Bài giảng Công nghệ môi trường - Chương 2: Công nghệ môi trường không khí

pdf 74 trang phuongnguyen 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ môi trường - Chương 2: Công nghệ môi trường không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_nghe_moi_truong_chuong_2_cong_nghe_moi_truong.pdf

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ môi trường - Chương 2: Công nghệ môi trường không khí

  1. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ NỘI DUNG CHÍNH: 2.1. Ô nhiễm môi trường không khí và tác động 2.2. Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí 2.3. Ô nhiễm không khí trong nhà 2.4. Ô nhiễm tiếng ồn 2.5. Ô nhiễm nhiệt
  2. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ TÁC ĐỘNG NỘI DUNG CHÍNH: 2.1.1. Khái quát về khí quyển 2.1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 2.1.3. Các chất gây ô nhiễm không khí 2.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí 2.1.5. Các vấn đề không khí mang tính toàn cầu
  3. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHÍ QUYỂN
  4. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHÍ QUYỂN — TẦNG ĐỐI LƯU (Troposphere): - Chiếm 75% khối lượng không khí trong khí quyển - Nơi diễn ra các hiện tượng thời tiết, khí tượng, không khí xáo trộn mạnh mẽ. - Cao độ: từ mặt biển tới độ cao 8km (ở vùng cực) và 17km (vùng xích đạo) - Thành phần không khí khô: N2 (78%), O2 (21%), Ar (< 1%), CO2 (0,036%) và một số khí các có hàm lượng vết - Hàm lượng hơi nước: 0,01 – 5% - Áp suất và nhiệt độ giảm dần theo độ cao
  5. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.1. KHÁI QUÁT VỀ KHÍ QUYỂN — TẦNG BÌNH LƯU: (Stratosphere) - Trải dài từ độ cao 17km – 48km - Không khí ít xáo trộn, loãng hơn nhiều so với tầng đối lưu - Thành phần: tương tự như đối lưu, nhưng hàm lượng O3 cao hơn ở tầng đối lưu gấp 1000 lần - Hàm lượng hơi nước: bằng 1/1000 ở tầng đối lưu -Hấp thu 95% lượng tia UV gây hại: O3 + UV → O2 + O O2 + O → O3 - Áp suất giảm dần, nhiệt độ tăng dần theo độ cao
  6. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.2. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — NGUỒN TỰ NHIÊN: Khí thoát ra từ các hoạt động của núi lửa, cháy rừng tự nhiên, động đất, bụi tạo thành do bão cát, mùi từ các quá trình phân hủy tự nhiên của chất hữu cơ, v.v — NGUỒN NHÂN TẠO: Là các nguồn gây ô nhiễm do con người tạo nên như: khói thải từ câc nhà máy, xí nghiệp, khói xe, khói bếp, bụi từ các công trình xây dựng, tiếng ồn giao thông, v.v.
  7. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.2. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — PHÂN LOẠI NGUỒN Ô NHIỄM NHÂN TẠO: Theo nguồn gốc phát sinh: - Nguồn gây ô nhiễm do công nghiệp: ống khói nhà máy, quá trình bay hơi dung môi, hơi axít trong sản xuất H2SO4 v.v. - Nguồn gây ô nhiễm do giao thông: ống xả của xe cộ, máy bay, tàu hoả, bụi và tiếng ồn giao thông, v.v. - Nguồn gây ô nhiễm do nông nghiệp: quá trình phu thuốc trừ sâu, quá trình phân huỷ chất thải nông nghiệp - Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt: các quá trình dùng dầu, than, củi để đun nấu, thắp sáng, v.v.
  8. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.2. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — PHÂN LOẠI NGUỒN Ô NHIỄM NHÂN TẠO: Theo tính chất phát thải: - Nguồn cố định: ống khói nhà máy, trại chăn nuôi, bếp than, công trình xây dựng, v.v. - Nguồn di động: ống xả xe máy, quá trình phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, v.v.
