Bài giảng Chuyên đề: Các dạng rối loạn tâm thần

pdf 14 trang phuongnguyen 3840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Chuyên đề: Các dạng rối loạn tâm thần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_chuyen_de_cac_dang_roi_loan_tam_than.pdf

Nội dung text: Bài giảng Chuyên đề: Các dạng rối loạn tâm thần

  1. BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: CÁC DẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN 1
  2. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Các dạng rối loạn tâm thần”, người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Các biểu hiện triệu chứng, Các nét đặc trưng chẩn đoán, Chẩn đoán phân biệt, Hướng dẫn quản lý bệnh nhân, Thuốc điều trị, Khám chuyên khoa, của các dạng rối loạn tâm thần: các rối loạn ám ảnh sợ; rối loạn sự thích ứng; rối loạn hoảng sợ; Rối loạn dạng cơ thể; Rối loạn phân ly. 2
  3. NỘI DUNG I. CÁC RỐI LOẠN ÁM ẢNH SỢ 1. Các biểu hiện triệu chứng - Bệnh nhân có thể né tránh hoặc hoạt động rất hạn chế do sợ. - Họ có thể có nhiều khó khăn trong việc đi đến phòng khám của bác sĩ, đi mua sắm, đi thăm viếng người khác. - Bệnh nhân đôi khi có các triệu chứng cơ thể (đánh trống ngực, thở nhanh, "hen phế quản"). Phỏng vấn sẽ làm lộ rõ các nỗi sợ hãi đặc hiệu. 2. Các nét đặc trưng để chẩn đoán Nỗi sợ hãi mạnh mẽ nhưng vô lý về các vị trí hay sự kiện đặc biệt. Bệnh nhân thường né tránh tất cả các tình huống này. Các tình huống gây sợ hãi thường gặp là: - Sợ ở nhà một mình. - Sợ các vị trí mở. - Sợ nói trước công chúng. - Sợ đám đông hoặc nơi công cộng. - Sợ đi du lịch trong xe buýt, ô tô con, tàu điện hoặc trên máy bay. - Sợ các sự kiện xã hội. - Bệnh nhân có thể không dám rời khỏi nhà một mình do sợ hãi. 3. Chẩn đoán phân biệt - Nếu các cơn lo sợ chiếm ưu thế, xem Rối loạn hoảng sợ. - Nếu khí sắc giảm, buồn rầu nổi bật, xem Trầm cảm. - Nhiều hướng dẫn quản lý có thể có hiệu quả đối với các ám ảnh sợ đặc hiệu (ví dụ: sợ nước, sợ chỗ cao). 3
  4. 4. Các hướng dẫn quản lý Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: - Ám ảnh có thể điều trị được. - Việc tránh né các tình huống gây sợ sẽ càng làm cho sợ hãi tăng lên. - Tiến hành một hệ thống các bước đi đặc biệt có thể giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hãi. 5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình - Khuyến khích bệnh nhân thực hành phương pháp thở có kiểm soát để giảm các triệu chứng cơ thể của sợ. - Yêu cầu bệnh nhân làm một bảng liệt kê tất cả các tình huống đã làm cho họ sợ hãi và tránh né mặc dù người khác không như vậy. - Thảo luận cách đấu tranh với các nỗi sợ hãi đã được cường điệu này (ví dụ: bệnh nhân tự nhủ rằng "Tôi đang có cảm giác hơi sợ một chút vì có một đám đông lớn. Cảm giác này sẽ qua đi trong vài phút"). - Đặt kế hoạch với các bước tiến hành để giúp bệnh nhân có thể đương đầu và làm quen với các tình huống gây sợ: + Định ra bước đi đầu tiên đến với tình huống gây sợ (ví dụ: đi bộ một đoạn ngắn ra khỏi nhà với một thành viên trong gia đình). + Bước đi ban đầu này cần được thực hành một giờ mỗi ngày đến khi bệnh nhân không còn sợ hãi nữa. + Nếu tình huống gây sợ vẫn còn gây lo âu, bệnh nhân cần tiến hành thở một cách chậm rãi và thư giãn, tự nhủ rằng sợ hãi sẽ qua di trong khoảng 30 phút. Bệnh nhân không nên rời khỏi tình huống gây sợ cho đến khi sự sợ hãi lắng dịu đi. + Tiến thêm một bước khó khăn hơn một chút và lặp lại điều đó (ví dụ: ra khỏi nhà với thời gian lâu hơn). 4
