Bài giảng Cảnh quan - Chương 5: Các đới cảnh quan chính

doc 21 trang phuongnguyen 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cảnh quan - Chương 5: Các đới cảnh quan chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_doi_canh_quan_chinh.doc

Nội dung text: Bài giảng Cảnh quan - Chương 5: Các đới cảnh quan chính

  1. Chương 5: CÁC ĐỚI CẢNH QUAN CHÍNH 5.1 Các vòng đai nhiệt Cấp phân vị lớn nhất của Vỏ cảnh quan là các vòng đai địa lý, được qui định bởi vòng đai nhiệt. Có bốn vòng đai nhiệt được phân định dựa vào cán cân bức xạ R. R=5-20 kcal/cm2/năm: vòng đai lạnh R=20-50 kcal/cm2/năm: vòng đai ôn hòa R=50-75 kcal/cm2/năm: vòng đai cận nhiệt R>75 kcal/cm2/năm: vòng đai nhiệt đới. Trong mỗi vòng đai địa lý có một bộ hệ số tương quan nhiệt ẩm từ ẩm ướt đến khô hạn được biểu thị bằng chỉ số khô hạn K. Độ lớn của K qui định kiểu đới cảnh quan. Sự lặp lại của hệ số K trong vòng đai địa lý khác nhau thể hiện tính tuần hoàn của qui luật địa đới. Có nhiều cách biểu thị tương quan nhiệt ẩm khác nhau. Thường dùng nhất là chỉ số khô hạn theo bức xạ (K) của A.A Grigoriev và M.I Buđưcô: K = R/L.r Trong đó: R: cán cân bức xạ, tính bằng kcal/cm2/năm r: lượng mưa năm, tính bằng g/cm2/năm L: tiềm nhiệt bốc hơi tính bằng kcal/g 2
  2. Chỉ số khô hạn K qui định kiểu đới cảnh quan: K 3,4: hoang mạc Như vậy K càng lớn thì mức độ khô hạn càng tăng cao. Độ lớn của K qui định kiểu đới cảnh quan và độ lớn của R qui định đặc tính cụ thể và trạng thái của đới. Ví dụ: K > 3 thì trong mọi trường hợp đều biểu thị kiểu cảnh quan hoang mạc, nhưng tùy thuộc vào độ lớn của R mà trạng thái hoang mạc thay đổi: R = 0-50 kcal/cm2/năm: hoang mạc ôn đới R = 50-75 kcal/cm2/năm: hoang mạc cận nhiệt đới R = >75 kcal/cm2/năm: hoang mạc nhiệt đới. Như vậy, đới cảnh quan là đơn vị lớn của vòng đai địa lý, trong đó thống trị một kiểu cảnh quan địa đới nào đó (Minkov, 1964). Tên gọi của đới cảnh quan được dựa vào dấu hiệu địa thực vật đặc trưng, bởi vì thảm thực vật là vỏ ngoài của cảnh quan. Tuy vậy đới cảnh quan không giống đới địa thực vật hay đới thành phần nào khác, mà là một tổng thể tự nhiên có đặc trưng riêng về các điều kiện hình thành hiện tại và cả trong quá khứ. 5.1 Vòng đai lạnh Ranh giới của vòng đai cực được qui định bởi đường đẳng nhiệt 10oC của tháng nóng nhất, cán cân bức xạ R trung bình trong 3
  3. khoảng 5-20 kcal/cm2/năm. Vòng đai này gồm đới hoang mạc và đới đài nguyên. 5.1.1 Đới hoang mạc Đới cảnh quan hoang mạc được giới hạn bởi vòng ngoài đường đẳng nhiệt tháng nóng nhất +5oC. Khí hậu lạnh, nhiệt độ tháng lạnh nhất xuống tới -6 oC đến -49oC, lượng mưa ít, nhỏ hơn 500mm/năm, chủ yếu dưới dạng tuyết. Nước quanh năm ở trạng thái rắn. Phong hóa vật lý thống trị, vỏ phong hóa chủ yếu là vụn thô, không có sét. Quá trình hình thành đất ở dạng phôi thai, tạo nên sản phẩm đất thô, lớp mỏng. Các dạng địa hình đặc biệt được hình thành dưới tác động của các quá trình phong thành, băng tích. Ở Bắc bán cầu khí hậu ấm hơn đáng kể so với Nam bán cầu do nằm ở mực biển giữa đại dương (hoạt động như nguồn cung cấp nhiệt), R trong khoảng 5-8 kcal/cm 2/năm. Thực vật ở Bắc cực có rêu, địa y, động vật có tuần lộc, bò xạ, chồn, gấu trắng, chim biển. Ở Nam bán cầu, châu Nam cực thực sự là một hoang mạc băng tuyết, khí hậu khô lạnh hơn do nằm ở độ cao so với mặt biển (khoảng 3200m) ở giữa khu vực đất đai rộng lớn của lục địa, vì vậy R luôn luôn âm. Thực vật chỉ có các loại tảo hạ đẳng, động vật có chim cánh cụt. 4
