Bài giảng Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách - Lê Thị Bừng

pdf 421 trang phuongnguyen 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách - Lê Thị Bừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cac_thuoc_tinh_tam_ly_dien_hinh_cua_nhan_cach_le_t.pdf

Nội dung text: Bài giảng Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách - Lê Thị Bừng

  1. CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH (Dùng cho sinh viên các trường sư phạm) LÊ THỊ BỪNG (Chủ biên) LỜI NÓI ĐẦU Vấn đề nhân cách là một trong những vấn đề khó và phức tạp nhất của Tâm lí học. Tập thể tác giả đã cố gắng biên soạn cuốn giáo trình dùng cho sinh viên khoa Tâm lí - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách. Cấu trúc cuốn sách bao gồm: - Chương I: Tình cảm và ý chí (Th.s. Nguyễn Đức Sơn: Tình cảm, PGS - TS. Lê Thị Bừng: ý chí và hành động ý chí) Chương II: Xu hướng nhân cách (PGS - TS. Lê Thị Bừng) Chương III:
  2. Khí chất (PGS - TS. Lê Thị Bừng) Chương IV: Tính cách (PGS - TS. Lê Thị Bừng) Chương V: Năng lực - TS. Nguyễn Thị Huệ Giáo trình được biên soạn theo khung chương trình của Hội đồng Khoa học tổ Tâm lí học đại cương - Khoa Tâm lí Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xây dựng, song chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Để đáp ứng tốt hơn cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học các thầy cô giáo, sinh viên để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Tập thể tác giả Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ Chương 2. XU HƯỚNG NHÂN CÁCH Chương 3. KHÍ CHẤT Chương 4. TÍNH CÁCH Chương 5. NĂNG LỰC TÀI LIỆU THAM KHẢO Created by AM Word2CHM
  3. Created by AM Word2CHM
  4. Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH I - TÌNH CẢM II - Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ TÓM TẮT CHƯƠNG I BÀI TẬP THỰC HÀNH Created by AM Word2CHM
  5. I - TÌNH CẢM CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH à Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ 1. Khái niệm chung về tình cảm 1.1. Định nghĩa tình cảm Xét ở phương diện chất lượng và ý nghĩa cuộc sống của con người, không có khía cạnh nào trong đời sống tinh thần của họ có vai trò quan trọng hơn xúc cảm, tình cảm. Con người không chỉ nhận thức các sự vật, hiện tượng, các mối liên hệ, các quy luật của chúng mà luôn luôn tỏ thái độ của mình với chúng. Khi hoàn thành một công việc nào đó thường tỏ thái độ hài lòng hay không hài lòng Đồng thời, khi tìm ra cách giải quyết một vấn đề, khi phát hiện ra những tri thức mới con người còn tỏ thái độ phấn khởi hay buồn chán. Vì lẽ đó không có gì đáng ngạc nhiên khi vấn đề xúc cảm, tình cảm đã được đề cập đến ngay từ thời Cổ đại trong các quan điểm của Platon (428 - 348 TCN), Arixtốt (Aristote, 384 - 322 TCN), sau này là, Đề các (1596 - 1650), Spinôza (1632 - 1677) và rất nhiều những nhà tâm lí học nổi tiếng như James (1842 -
  6. 1910), Freud (1856 - 1939) Phestinger, Plutchik, Izard Tuy vậy, đến nay chưa có một định nghĩa về xúc cảm, tình cảm được nhất trí hoàn toàn. Nhìn chung, khi đề cập tới xúc cảm và tình cảm các tác giả chủ yếu đề cập tới xúc cảm, mà không phân biệt xúc cảm với tình cảm. Có thể kể đến một số các quan niệm khác nhau về xúc cảm như sau: Platon đưa ra lí thuyết-ba trạng thái. Ông cho rằng có ba trạng thái xúc cảm. Đó là: trạng thái dễ chịu, trạng thái đau đớn và một trạng thái trung tính - còn được gọi là trạng thái hài hoà. Trạng thái hài hoà là xuất phát của trạng thái đau đớn. Đau đớn là sự phá huỷ cái hài hoà, còn dễ chịu là sự khôi phục cái hài hoà đó. Bên cạnh đó, một điều rất đáng chú ý ở Platon là ông đưa ra một thành tố độc lập, phi cơ thể để giải thích xúc cảm. Đó là nguyên tắc mong muốn và sự thoả mãn mong muốn, tức là xúc cảm, tình cảm gắn liền với việc thoả mãn nhu cầu của con người. Aristote cho rằng, sự dễ chịu và nỗi đau là cơ sở của mọi xúc cảm. Xúc cảm là sự phân loại và nhận ra các đặc trưng đầu tiên của sự vật, hiện tượng. Trong
  7. ý tưởng này điều mà hiện nay các nhà tâm lí học nhận thức đồng tình khi nói về xúc cảm của con người là trong xúc cảm có nhân tố nhận thức. Chủ thể sở dĩ có xúc cảm, tình cảm là do nó để nhận thấy các đặc trưng, các dấu hiệu nào đó của sự vật, hiện tượng. Điều này cũng sẽ được chỉ ra khi chúng ta nói về các đặc điểm của tình cảm. Một lí thuyết tương đối đầy đủ đầu tiên và đơn giản nhất về xúc cảm là Thuyết xúc cảm của Jame - Lange. James (1842 - 1910) là nhà triết học, tâm lí học Mĩ đã kết hợp cùng nhà sinh tí học Đan Mạch - Lange - sáng lập ra thuyết về cảm xúc. Trong đó xúc cảm được coi là tổng hợp các thay đổi trạng thái cơ thể, xuất hiện trước một tác động từ bên ngoài được con người nhận thức. Cách định nghĩa này đồng nhất xúc cảm và trạng thái sinh lí của cơ thể. Do vậy, định nghĩa này không được các nhà tâm lí học hiện đại đồng tình. Sau lí thuyết của Jame - Lange có một loạt các lí thuyết khác giải thích xúc cảm và đưa ra các định nghĩa khác nhau. Trong đó có lí thuyết của Cannon - Bard - các nhà tâm lí học Mĩ (1927). Lí thuyết này lại cho rằng xúc cảm đồng thời với các thay đổi sinh học của cơ thể. Bên cạnh đó là Thuyết Hoạt hoá của Lincey
  8. - Hebb, Thuyết Nhận thức của L.Phectinger. Điểm đáng chú ý ở Thuyết Nhận thức là xúc cảm nảy sinh ở chủ thể khi các kì vọng, mong đợi của nó có được đáp ứng hay không, các biểu tượng nhận thức của chủ thể có được thực hiện trong hiện thực hay không. Các xúc cảm này khác xuất hiện là do chủ thể so sánh, đối chiếu các kì vọng của mình với kết quả của hoạt động thực tế. Như vậy, các cách lí giải xúc cảm, tình cảm nêu trên chưa đưa ra được một cách đầy đủ những nét bản chất của xúc cảm và tình cảm, tuy đã có những hạt nhân hợp lí như trong cách tiếp cận nhận thức của L. Phectinger. Tâm lí học hiện đại coi xúc cảm, tình cảm là những trải nghiệm chủ quan của chủ thể về mối quan hệ của nó đối với các sự vật hiện tượng và con người xung quanh. Vậy, nên hiểu xúc cảm, tình cảm như thế nào? Xuất phát từ bản chất của tâm lí người theo quan điểm của Tâm lí học duy vật biện chứng đã giúp chúng ta thấy rõ bản chất của xúc cảm, tình cảm. Xúc cảm, tình cảm là một loại hiện tượng tâm lí đặc biệt của chủ thể. Nó thể hiện thái độ của con người đối với các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
  9. Niềm vui, nỗi buồn, sự khiếp sợ đều là những biểu hiện của hoạt động phản ánh tâm lí của con người. Nó là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng khách quan một cách đặc biệt dưới hình thức các rung động và trải nghiệm của con người. Engels cho rằng: Các tác động của thế giới bên ngoài lên con người đều để lại dấu vết ở trong đầu óc của họ, phản ánh vào trong đầu óc dưới hình thức tình cảm, tưởng tượng, ước muốn, sự biểu hiện của ý chí. Tình cảm, do vậy cũng là sự phản ánh. Những sự vật, hiện tượng được con người phản ánh dưới dạng các trải nghiệm đó phải có ý nghĩa nhất định đối với nhu cầu và động cơ của con người. Từ đó, có thể định nghĩa xúc cảm, tình cảm là những hiện tượng tâm lí phản ánh hiện thực khách quan thông qua mối quan hệ của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan với nhu cầu và động cơ của con người. Theo cách hiểu này, xúc cảm, tình cảm trước hết được nhấn mạnh là sự phản ánh tâm lí có nguồn gốc từ hiện thực khách quan chứ không phải là những rung động hoàn toàn chủ quan khép kín, tự nảy sinh. Đó là một dạng phản ánh đặc biệt - phản ánh cảm xúc. Các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan là
  10. nguồn gốc của xúc cảm, tình cảm. Chúng có thể đáp ứng hay không đáp ứng nhu cầu này khác của con người, từ đó làm nảy sinh xúc cảm, tình cảm. Như vậy, xúc cảm, tình cảm gắn bó chặt chẽ với các nhu cầu của con người, xuất hiện trên cơ sở các nhu cầu đó được thoả mãn hay không được thoả mãn. Khi một nhu cầu được thoả mãn ở con người sẽ xuất hiện các xúc cảm dương tính và ngược lại sẽ là các xúc cảm âm tính. Bởi vậy xúc cảm, tình cảm còn được coi là tiếng nói bên trong, là hệ thống tín hiệu giúp chủ thể nhận biết được ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó đối với nhu cầu của bản thân. Đây cũng được coi là nét đặc trưng của xúc cảm, tình cảm, nó phản ánh một cách trực tiếp mối quan hệ giữa nhu cầu và quá trình, kết quả của hoạt động. Nhờ đó xúc cảm, tình cảm thúc đẩy và định hướng hoạt động. Như vậy, xúc cảm, tình cảm đều là dạng phản ánh xúc cảm. Chúng có những điểm chung và quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng nhất. Từ cách tiếp cận đó, có thể có một định nghĩa về tình cảm như sau: Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng của