  5. + Không uống rượu hay thuốc chống lo âu trong thời gian ít nhất 4 giờ trước khi thực hiện các bước này. - Bệnh nhân nên tránh uống rượu hoặc các thuốc bình thản để đối phó với các tình huống gây sợ. 6. Thuốc điều trị - Sử dụng các phương pháp tư vấn như trên, nhiều bệnh nhân sẽ không cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu có trầm cảm có thể dùng thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Imipramin 5 - 150 mg trong 10 ngày). - Với các bệnh nhân và các triệu chứng ít và không xảy ra thường xuyên , đôi khi có thể giải quyết được bằng các thuốc chống lo âu (ví dụ: Benzodiazepine). - Để điều trị rối loạn lo sợ thực hiện (ví dụ: sợ nói trước công chúng) thuốc chẹn β có thể làm làm giảm các triệu chứng cơ thể. 7. Khám chuyên khoa Xem xét khám chuyên khoa nếu lo sợ đã gây rối loạn khả năng hoạt động thông thường cả bệnh nhân (ví dụ: bệnhn hân không thể đi lại ra khỏi nhà) tồn tại dai dẳng. Việc điều trị bằng liệu pháp hành vi nếu có, có thể có hiệu quả cho các bệnh nhân mà các trị liệu trên không có tiến bộ. II. RỐI LOẠN SỰ THÍCH ỨNG 1. Các biểu hiện triệu chứng - Bệnh nhân cảm thấy không thể đương đầu với mọi việc. - Có thể có những triệu chứng cơ thể liên quan đến stress như mất ngủ, đau đầu, đau bụng, hoặc đau ngực, hồi hộp. 2. Các đặc trưng để chẩn đoán - Phản ứng cấp tính đối với những sự kiện gây chấn thương hoặc gây stress mới xảy ra. 5
  6. - Đau khổ nặng nề do một sự kiện mới xảy ra, hoặc bệnh nhân luôn bận tâm đến sự kiện đó. - Các triệu chứng khởi đầu có thể có dạng cơ thể. - Các triệu chứng bao gồm: cảm xúc trầm hoặc buồn, lo âu, lo lắng, cảm thấy không thể đương đầu với mọi việc. Phản ứng cấp tính có thể kéo dài vài ngày tới vài tuần. 3. Chẩn đoán phân biệt - Nếu có các triệu chứng rối loạn phân ly (ví dụ: sự xuất hiện đột ngột các triệu chứng dạng cơ thể bất thường hoặc kịch tính). Các triệu chứng cấp tính có thể tồn tại hoặc phát triển theo thời gian. Nếu những triệu chứng chính tồn tại hơn 1 tháng, cần phải xem xét đến những chẩn đoán khác: - Nếu các triệu chứng trầm cảm kéo dài, xem Trầm cảm. - Nếu các triệu chứng lo âu kéo dài, xem Lo âu lan tỏa. - Nếu các triệu chứng dạng cơ thể kéo dài, xem các Rối loạn dạng cơ thể. - Nếu các triệu chứng do mất một người thân, xem Rối loạn dạng tang tóc. 4. Hướng dẫn quản lý bệnh nhân Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: - Những sự kiện gây stress thường có những ảnh hưởng về thể chất và tinh thần. - Các triệu chứng liên quan đến stress thường chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. 6
  7. 5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình - Khuyến khích bệnh nhân thực hiện được ý nghĩ riêng biệt của sự kiện gây stress. Tổng kết và củng cố những bước có lợi mà bệnh nhân đã thực hiện để giải quyết stress: - Xác định các bước bệnh nhân cần thực hiện để thay đổi những tình huống gây stress. - Một thời gian nghỉ ngơi ngắn và sự giảm bớt căng thẳng có thể giúp bệnh nhân. - Khuyến khích bệnh nhân trở lại các hoạt động thường ngày của mình trong vòng vài tuần. 6. Thuốc điều trị Hầu hết các phản ứng stress cấp tính sẽ được giải quyết