  4. Hình 5.1 Dãy Brooks, Alaska, 1950 Hình 5.2 Gấu trắng bắc cực 5
  5. Hình 5.3 Mùa hè trên bán đảo Nam cực Hình 5.4 Sao đêm và băng ở Nam cực 6
  6. 5.1.2 Đới đài nguyên Khí hậu của đới này bớt lạnh, ẩm ướt hơn so với đới hoang mạc. Cán cân bức xạ tới 12 kcal/cm 2/năm ở Bắc cực, 20 kcal/cm 2/năm ở Nam cực. Nhiệt độ trung bình tháng nóng từ 5oC đến 13oC, nhiệt độ trung bình tháng lạnh từ -5 oC đến -35oC. Lượng mưa từ 200 đến 700mm/năm, hệ số dòng chảy khá lớn: 75-90%, nước ngầm nhiều và nằm không sâu. Trên mặt đất có nhiều ao hồ, đầm lầy. Điều kiện lạnh và ẩm đã tạo ra lớp vỏ phong hóa vụn thô. Quá trình hình thành đất cũng bị hạn chế, đất bị glây và potzon hóa yếu, phân giải chất hữu cơ hạn chế tạo nên mùn thô và chua. Nhiều dạng địa hình đặc trưng cho điều kiện ẩm, lạnh như đồi băng, đầm lầy, đồng than bùn. Hình 5.5 Cảnh quan đài nguyên – Alpine tây bắc Canađa (hight Arctic) Thực vật thống trị là rêu, địa y và cây bụi nhỏ. Ở Bắc cực có đài nguyên và đài nguyên rừng (rừng mọc dọc thung lũng). Ở Nam 7
  7. cực không gặp rừng, chỉ có đài nguyên (được giải thích là do gió mạnh thường xuyên). Động vật tiêu biểu là chồn, tuần lộc, sói. Không có loài động vật ngủ đông mà chỉ có các loài di cư. Các loài động vật gặm nhấm chiếm ưu thế, vắng mặt các loài bò sát, lưỡng cư (là những loài có máu lạnh). Hình 5.6 Hoa dại Đài nguyên Bắc cực Alaska 5.2 Vòng đai ôn hòa Vòng đai ôn hòa được giới hạn ở đường đẳng nhiệt hàng năm +20oC, tương ứng với vĩ độ 30 oC ở cả bán cầu Nam và Bắc. Cán cân bức xạ trong khoảng 20-60 kcal/cm2/năm. Vòng đai này có biên độ nhiệt độ năm lớn do vị trí Mặt trời cao về mùa hạ và thấp về mùa đông. Sự hạn chế của cảnh quan đới rừng ở đây không phải do yếu tố nhiệt mà do thiếu ẩm. Điều kiện khô hạn đã làm xuất hiện các đới cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên. 8
  8. 5.2.1 Đới rừng taiga Đới rừng taiga là đới cảnh quan đặc trưng cho vòng đai ôn hòa. Taiga là rừng lá kim và lá nhọn, gồm các loài thông, tùng, vân sam sinh trưởng trong điều kiện khí hậu lạnh ẩm. Rừng taiga tập trung ở Bắc Mỹ, phần châu Âu thuộc Liên Xô và vùng Sibir. Đây là những vùng có mùa đông lạnh xuống tới -10oC. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất từ 13oC đến 19oC. Chênh lệch nhiệt độ mùa khá lớn. Lượng mưa trong khoảng 400- 600mm/năm, nhưng bốc hơi ít hơn, dòng chảy thấm mạnh, nước ngầm nằm không sâu, mạng sông dày, nhiều đầm hồ. Hình 5.7 Đới rừng taiga phân bố rộng rãi ở vĩ độ cao bắc, nằm thấp hơn đới đài nguyên và trên thảo nguyên. Điều kiện khí hậu và thủy văn nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình rửa trôi và tích lũy mùn, hình thành tầng đất potzol, đặc trưng bởi sự xuất hiện tầng rửa trôi A 2 có màu tro nhạt. Nơi hỗn giao rừng-cỏ thì hình thành đất potzol hóa-cỏ, nơi đầm lầy có đất potzol hóa-lầy-than bùn. 9