  9. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TỰ NHIÊN
  10. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NHÂN TẠO
  11. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM DO CÔNG NGHIỆP
  12. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM DO GIAO THÔNG
  13. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM DO NÔNG NGHIỆP
  14. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.3. CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — SOx (SO2, SO3): - SO2 phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch chứa lưu huỳnh (than đá, dầu mỏ) - Ra ngoài không khí: SO2 + 1/2O2 = SO3 dưới tác dụng của ánh sáng - Tác hại: gây mưa acid, các bệnh đường hô hấp
  15. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.3. CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — NOx (NO, NO2): - Phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ). Trong khí thải nhiệt độ cao, phần lớn NOx tồn tại ở dạng NO - Ra ngoài không khí: NO + 1/2O2 = NO2 - Tác hại: gây mưa acid: NOx + H2O → 2HNO3
  16. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.3. CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — CO: - Phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn, thường là ở các ống xả của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) - Tác hại: thay thế oxy trong Hemoglobin, dẫn đến hiện tượng não thiếu oxy, có thể dẫn đến tử vong
  17. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.3. CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — Bụi: - Phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau - Tác hại: + Đối với con người: bệnh hô hấp, bệnh ngoài da + Đối với xây dựng: tổn hại các công trình xây dựng + Đối với giao thông: cản trở tầm nhìn + Đối với nông nghiệp: giảm năng suất quang hợp dẫn tới giảm năng suất cây trồng
  18. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.3. CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — Các hydrocarbon - Phát sinh từ ống xả của các động cơ đốt trong, nhà máy lọc dầu, nhà máy sản xuất sơn, v.v. - Tác hại: Một số hợp chất hữu cơ vòng thơm có khả năng gây ung thư
  19. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.3. CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — HCl và Cl2 - Phát sinh từ nguồn núi lửa, nhà máy hóa chất, lò đốt rác, trạm xử lý nước thải, v.v. - Tác hại: Gây mưa acid
  20. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.3. CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — HF và SiF - Phát sinh từ nhà máy tinh chế quặng nhôm, xưởng sản xuất gốm sứ, nhà máy phân lân, các nhà máy sản xuất freon và nhựa fluoride - Tác hại: Gây hại cho thực vật
  21. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.3. CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — Các chất khí gây mùi - Bao gồm: NH3 , H2S , methylmercaptan, diamin, v.v. - Nguồn phát sinh: trang trại chăn nuôi, trạm xử lý bùn thải, các nhà máy thực phẩm, thuộc da, giấy và hóa chất - Tác hại: Gây khó chịu cho con người, một số chất có thể gây ngộ độc nếu ở nồng độ cao.
  22. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.3. CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — CFCs (freon) - Nguồn phát sinh: hệ thống làm lạnh, bình xịt mỹ phẩm, chất tạo bọt dùng trong công nghiệp - Tác hại: Gây phá hủy tầng ozone — Amiăng - Nguồn phát sinh: vật liệu xây dựng, vật liệu cách nhiệt, bộ phận phanh hãm trong xe cộ. - Tác hại: Gây ung thư phổi
  23. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI:
  24. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ — TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG: - Giảm năng suất nông nghiệp, công nghiệp - Suy giảm chất lượng sản phẩm - Giảm tuổi thọ công trình -Cản trở giao thông
  25. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. VD: HƠI AXÍT TRONG KHÍ QUYỂN PHÁ HUỶ CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
  26. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.1.5. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ MANG TÍNH TOÀN CẦU 1. Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính 2. Sự phá hủy tầng ozone 3. Mưa acid
  27. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH BẢN CHẤT CỦA HƯNK: - Các khí gây hiệu ứng nhà kính: CO2 , CH4, H2O, O3, N2O, CFCs. Các khí này tồn tại trong tầng đối lưu của khí quyển. - Tính chất: + Cho ánh sáng nhìn thấy (visible) đi qua + Hấp thụ tia hồng ngoại (IR – infra-red – tia nhiệt) - Ban ngày, bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất là ánh sáng nhìn thấy. Ánh sáng này đi qua lớp khí nhà kính trong khí quyển và tới mặt đất. Trái đất hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ tăng.
