Bài giảng Cảnh quan - Chương 6: Hợp phần và cấu trúc của cảnh quan

doc 27 trang phuongnguyen 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cảnh quan - Chương 6: Hợp phần và cấu trúc của cảnh quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_canh_quan_chuong_6_hop_phan_va_cau_truc_cua_canh_q.doc

Nội dung text: Bài giảng Cảnh quan - Chương 6: Hợp phần và cấu trúc của cảnh quan

  1. Chương 6: HỢP PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA CẢNH QUAN 6.1 Các hợp phần cảnh quan Các hợp phần tự nhiên là thành phần cấu tạo các cấp địa tổng thể có quan hệ chặt chẽ với nhau gồm: nền địa chất, địa mạo, thủy văn, khí hậu và giới sinh vật. 6.1.1 Nền địa chất Cảnh quan nào cũng có một nền địa chất biểu hiện trước hết bằng thành phần thạch học và điều kiện thế nằm của đá trên mặt. Thành phần thạch học của nền địa chất là một tập hợp các đá được hình thành trong một giai đoạn kiến tạo nhất định và có quan hệ với nhau về mặt phân bố lãnh thổ. Nền địa chất có khi đơn giản, chỉ bao gồm một vài loại đá (ở đồng bằng), có khi phức tạp, bao gồm nhiều loại đá khác nhau về nguồn gốc phát sinh (miền núi). Nền địa chất trong nghiên cứu cảnh quan bao gồm phân tích các giai đoạn kiến tạo và đặc điểm các thành phần đá nền. Phân tích các giai đoạn kiến tạo và đặc điểm đất đá Để hiểu rõ hơn về nhận thức này chúng ta có thể xem xét nền móng cảnh quan Việt nam. Ở Việt Nam nền móng cảnh quan được chia ra ba giai đoạn chính gồm: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo. 1- Giai đoạn Tiền Cambri gồm đại Thái cổ AR (-3500 đến –2500 triệu năm) và đại Nguyên sinh PR (-2500 đến – 570 triệu năm) 2
  2. Ở Việt Nam, vết tích còn lại của cấu trúc địa chất thuộc giai đoạn tiền Cambri là các địa khối đá biến chất - những hạt nhân của lãnh thổ Việt Nam gồm các khối và những mảng sót của mảng lục địa cổ tiền Cambri (địa khối vòm sông Chảy, địa khối Kon Tum). Cột địa tầng của các hệ tầng tiền Cambri rất dày (có nơi tới 10.000 m) chứng tỏ hoạt động sụt lún diễn ra mạnh, nham tướng chủ yếu là đá biến chất từ dưới lên như sau: Gơnai với tướng đá mafic có nguồn gốc macma Đá hoa, diệp thạch kết tinh có nguồn gốc trầm tích Đá biến chất yếu và xâm nhập granit 2- Giai đoạn Cổ kiến tạo Giai đoạn này diễn ra trong đại Cổ sinh PZ và Trung sinh MZ (- 570 đến-65 triệu năm) bao gồm 4 chu kỳ kiến tạo: Calêdoni, Hecxini, Indoxini (Hình 6.1) và Kimeri. Chu kỳ Caledoni Diễn ra chủ yếu ở phía bắc đứt gẫy sông Hồng, kéo dài từ Cambri (C1) sớm đến Devon sớm (D1) thì kết thúc: Mở rộng khối vòm sông Chảy thành khối nâng Việt Bắc. Hình thành cánh cung Duyên hải Trầm tích chủ yếu gồm đá phiến thạch anh xerixit, đá phiến vôi, ít đá vôi, có chứa apatit (C1-2). Phiến sét vôi, cát kết (C3-O), lục nguyên và si lic dạng nhịp (O – S), phiến sét, cát kết vôi (S-D), cuội kết, cát kết, bột kết (D1) và đá vôi (D2). Chu Kỳ Hecxini Chu kỳ Hecxini kết thúc chế độ vỏ đại dương ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (từ Cacbon sớm đến Pecmi). 3
  3. Hình 6.1 Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo Việt Nam 4
  4. Vận động Hecxini tạo nền móng cho các cảnh quan núi và cao nguyên ở Việt Nam. Dấu ấn đậm nét của chu kỳ Hecxini là đường viền núi kéo từ Nam Trung Bộ đến cực Nam Trung Bộ ôm lấy địa khối Kontum. Đây là ranh giới phân tách các cảnh quan cao nguyên phía Tây với các cảnh quan duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện tượng biển tiến mạnh vào đầu Đevon tạo nên các nham tướng đa dạng từ nham tướng biển sâu đến nham tướng biển nông và ven biển. Trong đó sự có mặt của đá vôi Đevon và Cacbon - Pecmi là cơ sở hình thành các cảnh quan karst ở Việt Nam sau này. Các tập trầm tích này lắng đọng với bề dày đến 3.000 m do quá trình sụt lún xảy ra tại các vùng phía Bắc đèo Ngang và đến 7.000 m ở vùng Trường Sơn. Chu kỳ Inđoxini Chu kỳ Inđoxini diễn ra từ Triat sớm đến Triat muộn trong thời gian khoảng 40 triệu