  11. hiện thực phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình cảm xúc trong các điều kiện xã hội. Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm chỉ có thể có được khi các xúc cảm đã trở thành ổn định, bền vững. Tình cảm là sản phẩm của sự phát triển các quá trình cảm xúc trong những điều kiện xã hội. Nói cách khác, tình cảm không đồng nhất với xúc cảm. Về sự khác biệt giữa xúc cảm và tình cảm sẽ được đề cập tới một cách chi tiết hơn ở phần sau. Coi xúc cảm, tình cảm là sự phản ánh, chúng ta phải làm rõ sự khác biệt của nó - phản ánh xúc cảm - với một loại phản ánh khác - phản ánh nhận thức. Đều là các hiện tượng tâm lí phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội - lịch sử nhưng phản ánh nhận thức và phản ánh xúc cảm có những điểm khác nhau căn bản. Về đối tượng phản ánh, quá trình nhận thức phản ánh chính bản thân sự vật, hiện tượng, các mối liên hệ và quan hệ giữa chúng. Phản ánh nhận thức giúp con người ngày một tiến gần tới chân lí khách
  12. quan. Trong khi đó xúc cảm, tình cảm lại phản ánh không phải bản thân sự vật, hiện tượng mà phản ánh mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng đó với nhu cầu và động cơ của con người. Thực tế cho thấy, cùng một đối tượng trong hiện thực khách quan, phản ánh nhận thức cho thấy sự tồn tại khách quan của sự vật hiện tượng, còn phản ánh xúc cảm cho thấy ý nghĩa sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ với chủ thể. Sự khác biệt này không làm phản ánh nhận thức và xúc cảm loại trừ nhau, ngược lại nó cho phép con người phản ánh đầy đủ hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn hiện thực khách quan: Đây cùng chính là một biểu hiện của tính chủ thể trong phản ánh tâm lí. Con người không chỉ phản ánh sự vật, hiện tượng như nó vốn có mà phản ánh sự vật thông qua "lăng kính chủ quan" của mình. Về phạm vi phản ánh, phản ánh nhận thức rộng hơn so với phản ánh cảm xúc. Hầu hết các sự vật, hiện tượng đã tác động vào các giác quan của con người đều được nhận thức ở một mức độ nhất định. Còn phản ánh cảm xúc không phản ánh mọi sự vật, hiện tượng mà chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ nào có của con người mà thôi. Nói cách khác phản ánh cảm xúc có
  13. tính lựa chọn cao hơn phản ánh nhận thức. Về phương thức phản ánh. Nhận thức phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức các hình ảnh, biểu tượng và khái niệm. Do vậy, để kiểm tra tính chính xác, sâu sắc của nhận thức người ta đem so sánh đối chiếu các kết quả của nhận thức với thực tiễn. Lênin khẳng định thực tiễn là thước đo của chân lí là vì vậy. Trong khi đó, xúc cảm, tình cảm phản ánh hiện thực dưới hình thức các rung động, trải nghiệm của chủ thể. Với hình thức phản ánh này, xức cảm, tình cảm mang tính bất định lớn hơn hay ít xác định so với nhận thức. Kết quả là khó có được những tiêu chí khách quan, chính xác để so sánh xúc cảm của người này với xúc cảm của người khác. Về mức độ thể hiện tính chủ thể, rõ ràng là xúc cảm, tình cảm thể hiện tính chủ thể đậm nét hơn so với nhận thức. Điều này bắt nguồn từ sự đa dạng và sự khác biệt trong hệ thống nhu cầu và động cơ của các chủ thể. Về quá trình hình thành, quá trình hình thành tình cảm lâu dài hơn, phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với quá trình hình thành nhận thức. Nó đòi hỏi
  14. những tác động giáo dục bền bỉ và thống nhất. Tuy vậy, tình cảm và nhận thức có quan hệ chặt chẽ. Theo J. Piaget, tình cảm thể hiện mặt năng lượng của hành động còn nhận thức thể hiện ở mặt định hướng, điều chỉnh của hành động. Tình cảm kích thích thúc đẩy nhận thức, ngược lại nhận thức giúp cho tình cảm đi đúng hướng, nhận thức đúng đắn làm cho tình cảm vững bền. Như ở phần trên đã lưu ý, nhiều tác giả đồng nhất "xúc cảm" với “tình cảm” và chỉ đưa ra khái niệm xúc cảm. Cách quan niệm như vậy còn có phần không thoả đáng, đặc biệt là nó không giúp cho chúng ta thấy được bản chất của tình cảm, không cho thấy tình cảm là một cấu tạo tâm lí mới về chất. Xúc cảm và tình cảm không đồng nhất. Sự khác biệt giữa chúng là sự khác biệt về chất. Việc chỉ ra sự khác biệt về chất giữa xúc cảm và tình cảm có cả ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Phân biệt được xúc cảm và tình cảm, chúng ta có thể có những cách tác động phù hợp để giáo dục, hình thành tình cảm ở con người một cách có định hướng. Có thể coi tình cảm là các xúc cảm bậc cao, là hình thức phản ánh xúc cảm các hiện tượng có ý nghĩa
  15. xã hội. Nó là thuộc tính tâm lí tương đối bền vững ở cá nhân, là sự khái quát các xúc cảm khác nhau. Trong tình cảm có sự thống nhất của cả 3 mặt cảm xúc, trí tuệ và đạo đức, có nghĩa là tình cảm không đơn thuần là rung động chủ quan, mang tính chất tình huống của con người trong mối quan hệ của ton người đối với thế giới. Có thể dựa vào tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lí thần kinh để phân biệt xúc cảm và tình cảm. Cảm xúc Tình cảm - Có cả ở động vật và con - Chỉ có ở con người người - Là một thuộc tính - Là một quá trình tâm lí tâm lí - Có tính nhất thời, tình - Có tính chất xác định huống và ổn định - Thường ở trạng thái - Luôn ở trạng thái hiện tiềm tàng thực - Xuất hiện sau - Xuất hiện trước - Thực hiện chức năng - Thực hiện chức năng
  16. sinh vật xã hội - Gắn liền với phản xạ - Gắn liền với phản xạ không điều kiện, bản có điều kiện và hệ năng thống tín hiệu thứ hai Khi nói rằng, cảm xúc có cả ở người và động vật chúng ta không đồng nhất cảm xúc ở con người và cảm xúc ở con vật. Cảm xúc ở con người đã được xã hội hoá ở một mức độ nhất định. Dấu vết xã hội đã in lên các cảm xúc của con người ở nội dung và phương thức biểu hiện của nó. Sở dĩ có điều này là do bản chất xã hội của con người quy định phạm vi cảm xúc, thái độ của con người đối với thế giới xung quanh. Xúc cảm diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, phản ánh những biến đổi trực tiếp trong hoàn cảnh sống có liên quan đến nhu cầu và động cơ của con người, do vậy nó mang tính chất tình huống và ở trạng thái hiện thực. Trong khi đó tình cảm lại ở trạng thái tiềm tàng, không phải lúc nào cũng bộc lộ ra bên ngoài. Tuy vậy, sự phân biệt như trên là tương đối, không phải là sự tách biệt xúc cảm khỏi tình cảm mà
  17. chỉ nhằm mục đích phân biệt tính chất cấp độ của chúng. Xúc cảm và tình cảm có quan hệ mật thiết. Tình cảm được hình thành từ xúc cảm, được thể hiện qua các cảm xúc cụ thể. Không thể có tình cảm nếu không có xúc cảm. Tình cảm chỉ là tình cảm trừu tượng không hiện thực nếu không được thể hiện qua các cảm xúc. Ngược lại, tình cảm có thể tác động chi phối đối với các xúc cảm. 1.2. Biểu hiện cơ bản của xúc cảm, tình cảm Xúc cảm, tình cảm của con người với những cung bậc đa dạng phong phú và vô cùng phức tạp được biểu hiện dưới những hình thức hết sức sinh động. Trước tiên, xúc cảm của con người được coi là một hiện tượng tâm lí có biểu hiện rất rõ thông qua các biến đổi sinh lí: Không có hiện tượng tâm lí nào lại kéo theo những biến đổi sinh lí rõ rệt như xúc cảm, tình cảm. Từ xa xưa Aristote đã nhận định: sự biểu hiện sinh lí của xúc cảm là một phần của xúc cảm. Do vậy, thông qua các biểu hiện sinh lí mà người ta có thể nhận biết được một xúc cảm, tình cảm nhất định đang diễn ra ở một chủ thể nào đó. Đồng thời, xúc cảm, tình cảm thể hiện rất rõ nét qua các hành vi, các cử chỉ bên ngoài của chủ thể. Do vậy, một cách khái quát có thể
  18. thấy xúc cảm, tình cảm biểu hiện ở 2 cấp độ. Cấp độ bên trong và cấp độ bên ngoài. a. Cấp độ bên trong của xúc cảm, tình cảm thể hiện ở sự thay đổi các hoạt động của các cơ quan nội tạng như nhịp tim, nhịp thở. Khi con người trải nghiệm một xúc cảm như xúc động chẳng hạn, nhịp tim, nhịp thở sẽ thay đổi một cách rõ rệt. Các thay đổi sinh lí còn thể hiện ở mức độ sâu hơn là mức độ đáp ứng thần kinh, thay đổi nội tiết và đáp ứng điện sinh học da. Năm 1927, Cannon lần đầu tiên đã phát hiện mối liên quan giữa xúc cảm với một hoóc-môn (Aldrenalin). Sau này, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ của các hoóc-môn như Steroit (hoóc-môn tuyến thượng thận, tuyến sinh dục) với các trạng thái xúc cảm khác nhau của cơ thể. Các hoóc-môn Steroit có thể tạo ra cảm giác sảng khoái với liều thấp trong ngắn hạn và gây ra trầm nhược với liều cao trong dài hạn. Dựa trên sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở và sự đáp ứng điện sinh học da, các nhà nghiên cứu đã thiết kế máy đo nói dối. Thiết bị này được cấu thành bởi nhiều phần khác nhau có thể đo nhịp tim, nhịp thở, dòng điện sinh học da và được thể hiện bằng các đồ thị tương ứng. Khi nghiệm thể nói dối sẽ xuất hiện một