  28. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH BẢN CHẤT CỦA HƯNK: - Ban đêm, nhiệt độ lớp không khí bao quanh trái đất giảm nhanh → nhiệt độ trái đất cao hơn nhiệt độ không khí → trái đất bức xạ nhiệt (phát ra các tia hồng ngoại). Các tia hồng ngoại này một phần phát tán ra ngoài khí quyển, một phần gặp các phân tử khí nhà kính bị giữ lại. Nhờ đó, một phần nhiệt lượng hấp thu từ mặt trời được giữ lại trái đất. - Nhờ HƯNK mà nhiệt độ trung bình của trái đất được duy trì ở mức +15OC. Nếu không có HƯNK thì nhiệt độ trung bình của trái đất ở vào khoảng – 18OC, không thích hợp cho con người và các sinh vật phát triển.
  29. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
  30. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH — SỰ GIA TĂNG HƯNK: Con người phát thải ngày càng nhiều các khí nhà kính vào trong môi trường, đặc biệt là CO2 → nồng độ các khí nhà kính trong tầng đối lưu tăng → lượng tia nhiệt phát ra từ trái đất bị lớp khí nhà kính hấp thụ tăng → tăng lượng nhiệt bị giữ lại trái đất → tăng nhiệt độ của trái đất.
  31. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH — HẬU QUẢ CỦA SỰ GIA TĂNG HƯNK HƯNK gia tăng làm trái đất nóng lên, dẫn đến các hậu quả sau: + Băng tan ở 2 cực tan → gây lụt lội → nhiều người dân sẽ mất nhà ở, diện tích cach tác thu hẹp + Tốc độ bốc thoát hơi nước tăng → Gia tăng hạn hán, lũ lụt, thiên tai. + Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng → Các vi sinh vật gây bệnh phát triển → gia tăng bệnh tật cho con người. + Tuyệt chủng một số loài nhạy cảm với sự biến đổi nhiệt độ v.v.
  32. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. SỰ PHÁ HUỶ TẦNG OZONE — TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA TẦNG OZONE - Ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất có chứa các tia tử ngoại (UV – ultra violet) gây hại cho con người. - Thành phần chủ yếu của tầng bình lưu là O3, có tác dụng bảo vệ trái đất khỏi tác hại của tia cực tím nhờ các phản ứng sau: O3 + UV → O2 + O O2 + O → O3
  33. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA TẦNG OZONE
  34. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. CƠ CHẾ PHÁ HUỶ TẦNG OZONE — Các chất khí gây phá huỷ tầng ozone: CFCs (Chlorofluorocarbons: CCl4, CFCl3, CF2Cl2, CF3Cl ) — Cơ chế phá huỷ tầng Ozone: - Khí CFCs bền, nhẹ → khi được thải ra ngoài môi trường có thể lên tới tầng bình lưu: ● O3 + UV → O2 + O ● CFCl3 + UV → CFCl2 + Cl ● ● Cl + O3 → ClO + O2 ● ● ● ClO + O → Cl + O2 — Nhờ phản ứng dây chuyền mà 1 nguyên tử Clo tự do có thể phân huỷ hàng ngàn phân tử O3 → tầng O3 bị phá huỷ
  35. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. CƠ CHẾ PHÁ HUỶ TẦNG OZONE
  36. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. LỖ THỦNG TẦNG OZONE
  37. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. HẬU QUẢ PHÁ HUỶ TẦNG OZONE -Tầng ozone bị phá huỷ → tia UV xâm nhập tới trái đất, gây ra các hậu quả sau: + Gây bệnh cho con người (bệnh mắt, bệnh ung thư da) + Gây phá huỷ mùa màng + Tiêu diệt các vi sinh vật có ích + Gây giảm tuổi thọ của các vật liệu v.v.
  38. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MƯA ACID
  39. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MƯA ACID - Các chất gây mưa axit: SOx, NOx, HCl, muối axit của amoni - Các khí axit được phát thải ra môi trường không khí → hoá hợp với hơi nước tạo thành các axit → gây mưa axit HCl + H2O → axit HCl SO2 + H2O → H2SO3 SO3 + H2O → H2SO4 NOx + H2O → HNO3
  40. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. HẬU QUẢ CỦA MƯA ACID - Phá huỷ mùa màng, rừng cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái - Ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người - Làm chua hoá nguồn nước, chua hoá đất - Ảnh hưởng tới chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp - Phá huỷ các công trình xây dựng v.v.