năm. Đây là chu kỳ hoàn thành phần lãnh thổ nước ta. Chu kỳ Inđoxinia hoạt động mạnh ở phía Bắc vĩ độ 18 trong các võng sông Cả, Sầm Nưa và mạnh nhất ở vòng sông Đà. Tốc độ sụt lún ở trong vùng đạt 0,18 - 0,20 mm/năm tạo ra các hệ tầng trầm tích dày đến 6.000 m với nham tướng phong phú, chủ yếu là cát kết và đá sét. Từ Sơn La đến Ninh Bình - Thanh Hóa trong địa phận địa máng sông Đà hình thành các tập trầm tích đá vôi dày tuổi Triat, chủ yếu là đá vôi điệp Đồng Giao (T2eđg). Tại khiên Kontum và nền Hecxini các đứt gãy hình thành trong chu kỳ này và các hoạt động nâng - hạ nhẹ xảy ra dọc theo các đứt gãy. Ở rìa nền Hoa Nam, nơi quá trình tạo lục đã hoàn thành sau các chu kỳ Caledoni và Hecxini chỉ có một số khu vực sụt võng chứa trầm tích Triat như vùng sông Hiến, vùng An Châu. 5
  5. Chu kỳ Kimeri Là chu kỳ sau cùng trong nguyên đại Trung sinh được đặc trưng bởi các hoạt động macma. Ở phần phía Bắc lãnh thổ: các đá phun trào chủ yếu là riolit trong các máng trũng Cao Bằng - Thất Khê - Lộc Bình, ở thung lũng sông Thương, ở Bình Liêu, Tam Đảo. Xâm nhập chủ yếu là granit ở Phiabiooc, ở Phiaoac. Xâm nhập và phun trào mafic ở đứt gãy sâu sông Đà. Ở phần phía Nam lãnh thổ: phun trào riolit từ Quy Nhơn đến Vũng Tàu. Các đá andezit ở các núi cực Nam Trung Bộ: Biđup, Lang bian, Tà Đưng. Hiện tượng xâm nhập và phun trào của chu kỳ này diễn ra trên khắp lãnh thổ Việt Nam và chấm dứt giai đoạn cổ kiến tạo (giai đoạn tách dãn). Từ đây lãnh thổ Việt Nam căn bản đã hoàn thành, các vận động kiến tạo vào tân sinh chỉ có tác dụng cải tạo lại bề mặt cổ, các cảnh quan lục địa được hình thành và phát triển từ sau giai đoạn này. 3- Giai đoạn tân kiến tạo (từ –65triệm năm đến nay) Diễn ra trong đại Tân sinh, là giai đoạn rất quan trọng với Việt Nam và thế giới, vì các đặc điểm tự nhiên hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới được hình thành trong giai đoạn này. Ở Việt Nam giai đoạn Tân kiến tạo được bắt đầu từ quá trình bán bình nguyên hóa kéo dài trên 40 triệu năm trong suốt Paleogen từ sau chu kỳ Kimeri, tạo nên các bề mặt bán bình nguyên cổ Paleogen trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Từ Neogen vận động Hymalaya với các pha nâng đặc trưng xen kẽ các pha yên tĩnh, với mức độ và cường độ không đồng đều trên các vùng lãnh thổ của Việt Nam (Hình 6.2). Đây là nguyên nhân 6
  6. tạo nên sự phân hóa phức tạp trong hệ thống cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Trong giai giai đoạn này hoạt động tách dãn theo đứt gẫy sông Hồng, sông Cửu Long và biển Đông đã tạo nên các trầm tích lục nguyên chứa than, lục nguyên xen phun trào với bề dày lớn (3000- 4000m). Ở vùng nâng, sau mỗi pha nâng lên, hoạt động xâm thực bóc mòn dẫn đến sự chia cắt các bán bình nguyên thành tạo trước đó; đến pha yên tĩnh, sông ngòi mở rộng thung lũng, bồi tụ, san bằng dẫn đến sự hình thành các bề mặt san bằng mới. Trong giai đoạn này có 6 chu kỳ tạo nên các bề mặt địa hình ngày nay (theo Vũ Tự lập, 1995). Chu kỳ 1: bề mặt 2.1 00 - 2.200 m là các bán bình nguyên cổ Paleogen (P) Chu kỳ 2: bề mặt 1.000 - 1.600 m là các bán bình nguyên 2 Mioxen muộn (N1 ) Chu kỳ 3: bề mặt 600 - 900 m là các bán bình nguyên Plioxen 1 sớm (N2 ). Chu kỳ 4: bề mặt 200 - 600 m là các bán bình nguyên Plioxen 2 muộn (N2 ) Chu kỳ 5: bề mặt 25-200 m là các bậc thềm xâm thực và xâm thực –tích tụ Pleistoxen sớm –giữa (Q I-II). Chu kỳ 6: bề mặt 10-20m là các bặc thềm tuổi Pleistoxen muộn (QIII)có nguồn gốc khác nhau: sông, biển, hồ. Bậc địa hình trẻ nhất là các đồng bằng ven biển cao 2-4m được hình thành do biến tiến Flandrian (7000-4500 năm). 7