  9. Rừng taiga có cấu trúc đơn giản nên giới động vật cũng không phong phú. Chủ yếu là những loài sống trên cây như sóc, chim cú. Các loài sống trên mặt đất có nai, hoẵng, hải li, linh miêu, gấu. Ở Nam bán cầu không có rừng taiga. Hình 5.8 Taiga vân sam đen, Sông Copper, Alaska. 5.2.2 Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng Đới cảnh quan này xuất hiện ở vùng có khí hậu ôn đới hải dương ấm và ẩm. Ờ bán cầu Bắc, đới này phân bố ở phần Đông nước Mỹ, Tây Âu và Viễn Đông. Còn ở bán cầu Nam, chỉ phân bố dọc bờ Tây châu Mỹ (tới 35o vĩ Nam). Đặc trưng về mặt khí hậu của đới là mùa đông đã bớt lạnh, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thay đổi từ -12 oC đến +5oC, mùa hạ nhiệt độ tháng nóng nhất từ 16oC đến 21oC. Lượng mưa khá lớn, từ 500 đến 1000 mm/năm, phần duyên hải phía Tây Châu Mỹ do xoáy tụ và gió Tây, lượng mưa tới 1200- 10
  10. 3000 mm/năm. Sông ngòi dày đặc, nhiều đầm lầy, nước ngần nằm không sâu. Đất dưới rừng hỗn hợp vẫn là đất Potzol, dưới tán rừng có cỏ mọc là loại đất Potzol hóa-cỏ, nơi đầm lầy có đất Potzol-lầy, than bùn. Điều kiện hình thành đất dưới rừng cây lá rộng khác với rừng taiga và rừng hỗn hợp. Lượng mùn với thành phần kiềm được tích lũy nhiều hơn đã tạo nên loại acid humic, có tác dụng hấp thụ các cation, đặc biệt là Ca, Mg. Vì thế đất giầu phì liệu, có mầu nâu gọi là đất nâu. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nếu quá trình rửa trôi mạnh hơn thì hình thành đất xám, nếu quá trình tích lũy phì liệu cao hơn thì tạo nên đất nâu sẫm. Trong đới rừng hỗn hợp, cùng mọc với loài cây lá nhọn như thông, tùng, vân sam là các loài cây lá rộng như phong, sồi, dẻ, hồ đào, bần, dương. Hình 5.9 Cảnh quan vùng ven biển nam Brirish Colombia, Canada. Giới động vật trong rừng phong phú hơn ở rừng taiga. Ngoài các loài gấu, sóc, chồn, linh miêu thường gặp trong rừng taiga, có 11
  11. nhiều loài của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như lợn rừng, hổ, bò rừng, hươu. Ở đây cũng gặp đông đảo các loài gà và các loài chim. 5.2.3 Đới thảo nguyên rừng và đới thảo nguyên Đới thảo nguyên rừng Đặc trưng cảnh quan của đới thảo nguyên rừng là sự xen kẽ giữa những khoảng rừng và khoảng đồng cỏ. Đới này là đới chuyển tiếp từ đới rừng sang đới thảo nguyên, tập trung thành dải ở trung tâm đại lục Bắc Mỹ, vùng tiếp giáp Á-Âu. Đới này không có ở Nam bán cầu. Khí hậu của đới ấm và khô khan hơn. Nhiệt độ tháng lạnh nhất từ -5oC đến 20oC, tháng nóng nhất từ 18oC đến 25oC. Hình 5.10 Cảnh quan thảo nguyên rừng ở Mông Cổ Lượng mưa giảm xuống chỉ còn dưới 1000mm/năm, dòng chảy nhỏ hơn, ít đầm lầy. 12