  41. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. HẬU QUẢ CỦA MƯA ACID
  42. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.2. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Giảm Thải bỏ Xử lý lượng khí thải khí thải chất thải an toàn (Phòng (Xử lý cuối (Tính toán phát ngừa ô đường ống tán khí thải) nhiễm - = xử lý bụi SXSH) + xử lý khí ô nhiễm)
  43. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.2.1. XỬ LÝ BỤI NỘI DUNG CHÍNH: - Lắng bụi - Tách bụi nhờ lực quán tính - Tách bụi nhờ lực ly tâm - Lọc bụi - Rửa bụi - Tách bụi tĩnh điện
  44. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. LẮNG BỤI — NGUYÊN LÝ : Dòng khí chứa bụi được dẫn vào một thiết bị lắng theo phương chuyển động ngang. Dưới tác dụng của trọng lực, bụi được lắng xuống đáy thiết bị. Khí sạch ra ngoài theo cửa ra.
  45. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. TÁCH BỤI NHỜ LỰC QUÁN TÍNH — NGUYÊN LÝ: Trong thiết bị lắng có bố trí các tấm chắn trên đường chuyển động của dòng khí. Dưới tác dụng của lực quán tính, các hạt bụi nặng khi va đập vào tấm chắn bị giữ lại và rơi xuống đáy thiết bị. Khí sạch nhẹ nên chuyển động vòng qua tấm chắn và ra ngoài
  46. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. TÁCH BỤI NHỜ LỰC LY TÂM — NGUYÊN LÝ: Dòng khí chuyển động xoáy trôn ốc trong thiết bị cyclone. Dưới tác dụng của lực ly tâm, hạt bụi văng ra khỏi quỹ đạo, đập vào thành thiết bị và rơi xuống đáy thu bụi. Khí sạch ra ngoài theo cửa ra ở phía trên.
  47. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. LỌC BỤI — NGUYÊN LÝ: Dòng khí đi qua các ống lọc dạng tay áo trong thiết bị. Thành các ống lọc này được cấu tạo từ vật liệu lọc. Các hạt bụi có kích thước lớn hơn kích thước khe hở của vật liệu lọc bị giữ lại ở thành ống lọc. Khí sạch ra ngoài. Định kỳ bụi được rũ xuống hộp thu bụi nằm dưới đáy thiết bị.
  48. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. RỬA BỤI — NGUYÊN LÝ: Dòng khí chứa bụi đi vào thiết bị theo phương từ dưới lên. Nước (hoặc dung dịch kiềm) được tưới từ trên xuống. Bụi bị cuốn theo nước và thoát ra hệ thống xử lý nước thải. Khí sạch ra ngoài theo ống thoát ở phía trên.
  49. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. TÁCH BỤI NHỜ LỰC TĨNH ĐIỆN — NGUYÊN LÝ: Thiết bị gồm 2 điện cực: điện cực dây tích điện âm có nhiệm vụ tích điện cho hạt bụi; điện cực lắng tích điện dương. Hạt bụi sau khi được tích điện âm sẽ bị hút vào điện cực lắng dưới tác dụng của lực tĩnh điện.
