều 29. Tham gia vào đời sống chính trị và cộng đồng. Điều 30. Tham gia vào các hoạt động văn hoá, nghỉ ngơi, giải trí và thể thao 36
  37. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT (F) Khả năng tiếp cận. Được thể hiện rõ trong các: Điều 9. quyền tiếp cận Điều 13. quyền tiếp cận luật pháp 37
  38. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Công ước cũng dành một điều 7 nói về quyền của trẻ em khuyết tật ĐIỀU 7 - TRẺ EM KHUYẾT TẬT 1. Các Quốc gia thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo trẻ em khuyết tật được thụ hưởng đầy đủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản như những trẻ em khác. 2. Trong tất cả các hoạt động có liên quan đến trẻ em khuyết tật, thì những lợi ích tối ưu nhất của một trẻ khuyết tật phải được quan tâm hàng đầu. 38
  39. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Công ước cũng dành một điều 7 nói về quyền của trẻ em khuyết tật ĐIỀU 7 - TRẺ EM KHUYẾT TẬT 3. Các Quốc gia cam kết đảm bảo trẻ em khuyết tật có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình về tất cả các vấn đề có liên quan đến các em, quan điểm của các em sẽ được xem xét một cách thích đáng phù hợp với lứa tuổi và sự trưởng thành của các em, trên cơ sở bình đẳng như những trẻ em khác, và sẽ có được những hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi và tình trạng khuyết tật để có thể thực hiện được quyền đó. 39
  40. TÓM LƯỢC 1945-1954: Các chuẩn mực quốc tế về giáo dục, đối xử, đào tạo và việc làm cho NKT  Quan tâm nhiều đến phục hồi chức năng  Các báo cáo Phục hồi chức năng xã hội cho NKT và Phục hồi chức năng cho người mù  Hướng đến giải quyết hậu quả thế chiến 2
  41. TÓM LƯỢC 1955-1970: Áp dụng quan niệm về phúc lợi xã hội  Phong trào giảm tải các cơ sở chăm sóc tập trung  Thúc đẩy sự tham gia xã hội của NKT  Ra đời hàng loạt các chương trình can thiệp sớm  Ra đời tạp chí Social Service Review-1956  Tuyên ngôn về tiến bộ và phát triển xã hội
  42. TÓM LƯỢC 1970s: Quan điểm về quyền của NKT  Tuyên ngôn về quyền NKT tâm thần (1971)  Tuyên ngôn về quyền NKT (1975)  Xác định năm 1981: Năm của NKT
  43. TÓM LƯỢC 1980s-1990s: Quan điểm về phòng ngừa, phục hồi chức năng và bình đẳng các cơ hội Thập kỷ người KT Các Văn bản quan trọng được ban hành
  44. TÓM LƯỢC Sau 1993: Quan điểm hoà nhập xã hội, hoà nhập cho mọi người  Hội nghị Rio de Janeiro: Môi trường và phát triển (1982)  Hội nghị quốc tế về nhân quyền (1993)  Hội nghị quốc tế về dân số và xã hội (1994)  Hội nghị thượng định về phát triển xã hội (1995)   Công ước quốc tế về NKT (2006)
  45. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM 45
  46. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM - Hiến pháp năm 1992 Điều 59: Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp. 46
  47. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM - Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 Điều 11: Trẻ em là con liệt sỹ, thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo dục tiểu học. 47
  48. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM 3. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 - sửa đổi năm 2004 Điều 34. nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng các quyền của trẻ em. Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện chủ yếu ở gia đình và cộng đồng. 48
  49. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM 3. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 - sửa đổi năm 2004 Điều 35. Nội dung dịch vụ trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm: tư vấn, khám chữa bệnh, chữa trị, điều trị, giải độc, phục hồi chức năng, sức khoẻ, tinh thần, đạo đức, giáo dục hoà nhập, dạy nghề, tổ chức các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 49