  19. xúc cảm nhất định, xúc cảm này kéo theo sự thay đổi trong hoạt động của các cơ quan nêu trên, những thay đổi đó được thể hiện trên đồ thị. Qua đó, người nghiên cứu phát hiện được nghiệm thể có nói dối hay không. b. Cấp độ bên ngoài của xúc cảm, tình cảm bao gồm ngôn ngữ và các cử động biểu cảm. Xúc cảm, tình cảm của con người thể hiện ra bên ngoài qua nội dung lời nói, âm điệu, nhịp điệu, ngữ điệu lời nói. Bằng ngôn từ diễn tả xúc cảm, tình cảm của mình, chủ thể giúp người khác hiểu được các xúc cảm mà bản thân trải nghiệm. Bên cạnh nội đung lời nói, âm điệu, ngữ điệu, nhịp điệu là những dấu hiệu thể hiện cảm xúc và tình cảm một cách rất tinh tế. Chủ thể có thể chưa ý thức rõ ràng về xúc cảm của bản thân nhưng các xúc cảm, tình cảm ấy được người nghe cảm nhận thấy và có thể nhận thức được về trạng thái của chủ thể. Các cử động biểu cảm - là một trong các thành phần của xúc cảm, tình cảm/ là hình thức bên ngoài của sự tồn tại và thể hiện của xúc cảm, tình cảm, bao gồm nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, vận động toàn thân. Các cử động biểu cảm này còn gọi là các phương tiện phi ngôn ngữ hay ngôn ngữ cơ thể (Body language). Bước đầu tiên quan trọng trong việc nghiên cứu những
  20. biểu hiện bên ngoài của xúc cảm, tình cảm được tìm thấy trong tác phẩm Những biểu hiện cảm xúc ở người và động vật của Đacuyn (1872). Vận dụng cách tiếp cận sinh học và xã hội, Đacuyn đi đến kết luận rằng nhiều biểu hiện của xúc cảm (trong cử chỉ và nét mặt) là kết quả của quá trình tiến hoá. Các nghiên cứu ngày nay cũng khẳng định quan điểm của Đacuyn cho rằng biểu cảm nét mặt xuất hiện trong quá trình tiến hoá và thực hiện chức năng thích ứng quan trọng. Cũng cần lưu ý rằng có những cử động biểu cảm khác nhau phụ thuộc vào nền văn hoá và không giống nhau trong các thời kì lịch sử xã hội khác nhau. Cùng với sự biến đổi các mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan trong tiến trình lịch sử, các cử động biểu cảm kèm theo các xúc cảm và tình cảm dần mất đi tính cổ xưa của nó và ngày càng mang những đặc trưng văn hoá - xã hội. Việc nhận biết các xúc cảm, tình cảm qua các cử động biểu cảm là vô cùng quan trọng trong quá trình giao tiếp, nó giúp con người hiểu nhau, đồng cảm với nhau dễ dàng hơn. Đặc biệt trong nhiều lĩnh vực như sân khấu điện ảnh, dịch vụ công tác xã hội người ta cần được huấn luyện cách nhận biết xúc cảm, tình cảm thông qua các biểu hiện phi ngôn ngữ. Đây là một kĩ năng không thể thiếu để thiết lập quan hệ tốt
  21. đẹp với người khác. Những biểu hiện của xúc cảm, tình cảm làm con người có thể hiểu nhau tốt hơn, giúp xúc cảm, tình cảm có thể lan truyền từ người này sang người khác. Tuy vậy có nhiều trường hợp con người có thể dùng các cử chỉ điệu bộ bên ngoài để che dấu cảm xúc thật của mình. Trong khi tích luỹ kinh nghiệm sống, con người học điều khiển các cảm xúc của mình và học được cách biểu hiện nó một cách khéo léo. Vì vậy, không dễ dàng để phán đoán chính xác xúc cảm, tình cảm của họ. Để phát hiện được những xúc cảm, tình cảm thật của người khác cần có kinh nghiệm và con mắt tinh tường biết loại bỏ những dấu hiệu nguỵ trang bên ngoài. 1.3. Đặc điểm đặc trưng của tình cảm Tình cảm có những đặc trưng như sau: a. Tính nhận thức. Qua rất nhiều những tranh luận về mối quan hệ giữa xúc cảm, tình cảm với nhận thức, trong đó có quan niệm cho rằng xúc cảm, tình cảm loại trừ nhận thức, lại có những quan điểm khẳng định trong xúc
  22. cảm, tình cảm có nhân tố nhận thức, ngày nay các nhà tâm lí học đã đi đến một sự thừa nhận trong xúc cảm, tình cảm có yếu tố nhận thức. Tình cảm của con người được hình thành trong sự tác động qua lại với nhận thức. Tính nhận thức của tình cảm thể hiện ở chỗ con người thường nhận thức rất rõ đối tượng gây nên tình cảm của mình. Con người biết mình có tình cảm với ai, tình cảm đó như thế nào. “Tính có đối tượng của tình cảm tìm thấy sự biểu hiện cho mình ở chỗ, chính các tình cảm được phân biệt tuỳ theo phạm vi đối tượng mà chúng có quan hệ tới” - Rubinsteinn. Bên cạnh đó, con người luôn có một nhu cầu nhận thức tình cảm xúc cảm của mình, về tính chất, về đối tượng, nhận thức về các rung cảm cụ thể mà bản thân trải nghiệm. Việc con người dùng ngôn ngữ để biểu đạt tình cảm của mình cũng là một biểu hiện rõ ràng của tính nhận thức. Con người chỉ có thể biểu đạt được tình cảm của mình ra bên ngoài bằng ngốn ngữ khi nhận thức được tình cảm của bản thân, biết lựa chọn các từ thích hợp để mô tả tình cảm của mình. I. P.Paplov cho rằng tình cảm gắn liền với một bộ phận cao nhất của não và mọi tình cảm đều được nối với
  23. một hệ thống tín hiệu thứ 2, chúng được phát triển và khơi sâu trong quá trình nhận thức các khách thể của chúng, trong quá trình luyện tập trong một hoạt động nhất định. b. Tính xã hội của tình cảm. Tình cảm chỉ có ở con người, nó là sản phẩm của sự phát triển xã hội lịch sử, tình cảm thể hiện chức năng xã hội, giúp con người vận hành các quan hệ xã hội. Con người luôn sống và hoạt động trong các nhóm xã hội, các tập thể xã hội. Trong quá trình đó, con người tỏ thái độ của mình với người khác, với các mối quan hệ xã hội. Có thể nói tình cảm có nội dung xã hội rất phong phú và sự thể hiện của nó cũng là sự thể hiện mang tính xã hội. Tình cảm nảy sinh, hình thành, phát triển và thể hiện ở mỗi cá nhân, nhưng nội dung của nó chịu sự chi phối của tác điều kiện lịch sử xã hội, phương thức biểu hiện ra bên ngoài của nó cũng là phương thức xã hội trong giai đoạn xã hội lịch sử nhất định. Các tình cảm đạo đức như lòng yêu nước, tình đồng chí , tình cảm thẩm mĩ như yêu cái đẹp, say mê sáng tạo ra cái đẹp, tình cảm nhận thức là những tình cảm không thể có ngoài môi trường xã hội, ngoài hoạt động xã hội của con người. Những tình cảm ấy
  24. mang dấu ấn của thời đại, của các hình thái xã hội nhất định. c. Tính khái quát của tình cảm. Tình cảm mang tính khái quát cao: Nó thể hiện thái độ của con người đối với một loại (hay một phạm trù) các sự vật, hiện tượng chứ không phải với từng sự vật, hiện tượng cụ thể như xúc cảm hay với từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng như màu sắc xúc cảm của cảm giác. Đây cũng chính là sự khác biệt của tình cảm với xúc cảm và là một chỉ số để xếp tình cảm ở mức độ cao hơn so với xúc cảm trong quá trình phản ánh cảm xúc. d. Tính ổn định của tình cảm. Tình cảm là những thái độ ổn định của con người trước hiện thực, đối với bản thân, với những người xung quanh. Tình cảm khi được hình thành sẽ tương đối ổn định và do vậy được coi là một thuộc tính tâm lí và là một đặc trưng của nhân cách. Điều này giúp chúng ta thấy được sự khác biệt của tình cảm với xúc cảm. Xúc cảm là các thái độ mang tính chất nhất thời, tình huống, còn tình cảm đã
  25. vượt qua giới hạn của các tình huống cụ thể riêng lẻ trở thành thuộc tính của nhân cách, trở thành cái cốt lõi bên trong chi phối các xúc cảm trong các tình huống cụ thể. e. Tính chân thực của tình cảm. Tình cảm phản ánh một cách chân thực nội tâm của con người. Thái độ thực sự của chúng ta trước một sự vật, hiện tượng gây nên xúc cảm, tình cảm của chứng ta có thể được che dấu không cho người khác biết, nhưng chủ thể luôn "cảm thấy được" xúc cảm, tình cảm đó. "Trong tình cảm ta nghe thấy không phải là đặc điểm của từng ý nghĩ riêng lẻ, của từng quyết định riêng lẻ mà là của toàn bộ nội dung, đời sống tâm hồn của chúng ta và cấu trúc của nó. Trong ý nghĩ của mình chúng ta có thể tự lừa dối chúng ta, nhưng những tình cảm của chúng ta lại nói với chúng ta rằng chúng ta là người như thế này chứ không phải là người như chúng ta muốn, rằng sự thật chúng ta là người như thế này" - K.Đ. Usinxki. g. Tính đối cực của tình cảm. Sự tồn tại của những cặp tình cảm đối lập nhau như vui sướng - đau khổ, yêu - ghét, tình yêu -