  50. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. THIẾT BỊ TÁCH BỤI TĨNH ĐIỆN
  51. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.2.2. XỬ LÝ CÁC KHÍ Ô NHIỄM NỘI DUNG CHÍNH: -Xử lý SOx -Xử lý NOx -Xử lý các khí độc -Xử lý các khí gây mùi hôi
  52. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. XỬ LÝ SOx NGUYÊN LÝ: Cho dòng khí chứa SO2 hấp thụ trong một dung dịch kiềm: 1. SO2 + 2NaOH = Na2SO3 + H2O Na2SO3 + ½ O2 = Na2SO4 2. SO2 + CaO = CaSO3 CaSO3 + ½ O2 = CaSO4 3. SO2 + NH3 + 2H2O = (NH4)2SO3
  53. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. XỬ LÝ NOx - Trong dòng khí thải trước khi phát tán ra môi trường, NOx tồn tại chủ yếu ở dạng NO. - Nguyên lý: Dùng NH3 để khử NO thành N2 với sự có mặt của chất xúc tác: 4NO + 4NH3 + O2 = 4N2 + 6H2O - Hiệu suất xử lý đạt 80 – 90%
  54. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. XỬ LÝ CÁC KHÍ ĐỘC PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ: - Nguyên lý: cho dòng khí thải tiếp xúc với một dung dịch chứa chất hấp thụ thích hợp. Khí độc sẽ bị giữ lại trong dung dịch nhờ các phản ứng hóa học với hóa chất trong dung dịch. VD: HF + NAOH = NaF + H2O - Phương pháp này dùng để xử lý khí độc mang tính acid như HF, HCl
  55. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. XỬ LÝ CÁC KHÍ ĐỘC PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ: - Nguyên lý: cho dòng khí thải tiếp xúc với chất hấp phụ (than hoạt tính, silicagen, v.v), khí độc sẽ được giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ. - Phương pháp này dùng để xử lý các khí độc hữu cơ
  56. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. XỬ LÝ CHẤT KHÍ GÂY MÙI HÔI PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ: -Hấp phụ khí gây mùi hôi bằng than hoạt tính - Sử dụng ở quy mô nhỏ, thường dùng để khử mùi trong nhà. PHƯƠNG PHÁP ĐỐT: -Đốt cháy hoàn toàn khí gây mùi hôi -Sử dụng khi lưu lượng khí gây mùi hôi lớn XỬ LÝ BẰNG OZONE: - Dùng O3 oxy hóa các khí gây mùi hôi - Sử dụng trong quy mô nhỏ: nhà vệ sinh, các cơ sở giết mổ gia súc quy mô nhỏ
  57. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. XỬ LÝ CHẤT KHÍ GÂY MÙI HÔI XỬ LÝ SINH HỌC: Oxy hóa chất khí gây mùi dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí: + Phun dung dịch chứa các chế phẩm vi sinh vào môi trường có mùi hôi. Thường dùng cho các bãi rác, trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ. + Hấp thụ khí gây mùi hôi vào nước. Sau đó xử lý nước chứa khí gây mùi hôi bằng phương pháp oxy hoá sinh học. Dùng trong trường hợp dòng khí gây mùi hôi có lưu lượng lớn. + Hấp phụ khí gây mùi hôi lên bề mặt chất rắn (thường dùng phân compost). Sau đó xử lý chất rắn này bằng phương pháp oxy hoá sinh học. Dùng trong các nhà máy chế biến rác.
  58. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.3. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
  59. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.3. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ NGUỒN GÂY Ô NHIỄM: - Vòi tắm nước nóng: cloroform → ung thư - Bình xịt côn trùng: thuốc trừ sâu → ung thư - Gạch lát sàn: amiăng → ung thư phổi - Sơn dầu: methylen chloride → ảnh hưởng hệ thần kinh - Khói thuốc lá → ung thư phổi, bệnh tim - Bếp than, bếp gas: CO → đau đầu, chóng mặt - Bếp than, bếp gas: NOx → đau đầu, kích thích hệ hô hấp - Nệm, gối, thảm: nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh - Vật nuôi: lông, vi khuẩn gây bệnh
  60. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ 1. Loại trừ nguồn gây ô nhiễm 2. Thường xuyên vệ sinh 3. Thông gió và chiếu sáng tốt
  61. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.4. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN NỘI DUNG CHÍNH: 2.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn 2.4.2. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn 2.4.3. Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn
  62. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.4.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM TIẾNG ỒN - Tiếng ồn từ thi công xây dựng - Tiếng ồn do giao thông - Tiếng ồn công nghiệp - Tiếng ồn trong nhà
  63. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. TIẾNG ỒN TỪ THI CÔNG XÂY DỰNG NGUỒN GÂY ỒN: • Quá trình đập bỏ công trình cũ • Động cơ máy xây dựng • Va chạm của vật liệu xây dựng • Động cơ xe chuyên chở vật liệu xây dựng •Tiếng công nhân
  64. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. TIẾNG ỒN DO GIAO THÔNG NGUỒN GÂY ỒN: • Còi xe • Còi cảnh sát • Động cơ • Đóng mở cửa • Phanh hãm • Tiếng người tham gia giao thông
  65. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. TIẾNG ỒN CÔNG NGHIỆP NGUỒN GÂY ỒN: • Va đập của các bộ phận thiết bị • Rung động của thiết bị và sàn xưởng • Dòng khí, lỏng chuyển động • Xe chuyên chở nguyên vật liệu • Tiếng công nhân
  66. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. TIẾNG ỒN TRONG NHÀ NGUỒN GÂY ỒN: • Tiếng ồn va chạm: va chạm giữa các vật dụng trong nhà • Tiếng ồn không khí: tiếng người nói, âm nhạc, tiếng vật nuôi, v.v.