  12. Đất rừng màu nâu và đen. Nơi khô hạn có sự tích lũy muối natri, sinh ra loại đất mặn xolonsak. Các loài cây trong rừng là sồi, tùng, thông. Đới thảo nguyên Đới thảo nguyên phân bố rộng ở Bắc Mỹ, Liên Xô, Mông Cổ. Thảo nguyên hình thành trên địa hình bằng phẳng, khí hậu nóng và khô hơn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 0 o đến 20oC, tháng nóng nhất trung bình 20-23oC. Lượng mưa chỉ trong khoảng 140-550mm/năm và tập trung vào đầu mùa hạ. Chính vì thế trên thảo nguyên luôn xảy ra hạn hán, gió khô và bão bụi. Thực vật chủ yếu là cỏ, rừng chỉ phát triển dọc theo thung lũng. Đất thảo nguyên nửa khô hạn là loại đất đen (tsecnoziom) chứa nhiều Ca, Mg. Đặc trưng hình thái quan trọng nhất của loại đất này là có tầng tích lũy mùn dày, màu đen sẫm. Trong điều kiện ẩm hơn quá trình rửa trôi sẽ xuất hiện, hình thành loại đất tsecnoziom-potzol hóa (loại đất đen đới thảo nguyên Bắc Mỹ). Nơi có lượng mưa dưới 300mm/năm ở các vùng thảo nguyên khô, đất không còn màu đen mà biến đổi từ màu hạt dẻ sang màu nâu sẫm, gọi là đất hạt dẻ hay đất nâu. Do thiếu ẩm nên sự phân giải chất hữu cơ bị hạn chế, lượng mùn tích lũy ít hơn hẳn so với đất tsecnoziom, đồng thời có sự tích lũy muối Na. Ở các nơi quá khô, nồng độ muối Natri cao trong đất phát sinh loại đất mặn (xolonsak) hoặc đất kiềm mặn (xolonet). Động vật gồm nhiều loài gặm nhấm như các loài chuột, dúi, các loài ăn cỏ như thỏ, hoẵng, sơn dương. 13
  13. Hình 5.11 Thảo nguyên Tây Karakhstan 5.2.4 Đới nửa hoang mạc và hoang mạc Đới nửa hoang mạc Đới nửa hoang mạc còn gọi là đới thảo nguyên hoang mạc hay thảo nguyên khô khan. Đới này xuất hiện trong điều kiện khí hậu khô hơn, lượng mưa trong khoảng 140-400mm/năm. Các cảnh quan nửa hoang mạc phân bố ở Tây Á, một số cao nguyên ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Các loại đất trong đới là đất nâu, đất hạt dẻ và đất xolonsak. Thực vật chủ yếu là cây bụi hoặc cỏ ngắn. Đới hoang mạc Đới hoang mạc chiếm diện tích đáng kể ở vòng đai ôn hòa, nhưng chỉ có ở bán cầu bắc, chủ yếu ở Bắc Mỹ và Trung Á. Khí hậu của đới hoang mạc ôn đới rất khắc nghiệt, tháng lạnh nhất có thể xuống tới -15oC, tháng nóng nhất có thể tới 32oC, cực trị có thể tới 52oC đến 80oC. 14
  14. Mưa rất ít, lượng mưa hàng năm chỉ từ 75mm đến 250mm, dòng nước chảy định kỳ, nước ngầm nằm không sâu, thường mặn. Trong điều kiện khô khan, các dạng địa hình phong thành ưu thế, và quá trình phong hóa vật lý thống trị. Trong đất có sự tích lũy các loại muối và các hất kiềm Ca, Mg, hình thành các loại đất nâu, xám, xolonsak và xolonnet. Ở hoang mạc có các loài thực vật chịu khô hạn khác nhau: loài ưa mặn, loài mọc trên cát, loài trên đất hoàng thổ. Hình 5.12 Hoang mạc ôn đới-Công viên Quốc gia Theodore Roosevelt, Bắc Dakota Động vật quí hiếm sống trên hoang mạc có ngựa tapan, hổ, ngoài ra còn có các loài linh dương, lạc đà, thỏ rừng, chó rừng, rùa thảo nguyên, chuột lớn hoang mạc và các loài rắn, thằn lằn. 5.3 Các đới cảnh quan vòng đai cận nhiệt Các đới cảnh quan này phân bố ở khu vực chuyển tiếp từ vòng đai ôn hòa sang vòng đai nhiệt đới. Nét đặc trưng là ở các vĩ độ phân 15