  7. Quá trình laterit hóa xảy ra mạnh mẽ trong khí hậu nóng ẩm có mùa khô dài tạo nên lớp đá ong laterit dày ở Đông Nam Bộ vào chu kỳ này. Đây là thời gian hình thành các quần đảo san hô Hoàng Sa, Trường Sa và hoạt động núi lửa tạo nên một số đảo ven bờ: đảo Lý Sơn, Hòn Hải Vào chu kỳ VI (Pleixtoxen thượng) cũng xảy ra phun trào bazan trẻ (QII-IV) ở Vĩnh Linh - Lao Bảo, Quảng Ngãi, sông Cầu, lưu vực sông La Ngà Quá trình tạo núi với sự phân bậc địa hình đã cải tạo bề mặt địa hình cổ, tạo nên tính chất đồi núi của nước ta, là nguyên nhân hình thành các vành đai cảnh quan theo độ cao. Mặt khác, cấu trúc địa hình địa phương với các hướng sơn văn, hướng phơi sườn đã có ảnh hưởng tới sự hoạt động của các khối khí, làm phân phối lại chế độ nhiệt ẩm, là nguyên nhân của sự phân hóa phi địa đới cũng như những phân hóa địa phương trong cảnh quan Việt Nam, làm đa dạng và phức tạp hệ thống các cảnh quan nhiệt đới gió mùa nước ta. Lưu ý rằng; phụ thuộc vào vị trí và đặc điểm kiến tạo, phụ thuộc vào lịch sử phát triển địa chất khu vực, sự phân bố không gian và đặc điểm thành phần các loại đá tạo thành các dạng cảnh quan đặc trưng. Ví dụ; đá bazan thành phần mafic (bazơ) tạo nên các cao nguyên bazan rộng lớn (Pleicu, Đắc Lắc, Lâm Đồng) với tầng đất feralit nâu đỏ dày, màu mỡ. Các khối xâm nhập granit thường tạo nên các khối, dẫy núi có địa hình cao như Fanxipan 3.143m (Lào Cai), Ngọc Linh 2.598m (Kon Tum-Quảng Nam), Chư-yang-sin 2.405m (Đắc Lắc). 8
  8. Hình 6.2 Sơ đồ hoạt động tân kiến tạo Việt Nam 9
  9. 6.1.2 Địa hình Là thành phần cực kỳ quan trọng của cấu trúc thẳng đứng cũng như cấu trúc ngang của cảnh quan. Đây là “thành phần rắn” của cảnh quan, cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất của thành phần khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật trong cảnh. Cần hiểu địa hình ở đây là tổng thể địa mạo, một yếu tố kiến trúc - hình thái thống nhất về mặt phát sinh của bề mặt trái đất với sự kết hợp của của các dạng hình thái - điêu khắc kèm theo. Điều đó có nghĩa là tổng thể này có một nền địa chất đồng nhất và quá trình địa mạo ngoại lực cùng kiểu. Chú ý rằng tổng thể địa mạo thống nhất cũng phải phù hợp với một cảnh quan duy nhất do có những sự biến đổi địa đới hay theo hướng kinh tuyến của khí hậu. Việc xác định và phân loại các kiểu địa hình giữ vai trò chủ chốt trong nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của các cảnh quan địa lý. Kiểu địa hình là tập hợp có qui luật của các dạng địa hình dương và âm lớn nhỏ, được hình thành do tác động phối hợp giữa các nhân tố nội lực (cấu trúc địa chất, kiến tạo) và các nhân tố ngoại lực (nhiệt bức xạ mặt trời, nước, gió, sinh vật, con người). Các phân loại địa hình dựa vào kích thước, hình dáng bên ngoài (hình thái), vào nguồn gốc phát sinh (quan hệ giữa hai nhân tố nội lực và ngoại lực) và vào giai đoạn phát triển (tuổi địa hình). Ví dụ kiểu địa hình (đơn vị tương đương cấp cảnh địa lý) được xem là sự đồng nhất của bốn phương diện mà khi đã thay đổi một mặt nào đó sẽ hình thành một kiểu khác: Tập hợp các dạng trung địa hình âm và dương. Đặc điểm thạch học và cường độ của hoạt động kiến tạo, nhất là tân kiến tạo. Tính chất của các quá trình ngoại sinh. 10
  10. Giai đoạn phát triển. Ví dụ:  Theo tập hợp các dạng trung địa hình âm và dương: kiểu cồn cát bãi triều, kiểu bãi triều – cồn cát, cồn cát do gió, cồn cát do biển  Theo đặc điểm thạch học có: địa hình phun trào bazan đệ tứ, đồi núi riolit, granit, đồng bằng phù sa cổ, địa hình cacxtơ xâm thực. Theo hoạt động kiến tạo có vùng nâng: địa hình đồi, núi thấp, núi trung bình, núi cao và vùng hạ: đồng bằng trũng.  Theo các hoạt động ngoại sinh: dòng chảy, sóng, thủy triều, gió, trọng lực, cacxtơ, sinh vật, nhân sinh  Theo giai đoạn phát triển: các châu thổ cổ, các châu thổ hiện đại Ở Việt Nam các nhân tố nội lực và ngoại lực cũng đa dạng và phức tạp, vì thế đã phát sinh rất nhiều kiểu địa hình. Để dễ dàng nhận biết, có thể gộp chúng theo một số nhóm như: đồi núi, cacxtơ, thung lũng, đồng bằng, bờ biển. Mỗi nhóm có một tương quan riêng giữa nhân tố nội lực và ngoại lực. 1) Nhóm địa hình núi Đây là nhóm địa hình dương lớn, trên đó có chạm trổ các địa hình âm nhỏ hơn. Chúng hình thành trên các loại đá khác nhau, bị uốn nếp, nâng cao và chia cắt, xâm thực, bóc mòn. Tùy theo tính chất nham thạch, cường độ nâng mà chúng có độ cao, độ dốc và hình dáng khác nhau. Ở Việt Nam nhóm địa hình này phong phú nhất và bao gồm các kiểu sau: Kiểu núi cao có độ cao tuyệt đối trên 2500m 11