  26. lòng căm thù là đặc trưng của tình cảm. Tính đối cực này nảy sinh do cùng một lúc tồn tại nhiều nhu cầu khác nhau ở chủ thể. Lẽ tất nhiên không thể thoả mãn đồng thời tất cả các nhu cầu trong cùng một lúc. Trong tình huống này nhu cầu này được thoả mãn, nhu cầu khác lại bị kìm hãm – tương ứng với nó các tình cảm của con người phát triển trở thành những tình cảm hai mặt. Chính tính đối cực của tình cảm làm đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sinh động và cũng rất phức tạp. Quan trọng hơn chính tính đối cực của tình cảm là dấu hiệu của việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu nào đó ở con người, trên cơ sở đó nó góp phần điều chỉnh hành vi của con người. 1.4. Vai trò của tình cảm a. Tình cảm với nhận thức Xúc cảm, tình cảm có vai trò rất to lớn trong đời sống của con người. Xúc cảm, tình cảm được coi là nơi thể hiện sự hoà nhập của cơ thể - tinh thần - xã hội. Thậm chí nhiều nhà triết học và tâm lí học cho rằng tình cảm, xúc cảm chính là chất nhân bản của con người. Tuy vậy vẫn chưa có ý kiến hoàn toàn thống nhất về vai trò của tình cảm, xúc cảm với đời sống con
  27. người. Hiện nay, các nhà tâm lí học thừa nhận một số chức năng chính của xúc cảm như chức năng giao tiếp, chức năng thích ứng, chức năng tín hiệu, chức năng đánh giá, chức năng điều chỉnh Ở đây, chúng ta bàn tới vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với giao tiếp, hoạt động, với nhận thức, với ý chí và với các thuộc tính của nhân cách. Không có xúc cảm khó có thể tưởng tượng ta sự tác động qua lại lẫn nhau giữa con người. Nhờ xúc cảm con người bộc lộ thái độ với hiện thực và với người khác: Đây là vai trò quan trọng nhất của xúc cảm - vai trò giao tiếp cảm xúc. Qua các biểu hiện xúc cảm, con người thông tin cho người khác về thái độ của mình về trạng thái của bản thân. Nhờ xúc cảm mà con người hiểu nhau tốt hơn có thể không cần ngôn ngữ mà con người vẫn có thể đồng cảm trong những tình huống xúc cảm nhất định. Sự đồng cảm này có nguồn gốc từ sự mô phỏng trạng thái xúc cảm của người khác. Nhiều nghiên cứu tâm lí học cho thấy phần lớn thông tin trong quá trình giao tiếp được truyền và thu nhận bằng các phương tiện phi ngôn ngữ. Các nghiên cứu liên văn hoá đã đưa ra kết luận rằng con người thuộc các nền văn hoá khác nhau có thể xác định một
  28. cách tương đối chính xác về các xúc cảm ở người khác như niềm vui, sự tức giận, nỗi buồn, sự sợ hãi, sự kinh tởm, sự ngạc nhiên. Vai trò của xúc cảm, tình cảm với nhận thức là vấn đề gây ra nhiều sự khác biệt nhất trong quan niệm của các nhà tâm lí học. Có hai quan điểm khác nhau về vai trò của xúc cảm, tình cảm đối với nhận thức. Quan điểm thứ nhất: mang tính truyền thống cho rằng xúc cảm, tình cảm kìm hãm, hạn chế, làm nhiễu, thậm chí ngắt quãng quá trình nhận thức đang diễn ra trôi chảy cua con người. Quan điểm thứ hai: lại cho rằng xúc cảm, tình cảm có tác động thúc đẩy hoạt động nhận thức làm ổn định hoá quá trình nhận thức. Rõ ràng có một hiện thực là xúc cảm, tình cảm của con người có tính hai mặt đối với nhận thức. Nó vừa có thể kìm hãm nhưng cũng vừa có thể thúc đẩy nhận thức tuỳ thuộc vào các tình huống cụ thể. Xúc cảm, tình cảm có thể kìm hãm, hạn chế quá trình nhận thức là các xúc cảm tiêu cực, các trạng thái xúc cảm âm tính, hoặc những xúc động mạnh làm con người không thể tập trung vào đối tượng nhận thức hoặc thúc đẩy con người hành động nhanh chóng mà không kịp suy nghĩ. Có những trường hợp tính chủ
  29. thể của xúc cảm quá đậm nét làm nhận thức bị bóp méo, không chính xác. Xúc cảm, tình cảm, ngược lại có thêm thúc đẩy làm nhận thức tốt hơn. Bản thân xúc cảm, tình cảm không đủ để định hướng con người theo một kiểu hành động và hoạt động nhất định mà nó giúp con người định hướng theo kiểu “khung vấn đề” - hướng con người đến những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhu cầu và động cơ của họ. Ngay cả khi chủ thể chưa kịp phân tích, đánh giá thì đối tượng đã được phản ánh trong các rung động của con người. Xúc cảm, tình cảm có thể trở thành động cơ thúc đẩy con người tiến hành hoạt động nhận thức để nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn sự vật, hiện tượng. J.piaget cho rằng trí tuệ nằm ở mặt định hướng hoạt động, còn tình cảm nằm ở mặt năng lượng của nó. Những nghiên cứu gần đây của A.Damasio (1994) đã tích luỹ một tập hợp rất ấn tượng các bằng chứng sinh lí thần kinh cho thấy rằng xúc cảm thực sự có 1 chức năng trong suy luận hàng ngày. Kết luận là những người bị suy giảm khả năng trải nghiệm các xúc cảm sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra những quyết định trí tuệ mang tính thực tiễn. Do vậy, vấn đề là không nên một
  30. cách máy móc, định kiến đem xúc cảm, tình cảm đối lập với nhận thức, không nên coi xúc cảm, tình cảm là xa lạ với tính hợp lí. Lênin khẳng định: "Nếu không có những "cảm xúc của con người" thì trước đây, hiện nay và sau này sẽ không có và không thể có sự tìm kiếm của con người về chân lí". Ngày nay, các nhà tâm lí học đã đi đến chỗ thừa nhận sự kết hợp độc đáo giữa xúc cảm và nhận thức trong trí tuệ cảm xúc của con người. Tình cảm củng cố niềm tin đối với kết quả của nhận thức thậm chí nó có thể làm biến dạng nhuốm mầu sản phẩm của quá trình nhận thức. Chẳng hạn như câu tục ngữ: Thương nhau củ ấu cùng tròn. Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông. b. Tình cảm đối với hoạt động Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn đối với hoạt động của con người. Trong tiếng la tinh/ xúc cảm (emotion) và động cơ (motivation) đều có chung một gốc là "move" tức là vận động. Xúc cảm, tình cảm được coi như một dạng động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Cảm hứng trong nghệ thuật, sự say mê trong
  31. lao động, trong nghiên cứu khoa học là động lực vô cùng to lớn thúc đẩy con người hoạt động với hiệu quả cao. Lòng yêu nghề, thái độ trân trọng đối với nghề nghiệp giúp con người vượt qua các trở ngại, khó khăn để gắn bó cống hiến cho nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, nhờ có xúc cảm con người có thể tổ chức hoạt động cùng nhau tốt hơn. Đ.O. Hebb đã bằng con đường thực nghiệm chỉ ra ảnh hưởng của xúc cảm đối với hoạt động của con người. Qua thực nghiệm, ông đã thu được kết quả là một đường cong parabôn thể hiện sự phụ thuộc giữa mức độ hưng phấn cảm xúc với hiệu quả hoạt động của con người. Theo kết quả này, để đạt được mức độ hiệu quả nhất trong hoạt động con người cần có mức độ hưng phấn xúc cảm trung bình. Cường độ yếu và quá mạnh của xúc cảm không phải là cường độ tối ưu cho hoạt động. Cường độ tối ưu của hưng phấn xúc cảm lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố như đặc điểm của hoạt động, điều kiện trong đó diễn ra hoạt động, mức độ tập trung của chủ thể Xúc cảm, tình cảm có thể làm tăng cường
  32. nghị lực, củng cố quyết tâm của con người trong khi thực hiện những công việc cần có sự khắc phục khó khăn. Đặc biệt các tình cảm sâu sắc có thể chuyển hoá thành ý chí của con người. Những tình cảm tích cực, tốt đẹp có thể làm con người có thêm ý chí, ngược lại những tình cảm tiêu cực lại làm con người bi luỵ, thoái hoá, đánh mất ý chí. c) Tình cảm đối với giáo dục Thiếu một lòng yêu nghề, yêu trẻ thực sự sâu sắc thầy giáo sẽ không đạt được kết quả giáo dục tết Không có một nghề nào mà lòng yêu nghề, yêu trẻ, lại có một ý nghĩa lớn lao và thiếu nó thì sẽ đem lại sai lầm lớn như trong nghề dạy học. Lòng yêu trẻ không chỉ là những cảm xúc, khoảnh khắc tức thời mà phải là đức tính tất yếu đầu tiên của người thầy giáo. Không có nó thì không thể trở thành một nhà giáo dục tốt và không có tình cảm chân chính về sự khéo léo trong đối xử sư phạm. Yêu trẻ ở đây không có nghĩa là sự biểu hiện dịu dàng bề ngoài, có khi lại biểu hiện một sự dè dặt quá trớn đối với sai lầm của trẻ mà phải là thái độ ân cần và yêu cầu cao đối với trẻ. Calinin - nhà giáo dục và lãnh tụ của thanh
  33. niên Xô viết đã nói: con người mà không có cảm xúc thì chỉ là một cây sồi mà thôi, người đó không có khả năng kích thích những tình cảm cần thiết ở đứa trẻ thì anh ta cũng không thể trở thành một nhà giáo dục tốt được. Trong công tác giáo dục, tình cảm vừa là điều kiện, phương tiện và nội dung. Việc nắm vững trí thức ở học sinh sẽ diễn ra thuận lợi nếu những tri thức đó gây được sự hứng thú, tạo ra những cảm xúc dương tính ở học sinh. Các hành vi đạo đức mong muốn cũng sẽ được hình thành và củng cố nhờ những xúc cảm dương tính, các hành vi lệch chuẩn sẽ được điều chỉnh nếu học sinh trải nghiệm các xúc cảm âm tính đối với chúng. d. Tình cảm đối với các thuộc tính tâm lí khác Nếu nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lí tưởng, tính cách, năng lực đã ảnh hưởng tới sự biểu hiện, hình thành và phát triển của tình cảm thì ngược lại chính tình cảm đã chi phối lại chúng vì tình cảm là cốt lõi của nhân cách con người. Xúc cảm, tình cảm có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển và biểu hiện của các thuộc tính