  15. bố cảnh quan này có sự hoạt động của khối khí nhiệt đới vào mùa hạ và khối khí ôn đới vào mùa đông. Trong đới cảnh quan cận nhiệt có sự lặp lại từ đới cảnh quan rừng Địa Trung Hải, đới cảnh quan rừng hỗn hợp cân nhiệt thường xanh, đới xa van cận nhiệt, đới nửa hoang mạc đến đới hoang mạc cận nhiệt. Giới động, thực vật của đới cảnh quan này cũng có tính chất chuyển tiếp. Trong cảnh quan rừng có các loài cây ôn đới như thông, tùng, bách, sồi, dẻ, đỗ quyên, nhưng cũng có các loài nhiệt đới như dâu tầm, ngô đồng, dâu tằm. Trong đới xavan có cả xavan sồi và xavan đậu gai, các loài cây họ hành tỏi. Động vật nhiệt đới ở xavan có các loài gặm nhấm, bò sát, chuột chù, cá sấu, hồng hạc, chuột có túi, đà điểu. 5.4 Các đới cảnh quan của vòng đai nhiệt đới Vòng đai nóng nằm trong giới hạn giữa hai đường đẳng nhiệt 20oC ở hai bán cầu Bắc và Nam. Cán cân bức xạ trong vòng đai thay đổi từ 60 đến 80 kcal/cm 2/năm. Sự khác nhau giữa các đới trong vòng đai về chế độ nhiệt ẩm thể hiện ở biên độ nhiệt và mức độ khô hạn. 5.4.1 Đới rừng nhiệt đới Rừng nhiệt đới phân bố ở phía Đông của Trung Mỹ, ở Đông Nam á, các đảo ở Châu Đại Dương. Điều kiện khí hậu của đới là nóng ẩm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 18 oC, tháng nóng nhất là 28 oC. Lượng mưa từ 1000 đến 2000mm/năm. Sông ngòi nhiều nước. Vỏ phong hóa dày, đất feralit đỏ vàng. 16
  16. Các loài cây thường xanh thuộc họ đậu, họ dâu tằm, trong rừng có nhiều dây leo, cây phụ sinh. Rừng nhiệt đới rất giầu về đa dạng sinh học với các loài qúi hiếm như vẹt đuôi dài, khỉ rú, chuột lang. Các rừng nhiệt đới khu vực cũng giữ vai trò quan trọng đối với con người. Chúng từng là những trung tâm của cho các nền văn hóa cổ giầu có như nền văn minh Maya. Ngày nay các rừng nhiệt đới cung cấp nước, thức ăn, dược phẩm, nơi ở và tài nguyên cho các cộng đồng sống ở vùng lân cận. Rừng nhiệt đới cũng cung cấp các dịch vụ môi trường quan trọng cho hành tinh này. Ví dụ, chúng có chức năng như những máy điều chỉnh bằng cách hấp thụ và lưu trữ CO 2, giúp giảm thiểu các tác động nóng lên toàn cầu. Hình 5.13 Có một thời, trung tâm Maya hùng mạnh, những tàn tích thánh đường vượt lên trên tán rừng nhiệt đới ở Guatemala 17
  17. 5.4.2 Đới xavan nhiệt đới Đới xavan nhiệt đới chiếm diện tích rộng trong vòng đai, rộng nhất ở lục địa Phi, ngoài ra còn phân bố ở các vùng khác như Nam Mỹ, Australia. Hình 5.14 Diện phân bố đới xavan nhiệt đới Biên độ nhiệt trong năm của đới lớn hơn so với rừng nhiệt đới, tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 12-20 oC, tháng nóng nhất 20-25oC. Lượng mưa ít hơn nhiều, khoảng 100-500mm/năm. Khí hậu có sự phân hóa thành hai mùa khô và ẩm rõ rệt. Cảnh quan xavan nhiệt đới về căn bản giống với thảo nguyên rừng, nhưng rừng ở đây chỉ là những loài cây gỗ thấp, ưa khô, mọc thưa thớt trên nền cỏ thảo nguyên. Khí hậu ẩm và nóng nên thuận lợi cho quá trình feralit tiến triển, hình thành loại đất nâu đỏ bên cạnh đất nâu xám và đất xám. Giới động vật khá phong phú, gồm các loài động vật ăn cỏ, các loài gặm nhấm, loài bò sát và cả các loài ăn thịt lớn, nhỏ. tại đây 18