  11. Kiểu núi trung bình có độ cao tuyệt đối từ 1500 đến 2000m Kiểu núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên có độ cao tuyệt đối 500-1500m Kiểu đồi có độ cao tuyệt đối dưới 500m (độ cao tương đối 25-200m) Kiểu đồi, đồng bằng đồi cao tuyệt đối 100-200m (cao tương đối 25m) 2) Nhóm địa hình Cacxtơ Trong nhóm địa hình này, quá trình hòa tan do nước có axit vô cơ và hữu cơ là quá trình chủ đạo. Ngoài đá vôi, quá trình cacxtơ còn diễn ra đối với các đá dễ hòa tan khác như đôlômit, sét vôi. Địa hình cacxtơ có sự phân hoá thành một số kiểu tùy thuộc vào cường độ nâng tân kiến tạo và cấu trúc nham thạch. Tại các vùng có sự xen kẽ đá vôi và đá không tan có các kiểu: Kiểu thung đồng cactơ (vùng Bắc Sơn) Kiểu đồi cactơ (Đồng Giao –Bỉm Sơn) Kiểu núi cacxtơ (Pu Tha Ca-Hà Giang) Kiểu Sơn nguyên cacxtơ xâm thực (Quản Bạ – Đồng Văn Hà Giang) Tại các vùng thuần đá vôi có các kiểu: Kiểu đồi cacxtơ không có thung đồng cacxtơ (phổ biến ca rư, hang ngầm như ở vùng sông con Nghệ An). Kiểu núi caxtơ (có nhiều hang động như vùng núi đá vôi Kẻ Bàng) 12
  12. 3) Nhóm địa hình thung lũng và lòng chảo miền núi Các thung lũng miền núi là những địa hình âm lớn, trên đó có địa hình dương nhỏ, hình thành do sông suối cắt sẻ đồi núi có cấu trúc nham thạch đa dạng. Chúng được phân ra thành một số kiểu do hình dáng và do quan hệ mạnh yếu tùy nơi giữa hai quá trình xâm thực và bồi tụ. Thung lũng xâm thực – tích tụ Thung lũng tích tụ – xâm thực Kiểu lòng chảo và bồn địa tích tụ – xâm thực 4) Nhóm địa hình đồng bằng tích tụ Đây là nhóm quan trọng thứ hai sau nhóm đồi núi, đồng thời có nguồn gốc phát sinh trái ngược. Nếu vùng đồi núi hình thành ở miền nâng cao và bị bóc mòn, thì vùng đồng bằng hình thành tại các miền sụt lún rộng hay hẹp và được tích tụ phù sa. Trong vùng đồng bằng, tùy theo mức độ sụt võng mạnh hay yếu, tùy theo đặc điểm của địa hình bờ biển, của mạng lưới sông ngòi, mà tương quan giữa các động lực hình thành địa hình thay đổi từ nơi này đến nơi khác, dẫn đến sự hình thành nhiều kiểu địa hình khác nhau. Kiểu đồng bằng chân núi ven biển Kiểu đồng bằng thềm xâm thực – tích tụ (25-50m) Kiểu đồng bằng thềm tích tụ – xâm thực (10-20m) Kiểu đồng bằng tích tụ do sông (đê ven sông, bãi bồi, lòng sông cũ) 13
  13. Thuộc đồng bằng ven biển có hai kiểu chính, tùy theo tương quan tác động giữa sông và biển: Kiểu eschuye như Thái Bình, Đồng Nai (thủy triều mạnh, ít phù sa) Kiểu delta ở các cửa sông lớn như sông Hồng, Cửa Long có bãi bồi rộng, nhiều lạch triều. Ven biển đồng bằng sông Cửu Long còn có kiểu đồng bằng tích tụ-sinh vật (đồng bằng U Minh). 5) Nhóm địa hình bờ biển Vùng biển và bờ biển khác hẳn hai vùng đồi núi và đồng bằng về động lực phát sinh – phát triển, về cấu trúc hình thái. Các kiểu địa hình ở đây được hình thành do hoạt động của biển như sóng, thủy triều, hải lưu. Do quan hệ của biển với các nhân tố hình thành địa hình bờ (cấu trúc đường bờ, mạng lưới sông ngòi, điều kiện khí hậu-sinh vật) thay đổi tùy nơi, dẫn đến các tập hợp địa hình bờ biển rất khác nhau. Kiểu bờ biển tích tụ thủy triều (tích tụ bùn, sú vẹt, lạch triều đôi khi có bãi cát nổi, đảo sót) như bờ biển Quảng Yên – Hải phòng. Kiểu bờ biển tích tụ sóng (các cồn cát, đụn cát ở Trung Trung Bộ) một bên trong dải cồn cát thường có các phá (các vũng nước còn thông với biển hoặc đã đóng kín nhưng bị phá tạo cửa do lũ). Kiểu bờ biển tích tụ sinh vật (đước, sú vẹt) ở châu thổ sông Cửu Long Kiểu bờ biển san hô (phát triển tại các biển nhiệt đới nông có đá ngầm và nước trong) tập trung từ mũi Nạy đến mũi Kê Gà, ở các quần đảo san hô Trường Sa, Hoàng Sa. 14
