Bài giảng Chế độ kế toán

ppt 42 trang phuongnguyen 1671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chế độ kế toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_che_do_ke_toan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chế độ kế toán

  1. Chế độ kế toán
  2. 1. Những vấn đề chung về kế toán 1.1. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kế toán Khái niệm: (Theo Luật kế toán) Kế toán là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
  3. Đặc điểm của kế toán • Là những hoạt động như ghi chép phân loại tổng hợp và cung cấp thông tin được thực hiện một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống • Kế toán sử dụng cả 3 loại thước đo: thước đo hiện vật, thước đo giá trị và thước đo lao động nhưng thước đo giá trị là thước đo chủ yếu và quan trọng nhất • Kế toán sử dụng hệ thống các phương pháp khoa học đặc thù như: phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đối.
  4. Vị trí vai trò của kế toán Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ trung thực, kịp thời , công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân
  5. Chức năng của kế toán ◼ Chức năng cung cấp thông tin/ Phản ánh ◼ Chức năng kiểm tra ? Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
  6. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ◼ Các nhà quản lý: là những người ttực tiếp tham gia quản lý đơn vị, đưa ra các quyết định kinh tế, như: Hội đồng quản trị, Chủ doanh nghiệp, Ban giám đốc ◼ Những người có lợi ích liên quan: - Lợi ích trực tiếp: gồm có các nhà đầu tư, chủ nợ của đơn vị - Lợi ích gián tiếp: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan tài chính, công nhân viên, các nhà phân tích tài chính
  7. Nhiệm vụ của kế toán ◼ Ghi chép: Các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh kế toán tiến hành ghi chép lại theo trình tự về thời gian ◼ Phân loại các nghiệp vụ kinh tế ◼ Tổng hợp số liệu các nghiệp vụ kinh tế ◼ Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán thông qua các báo cáo tài chính Yêu cầu kế toán: Đầy đủ, Kịp thời, Rõ ràng, Trung thực, Liên tục và Có hệ thống
  8. 1.2.Đối tượng của kế toán ◼ Đối tượng chung của kế toán chính là tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ◼ Đối tượng cụ thể của kế toán: - Tài sản - Nguồn hình thành tài sản
  9. Tài sản của đơn vị: - Tài sản đó thuộc quyền sở hữu của đơn vị - Tài sản đó có giá trị thực sự với đơn vị - Tài sản đó phải xác định được giá trị Tài sản của đơn vị bao gồm: - Tài sản dài hạn - Tài sản ngắn hạn
  10. Tài sản ngắn hạn Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị, có thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi trong vòng 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh bình thường Tài sản ngắn hạn gồm: * Tài sản ngắn hạn trong sản xuất * Tài sản ngắn hạn trong lưu thông * Tài sản ngắn hạn tài chính * Tài sản ngắn hạn khác
  11. Tài sản dài hạn Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị có giá trị lớn và thời gian lưu chuyển và thu hồi vốn trên 1 năm Tài sản dài hạn gồm: * Tài sản cố định * TS đầu tư tài chính dài hạn * TS dài hạn khác
  12. Nguồn hình thành tài sản của đơn vị: Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu
  13. Nợ phải trả: Là nguồn vốn do đơn vị huy động được trên cơ sở các chính sách các hợp đồng vay mượn hay các thỏa thuận mua bán giữa đơn vị với các cá nhân hay các đơn vị khác cho phép đơn vị sử dụng nguồn vốn đó trong thời gian nhất định và phải hoàn trả lại cho người cho vay Nợ phải trả gồm: * Nợ ngắn hạn (Vay ngắn hạn, Phải trả người bán, Phải trả công nhân viên, Phải nộp Nhà nước, Các khoản tiền đặt trước của người mua, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản phải trả khác ) * Nợ dài hạn (Nợ dài hạn, Vay dài hạn)
  14. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ sự góp vốn ban đầu và có thể tiếp tục bổ sung bằng sự góp vốn tiếp theo hoặc từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Nguồn vốn chủ sở hữu gồm: - Vốn đầu tư của chủ sở hữu - Nguồn vốn từ kết quả hoạt động của đơn vị ( Các quỹ chuyên dùng và Lợi nhuận chưa phân phối) - Nguồn vốn chủ sở hữu khác
  15. PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN CƠ BẢN Tổng Tài sản = Tổng nguồn hình thành tài sản TS ngắn hạn + TS dài hạn = Nợ phải trả + NVCSH
  16. Chu trình kế toán bao gồm những công việc kế tiếp nhau cần được thực hiện trong công tác kế toán Chu trình kế toán: 1. Lập hay thu nhận chứng từ kế toán 2.Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 3.Khóa sổ kế toán khi kết thúc kỳ kế toán 4.Lập các báo cáo kế toán
  17. 2. Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp
  18. Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 gồm các phần hành: * Hệ thống chứng từ kế toán * Hệ thống tài khoản kế toán * Hệ thống Sổ kế toán và hình thức kế toán * Hệ thống báo cáo tài chính
  19. 2.1. Đối tượng áp dụng kế toán hành chính sự nghiệp * Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu chi NSNN, Văn phòng quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ, Tòa án ND và viện kiểm sát ND các cấp, Bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND * Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN:Đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu chi, các tổ chức phi chính phủ, Hội Liên hiệp Hội, Tổng hội tự cân đối thu chi, tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội nghề nghiệp
  20. 2.2.Nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp ◼ Thu nhận, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành từ các nguồn khác và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, các khoản thu tại đơn vị theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán ◼ Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính; tình hình quản lý sử dụng các loại vật tư, tài sản ở đơn vị; tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách Nhà nước, kỷ luật thanh toán và các chế độ khác; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán ◼  Tổng hợp số liệu, lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các loại báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính.