  34. tâm lí cá nhân. Hứng thú của cá nhân là sự kết hợp giữa hai thành phần là nhu cầu và xúc cảm. Chỉ có nhu cầu mà không có xúc cảm sẽ không có hứng thú. Cũng giống như vậy, lí tưởng sẽ chỉ là những hình ảnh lạnh lẽo chết cứng không đủ sức thúc giục con người vươn tới. Lí tưởng phải là sự kết tinh của nhận thức sâu sắc và tình cảm mãnh liệt. Giáo dục lí tưởng vì vậy cũng chính là giáo dục tình cảm đối với lí tưởng. Tính cách với tư cách là hệ thống những thái độ của con người đối với hiện thực biểu hiện qua các cử chỉ, hành vi, cách nói năng có hạt nhân là tình cảm. Tình cảm còn là điều kiện để hình thành và phát triển năng lực. Do vậy, có thể coi tình cảm là mặt biểu hiện tập trung nhất của nhân cách. Bởi vì: - Trong hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực thì tình cảm chiếm vị trí lớn lao và bao trùm lên toàn bộ đạo đức xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng, năng lực, tính cách của cá nhân. - Phẩm chất và nội dung của tình cảm chính là phẩm chất nội dung của nhân cách. Nó quy định tư thế, tác phong lối sống của một cá nhân. - Khi xúc cảm, tình cảm mất đi là dấu hiệu suy
  35. thoái của một nhân cách vì mất đi "chất keo" gắn con người thành nhân loại. 1.5. Cơ sở sinh lí của tình cảm Khi đề cập tới xúc cảm, tình cảm, một trong những mặt dễ nhận thấy là sự thay đổi các quá trình sinh lí đi liền với xúc cảm, tình cảm. Xúc cảm, tình cảm gắn liền với hoạt động của bộ não và các hệ thống sinh lí khác như nội tiết, tim mạch Vậy đâu là cơ sở sinh lí của xúc cảm, tình cảm? Có nhiều học thuyết khác nhau giải thích cơ chế sinh lí của xúc cảm, tình cảm. Có thể kể đến một số học thuyết như sau: a. Thuyết xúc cảm của Jame - Lange. Đây là thuyết tâm lí học sớm nhất về xúc cảm. Thuyết này có được sự phổ biến rộng rãi trong Tâm lí học. Nó có cơ sở là những quan điểm của Đacuyn được trình bày trong tác phẩm Sự thể hiện xúc cảm ở người và động vật (1872). Đacuyn cho rằng xúc cảm xuất hiện trong quá trình tiến hoá của cơ thể sống, như là một cơ chế thích nghi có ý nghĩa sống còn đảm bảo khả năng thích nghi của cơ thể với các biến đổi của hoàn cảnh sống. Các thay đổi về mặt cơ thể diễn ra đồng thời với các trạng thái xúc cảm khác nhau không phải là cái gì
  36. khác mà là những vũ khí thô sơ nhất của sự phản ứng thích nghi của cơ thể. Những ý tưởng này được tiếp thu và phát triển trong Thuyết Xúc cảm. Jame và Lange đi tìm kiếm những nguyên nhân tổng quát của cảm xúc trong các trạng thái có thể. Xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ của các biểu hiện sinh lí với xúc cảm, thuyết này quy xúc cảm về các trạng thái sinh lí. Xúc cảm được coi là tổng hợp các trạng thái sinh lí của cơ thể được nhận biết. Jame - Lange cho rằng những trạng thái cơ thể nhất định đặc trưng cho một loại xúc cảm nào đó. Đặc biệt những thay đổi cơ thể chính là nguyên nhân đầu tiên của xúc cảm. Những thay đổi của cơ thể được phản ánh trong đầu óc bằng các mối liên hệ ngược làm nảy sinh xúc cảm. Trước tiên, dưới tác động của các kích thích bên ngoài diễn ra các thay đổi cơ thể đặc trưng cho một loại xúc cảm và sau đó xúc cảm xuất hiện như là một hệ quả. Xúc cảm được hình thành trên các cảm giác cơ thể chứ không phải do tình huống. Theo Lange, chúng ta cảm thấy buồn vì chúng ta khóc và chúng ta thấy sợ hãi vì chúng ta bỏ chạy. James lưu ý thêm rằng trong những sự thay đổi về cơ thể cần phân biệt các biến đổi nội tạng vả biến đổi bên ngoài. Ví như khi
  37. sợ hãi không chạy trốn nhưng bên trong vẫn có những thúc giục chạy trốn, chính các thúc tục bên trong đó mới tạo ra cảm xúc. Ngoài ra, James cũng đề cập tới những xúc cảm cao cấp liên quan đến đạo đức và luân lí các xúc cảm đó cũng được quy về trạng thái sinh lí. Ông khẳng định, nếu cơ thể không rung động thì không có cảm xúc mà chỉ có ý tưởng. Cách diễn giải này đi ngược lại cách hiểu thông thường của chúng ta về xúc cảm. Chúng ta tri giác tình huống, cảm nhận tình huống sau đó mới hành động, chứ không phải ngược lại. Sự phê phán thuyết này tập trung ở chỗ: không có một mối liên hệ rõ ràng giữa các trạng thái xúc cảm với các loại hưng phấn sinh lí. Bên cạnh đó, sự thay đổi cua cơ thể trong các trạng thái xúc cảm khác nhau lại tương đối giống nhau, nó không cho phép lí giải sự khác biệt về chất của các rung cảm cao tấp của con người. Một phản chứng mạnh mẽ đối với Thuyết Xúc cảm là thực nghiệm của Cannon (1927): ngăn chặn một cách nhân tạo các tín hiệu cơ thể về não vẫn không ngăn chặn được sự xuất hiện của xúc cảm. Điều này cho thấy xúc cảm gắn với sự thay đổi của cơ thể nhưng không phải là hệ quả của sự thay đổi đó.
  38. Tuy vậy, điểm đáng lưu ý của Thuyết Xúc cảm là ở chỗ nó chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ của xúc cảm với các biến đổi của cơ thể. Sau này, các nhà tâm lí học khác cũng khẳng định rằng sẽ không có xúc cảm nếu không có hưng phấn và mỗi cá nhân có kiểu hưng phấn riêng, nó lặp lại và dự đoán trước được (Schater, 1971). Rõ ràng xúc cảm, gắn liền với các biến đổi cơ thể và nó có một cơ chế điều chỉnh, ảnh hưởng tới hành vi khác với nhận thức. b. Thuyết Trung ương thần kinh Một cách nhìn khác với Jame - Lange về mối quan hệ giữa xúc cản và các biến đổi sinh lí là Thuyết Trung ương thần kinh của Cannon - Bard (1927). Thuyết này cho rằng xúc cảm và các biến đổi sinh lí diễn ra cùng một lúc. Bằng thực nghiệm, Cannon chứng minh rằng nguyên nhân gây ra cảm xúc không phải ở ngoại vi mà ở trung ương thần kinh và sự thay đổi đơn thuần của trạng thái sinh lí có khi không đem lại cảm xúc. Ví dụ, đem tiêm một số hoá chất vào máu làm cho hoạt động của hệ tim mạch bị biến đổi nhưng không làm xuất hiện xúc cảm tương ứng. Như vậy, cách nhìn nhận mối quan hệ giữa
  39. xúc cảm và sinh lí ở hai thuyết nêu trên là không giống nhau. Có thể mô tả 2 thuyết này theo sơ đồ sau: Thuyết Jame – Lange ; Thuyết Cannon – Bard
  40. Ngày nay, Tâm lí học không coi xúc cảm chỉ đơn thuần là quá trình sinh lí mà là một tổ hợp, trong đó những biến đổi sinh lí chỉ là một phần cơ sở cho
  41. các quá trình và mức độ cao hơn. c. Thuyết Vỏ não của I. P. Paplov (1849 - 1936) chỉ ra cơ chế sinh lí thần kinh của cảm xúc như sau: Quá trình hưng phấn nảy sinh theo phương thức phản xạ không điều kiện và có điều kiện trên vỏ não (khi con người tri giác một đối tượng nào đó), trong các điều kiện nhất định sẽ được lan rộng xuống các trung khu dưới vỏ não. Các hưng phấn này sau đó được truyền xuống hệ thần kinh thực vật tạo ra những biến đổi tương ứng trong cơ thể và gây nên những biểu hiện tương ứng bên ngoài của xúc cảm. Như vậy, sự thể nghiệm xúc cảm của con người là kết quả sự phối hợp hoạt động giữa vỏ não và các trung khu dưới vỏ, trong đó vỏ não giữ vai trò chủ đạo. I. P. Paplov cho rằng vỏ não điều khiển diễn biến và sự biểu hiện của các cảm xúc và tình cảm. Vỏ não có ảnh hưởng gây ức chế cũng như làm hưng phấn các trung tâm dưới vỏ. Khi các khu vực dưới vỏ không chịu sự kiểm soát điều chỉnh của vỏ não, con người rơi vào trạng thái xúc động, không làm chủ được bản thân. P.Paplov cũng đã chỉ ra cơ sở của sự phát sinh xúc cảm và tình cảm: những quá trình thần kinh ở trên vỏ não là cơ sở sinh lí của các xúc cảm, còn các tình cảm phức tạp là hệ
  42. thống những liên hệ thần kinh tạm thời đã được củng cố (động hình) mà nếu bị phá vỡ sẽ gây ra những biến đổi trong tình cảm của con người d. Thuyết Sinh học của P. K. Anôkhin cho rằng xúc cảm là sản phẩm của sự tiến hoá, là phương tiện thích nghi trong đời sống của thế giới động vật. Thuyết này lí giải xúc cảm theo hai mặt: mặt tiến hoá và mặt sinh lí. Về mặt tiến hoá, Thuyết Sinh học coi quá trình sống là sự luân phiên, chuyển đổi giữa hai trạng thái cơ bản của cơ thể là hình thành nhu cầu và thoả mãn nhu cầu. Giai đoạn hình thành nhu cầu trung hợp với xúc cảm âm tính. Xúc cảm này huy động các hoạt động của cơ thể để đạt tới sự thoả mãn nhu cầu. Giai đoạn thoả mãn nhu cầu trung hợp với xúc cảm dương tính, xúc cảm này giúp củng cố các hành vi có kết quả. Xúc cảm vì vậy được xem là công cụ tối ưu hoá quá trình sống. Về mặt sinh lí, thuyết này đưa ra khái niệm "cấu trúc trọn vẹn của hành vi". Cấu trúc này bao gồm: + Những bộ phận làm nhiệm vụ lập chương trình hành động và + Những bộ phận làm nhiệm vụ của cơ quan nhận cảm hành động. Khi cơ quan nhận cảm hành