  67. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.4.2. TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM TIẾNG ỒN - Ảnh hưởng thính giác – bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân làm việc thường xuyên ở môi trường gây ồn - Ảnh hưởng hệ thần kinh: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt - Ảnh hưởng hệ tiêu hoá: ngăn cản khả năng tiết dịch vị và co bóp của dạ dày → lâu ngày gây loét dạ dày. - Giảm năng suất lao động - Giảm khả năng tập trung -Dễ gây tai nạn lao động
  68. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.4.3. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN - QUY HOẠCH MẶT BẰNG Quy hoạch đô thị: - Quy hoạch đường giao thông hợp lý, tránh ách tắc giao thông - Không xây dựng đường cao tốc đi qua khu dân cư - Trồng cây xanh 2 bên đường, ở dải phân cách và vòng xoay giao thông để hút ồn. - Bố trí khu dân cư cách xa các nút giao thông lớn. Xung quanh khu dân cư có hành lang cây xanh hút ồn.
  69. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.4.3. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN QUY HOẠCH MẶT BẰNG Quy hoạch khu công nghiệp: - Khu công nghiệp đặt ở cuối hướng gió chính so với khu dân cư - Xung quanh khu nghiệp có hành lang cây xanh - Các cụm công nghiệp gây ồn nhiều (cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, v.v.) nên đặt ở cuối hướng gió chính trong KCN - Giữa các cụm công nghiệp và xung quanh các nhà máy, xí nghiệp, 2 bên đường giao thông có trồng cây xanh.
  70. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.4.3. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN GIẢM TIẾNG ỒN TẠI NGUỒN PHÁT SINH - Hiện đại hoá thiết bị và hoàn thiện công nghệ - Thiết kế, chế tạo các bộ phận giảm âm cho máy móc - Kiểm soát chấn động, gia cố bệ đỡ máy móc - Thực hiện đúng quy trình vận hành và bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên - Bố trí thời gian làm việc hợp lý cho các công đoạn gây ồn (tránh vào buổi tối, lúc có nhiều công nhân làm việc, v.v.)
  71. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.4.3. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN GIẢM TIẾNG ỒN TRÊN ĐƯỜNG LAN TRUYỀN • Sử dụng các vật liệu và kết cấu cách âm: tường, sàn cách âm → thường dùng trong các nhà hát, vũ trường, quán karaoke • Sử dụng các vật liệu và kết cấu hút âm: vật liệu xốp hút âm, tấm dao động hút âm, hộp tiêu âm, v.v. → thường dùng để hút âm các khu vực gây ồn lớn (VD: các xưởng chế tạo máy móc)
  72. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.5. Ô NHIỄM NHIỆT NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NHIỆT: - Nhiệt sinh ra từ quá trình đốt cháy các loại nhiên liệu: dầu, than đá, củi, trấu, khí đốt (gas), v.v. - Nhiệt sinh ra từ các quá trình công nghệ sản xuất như: lò nấu bột giấy, thiết bị sấy, thiết bị truyền nhiệt, thiết bị phản ứng, hệ thống đèn chiếu sáng, v.v. - Nhiệt thải của hệ thống máy điều hoà không khí trong các khu vực văn phòng - Nhiệt từ bức xạ mặt trời. - Ô nhiễm nhiệt thường xảy ra ở các khu đô thị, khu công nghiệp.
  73. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.5. Ô NHIỄM NHIỆT TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM NHIỆT: - Giảm sức đề kháng - Tăng khả năng nhiễm bệnh - Giảm năng suất lao động
  74. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2.5. Ô NHIỄM NHIỆT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NHIỆT: - Cách ly nguồn nhiệt (vật liệu bảo ôn), làm mát máy móc, thông gió tốt - Sử dụng cây xanh, hệ thống hồ nhân tạo để điều hoà vi khí hậu