  21. 2.3. Tổ chức công tác kế toán HCSN 2.3.1. Nội dung công tác kế toán hành chính sự nghiệp 2.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng kế toán 2.3.3. Tổ chức hệ thống Tài khoản kế toán 2.3.4.Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán 2.3.5.Chế độ báo cáo tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp
  22. Đối tượng kế toán cụ thể của kế toán HCSN: 1. Tiền và các khoản tương đương tiền; (TSLĐ) 2. Vật tư và tài sản cố định; (TSLĐ& TSCĐ) 3. Nguồn kinh phí, quỹ; (Nguồn vốn) 4. Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; (Nợ phải trả) 5. Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; 6. Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước; 7. Các tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán
  23. ◼ Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển và đầu tư tài chính ngắn hạn ◼ Kế toán nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn ◼ Kế toán thanh toán ◼ Kế toán nguồn kinh phí, nguồn vốn, quỹ ◼ Kế toán các khoản thu ◼ Kế toán các khoản chi ◼ Lập các loại báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
  24. 2.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng kế toán Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo địa điểm và thời gian phát sinh nghiệp vụ đó vào các bản chứng từ kế toán và sử dụng các bản chứng từ đó phục vụ cho công tác kế toán và quản lý. ◼ Chứng từ kế toán ◼ Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán.
  25. Khái niệm: Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã thật sự hoàn thành Ý NGHĨA CỦA CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN LÀ ĐIỂM BẮT ĐẦU CỦA MỘT QUÁ TRÌNH KẾ TOÁN, NÓ LÀ CƠ SỞ CHO TOÀN BỘ CÁC CÔNG VIỆC KẾ TOÁN SAU NÀY CŨNG NHƯ CHO MỌI SỐ LIỆU, TÀI LIỆU KẾ TOÁN;
  26. Phân loại chứng từ kế toán ◼ Căn cứ địa điểm lập chứng từ: Chứng từ bên trong và Chứng từ bên ngoài ◼ Căn cứ Nội dung kinh tế của ctừ: Chứng từ về tiền, Chứng về tài sản cố định, Chứng từ về lao động, tiền lương ◼ Căn cứ độ giá trị của nghiệp vụ ktế do Chứng từ phản ánh: Chứng từ gốc và Chứng từ tổng hợp ◼ Căn cứ theo theo quy định của Nhà nưước: Chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và Chứng từ kế toán hưướng dẫn
  27. Các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán? Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán ◼ Lập hoặc tiếp nhận chứng từ ◼ Kiểm tra, phân loại chứng từ ◼ Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán ◼ Bảo quản và lưưu trữ chứng từ Thời gian từng loại chứng từ
  28. Chứng từ kế toán với đơn vị hành chính sự nghiệp ◼ Chỉ tiêu vật tư: gồm 6 mẫu chứng từ ◼ Chỉ tiêu vật tư: gồm 6 mẫu chứng từ ◼ Chỉ tiêu tiền tệ: gồm 10 mẫu chứng từ ◼ Chỉ tiêu TSCĐ: gồm 7 mẫu chứng từ và các Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác
  29. Tổ chức hệ thống Tài khoản kế toán Tài khoản kế toán và Cách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào TKKT Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán được dùng để phân loại hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian
  30. Tài khoản : Tháng năm Chøng tõ DiÔn gi¶i TK ®èi Sè tiÒn øng Sè Ngµy Nî Cã Sè d ®Çu kú Sè ph¸t sinh trong kú Céng sè ph¸t sinh Sè d cuèi kú
  31. Hệ thống tài khoản kế toán trong đơn vị HCSN ◼ Loại 1: Tiền và vật tư gồm 7 TK ◼ Loại 2: Tài sản cố định gồm 5 TK ◼ Loại 3: Thanh toán gồm 12 TK ◼ Loại 4: Nguồn kinh phí gồm 10 TK ◼ Loại 5: Các khoản thu gồm 3 TK ◼ Loại 6: Các khoản chi gồm 5 TK ◼ Loại 0: Các tài khoản ngoài bảng
  32. Phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào TKKT * Ghi đơn * Ghi kép Định khoản kế toán là việc xác định ghi nợ vào Tài khoản kế toán này và ghi có vào Tài khoản kế toán khác cùng với một số tiền như nhau Định khoản kế toán cũng có hai loại: ◼ Định khoản kế toán giản đơn ◼ Định khoản kế toán phức tạp
