Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 1: Tổng quan về người khuyết tật - Trần Văn Kham

pptx 36 trang phuongnguyen 5470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 1: Tổng quan về người khuyết tật - Trần Văn Kham", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_khuyet_tat_bai_1_tong_qu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 1: Tổng quan về người khuyết tật - Trần Văn Kham

  1. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT tran van kham trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội email: khamtv@ussh.edu.vn website:
  2. BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT 1.1. Người khuyết tật trên thế giới: Khoảng 10%, 15%, hay ? Sự khác biệt về tỷ lệ người KT giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển? Kinh tế phát triển, điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển có làm giảm tỷ lệ NKT xuống không?
  3. 1.1. NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN THẾ GIỚI Đâu là chỉ báo để đo lường?  ICF  ICF-2 600 triệu người khuyết tật Số người khuyết tật nặng: 335 triệu người Ở các nước đang phát triển: 101 triệu Ở các nước phát triển: 234 triệu
  4. 1.1. NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN THẾ GIỚI MỘT VÀI CHỈ BÁO TỪ BÁO CÁO NĂM 2011 Trên 1 tỷ người có dấu hiệu KT, chiếm 15% dân số thế giới; Có khoảng 110-190 triệu người có khó khăn về thực hiện chức năng Tỷ lệ NKT ngày càng có xu hướng gia tăng Ở các quốc gia chậm phát triển lại có tỷ lệ KT cao hơn ở các quốc gia phát triển KT phổ biến hơn ở nữ giới, người già, và người nghèo
  5. 1.1. NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN THẾ GIỚI MỘT VÀI CHỈ BÁO TỪ BÁO CÁO NĂM 2011 NKT ít có cơ hội hưởng các dịch vụ chăm sóc SK Một nửa NKT không đủ chi trả dịch vụ y tế; NKT bị đối xử tồi tệ hơn trong việc hưởng các dịch vụ y tế; Trẻ KT ít có cơ hội đi học hơn trẻ KKT  10% ở Ấn Độ  60% ở Indonesia  33% ở Việt Nam
  6. 1.1. NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN THẾ GIỚI MỘT VÀI CHỈ BÁO TỪ BÁO CÁO NĂM 2011 NKT vẫn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm Tỷ lệ NKT có việc làm thấp  53% nam KT  20% nữ KT Ở các quốc gia chậm phát triển, tình hình còn tồi tệ hơn
  7. 1.1. NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN THẾ GIỚI MỘT VÀI CHỈ BÁO TỪ BÁO CÁO NĂM 2011 NKT là nhóm người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt ở các khía cạnh nghèo đói, Hoạt động phục hồi chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu và định hướng trợ giúp NKT NKT còn gặp nhiều rào cản, các hạn chế khi tham gia vào các công việc của cộng đồng
  8. 1.2. NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở KHU VỰC CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG
  9. 1.3. NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM Chưa có dữ liệu chính xác về tỷ lệ người KT Ước đoán: 6.3% tổng dân số Chưa có khái niệm và cách thức đo lường chính xác về vấn đề NKT ở Việt Nam hiện nay Tổng số người khuyết tật từ 0 -18 tuổi ước tính là 662.000 chiếm 2,4% tổng số trẻ em . Theo số liệu của viện chiến lược và phát triển chương trình giáo dục 2005 thì trong tổng số 28 triệu trẻ em hiện nay , số người khuyết tật ước tính là 950.000 em, chiếm khoảng 3,47%.
  10. 1.4. NHẬN DIỆN VỀ NKH Ở VIỆT NAM Kết quả cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 2006 (VHLSS, 2006) cho thấy, tỷ lệ KT của dân số từ 5 tuổi trở lên chiếm đến 15,3% trong tổng dân số, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 chỉ ra, tỷ lệ người khuyết tật ở độ tuổi từ 5 tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số tương đương với 6,7 triệu người, trong đó có khoảng 5,8% là nữ giới và khoảng 75% tập trung ở khu vực nông thôn. Vấn đề khuyết tật và người khuyết tật là phổ biến ở Việt Nam và là vấn đề cần quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia.