  14. Kiểu bở biển mài mòn, phân bố từ mũi Nạy đến mũi Đá Vách (Cam Ranh) Kiểu bờ biển tích tụ mài mòn, là các bờ biển tích tụ nay bị sóng biển mài mòn làm sụt lở như bờ biển Nam Định, bờ biển Bạc Liêu – Cà Mau. Kiểu bờ biển mài mòn – tích tụ, hình thành ở nơi núi nhô ra biển, nhưng có sông mang phù sa đến, khiến cho chân vách mài mòn có bãi biển tích tụ cát. 6.1.3 Khí hậu Khí hậu trong cảnh quan là khí hậu của cảnh, vì vậy muốn xác định khí hậu của cảnh cần phải dựa vào tư liệu của các trạm khí tượng được phân bố trên những nhóm cảnh diện điển hình nhất của cảnh quan. Các yếu tố khí hậu cần thu thập, phân tích chủ yếu gồm: 1) Chế độ bức xạ và nắng Ví dụ: Về tổng xạ, Bắc vĩ độ 16o(đèo Hải vân) khoảng 110-140 kcal/cm2/năm, Nam vĩ độ 16o khoảng 140-160 kcal/cm2/năm, Cực nam Trung Bộ >160 kcal/cm2/năm. Về giờ nắng, Bắc vĩ độ 16 o(đèo Hải vân) khoảng 1400 -2000 giờ, Nam vĩ độ 16o khoảng 2000 - 3000 giờ. 2) Chế độ nhiệt Chế độ nhiệt phản ánh tác động của bức xạ và nắng, của hoàn lưu gió (gió mùa, gió tín phong) và đặc điểm địa hình. Các số liệu về nhiệt độ cần quan tâm thu thập gồm: Nhiệt độ trung bình năm (phân hóa theo vĩ độ), ví dụ : 15
  15. Vĩ độ Địa điểm Nhiệt độ TB. Năm 21o51 Lạng sơn 21,2oC 21o2 Hà Nội 23,5oC 18o40 Vinh 23,9oC 16o44 Quảng Trị 25,0oC 16o26 Huế 25,1oC 15o8 Quảng Ngãi 25,8oC 13o46 Qui Nhơn 26,8oC 10o49 T.P Hồ Chí Minh 27,1oC 10o00 Rạch Giá 27,6oC Nhiệt độ tối cao và tối thấp, ví dụ: Địa điểm Nhiệt độ tối thấp Nhiệt độ tối cao Lạng Sơn - 2,1oC 39,8oC Lào Cai 2,2oC 41,0oC Móng Cái 2,1oC 39,1oC Tuyên Quang 2,6oC 39,0oC Hà Nội 2,7oC 42,8oC Lại Châu 4,9oC 42,5oC Huế 8,8oC 41,3oC Đà Nẵng 11,0oC 40,9oC Quảng Ngãi 13,5oC 41,4oC T.P Hồ Chí Minh 13,8oC 40,0oC Rãnh Giá 14,8oC 37,9oC Hà Tiên 15,4oC 34,8oC 16
  16. Ngoài ra cần thu thập nhiệt độ trung bình tháng, biên độ T.B năm, biên độ tuyệt đối. Theo độ cao địa hình cũng cần tiến hành thu thập. Phân hóa chế độ nhiệt theo độ cao địa hình Địa điểm Độ Cao Nhiệt độ TB. Năm Sơn La 676m 21,0oC Tam Đảo 897m 18,0oC Phó bảng 1400m 15,7oC Sìn Hồ 1.529m 15,9oC Sapa 1570m 15,2oC Hoàng Liên Sơn 2.170m 12,8oC Plei Ku 800m 21,8oC Bảo Lộc 850m 21,5oC Đà Lạt 513m 18,3oC 3) Chế độ mưa Chế độ mưa phụ thuộc vào hoàn lưu khí quyển và địa hình đón gió hay khuất gió. Lượng mưa hàng năm ở Việt Nam rất lớn, chủ yếu do tác động của gió mùa mùa hạ rất ẩm. Ở đồng bằng thường > 1500mm Trên núi cao 2000-3000mm Ở những nơi khuất gió, lượng mưa nhỏ hơn 700mm. Thu thập lượng mưa và số ngày mưa theo tháng. 17
  17. Lượng mưa (mm)/số ngày mưa (mùa khô ở miền Bắc và miền Nam) Địa điểm X XI XII I II III IV Lạng Sơn 79/8 34/6 23/6 24/7 41/10 53/12 96/12 Hà Nội 43/7 23/6 19/8 16/11 44/15 90/13 Vũng tàu 69/7 23/4 2/1 1/1 5/1 33/3 TP. HCM 48/7 14/2 4/1 11/2 50/5 Cần Thơ 41/5 12/2 2/1 10/1 50/3 Lượng mưa (mm)/số ngày mưa (mùa mưa ở miền Bắc và miền Nam) Địa V VI VII VIII IX X XI điểm Lạng Sơn 165/13 200/15 258/17 255/17 164/13 Hà Nội 188/14 240/15 288/16 318/17 265/14 131/9 Vũng tàu 188/15 206/18 213/20 178/19 214/19 215/16 TP. HCM 218/18 312/22 294/23 270/22 327/23 266/21 117/12 Cần Thơ 177/14 206/17 227/18 217/18 273/19 277/18 155/11 4) Chế độ ẩm Độ ẩm không khí phụ thuộc vào bức xạ mặt trời, lượng bốc hơi và tính chất nhiệt ẩm của các khối khí. Tài liệu về độ ẩm cần thu thập bao gồm: Độ ẩm tuyệt đối (áp suất riêng của hơi nước trong không khí tính theo mb) trung bình khoảng 20-30mb, phía bắc thường dưới 26mb, phía nam xuống dưới 23mb. Độ ẩm tương đối (tỷ số % giữa lượng hơi nước trong không khí và giới hạn tối đa của lượng hơi nước chứa được trong 18