  43. động nhận tín hiệu ngược về kết quả của hành động sẽ có sự đối chiếu so sánh kết quả với chương trình dự định. Nếu có sự phù hợp xúc cảm dương tính nảy sinh, không phù hợp - nảy sinh xúc cảm âm tính. Ngoài ra, còn một loạt các thuyết khác giải thích sự xuất hiện của xúc cảm như Thuyết Thông tin của P. V. Ximônôv. Thuyết này cho rằng xúc cảm là do sự thiếu hay thừa thông tin cần thiết cho cơ thể để đạt được mục đích. Hay Thuyết nhận thức của L. Phecstinger cho rằng các rung cảm của con người xuất hiện trên cơ sở so sánh các kì vọng với kết quả hoạt động, trên cơ sở hiện thực hoá các biểu tượng nhận thức của chủ thể vào trong cuộc sống. Ngày nay, khi nói trên cơ sở sinh lí của các quá trình tâm lí. Các nhà chuyên môn thường đề cập đến vai trò cụ thể của các cơ quan sinh lí tham gia vào các quá trình xúc cảm, tình cảm như sau: + Hệ lưới hoạt hoá: vận hành như một hệ báo động chung: tăng nhịp tim, nhịp thở, căng các cơ bắp. + Hệ thần kinh tự chủ: giúp cơ thể chuẩn bị cho các đáp ứng xúc cảm thông qua tác động của các bộ phận nhằm đáp ứng với các kích thích và giữ thế
  44. cân bằng. Trong hệ thần kinh tự chủ, hệ thần kinh giao cảm có trách nhiệm đối với các cảm giác mạnh, sự sợ hãi, giận dữ, nó hoạt hoá hệ thống phản ứng khẩn cấp của cơ thể, chỉ huy việc phóng thích các hoóc-môn từ tuyến thượng thận kích thích các cơ quan nội tạng giải phóng đường trong máu, làm tăng huyết áp, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt. Ngược lại, khi tình huống khẩn cấp đã qua đi, hệ thần kinh đối giao cảm ức chế việc phóng thích các hoóc-môn giúp cơ thể lấy lại trạng thái bình thường. + Hoóc-môn: các công trình nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng của hoóc-môn tới xúc cảm. Các bệnh nhân bị rối loạn hoóc-môn kéo theo những biến đổi về xúc cảm và những người bệnh dùng hoóc- môn thường xuyên cũng có những biến đổi về xúc cảm. Ví dụ, dùng hoóc-môn Steroit (hoóc-môn tuyến thượng thận, tuyến sinh dục) làm tăng hưng phấn của tế bào thần kinh và một số mô tế bào cơ thể, với liều thấp giúp con người sảng khoái, liều cao lại làm con người rơi vào trạng thái trầm nhược. + Hoạt động của não bộ; vùng dưới đồi và hệ viền được coi là các cấu trúc cổ xưa kiểm soát cảm xúc của con người: tấn công, phòng vệ, bỏ chạy, gây hấn.
  45. Nếu các vùng này bị thương tổn sẽ kéo theo những thay đổi rõ rệt trong đời sống cảm xúc. Ngày nay, các nghiên cứu cho thấy vỏ não cũng tham gia vào quá trình cảm xúc. Nó đóng vai trò điều chỉnh, kiểm soát các cảm xúc của con người. Các nghiên cứu của Trường Đại học Stanford (2004) còn cho thấy có một cơ chế phức tạp của võ não trong việc triệt tiêu trí nhớ đối với các xúc cảm tiêu cực. Những vấn đề chính trong cơ sở sinh lí của xúc cảm, tình cảm đang được tập trung nghiên cứu bao gồm: * Khu vực nào ở não và những biến đổi sinh hoá nào kiểm soát các loại xúc cảm khác nhau? * Những vùng và những hoá chất đó có thể bị biến đổi như thế nào? * Những hoạt động hoặc cách trị liệu nào làm chúng thay đổi? * Xúc cảm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch như thế nào? * Tại sao xúc cảm ảnh hưởng tới con người một cách khác nhau? 2. Các quy luật của tình cảm
  46. Các hiện tượng xúc cảm, tình cảm của con người diễn ra vô cùng phức tạp và đa dạng. Việc chỉ ra các quy luật diễn biến và biểu hiện của chúng là rất cần thiết nhưng mặt khác lại vô cùng khó khăn. Đến nay Tâm lí học đã cố gắng vạch ra một số quy luật của xúc cảm, tình cảm để giải thích phần nào đời sống tình cảm xúc cảm của con người và giúp con người có thể điều chỉnh chúng ở một mức độ nhất định. Các quy luật đó là: quy luật lây lan, quy luật thích ứng, quy luật tương phản, quy luật pha trộn và quy luật hình thành tình cảm. a. Quy luật “lây lan”. Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền sang người khác. Sở dĩ có hiện tượng này là do xúc cảm, tình cảm của con người có tính xã hội, cao hơn là tính nhân loại. Sự đồng cảm chính là đường dẫn cho việc truyền một xúc cảm từ người này sang người khác. Những hiện tượng mà chúng ta thường quan sát thấy trong cuộc sống như “vui lây”, “buồn lây”, “tâm trạng tập thể”, “tâm trạng xã hội” được hình thành trên cơ sở của quy luật này. Sự lây lan tình cảm có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Những xúc cảm, tình cảm dương tính khi lây lan sẽ tạo ra một sức mạnh
  47. hoạt động mới, ngược lại những tình cảm âm tính dễ tạo ra tính ì trong hoạt động. Trong hoạt động tập thể, hoạt động nhóm rất nên chú ý đến hiện tượng lây lan xúc cảm, tình cảm. Đây là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động nhóm và tập thể. b. Quy luật thích ứng. Một xúc cảm, tình cảm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, lặp đi lặp lại với một cường độ không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, lắng xuống. Hiện tượng này còn được gọi là "sự chai dạn" của tình cảm. Quy luật này cho thấy để gìn giữ được tình cảm lâu bền con người cần phải có ý thức trong việc “làm mới” xúc cảm, tình cảm, không coi một tình cảm khi đã hình thành khó thay đổi, là sẽ được duy trì một cách đương nhiên. Nếu chúng ta quên lãng, không chú ý tình cảm có thể bị suy yếu hay mất đi. Đây cũng là điều rất nên chú ý trong quá trình giáo dục, việc lặp đi lặp lại các phương pháp không thay đổi dễ dẫn đến sự nhàm chán ở học sinh. c. Quy luật tương phản. Các xúc cảm, tình cảm không tồn tại độc lập tách rời mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Kết quả là
  48. các xúc cảm, tình cảm sẽ có những biến đổi nhất định thông qua sự tác động đó theo hướng: một xúc cảm này có thể làm tăng cường một xúc cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp với nó. Việc tạo ra sự tương phản của tình cảm làm cho một tình cảm được nổi bật, được trải nghiệm sâu sắc hơn. Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, quy luật này được vận dụng dưới các hình thức "ôn nghèo, nhớ khổ", "ôn cố, tri tân". Chính sự tương phản giữa các tình cảm đó làm nổi bật những tình cảm hài lòng, làm sâu đậm hơn những tình cảm đối với cuộc sống mới, làm cho con người thấy quý giá hơn đời sống hiện tại d. Quy luật di chuyển. Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Chủ thể có xúc cảm, tình cảm với một đối tượng này sẽ có những xúc cảm, tình cảm có tính chất, màu sắc tương ứng (chứ không phải y nguyên) với các đối tượng khác gần gũi hoặc có liên quan với đối tượng gây nên tình cảm trước đó. Hiện tượng "yêu nhau yêu cả đường đi", "giận cá chém thớt", “vơ đũa cả nắm” chính là biểu hiện của quy luật di chuyển. Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải biết kiềm chế tình cảm của mình, không
  49. làm ảnh hưởng đến quan hệ với người khác. Do đó, trong dạy học phải biết làm chủ bản thân tránh sự di chuyển những xúc cảm tiêu cực đối với học sinh này sang học sinh khác, từ một vài cá nhân học sinh sang cả tập thể học sinh. e. Quy luật pha trộn. Trong đời sống tình cảm của con người, tồn tại vô vàn những xúc cảm, tình cảm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Các xúc cảm, tình cảm đối lập có thể cùng tồn tại ở một con người khôngloại trừ nhau mà pha trộn vào nhau. Ngược lại, sự pha trộn giữa các xúc cảm, tình cảm có thể làm tăng cường một trong 2 xúc cảm, tình cảm đó: “Giận thì giận mà thương càng thương”. Sự thống nhất của các mặt đối lập ở đây là biểu hiện sự phức tạp của đời sống tình cảm con người. Nó cho thấy con người luôn có những nhu cầu khác nhau, có những thái độ khác nhau đối với cùng một đối tượng. f. Quy luật về sự hình thành tình cảm Tình cảm không phải là phép cộng của các xúc cảm, không phải là sự sắp xếp đơn giản của các xúc cảm bên cạnh nhau. Tình cảm được hình thành từ