  11. 1.4. NHẬN DIỆN VỀ NKT Ở VIỆT NAM Trong những năm tới, số lượng người khuyết tật có xu hướng gia tăng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đồng thời những nguyên nhân dẫn tới tàn tật cũng sẽ có sự biến động và khác hơn so với giai đoạn trước đây. Các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật do bẩm sinh, bệnh tật chiến tranh giảm đi thì các nguyên nhân do tai nạn có xu hướng tăng do quá trình phát triển của công nghiệp hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam.
  12. 1.4. NHẬN DIỆN VỀ NKT Ở VIỆT NAM Về mặt xã hội, kết quả của một số cuộc điều tra cho thấy, gần 8% hộ gia đình ở Việt Nam có người khuyết tật, bình quân một hộ gia đình người khuyết tật có 1,12 người khuyết tật; Khoảng 75% hộ gia đình có người khuyết tật sinh sống ở khu vực nông thôn và 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm); Gần 24% những hộ gia đình có người khuyết tật phải sống trong điều kiện nhà ở tạm, 65% sống trong những ngôi nhà bán kiên cố.
  13. 1.4. NHẬN DIỆN VỀ NKT Ở VIỆT NAM Hầu hết các hộ gia đình có người khuyết tật (82,2%) chỉ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu căn bản về ăn, ở và mặc cho người khuyết tật, còn lại các nhu cầu khác của người khuyết tật thì khả năng đáp ứng của hộ gia đình rất hạn chế; Trên 80% hộ gia đình có người khuyết tật đang gặp phải khó khăn trong việc khám chữa bệnh,chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật, hơn một nửa hộ gia đình (51,2%) gặp khó khăn trong việc chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật trong sinh hoạt hàng ngày và gần 55% hộ gia đình gặp khó khăn về việc làm và vốn sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho người khuyết tật.
  14. 1.4. NHẬN DIỆN VỀ NKT Ở VIỆT NAM Đa số người khuyết tật có trình độ văn hoá thấp và chưa qua đào tạo nghề. Trong tổng số người khuyết tật, có khoảng 21% người khuyết tật còn khả năng lao động và 62% trong số này đang tham gia hoạt động kinh tế tạo thu nhập; lĩnh vực hoạt động kinh tế chủ yếu của người khuyết tật là sản xuất nông nghiệp - một trong những lĩnh vực có năng suất lao động và tạo ra giá trị thặng dư thấp nhất trong các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân.
  15. 1.4. NHẬN DIỆN VỀ NKT Ở VIỆT NAM Với những hạn chế do khuyết tật và những hạn chế về trình độ năng lực nên đa phần người khuyết tật có ít nguồn thu nhập, nguồn thu nhập không ổn định, thu nhập thấp, không đủ trang trải nên cuộc sống của gia đình người khuyết tật và bản thân người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn. Khoảng 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn phải sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; Số người khuyết tật có thể tự lập được cuộc sống chỉ chiếm khoảng 11% trong tổng số người khuyết tật cả nước.
  16. 1.4. NHẬN DIỆN VỀ NKT Ở VIỆT NAM Bên cạnh những hạn chế do khuyết tật gây ra và những hạn chế về trình độ năng lực, người khuyết tật không những phải đối mặt với nỗi lo cơm áo hàng ngày mà còn phải đối mặt với những rào cảnđịnh kiến xã hội, hạ tầng cơ sở xã hội chưa phù hợp với người khuyết tật, ) khó có thể vượt qua khi họ muốn tham gia bình đẳng trong cuộc sống cộng đồng nếu như không có sự hỗ trợ từ Nhà nước và cộng đồng.