  18. gặp các loài thú lớn như hổ, voi, sư tử, báo, tê giác, hà mã, các loài thú chạy nhanh như hươu cao cổ, ngựa vằn, sơn dương, thú leo trèo như khỉ, vượn có túi, ngoài ra còn có các loài chim. Hình 5.15 Cảnh quan savan nhiệt đới ở Tanzania 5.4.3 Đới hoang mạc nhiệt đới Hoang mạc nhiệt đới là môi trường khắc nghiệt. Nó là những vùng nóng nhất và khô nhất trên Trái đất. Lượng mưa rất ít, nhiều năm có thể không có mưa. Điều kiện khô quá chừng của hoang mạc là do sự ảnh hưởng của áp cao cận nhiệt đới và tính chất lục địa (mang tính chất địa đới). Hoang mạc nhiệt đới phân bố trên diện tích rộng ở Bắc Phi (Sa ha ra), Saudi Arabia, Iran, Pakistan và Tây Ấn, Châu Úc. Có một số hoang mạc nằm trong lục địa ở Baja California và Mexico thuộc Bắc Mỹ hoặc các hoang mạc ven biển mát mẻ phân bố ở nơi nước lạnh đi lên dọc bờ biển, làm ổn định khối không khí và ngăn chặn sự hình thành ẩm như hoang mạc gần bờ biển Chi Lê, Peru bị chi phối bởi yếu tố phi địa đới. 19
  19. Hình 5.16 Phân bố các hoang mạc trên thế giới Đặc trưng khí hậu của đới hoang mạc là nóng, khô, biên độ nhiệt trung bình tháng rất lớn từ 7 oC đến 35oC. Mưa không đều, lượng mưa nhỏ, khoảng 50-200mm/năm, không có dòng chảy thường xuyên, các hồ đều mặn. Độ ẩm không khí rất thấp, khoảng 30%. Quá trình phong hóa vật lý thống trị, hình thành vỏ sialit-clorua- sulfit. Vỏ phong hóa có sự tích lũy các muối cacbonat, oxyt, thạch cao. Quá trình hình thành thổ nhưỡng hạn chế. Các dạng địa hình thổi mòn mang tính địa đới như dãy cát, cồn cát, backhan, thung lũng khô. Thảm thực vật thưa thớt gồm các loài ưa khô như xương rồng, bụi gai. Thế giới động vật nghèo nàn hơn trong đới xavan, có các loài móng guốc, sơn dương, linh cẩu. 5.4.4 Đới rừng xích đạo ẩm ướt Đới rừng xích đạo ẩm ướt còn gọi là rừng mưa nhiệt đới. Rừng mưa nhiệt đới phân bố ở ba vùng địa lý chính trên thế giới: 20
  20. Trung Mỹ ở lưu vực sông Amazôn Lưu vực Châu Phi – Zaire, với diện tích nhỏ ở Tây Phi; một phần ở đông Madagasca. Indo – Malaysia- bờ tây của Ấn độ, Đông Nam Á, New Guinea và Queensland, Australia. Đặc trưng khí hậu của đới là quanh năm nóng ẩm điều hòa. Cán cân bức xạ đã vượt quá 80 kcal/cm2/năm, nhiệt độ trung bình tháng từ 24oC đến 28oC, biên độ nhiệt độ thấp từ 2oC đến 4oC. Lượng mưa lớn, trung bình từ 1500 đến 3000mm/năm. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều đầm hồ. Hình 5.17 Diện phân bố rừng mưa nhiệt đới Sự phong phú của lượng nhiệt ẩm đã tạo điều kiện cho các quá trình địa hóa, sinh học diễn ra với cường độ mạnh mẽ. Vỏ phong hóa feralit có bề dày rất lớn, thành phần hóa học chứa nhiều H, Si, Fe, Al. Sự khoáng hóa vật chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ nên mùn 21
  21. tích tụ trong đất không nhiều, mà luôn chuyển hóa trong dòng vật chất, cây cối sinh trưởng quanh năm. Rừng nhiệt đới ẩm có khối lượng sinh vật rất lớn, tới 5000 tạ/ha. Lượng tăng trưởng hàng năm gấp 5-10 lần so với rừng ôn đới (350-500 tạ/ha so với 25-100 tạ/ha). Đặc trưng của rừng là có cấu trúc nhiều tầng (4-5 tầng cây), đa dạng về thành phần loài, nhiều loài có rễ bành và hoa mọc ở thân. Trong rừng ít cây bụi và cỏ, nhiều dây leo và loài phụ sinh. Giới động vật cũng vô cùng phong phú về loài và có nhiều loài độc đáo. Rừng Amazôn có khỉ rú, heo vòi, hổ Nam Mỹ, bò biển, cá sấu. Rừng Châu Á có đười ươi, gấu Mã Lai, bò rừng, heo vòi, hươu, voi, hổ, báo, thằn lằn, rắn hổ mang. Rừng Châu Phi có tinh tinh, hà mã, cá sấu, tắc kè Châu Phi, rắn hổ mang Khí hậu trong rừng nhiệt đới luôn ẩm ướt nên giới côn trùng, sâu bọ cũng nhiều, các loài chim cũng đông đảo. 22