  18. không khí ở cùng nhiệt độ). Ở Việt Nam thường trên 80%, ở miền Bắc khoảng 80-85%, miền Nam khoản 78-83%. 6.1.4 Thủy văn Chế độ thủy văn phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu trên nền tảng một cảnh địa lý nhất định. Vì vậy việc phân định các cảnh địa lý đồng nhất về chế độ mưa – ẩm và về tất cả các mặt địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thực vật là cơ sở dễ dàng xác định các khu vực thủy văn và các kiểu loại thủy văn. Ngược lại, xác định tốt chế độ thủy văn là cơ sở để kiểm tra lại tính thống nhất của các cảnh. Khi xem xét chế độ thủy văn cần thu thập các thông tin sau: Mật độ sông suối; là tổng độ dài sông suối (km) trên diện tích 1km2. Vùng cửa sông Hồng và sông Cửu Long tới 4km/km 2, vùng núi đá vôi khoảng 0,3km/km2 Xác định diện tích lưu vực và độ dài các sông Các thông số về dòng chảy: lưu lượng dòng chảy (m3/s), môdun dòng chảy (l/s/km2), lượng phù sa, chế độ lũ. Các thông số về hải văn: thủy triều, sóng, gió, dòng hải lưu, độ mặn. Xác định chế độ nước ngầm: kiểu nước ngầm, trữ lượng nước ngầm, chất lượng nước ngầm Các thông tin về hệ thống hồ đầm. 6.1.5 Thổ nhưỡng Trong một cảnh địa lý các kiểu thổ nhưỡng thường thay đổi nhanh phụ thuộc vào nền địa chất, địa hình và chế độ ẩm. Vì thế, trong một cảnh địa lý thường gặp một tập hợp nhiều kiểu thổ nhưỡng gọi là “đại tổ hợp thổ nhưỡng”. 19
  19. Đất có vai trò rất lớn trong hình thành và phát triển cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Đất được ví như tấm gương phản ánh cảnh quan vì đây là nhân tố duy nhất chỉ ra mối tương quan tác động giữa các nhân tố sống và các nhân tố không sống. Đất thể hiện rõ hệ quả tác động của các nhân tố mang tính địa đới và các nhân tố phi địa đới Trong sự phân hóa của các cảnh quan, nếu các nhân tố địa hình và khí hậu đóng vai trò chủ đạo thì cùng với nhân tố sinh vật, nhân tố thổ nhưỡng đóng vai trò bổ trợ quan trọng trong sự phân chia đó. Các loại đất chính ở Việt nam được mô tả và phân loại theo các nhóm sau: 1) Đất cát biển Đất cồn cát đỏ Đất cồn cát vàng Đất cát trắng 2) Đất mặn Đất măn sú, vẹt, đước Đất mặn Đất mặn kiềm 3) Đất phèn (chua mặn) Đất phèn nhiều Đất phèn trung bình và ít 4) Đất lầy và than bùn Đất lầy 20
  20. Than bùn 5) Đất phù sa Đất phù sa trẻ Đất phù sa cổ 6) Đất xám bạc màu Đất xám bạc màu trên phù sa cổ Đất xám bạc màu glây trên phù sa cổ Đất xám bạc màu trên sản phẩm phá hủy của đá macma axit và đá cát Đất xám nâu (vùng bán khô hạn) 7) Đất đen Đất đen 8) Đất đỏ vàng (đất feralit) Phân bố ở độ cao: miền Bắc: 25-700,900m, miền Nam; 50-900, 1000m, cao nguyên <1500m Đất nâu tím trên macma bazơ và trung tính Đất nâu đỏ trên macma bazơ và trung tính Đất nâu vàng trên macma bazơ và trung tính Đất đỏ nâu trên đá vôi Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất Đất vàng đỏ trên macma axit Đất vàng nhạt trên đá cát Đất vàng nâu trên phù sa cổ 21
  21. 9) Đất vàng đỏ trên núi Phân bố ở độ cao: miền Bắc: 700, 900-2000m, miền Nam 100, 1000-2000m Đất mùn vàng đỏ trên núi 10) Đất mùn trên núi cao (>2000m) Đất mùn trên núi cao 11) Đất pôtdôn Đất pôtdôn 12) Đất xói mòn trơ sỏi đá Đất xói mòn trơ sỏi đá 6.1.6 Thực vật Trong một cảnh địa lý rất khó tìm thấy chỉ có một loại thực vật, nhất là khi thực vật lại chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động nhân sinh. Do đó, trong một cảnh địa lý, ứng với một kiểu địa hình, với kiểu khí hậu, với đại tổ hợp thổ nhưỡng và với khu hệ thực vật sẽ có một tổ hợp đơn vị địa thực vật nhất định. Như vậy, trong cảnh quan có thể gặp nhiều quần xã thực vật khác nhau (ví dụ vừa gặp thực vật rừng, thực vật đầm lầy, thực vật đồng cỏ), mặt khác, các quần xã này lại có thể gặp trong nhiều cảnh quan khác. Tuy nhiên, mỗi một cảnh quan có một sự kết hợp của nhiều quần xã thực vật khác nhau, tùy thuộc vào sự thay đổi của những điều kiện sống của các nhóm cảnh diện hoặc cảnh diện khác nhau. Sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lý tự nhiên, thông qua hình thái, cấu trúc cũng như số lượng và chất lượng các quần xã sinh vật, có sự thống nhất giữa thực vật và động vật với nhau và với môi trường. 22