không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng lo âu nặng xuất hiện, cần sử dụng thuốc giải lo âu (ví dụ: nhóm Benzodiazepine như Lorazepam 0,5 - 1 mg x 3 lần/ngày). Nếu bệnh nhân mất ngủ nặng, có thể dùng thuốc ngủ. 7. Khám chuyên khoa Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tháng, cần xem xét để đưa ra một chẩn đoán chính xác hơn (xem phần Chẩn đoán phân biệt). Làm theo sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa để chẩn đoán. III. RỐI LOẠN HOẢNG SỢ 1. Các biểu hiện triệu chứng Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều triệu chứng về cơ thể (ví dụ: đau ngực, chóng mặt, thở nhanh). Các biểu hiện hơn nữa để có một bệnh cảnh điển hình được mô tả bên dưới. 7
  8. 2. Các nét đặc trưng để chẩn đoán - Các cơn lo sợ không giải thích được bắt đầu đột ngột, phát triển nhanh chóng và có thể kéo dài chỉ trong vòng một vài phút. - Các cơn thường xuất hiện với các triệu chứng cơ thể như tim đập nhanh, đau ngực, các cảm giác nghẹt thở, co thắt ở dạ dày, chóng mặt, cảm giác không thực hoặc lo sợ có thảm họa cho cá nhân mình (mất khả năng tự chủ hay bị điên loạn, các cơn nhồi máu cơ tim, chết đột ngột). Một cơn thường dẫn đến nỗi sợ hãi bị một cơn khác và dẫn đến tránh né những nơi mà cơn đã xuất hiện. Bệnh nhân có thể tránh tập thể dục hay các hoạt động khác có thể gây các cảm giác cơ thể tương tự như thấy trong cơn hoảng sợ. 3. Chẩn đoán phân biệt - Nhiều bệnh nội khoa có thể gây ra các triệu chứng tương tự các cơn hoảng sợ (loạn nhịp tim, thiếu máu não, bệnh mạch vành, nhiễm độc giáp trạng). Cần tiến hành tìm hiểu bệnh sử và khám xét cơ thể đầy đủ để loại trừ các bệnh lý này. - Nếu cơn chỉ xuất hiện trong những tình huống gây sợ đặc biệt, xem Rối loạn ám ảnh sợ. - Nếu khí sắc trầm buồn, xem Trầm cảm. 4. Các hướng dẫn quản lý bệnh nhân Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: - Rối loạn hoảng sợ là phổ biến và có thể điều trị được. - Lo âu thường gây ra các nhận cảm sợ hãi về cơ thể: đau ngực, chóng mặt, thở nhanh. Đó không phải là các dấu hiệu của một bệnh lý cơ thể: chúng sẽ đi qua khi lo âu đã được chế ngự. 8
  9. - Lo âu còn gây ra những ý nghĩ: sợ chết, cảm nhận thấy sắp bị điên loạn hoặc mất tự chủ. Các ý nghĩ này cũng qua đi khi lo âu đã được kiểm soát. - Các biểu hiện lo âu về cơ thể và tâm thần có tác động củng cố lẫn nhau. Việc bệnh nhân chú ý vào các triệu chứng cơ thể sẽ càng làm tăng cường lo sợ. - Một bệnh nhân cách ly hay tránh né các hoàn cảnh mà cơn hoảng sợ đã xuất hiện sẽ chỉ càng làm tăng thêm nỗi lo âu sợ hãi của mình. 5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình - Khuyên bệnh nhân thực hiện các bước sau đây khi một cơn hoảng sợ xuất hiện: + Ngồi tại chỗ cho đến khi cơn hoảng sợ qua đi. + Tập trung vào việc chế ngự lo âu song không cần quan tâm đến các triệu chứng về mặt cơ thể. + Tiến hành thở chậm, thư giãn, thở quá sâu hay quá nhanh (tăng thông khí) có thể gây ra một số triệu chứng cơ thể của cơn hoảng sợ. Việc kiểm soát nhịp thở sẽ làm giảm các triệu chứng về cơ thể này. + Tự nhủ rằng đó là một cơn hoảng sợ; các cảm giác và ý nghĩ sợ hãi sẽ qua đi nhanh chóng. - Xác định những nỗi lo đã bị khuếch đại và xuất hiện trong cơn hoảng sợ (ví dụ: bệnh nhân sợ rằng mình đang bị nhồi máu cơ tim). - Thảo luận cách đương đầu với các nỗi lo trong cơn hoảng sợ đó (ví dụ: bệnh nhân phải tự nhủ rằng "Tôi không bị nhồi máu cơ tim. Đó là một cơn hoảng sợ và cơn sẽ qua đi trong vài phút"). 9