  50. các xúc cảm, do các xúc cảm đồng loại được động hình hoá, tổng hợp hoá và khái quát hoá mà thành. Tình cảm được hình thành từ các xúc cảm, không có các xúc cảm thì không có tình cảm. Để hình thành một tình cảm nào đó ở con người phải xuất phát từ việc tạo ra những rung cảm thường xuyên ở họ. 3. Các mức độ và phân loại tình cảm Các hiện tượng xúc cảm, tình cảm vô cùng đa dạng của con người có thể diễn ra dưới dạng quá trình tâm lí (màu sắc xúc cảm của cảm giác, xúc cảm), trạng thái tâm lí (tâm trạng), các thuộc tính tâm lí (tình cảm). Đây được coi là các mức độ khác nhau của đời sống tình cảm, căn cứ để phân biệt chúng là cường độ thời gian, độ khái quát và tính có ý thức của các hiện tượng xúc cảm đó. 3. 1. Màu sắc xúc cảm của cảm giác Là mức độ thấp nhất của phản ánh cảm xúc, nó là sắc thái cảm xúc đi kèm theo một quá trình cảm giác. Màu sắc xúc cảm của cảm giác không phải là một hiện tượng tâm lí độc lập, nó gắn với cảm giác về một thuộc tính nào đó của sự vật, hiện tượng, do một thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng gây nên. Ví
  51. dụ: Nhìn thấy màu xanh mát mắt, một thảm cỏ êm ái mượt mà Cái "mát mắt", "êm ái mượt mà" chính là sắc thái xúc cảm đi kèm theo quá trình cảm giác thị giác. Do vậy, màu sắc xúc cảm của cảm giác thường thoáng qua, không mạnh mẽ, không được chủ thể nhận biết một cách rõ ràng. Tuy nhiên, màu sắc xúc cảm của cảm giác lại có vai trò không nhỏ trong đời sống tâm lí con người. Các nghiên cứu cho thấy: nếu chu thể được làm việc với các sự vật hiện tượng hoặc trong môi trường có các thuộc tính tạo ra màu sắc xúc cảm dương tính. phù hợp với hoạt động của con người thì hiệu quả của hoạt động có thể được nâng cao. Trong Tâm lí học lao động, người ta đã rất quan tâm tới vai trò này của màu sắc xúc cảm của cảm giác. 3.2. Xúc cảm: Là những rung động diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, phản ánh những biến cố, sự kiện có ý nghĩa liên quan đến cuộc sống cá nhân hay tập thể. Xúc cảm ở đây được đề cập theo nghĩa hẹp - một cấp độ của đời sống tình cảm, mang tính tình huống. Xúc cảm có thể được thể hiện ra bên ngoài không rõ ràng. Một số người có khả năng che dấu xúc cảm, làm cho người khác không nhận biết được xúc cảm thực sự
  52. của mình. Có nhiều cách để phân loại xúc cảm. Thế kỉ XIX, nhà tâm lí học Đức, V.Vundt (1832 - 1920) đã đưa ra ba chiều để đo các xúc cảm cơ bản, mỗi chiều đo có hai cực đối lập: Hài lòng - không hài lòng, căng thẳng - thoải mái, kích động - yên tĩnh. Các xúc cảm khác nhau được hình thành từ ba trạng thái đối cực cơ bản này. Sau này một số nhà tâm lí học đã tìm cách xác định các bộ xúc cảm cơ bản, từ đó có thể xây dựng nên đời sống xúc cảm vô cùng đa dạng của con người. R.Plutchik đã đưa ra “Bánh xe cảm xúc” với 8 xúc cảm cơ bản: vui - buồn, ngạc nhiên - đề phòng, chấp nhận - ghê tởm, sợ hãi – giận dữ. Các xúc cảm cơ bản kết hợp với nhau tạo ra các xúc cảm khác đa dạng, nói cách khác các cảm xúc khác của con người là biến thiên của các cảm xúc cơ bản này (Ví dụ: tình yêu thương là sự kết hợp của niềm vui với sự chấp nhận, hối hận là kết hợp của nỗi buồn với sự ghê tởm). Các cảm xúc cơ bản có thể dễ phân biệt khi có cường độ cao, và khó phân biệt khi có cường độ thấp. C. Izard đưa ra một mô hình có tới 10 xúc cảm: vui, buồn, ngạc nhiên, giận dữ, chán ghét, coi kinh, sợ hãi, hổ thẹn, tội lỗi, quan tâm. Các cảm xúc này khi tổ hợp
  53. với nhau cũng tạo ra các cảm xúc khác (Ví dụ: vui + quan tâm hoặc hưng phấn = yêu đương). Khái quát hơn, xúc cảm thường được chia thành xúc cảm dương tính và xúc cảm âm tính. Những xúc cảm dương tính xuất hiện khi nhu cầu của chủ thể được thoả mãn. Những xúc cảm âm tính xuất hiện khi nhu cầu của chủ thể không được thoả mãn. Những xúc cảm dương tính làm cho con người yên lòng, thoải mái, làm tăng cường tính tích cực của con người, khơi dậy những dòng năng lượng mới, còn xúc cảm âm tính lại làm con người bị căng thẳng lo lắng, làm suy giam tính tích cực. a. Xúc động: là một dạng đặc biệt của xúc cảm. Xúc động là một dạng xúc cảm diễn ra trong khoảng thời gian ngắn có cường độ mạnh, nó hoàn toàn chiếm lĩnh tâm lí con người. Đặc trưng cơ bản của xúc động là nó mang tính tình huống, cường độ lớn và không kéo dài. Có thể coi xúc động như là sự bùng nổ cảm xúc. Lúc này, ý thức của con người bị co hẹp lại, sự tham dự của ý chí vào việc điều chỉnh hành vi bị cản trở. Do vậy con người không làm chủ được bản thân, có thể có những hành động mà không ý thức được hậu quả của nó. Bên cạnh đó xúc động biểu hiện
  54. rất rõ ràng ra bên ngoài, chủ thể khó lòng che dấu được xúc động của mình. Xét về cơ chế sinh lí thần kinh, khi xúc động xuất hiện các trung tâm dưới vỏ được "giải phóng" khỏi sự kiểm soát và điều chỉnh của vỏ não. Do vậy sự điều chỉnh của ý chí là rất khó khăn. Ở những người có các quá trình hưng phấn và ức chế không cân bằng cũng có khuynh hướng dễ xúc động. Xúc động thực tế rất khó kiểm soát nhưng nếu biết tăng cường sự nỗ lực của ý chí, thay đổi hoàn cảnh hoặc chuyển năng lượng cảm xúc sang hoạt động khác thì có thể ngăn ngừa và khắc phục được xúc động. b. Tâm trạng: là một dạng xúc cảm có cường độ tương đối yếu diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, trở thành một trạng thái xúc cảm bao trùm và làm nền cho các hoạt động của con người. Tâm trạng thường kéo dài vài ngày, thậm chí hàng tuần lễ, nó làm các hoạt động của con người có một sắc thái riêng. Bên cạnh sự khác biệt về thời gian, khác biệt cơ bản của tâm trạng với xúc cảm, tình cảm là tâm trạng không có đối tượng và không mang tính tình huống. Chính xác hơn là nó không hướng vào một đối tượng cụ thể nào. Thông thường con người ít ý thức được
  55. nguyên nhân sâu xa gây ra tâm trạng của bản thân. Tâm trạng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của con người. Tâm trạng tích cực (lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sảng khoái) giúp con người hoạt động có hiệu quả, huy động được tiềm năng của bản thân để nhanh chóng khắc phục khó khăn và hoạt động lâu dài. Tâm trạng tiêu cực như tâm trạng bi quan, chán nản) làm con người không tích cực hoạt động, nhanh chóng mệt mỏi. Do vậy, cần khắc phục những tâm trạng tiêu cực ở bản thân. Việc học điều khiển các tâm trạng của bản thân có thể được thực hiện bằng cách theo dõi những biểu hiện cảm xúc của mình, đánh giá chúng một cách đúng đắn. Sự phát triển của nhân cách, đặc biệt là sự phát triển các phẩm chất ý chí của nhân cách có ảnh hưởng tới khả năng điều khiển tâm trạng của con người. - Trạng thái căng thẳng là những trạng thái xúc cảm nảy sinh trong tình huống nguy hiểm hoặc phải chịu đựng những nặng nhọc về thể lực và tinh thần, hoặc phải đưa ra những quyết định, hành động quan trọng trong một khoảng thời gian ngắn. Căng thẳng có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến hoạt động của con người. Căng thẳng vừa phải không quá kéo
  56. dài có thể giúp con người tập trung tinh thần, huy động sự sẵn sàng về thể chất để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Mặt khác, căng thẳng kéo dài, có cường độ lớn, quá mức chịu đựng có thể làm rối loạn khả năng hoạt động của con người, làm nảy sinh các bệnh lí cả về thực thể và tâm thể. - Cảm hứng là trạng thái xúc cảm đặc biệt, là sự tích luỹ các xúc cảm tích cực. Cảm hứng có thể giúp con người huy động cao độ năng lượng thần kinh, tăng tính nhạy bén của các giác quan, tăng sức làm việc của vỏ não, do vậy có thể khơi dậy những khả năng sáng tạo. Cảm hứng đặc biệt cần thiết trong hoạt động khoa học, nghệ thuật. Nhiều phát minh, sáng chế được ra đời trong cảm hứng của con người. 3.3. Tình cảm: Là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực và đối với bản thân. Tình cảm là một thuộc tính tâm lí của nhân cách. So với xúc cảm đã nói ở trên, tình cảm có đối tượng, ổn định và được chủ thể ý thức rõ ràng. Tình cảm được coi là những xúc cảm cấp cao bởi nó có tính khái quát cao hơn xúc cảm. Tình cảm luôn gắn liền với việc nhận thức tương đối rõ ràng các
  57. chuẩn mực xã hội có liên quan đến hoạt động của con người. Trong tình cảm có có một loại tình cảm đặc biệt có cường độ mạnh tồn tại trong khoảng thời gian dài và được ý thức rõ ràng, đó là sự say mê. Bên cạnh đó có thể chia thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao. a. Sự say mê. Xét về cường độ, say mê gần với xúc động, nó thúc đẩy con người có những hành động mạnh mẽ. Xét về mức độ ổn định, mức độ ý thức và thời gian nó có tính chất của tình cảm. Do vậy, có thể nói sự say mê có đặc điểm là mạnh mẽ, sâu sắc, bền vững và lâu dài. Có những say mê tốt như say mê học tập, say mê nghiên cứu khoa học, nhưng cũng có những say mê tiêu cực như rượu chè, cờ bạc. b. Tình cảm cấp thấp là những tình cảm có liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu sinh lí của cơ thể. Những tình cảm cấp thấp có ý nghĩa sinh học, nó báo hiệu về trạng thái sinh lí của cơ thể. c. Tình cảm cấp cao là những tình cảm có liên quan đến việc thoả mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu tinh thần. Do vậy, tình cảm cấp cao mang tính