  50. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM 3. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 - sửa đổi năm 2004 Điều 39. Trẻ em tàn tật, bị nhiễm độc hoá học, bị nhiễm HIV/ AIDS được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc đặc biệt, được tạo điều kiện để chữa bệnh, phục hồi chức năng, được học văn hoá, được học nghề và tham gia hoạt động xã hội để hoà nhập với gia đình, cộng đồng. 50
  51. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Luật giáo dục năm 2005 Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập 51
  52. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Luật giáo dục năm 2005 Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. 52
  53. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 Điều 89. Học bổng và trợ cấp xã hội Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người khuyết tật có khó khăn về kinh tế . 53
  54. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Là người khuyết tật, được quyền học văn hóa tại các trường dành riêng hoặc học tại các trường phổ thông. Trẻ em khuyết tật không nơi nương tựa được nuôi dưỡng tại các cơ sở giáo dục, nuôi dưỡng nội trú không phải đóng học phí và được cấp sách, vở, đồ dung học tập. Ngoài ra, còn được hưởng trợ cấp xã hội. Học sinh, sinh viên khuyết tật theo học tại các trường Phổ thông, Đại học, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng được miễn nộp học phí (Theo quyết định 70/1998/QĐ- TTg). 54
  55. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Khi theo học hệ chính quy tập trung – dài hạn tại các trường đào tạo công lập, được hưởng trợ cấp Xã hội với mức 100.000 đ/tháng nếu gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên (Theo thông tư 53/TT-LT BGD&ĐT-BTC-TB&XH). Khi học nghề, bổ túc nghề tại các trường công lập, học sinh, sinh viên là người khuyết tật được giảm, miễn học phí, các khoản đóng góp và hưởng trợ cấp xã hội, xét cấp học bổng. Khi theo học tại các trường bán công, dân lập, tư thục, cũng được miễn học giảm học phí. Các trường hợp được miễn học phí : người có tỷ lệ thương tật từ 41% trở lên, học sinh – sinh viên học tại các trường đào tạo nghề dành cho người khuyết tật. (Theo thông tư 01/1998/TT-LT BLĐTBXH-BTC-BKHĐT) 55
  56. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM * Các trường hợp được giảm học phí: - Người có tỷ lệ thương tật từ 31 – 40% được giảm 50% học phí (Theo thông tư 01/1998/TT-LT BLĐTBXH-BTC-BKHĐT) - Nếu học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở do nhà nước quản lí, học sinh khuyết tật được hưởng học bổng chính sách với mức 120.000đ/tháng (Theo thông tư 53/TT-LT BGD&ĐT-BTC-TB&XH). Khi theo học tại các cơ sở do nhà nước quản lí nhưng không được nhà nước cấp kinh phí đào tạo, người khuyết tật được xét hỗ trợ kinh phí học nghề bằng 50% học phí phải trả cho nơi học nghề (Theo thông tư 01/1998/TT-LT BLĐTBXH-BTC-BKHĐT). 56
  57. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Học bổng: Học sinh khuyết tật được hưởng học bổng chính sách với mức 120.000đ/tháng. Ngoài ra, còn được trao học bổng khuyến khích học tập với mức 36.000đ/tháng đối với sinh viên học ĐH, CĐ và 33.000đ/tháng đối với THCN, dạy nghề có kết quả học tập loại khá; 96.000 đ/tháng đối với sinh viên ĐH – CĐ, 88.000 đ/tháng đối với THCN, dạy nghề có kết quả học tập đạt loại giỏi; Đối với kết quả học tập thuộc loại xuất sắc thì là 144.000 đ/tháng đối với ĐH – CĐ, 132.000 đ/tháng đối với THCN, dạy nghề (Theo thông tư 53/TT-LT BGD&ĐT-BTC-TB&XH 57
  58. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Học bổng: :152/2007/QĐ-TTg ban hành:14-09-2007 c) Học viên là thương binh, người tàn tật, người khuyết tật đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật. 2. Mức học bổng chính sách cấp cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này là 360.000 đồng/người/tháng được áp dụng thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, thay cho mức học bổng chính sách quy định tại các Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 1997 và Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. 58