  10. 6. Thuốc điều trị - Nhiều bệnh nhân tốt lên sau khi được tư vấn như trên và không cần phải dùng thuốc. - Nếu cơn hoảng sợ xảy ra thường xuyên và nặng; hoặc nếu bệnh nhân có trầm cảm rõ rệt, có thể điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Imipramin 25mg uống buổi tối tăng dần đến liều 100 - 150 mg uống tối trong 2 tuần). Với các bệnh nhân cơn xảy ra không thường xuyên và các triệu chứng nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc chống lo âu trong một giai đoạn ngắn (ví dụ: Lorazepame 0,5 - 1,0 mg cho 3 lần/ngày). 7. Khám chuyên khoa - Xem xét khám chuyên khoa nếu cơn hoảng sợ nặng, tiếp diễn sau các đợt trị liệu nêu trên. - Chuyển sang trị liệu nhận thức, hành vi, nếu có, có thể có hiệu quả với các bệnh nhân không có tiến bộ với các trị liệu trên. - Hoảng sợ thường gây ra các triệu chứng về mặt cơ thể. Tránh việc khám xét không cần thiết. IV. RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ 1. Các biểu hiện triệu chứng Có thể xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Các triệu chứng có thể thay đổi nhiều tùy theo nền văn hóa. Có thể có một hoặc nhiều triệu chứng và các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian. 2. Các đặc trưng để chẩn đoán - Nhiều triệu chứng cơ thể khác nhau không thể giải thích được (cần hỏi bệnh sử chi tiết và thăm khám tỉ mỉ để xác định điều này). - Đi khám thường xuyên mặc dù các xét nghiệm đều âm tính. 10
  11. - Một số bệnh nhân lúc đầu có thể quan tâm làm việc giảm nhẹ các triệu chứng cơ thể. Số khác lại lo bị mắc một bệnh cơ thể và không tin rằng mình không hề bị bệnh (rối loạn nghi bệnh). - Có thể hay gặp các triệu chứng trầm cảm và lo âu. 3. Chẩn đoán phân biệt - Tìm kiếm ma túy để giảm nhẹ cơn đau cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn do sử dụng ma túy, xem Rối loạn do sử dụng ma túy. - Nếu cảm xúc trầm buồn nổi trội, xem Trầm cảm. - Nếu có những niềm tin bất thường về các triệu chứng (ví dụ: tin rằng các cơ quan đang bị mục nát), xem Rối loạn thần cấp. - Nếu triệu chứng lo âu nổi trội, xem Rối loạn hoảng sợ và Rối loạn lo âu lan tỏa. 4. Chỉ dẫn quản lý Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: - Stress thường gây ra các triệu chứng cơ thể. - Tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng, không tập trung vào việc phát hiện nguyên nhân của chúng. 5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình - Cần nhận thức rằng các triệu chứng của bệnh nhân là có thật. Họ không nói dối hoặc bịa ra. - Hỏi bệnh nhân cái gì gây ra triệu chứng đó? Nỗi lo sợ của họ là gì? - An ủi bệnh nhân một cách hợp lý (ví dụ: đau bụng không có nghĩa là bị ung thư). Khuyên bệnh nhân không nên quá chú ý vào những lo lắng bệnh tật. - Thảo luận về những stress tình cảm liên quan đến sự xuất hiện của triệu chứng. 11