  22. Các thông tin cần thu thập bao gồm: Xác định thành phần loài, quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Đặc điểm sinh thái-hình thái chung; ví dụ: rừng xanh quanh năm, lá có phiến rộng, cỡ lá nhỏ đến vừa, mép lá nguyên hay có răng cưa, đầu lá nhọn, lá nhẵn bóng, cứng dai. Một trong những nội dung quan trọng trong phân tích chức năng và các mối quan hệ giữa các đơn vị hợp phần tự nhiên của cảnh quan là phân tích, xác định sinh khối của các kiểu thảm thực vật, những mắt xích cơ bản vật chất và trao đổi năng lượng. Các chức năng chính gồm : 1) Chức năng tích lũy của cảnh quan. Ví dụ: đối với hệ sinh thái rừng, tỷ lệ này đạt tới 90% (cảnh quan nhiệt đới), điều này nói lên khả năng dự trữ vật chất trong đất vùng nhiệt đới là rất thấp. 2) Chức năng sinh sản vật chất bằng các hoạt động sống của quần xã. Thông qua sinh khối phần trên mặt đất, các điều kiện phức tạp của tự nhiên, mối quan hệ giữa quần thể và môi trường sống, đồng thời trong cảnh quan những sắp xếp trong cấu trúc quần xã để sử dụng hợp lý nhất nguồn năng lượng thu được. 3) Đối với thảm thực vật, xác định sinh khối thông qua trọng lượng khô là dẫn liệu quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất của cảnh quan. Vật chất được sản sinh trong các bộ phận chức năng của quần xã thực vật đồng thời cũng được phân phối trong chức năng của hệ sinh thái hay cảnh quan. 6.1.7 Vai trò của các hợp phần Về vài trò chức năng của các hợp phần trong thành tạo cảnh quan có nhiều ý kiến không thống nhất: 23
  23. 1) Một số tác giả cho rằng các hợp phần có vai trò như nhau trong quá trình thành tạo cảnh quan thể hiện ở mức độ bảo thủ (hay tiến bộ) của nó. 2) Những người khác lại cho rằng vai trò chức năng của mỗi hợp phần khác nhau trong thành tạo cảnh quan, tiêu biểu cho nhóm thứ hai này là N.A. Xontxev. Ông phân biệt các nhân tố thành tạo cảnh quan (các hợp phần) theo tính trội - kém hay mạnh - yếu và sắp xếp theo thú tự: Cấu trúc địa chất - Nham thạch - Địa hình - Khí hậu - Nước - Đất - Thực vật - Động vật Theo ông nền nham thạch là nhân tố trội của cảnh quan, trong khi sinh vật phải phụ thuộc vào tất cả các hợp phần kia. Những ý kiến khác nhau về vai trò của các hợp phần có lẽ sẽ được làm sáng tỏ trong khi tìm hiểu chức năng của cảnh quan, song rõ ràng một chu kỳ của vòng tuần hoàn lớn (chu kỳ địa chất) có thời gian rất dài - hàng triệu năm để có một chuyển hóa lượng thành chất thì vòng tuần hoàn nhỏ xảy ra trong thời gian ngắn (vài chục năm), vài năm thậm chí vài tháng hoặc ít hơn nữa, vì vậy trong cảnh quan, mỗi hợp phần có tốc độ chuyển hóa và trao đổi vật chất khác nhau. Mỗi hợp phần của cảnh quan có mức độ tác động khác nhau, trong đó nhiệt - ẩm và sinh vật là các thành phần đột biến của địa hệ, các thành phần này có tính biến động cao nhất. Theo mức độ tác động của các hợp phần có thể nhóm các hợp phần thành 3 nhóm: 1) Các thành phần cứng (nền khoáng, địa hình, ) là cơ sở của địa hệ. 2) Các thành phần động (không khí, các khối khí, ) thực hiện các chức năng trao đổi và vận chuyển vật chất trong địa hệ. 24
  24. 3) Các thành phần tích cực (sinh vật) là nhân tố quan trọng trong điều chỉnh, phục hồi và chuyển hóa của địa hệ. Ngoài các thành phần vật chất nêu trên, còn có thể kể thêm thành phần năng lượng của cảnh quan mà quan trọng nhất là bức xạ mặt trời, năng lượng kiến tạo và trọng lực. 6.2 Cấu trúc không gian của cảnh quan 6.2.1 Cấu trúc thẳng đứng Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan là sự phân bố các thành phần thống nhất phức tạp theo tầng; dưới cùng là nền địa chất, trên đó là kiểu địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, thủy văn (nước mặt, nước ngầm), thảm thực vật và trên hết là tầng đối lưu. Đặc tính phân bố này cũng chính là đặc tính của các thành phần cấu tạo nên lớp vỏ địa lý mà cảnh quan chỉ là đơn vị cấp thấp. Trong khi đó cảnh diện có cấu trúc thẳng đứng đơn giản hơn. Thí dụ: Nếu nền móng của cảnh diện là mặt sơ đẳng của địa hình trên cùng loại đá gốc, thì móng của cảnh quan