  59. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/07/1998 Điều 16 – chương 3. Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức thực hiện bằng các hình thức hoà nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật. Học sinh tàn tật có năng khiếu được tiếp nhận vào học tại các trường năng khiếu tương ứng. 59
  60. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Điều lệ trường mầm non năm 2000 Chương V - Trẻ em Điều 36. Độ tuổi và điều kiện vào trường Trẻ em được nhận vào trường với các điều kiện sau. - Trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trẻ em ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật, trẻ bị thiệt thòi được nhận vào trường ở tuổi cao hơn tuổi quy định - Không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh bẩm sinh nguy hiểm. 60
  61. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Điều lệ trường tiểu học năm 2000 Điều 38 – chương 5. Tuổi học sinh tiểu học Tuổi học sinh tiểu học là từ 6 đến 14 tuổi. Tuổi vào học lớp 1 là 6 tuổi. trẻ em bị khuyết tật .có thể vào học lớp 1 ở tuổi cao hơn tuổi quy định 61
  62. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 Về giáo dục trẻ khuyết tật Tổ chức dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật được tiến hành theo nguyên tắc bình đẳng như mọi trẻ em khác và tổ chức theo các hình thức hoà nhập và chuyên biệt. 62
  63. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 Với đối tượng trẻ khuyết tật loại nhẹ cần tổ chức dạy học hoà nhập trong các lớp đại trà. Mỗi lớp không quá 02 học sinh khuyết tật Tuỳ theo khả năng và năng lực của từng trẻ khuyết tật, nhà trường xem xét cho học sinh được giảm hoặc miễn một số nội dung học tập Nhà trường chủ động đổi mới phương pháp dạy học, điều chỉnh nội dung chương trình, kế hoạch dạy học để phù hợp với năng lực và nhu cầu riêng của học sinh. 63
  64. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Với các lớp học chuyên biệt, chỉ sắp xếp từ 5 đến 6 học sinh ( loại hs cần có sự hỗ trợ đặc biệt) hoặc từ 8 đến 10 hs Có hồ sơ riêng cho học sinh để theo dõi sự tiến bộ của từng em Việc thực hiện dạy học cho các đối tượng được thực hiện theo hướng dẫn. 64
  65. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Chiến lược phát triển giáo dục trẻ khuyết tật năm 2006 – 2015. Dự kiến có 57% trẻ em khuyết tật vào năm 2010 và 83% năm 2015 trong độ tuổi được đi học. 65
  66. 4.2. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM Chiến lược phát triển giáo dục trẻ khuyết tật năm 2006 – 2015. Chương trình hành động của chiến lược đặt ra gồm: 1. Xây dựng hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ khuyết tật . 1.1 ban hành chính sách phát triển hệ thống trường học đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện dạy học đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật. 66
  67. CHÍNH SÁCH VỀ KT 2011 Triển khai Dự án giáo dục hoà nhập ở 63 trường THCS 2010: Luật NKT 2009: 390 ngàn trẻ em KT được đến trường 2006: Ký công ước Quyền NKT, Giáo dục Hoà nhập 2004: 107 ngàn trẻ em KT được đến trường 1998: Pháp lệnh NTT 1995: Thay đổi quản lý giáo dục Hoà nhập từ Bộ LĐTBXH Legal documents documents Legalpolicies and sang Bộ Giáo dục và ĐT 1991: Luật bảo vệ chăm sóc trẻ em 1986: Doi Moi (Renew) Policy
  68. Tên gọi của các văn bản pháp luật <1998 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 <5/2011 I 15 3 1 2 1 1 3 2 3 8 10 8 5 0 0 II 0 0 0 0 0 0 2 0 2 2 4 5 6 9 3 ∑ 15 3 1 2 1 1 5 2 5 10 14 13 11 9 3 Legal documents documents Legalpolicies and Note: (I) số lượng tên văn bản về TÀN TẬT (II) số lượng tên văn bản về KT