  12. - Các phương pháp thư giãn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến sự căng thẳng (đau đầu, đau cổ, hoặc đau lưng). - Khuyến khích bệnh nhân tập luyện và tham gia các hoạt động mà họ thích, không cần chờ đến khi các triệu chứng mất hết mới trở lại hoạt động ngày thường. - Đối với những bệnh nhân bị triệu chứng dai dẳng hơn cần khám bệnh đều đặn. 6. Thuốc điều trị - Tránh xét nghiệm chẩn đoán không cần thiết hoặc kê một loại thuốc mới mỗi khi có một triệu chứng mới xuất hiện. - Thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Amitriptyline 50 - 100 mg/ngày) có thể có ích trong nhiều trường hợp (ví dụ: đau đầu, khó chịu ở vùng bụng, đau ngực không điển hình). 7. Khám chuyên khoa - Tránh chuyển bệnh nhân đến các thầy thuốc chuyên khoa. Bệnh nhân được quản lý tốt nhất ở trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Bệnh nhân có thể khó chịu khi được chuyển sang thầy thuốc tâm thần và có thể tìm sự tư vấn về y tế ở nơi khác. V. RỐI LOẠN PHÂN LY 1. Các biểu hiện triệu chứng Bệnh nhân biểu hiện những tư thế hoặc những triệu chứng cơ thể có màu sắc kịch tính như co giật, quên, mất cảm giác, rối loạn thị lực, liệt, rối loạn định hướng, vong ngôn. 2. Các đặc trưng để chẩn đoán Các triệu chứng cơ thể có đặc điểm: - Biểu hiện khác thường trong cách biểu lộ. 12
  13. - Không phù hợp với bất cứ một bệnh nhân nào. - Khởi phát thường đột ngột và liên quan tới các stress tâm lý hoặc những hoàn cảnh khó khăn của từng cá nhân. Trong những trường hợp cấp tính, các triệu chứng có thể: - Rất kịch tính và khác thường trong biểu lộ. - Thay đổi thường xuyên. - Liên quan đến sự quan tâm của người khác. Trong những trường hợp mạn tính, bệnh nhân có vẻ bình thản khi kể về các triệu chứng trầm trọng. 3. Chẩn đoán phân biệt - Khám cẩn thận để phát hiện những bệnh thực tổn có thể gây ra các triệu chứng đó. - Cần có một bệnh sử chi tiết và khám thực thể (bao gồm cả khám thần kinh) cẩn thận. Những triệu chứng sớm của các bệnh thần kinh (ví dụ: xơ cứng rải rác) có thể giống các triệu chứng của rối loạn chuyển di. - Nếu có các triệu chứng cơ thể khác không thể giải thích được, xem phần Rối loạn dạng cơ thể. - Nếu xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, xem phần Trầm cảm. 4. Hướng dẫn quản lý Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: - Các triệu chứng cơ thể hoặc thần kinh thường không có nguyên nhân thực thể rõ ràng. Các triệu chứng có thể do stress gây ra. - Các triệu chứng thường khỏi nhanh (từ vài tiếng đến vài tuần) và không để lại di chứng. 13
  14. 5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình - Khuyến khích bệnh nhân tìm hiểu về những stress hoặc những khó khăn gần đây (mặc dù có thể không cần bệnh nhân tìm được sự liên hệ giữa stress và các triệu chứng hiện tại). - Giúp bệnh nhân củng cố các tiến triển tốt. Cố gắng không làm củng cố các triệu chứng. - Khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi một thời gian ngắn và cố làm giảm nhẹ stress, sau đó trở lại các hoạt động thường ngày. - Khuyên bệnh nhân không nên nghỉ ngơi quá lâu hoặc rút lui khỏi các hoạt động thường ngày. 6. Thuốc điều trị - Tránh sử dụng thuốc giải lo âu hoặc thuốc an dịu. - Trong các trường hợp bệnh kéo dài và có triệu chứng trầm cảm kèm theo, các thuốc chống trầm cảm có thể có ích (ví dụ: Amitriptyline 25 - 50 mg mỗi tối tăng dần đến 100 - 150 mg mỗi tối sau 10 ngày). 7. Khám chuyên khoa Cần xem xét việc tham khảo ý kiến chuyên khoa: - Nếu các triệu chứng tồn tại hơn 6 tháng. - Để phòng ngừa hoặc điều trị những biến chứng cơ thể của các triệu rối loạn phân ly (ví dụ: co cứng cơ). ===HẾT=== 14