là một kiến trúc hình thái hoàn chỉnh hay một bộ phận của nó với một tổ hợp nhất định các dạng địa hình khắc mòn (cao nguyên đá vôi với các dạng địa hình cacxtơ xâm thực), một khu vực của khiên kết tinh với tổ hợp các dạng địa hình do sông băng và nước sông băng ) 6.2.2 Cấu trúc ngang Cấu trúc ngang là sự phân bố theo chiều ngang của các địa hệ thuộc cấp thấp hơn cảnh quan. Nói một cách khác, cảnh quan được xây dựng từ các hệ địa lý phụ thuộc của bậc địa phương. Hệ sơ đẳng của bậc này là cảnh diện, được xem như là phần tử địa lý, là khâu đầu tiên của sự biến đổi vật chất và năng lượng của cảnh quan. 25
  25. Xét các mối quan hệ không gian, cảnh quan có những cấu trúc ngang sau: 1) Kiểu tập hợp song song, ví dụ cảnh bờ biển bồi tụ mài mòn do sóng, có sự liên kết theo dải song song giữa các cồn cát và phá, giữa mặt cồn và bàu. 2) Kiểu đối xứng và theo một hướng, ví dụ cảnh thung lũng bồi tụ xâm thực, với lòng sông ở giữa và từ đấy lên cao dần có bãi bồi và bậc thềm. 3) Kiểu xen kẽ, như cảnh đồi xen thung lũng xâm thực bồi tụ. 4) Kiểu nền, ví dụ như cảnh đồng bằng châu thổ có làng mạc gò đống, kênh mương, ao hồ. 5) Kiểu khắc chạm, ví dụ như núi thấp uốn nếp khối tảng, trên sườn có hệ thống khe rãnh chia cắt dãy núi thành một tập hợp đỉnh, sống ngang, sườn, khe. 6) Kiểu chuỗi nối tiếp, ví dụ chuỗi đầm lầy sông cổ, chuỗi hồ. 7) Kiểu sặc sỡ hoặc bức khảm, là kiểu tập hợp trong đó các dạng địa lý sắp xếp không theo trật tự rõ ràng, thường thấy ở những nơi có nền địa chất phức tạp hoặc có chế độ nước đa dạng. Các mối quan hệ phát sinh giữa các đơn vị cấu tạo được phát hiện tốt nhất qua các phương pháp địa hóa, địa vật lý. Trên thực địa có thể dùng phương pháp địa lý so sánh, tìn hiểu nguyên nhân phát sinh, qui luật phân hóa và tuổi của từng đơn vị dựa vào các đặc điểm tự nhiên của chúng. 26
  26. 6.2.3 Cấu trúc chức năng của cảnh quan Tổng hợp các quá trình trao đổi và biến đổi của vật chất và năng lượng trong một địa hệ gọi là cấu trúc chức năng của hệ thống đó. Sự hoạt động chức năng của cảnh quan tuân theo những qui luật của vật lý, hóa học, cơ học và sinh học, bao gồm các quá trình sơ đẳng như vận động cơ học của vật liệu, các quá trình quang hợp, quá trình khoáng hóa v.v Chuyên ngành Địa hóa cảnh quan có vai trò lớn trong việc khảo sát cảnh quan về phương diện tương quan giữa các nguyên tố, tức là sự di chuyển theo chiều ngang và chiều thẳng đứng của chúng. Hoạt động chức năng của hệ thống cảnh quan là một hoạt động tổng hợp, người ta phân biệt các kênh liên lạc chính giữa các thành phần của cấu trúc cảnh quan như sau: 1) Sự vận chuyển cơ học (do trọng lực) của vật chất (thể rắn, thể lỏng, thể khí) đi kèm với sự biến đổi thế năng thành động năng. Đặc điểm của kênh này là tính có hướng một chiều của nó. Ví dụ sự vận chuyển của nước dưới tác dụng của trọng lực. Sự di chuyển một khối lượng lớn nguyên tố quan trọng trong đó có các nguyên tố vi lượng. Sự chuyển dịch của muối và bụi do gió. Thông qua kênh này, các mối liên hệ theo chiều ngang và chiều thẳng đứng được thực hiện cũng như sự nhất thể hóa cảnh diện vào cảnh quan. 2) Các quá trình vật lý (phân tử) đảm bảo các khâu chính trong sự trao đổi theo chiều thẳng đứng giữa các thành phần chủ yếu nhờ năng lượng mặt trời. Ví dụ sự bốc hơi, sự dâng lên của nước theo các mao mạch trong đất, các dòng đối lưu của không khí. 3) Sự chuyển hóa sinh vật (sinh vật) rất quan trọng trong hệ thống các mối liên hệ giữa các hợp phần (nhờ đó mà có sự trao đổi vật 27
  27. chất giữa tất cả các hợp phần của cảnh quan) nhờ có năng lượng mặt trời. Sự chuyển hóa sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và ổn định cảnh quan: nếu như sự vận chuyển cơ học mang vật chất ra khỏi cảnh quan thì sự chuyển hóa sinh vật giữ nó lại trong vòng tuần hoàn, ngăn cản sự mang chúng đi và như vậy là kìm chúng lại trong cảnh quan. Ví dụ sự quang hợp của thực vật, sự khoáng hóa 28