  17. TỶ LỆ VÀ SỐ NKT THEO DẠNG TẬT VÀ MỨC ĐỘ KHÓ KHĂN
  18. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NAM VÀ NỮ
  19. KT Ở TRẺ EM VÀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH Trẻ em KT chiếm 3.6% số NKT ở VN 54.6% NKT có độ tuổi từ 60 trở lên  KT là hiện tượng phổ biến ở người cao tuổi  Có tới 43.3% người cao tuổi có các vấn đề KT  Chỉ có 1.4% số trẻ 5-16 tuổi có các vấn đề KT  Có 4.6% số người 16-59 tuổi có các vấn đề KT Trong tất cả các nhóm tuổi nam giới có xu hướng có các vấn đề kt cao hơn nữ giới
  20. PHÂN BỐ TUỔI CỦA NKT THEO DẠNG TẬT
  21. THÁP DÂN SỐ CỦA NKT VÀ NGƯỜI KHÔNG KT VÀ KT NẶNG
  22. SỰ KHÁC BIỆT THEO VÙNG Gần 1.5 triệu người KT sống ở KVTT Hơn 4.6 triệu người KT sống ở KVNT
  23. PHÂN BỔ THEO VÙNG MIỀN Có sự khác biệt về phân bổ giữa các vùng miền: Bắc TB và DHMT vẫn là nơi có tỷ lệ NKT cao nhất
  24. SẮP XẾP CUỘC SỐNG VÀ TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN thân độc sống lệ Tỷ Sống độc thân hoặc sống trong gia đình có quy mô nhỏ là khả phổ biến
  25. TỈNH TRẠNG HÔN NHÂN THEO TÌNH TRẠNG KT VÀ TUỔI
  26. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tỷ lệ NKT trên 16 tuổi biết đọc/viết: 76.3%  Có sự khác biệt lớn với NKKT: 95.2%  Sự khác biệt càng lớn ở các dạng KT nặng  Thanh thiếu niên KT chịu nhiều thiệt thòi hơn trong giáo dục
  27. Trung bình một người KT trong độ tuổi trưởng thành có khoảng 5 năm đi học, ít hơn con số 7 năm của người KKT trưởng thành Người đa khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn hơn trong tiếp cận giáo dục và học nghề
  28. THAM GIA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Tình trạng tham gia LLLĐ theo tình trạng khuyết tật
  29. THAM GIA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Tỷ lệ thất nghiệp theo tình trạng KT và khu vực
  30. Tỷ lệ tham gia LLLĐ theo tình trạng KT và giới tính
  31. ĐIỀU KIỆN SỐNG
  32. MỨC SỐNG HGĐ THEO TT KT
  33. MỘT VÀI LƯU Ý Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ NKT: Luật người KT là một ví dụ Việc áp dụng cách phân loại ICF vào đo lường, đánh giá hiện trạng NKT trong tổng Điều tra Dân số 2009 là bằng chứng khác biểu hiện về sự cam kết của chính phủ trong công tác đánh giá, thống kê về NKT Số liệu điều tra này cho thấy có 7.8% dân số có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn-nghe-vận động-tập trung trí nhớ
  34. MỘT VÀI LƯU Ý Số liệu 2009 cũng ghi nhận có tới 1.7% dân số từ 5 tuổi trở lên có KT nặng hay không thể thực hiện được một trong bốn chức năng  Trong thực tế, tỷ lệ này còn cao hơn vì khuyết tật còn ở biểu hiện ở nhiều dạng khác nữa NKT là một biểu hiện phổ biến ở người cao tuổi; chiếm hơn 50% số người KT  Người cao tuổi, đặc biệt là nữ cao tuổi, cần có sự quan tâm đặc biệt về trợ giúp xã hội
  35. MỘT VÀI LƯU Ý Có sự khác biệt về tỷ lệ NKT theo vùng miền Tỷ lệ NKT sống độc thân cao, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hôn nhân cần có nhiều sự trợ giúp của xã hội NKT luôn gặp khó khăn trong giáo dục, việc làm, hưởng thụ các dịch vụ xã hội NKT luôn gặp các rào cản xã hội, phụ nữ KT, trẻ em KT, người cao tuổi KT còn bị nhiều hạn chế hơn