  33. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán hệ thống sổ kế toán Sổ kế toán: là những tờ sổ được xây dựng theo mẫu nhất định, có liên hệ chặt chẽ với nhau được sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở các chứng từ kế toán đã được kiểm tra theo đúng các phương pháp kế toán nhằm cung cấp thông tin có hệ thống phục vụ cho công tác lãnh đạo và quản lý của đơn vị
  34. Nội dung sổ kế toán gồm: + Ngày, tháng ghi sổ; + Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; + Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; + Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; + Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ Phân loại theo nội dung ghi chép, sổ kế toán bao gồm: Sổ kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết
  35. Các quy định về sổ kế toán + Mở sổ kế toán + Ghi sổ kế toán + Chữa sổ kế toán: Phương pháp cải chính Phương pháp ghi bổ sung Phương pháp ghi số âm + Khóa sổ kế toán
  36. Hình thức kế toán là hình thức tổ chức sổ kế toán bao gồm số lượng sổ kế toán, kết cấu sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ về trình tự và phương pháp ghi chép, hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp kế toán trên cơ sở các chứng từ kế toán đã được kiểm tra để tổng hợp số liệu lập ra báo cáo tài chính 4 Hình thức kế toán: Hình thức kế toán Nhật ký Sổ Cái Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chung Hình thức kế toán áp dụng trên máy tính
  37. HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính
  38. Chế độ báo cáo tài chính đơn vị Hành chính sự nghiệp Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu và kết quả hoạt động hành chính sự nghiệp, nhằm phản ánh tình hình kinh phí được cấp và quyết toán kinh phí, các khoản thu sự nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào hệ thống mẫu biểu đã được quy định
  39. Các loại BCTC trong đơn vị HCSN theo QĐ 19 ◼ Bảng Cân đối Tài Khoản ◼ Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng ◼ Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động ◼ Báo cáo chi tiết kinh phí dự án ◼ Bảng đối chiếu dự toán kinh phí NS tại KBNN ◼ Bảng đối chiếu tình hình tám ứng và thanh toán TƯ kinh phí ngân sách tại KBNN ◼ Báo cáo thu chi hoạt động sự gnhiệp và hoạt động sản xúât kinh doanh ◼ Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ ◼ Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang ◼ Thuyết minh báo cáo tài chính
  40. Công khai tài chính Nội dung công khai báo cáo tài chính: ◼ Với đơn vị kế toán là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN công khái quyết toán thu, chi NSNN năm và các khoản thu, chi khác. ◼ Với đơn vị kế toán có sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân công khai mục đích huy động và sử dụng các khoản đóng góp, đối tượng đóng góp, mức huy động, kết quả sử dụng và quyết toán thu chi từng khoản đóng góp. Thời gian công khai báo cáo tài chính : ◼ Đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí Nhà nước phải công khai báo cáo tài chính trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày báo cáo quyết toán năm được đơn vị kế toán cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền Nhà nước phê duyệt
  41. 3. KIỂM TRA KẾ TOÁN KIỂM TRA KẾ TOÁN LÀ VIỆC XEM XÉT ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KẾ TOÁN, SỰ TRUNG THỰC, CHÍNH XÁC CỦA THÔNG TIN SỐ LIỆU KẾ TOÁN
  42. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định KTKT  Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán, đồng thời có thẩm quyền kiểm tra kế toán.  Các cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra tài chính, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các đơn vị kế toán có quyền kiểm tra kế toán. Nội dung kiểm tra kế toán ◼ Kiểm tra việc thực hiện nội dung của công tác kế toán ◼ Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán ◼ Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán Hình thức kiểm tra kế toán Phương thức kiểm tra kế toán Quyền, trách nhiệm của đoàn KTKT và đơn vị được KTKT