  58. chất xã hội rõ ràng. Nó thể hiện thái độ của con người với các hiện tượng khác nhau của hiện thực xã hội. Căn cứ vào đối tượng của tình cảm cấp cao mà người ta chia ra thành các loại tình cảm như: Tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm trí tuệ, tình cảm hoạt động. - Tình cảm đạo đức + Khái niệm: Tình cảm đạo đức là một trong những loại động cơ thúc đẩy hành vi xã hội và hoạt động của con người. Nó điều chỉnh hành vi của cá nhân và biểu hiện ra ở sự đánh giá của từng cá nhân đối với những sự kiện của đời sống xã hội. + Yếu tố xác định: Là những quan hệ xã hội được hình thành do truyền thống đạo đức và không khí đạo đức nhất định của đời sống được hình thành trong quá trình nhận thức và thực hiện hành vi trong những điều kiện học tập, lao động và hoạt động xã hội. + Nội dung: Tình cảm đạo đức là lòng yêu Tổ quốc, tình cảm trách nhiệm và nghĩa vụ, tình cảm danh dự và lương tâm, lòng yêu lao động, tình cảm nhân ái, tình đồng chí và chủ nghĩa tập thể đặc biệt, bao hàm trong đó là lòng nhân đạo. Nếu không có lòng nhân
  59. đạo thì không thể có đạo đức cộng sản được. Những lí tưởng cao cả không thể nào vươn tới và đi vào những con người vô lương tâm, không biết xúc động trước niềm vui, nỗi buồn sự đau khổ của người khác. Đó chính là điều kiện nảy sinh tính tàn ác, mặt trái của tình cảm đạo đức. Đobroliubop: Niềm tin và tri thức chỉ có thể được xem là chân lí khi nó đã thấm sâu vào trong con người, hoà vào tình cảm và ý chí của họ ngay cả khi họ không hoàn toàn nghĩ về nó. Như vậy: * Tình cảm đạo đức là một loại tình cảm trực tiếp liên quan đến những đòi hỏi của con người về những quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức của một xã hội, một giai cấp nhất định. * Tình cảm đạo đức thể hiện ở lương tâm, đó là sự biểu hiện thái độ, sự đánh giá về mặt cảm xúc của con người đối với thái độ và hành vi của mình và của người khác. * Tình cảm đạo đức của con người vừa có tính chất điển hình, nhưng nó vẫn có những nét cá nhân. Những đặc điểm cá nhân này thể hiện nội dung sâu sắc của tình cảm trong hình thức biểu hiện, trong
  60. mức độ tự giác, chiều sâu, cường độ, tính cơ động, tính hài hoà của tổ hợp các thuộc tính. Vì vậy, tình cảm chịu tác động bởi hoàn cảnh lịch sử, giai cấp xã hội nhất định. Trong vấn đề giáo dục tình cảm cho học sinh cần chú ý giáo dục nhu cầu, động cơ dẫn đến biểu hiện tình cảm. Tạo điều kiện cho các em bộc lộ tình cảm của mình với người khác. - Tình cảm trí tuệ: + Khái niệm: Tình cảm trí tuệ là thái độ rung cảm của con người đối với việc nhận thức các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội. + Các mức độ biểu hiện tình cảm trí tuệ: * Tình cảm về ý nghĩ rõ ràng hay mơ hồ khi mà các khái niệm phán đoán, tương ứng được suy nghĩ một cách rõ ràng, hay không xác định. Người ta thấy không thoả mãn trong trường hợp khi các ý nghĩ của mình nhằm nhận thức một hiện tượng nào đó lại bị lẫn lộn; hoặc không hiểu tất cả các tình huống có liên quan đến hiện tượng giữa các tình huống đó với nhau. Nếu các ý nghĩ của chúng ta diễn ra một cách tự do, rành rọt, có trình tự logíc thì sẽ xuất hiện cảm giác tư duy dễ đàng.
  61. * Tình cảm ngạc nhiên: gặp cái mới bất thường chưa biết, khi hiểu ra con người vui sướng nhu cầu nhận thật đã được thỏa mãn. * Tình cảm không hiểu: khi chúng ta thấy khó giải thích các sự kiện cần nghiên cứu, đó là những tác nhân kích thích mạnh mẽ đối với hoạt động nhận thức. * Tình cảm dự đoán: khi chúng ta chưa vạch ra được những mối liên hệ cần nghiên cứu giữa các hiện tượng dưới hình thức đầy đủ của nó; nhưng đã có cơ sở để dự đoán sơ bộ tính chất của nó. Tình cảm đó luôn luôn gắn liền với việc xây dựng giả thiết. * Tình cảm vững tin: khi xác lập một cách đúng đắn các mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng đã được chứng minh một cách đầy đủ, bởi các dẫn chứng được khẳng định bằng thực tiễn. * Tình cảm nghi ngờ: khi các luận điểm hay giả thiết do chúng ta đưa ra đã mâu thuẫn với các sự kiện hoặc các lí thuyết đã hình thành. Tình cảm đó rất quan trọng, bởi vì nó kích thích việc kiểm tra một cách toàn diện các sự kiện đã thu được và các luận điểm của ta đã được đưa ra chứng minh, I. P. Paplop đã từng nói: Để cho tư tưởng khoa học đạt hiệu quả thì
  62. cần phải luôn luôn nghi ngờ và kiểm tra lại mình, sự nghi ngờ diễn ra ở các mức độ: + Tò mò diễn ra một cách mau lẹ + Hài lòng và thoả mãn + Lòng say mê + Sáng tạo có tính chất lựa chọn chuyên nghiệp. Thực tế cho thấy: trong tình cảm trí tuệ của cá nhân có thể phiến diện về một mặt nào đó, có thể say mê cái này mà không say mê cái khác tùy thuộc vào sự rung cảm của họ đối với những sự vật, hiện tượng khách quan mà họ cần phải biết. - Tình cảm thẩm mĩ. + Khái niệm: là loại tình cảm thường biểu hiện khi người ta rung cảm trong việc tiếp xúc với những sự vật và hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu về cái đẹp. Sự vật ấy cũng có thể có trong tự nhiên và xã hội, trong mối quan hệ giữa con người với con người. + Nguồn gốc phát sinh:
  63. * Tình cảm thẩm mĩ nảy sinh trong đời sống, trong nghệ thuật và kích thích mạnh mẽ sự sáng tạo nghệ thuật. * Tình cảm thẩm mĩ là thái độ thẩm mĩ đối với cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật. Đầu tiên nó được biểu hiện trong cảm giác "vui thích" khi ta tri giác được sự hài hoà của đường nén màu sắc, âm thanh, sự nhịp nhàng, cân đối cũng gây nên khoái cảm của thẩm mỹ. * Trong quá trình tri giác hiện thực và các tác phẩm nghệ thuật dưới ảnh hưởng quyết định của giáo dục, những tình cảm thẩm mĩ cũng được phát triển cao, được gắn liền một cách hữu cơ với những biểu tượng và những khái niệm tương ứng. * Tình cảm thẩm mĩ sâu sắc hơn khi con người không chỉ rung cảm với cái đẹp của hình thức mà cả cái đẹp trong nội dung đời sống và trong tác phẩm nghệ thuật Tsenusepxki cho rằng: Cái đẹp là cuộc sống. Cái đẹp là cái mà chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống như cái phải có trong kinh nghiệm của chúng ta. Cái đẹp là cái mà cuộc sống biểu hiện hay là cái làm ta nhớ lại về cuộc sống.
  64. - Mối quan hệ giữa ba loại tình cảm cao cấp: + Mối quan hệ giữa tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ: * Tình cảm đạo đức tốt đẹp, góp phần làm cho tình cảm thẩm mĩ đúng đắn và sâu sắc. * Tình cảm thẩm mĩ phát triển làm ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức. Lòng yêu cái đẹp chân chính sẽ tô thêm lòng yêu con người. + Mối quan hệ giữa tình cảm đạo đức và tình cảm trí tuệ: * Tình cảm đạo đức phát triển ảnh hưởng tới tình cảm trí tuệ. Ví dụ, vì lòng yêu thương con người mà nhiều nhà bác học đã phát minh ra những công trình khoa học để phục vụ cho cuộc sống của con người. V.G. Bielinxki đã nhận xét: Nếu không có tình cảm thì tư tưởng sẽ lạnh lẽo, được sáng tỏ nhưng không cháy ấm, thiếu sinh khí và không thể chuyển thành hành động được. Mặt khác, lòng yêu cái mới, yêu chân lí khoa học có thể góp phần làm nảy nở phát triển những tình cảm đạo đức sâu sắc.
  65. Tri thức chỉ biến thành niềm tin khi nó trở thành đối tượng của sự xúc động về tính đúng đắn không cần bàn cãi của tri thức đó. Do đó, ý thức về một tư tưởng đạo đức nào đó cũng đồng thời là một tình cảm đạo đức. Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự phá hoại tâm hồn. + Mối quan hệ giữa tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ: * Muốn có những rung cảm trước vẻ đẹp, nhất là cái đẹp trong nghệ thuật đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định làm cơ sở để có thể phản ánh được những thuộc tính, những đặc điểm riêng của cái đẹp. Vì vậy, hiểu biết càng sâu rộng, càng có khả năng để rung cảm trước cái đẹp nhiều hơn, sâu sắc hơn. Những sự hiểu biết sâu sắc đó lại được phát triển dưới ảnh hưởng của tình cảm trí tuệ. * Sự phát triển của tình cảm trí tuệ làm cho quá trình nhận thức tích cực hơn và do đó dẫn tới kết quả làm hình thành và phát triển những năng lực nhận thức. Chính những năng lực nhận thức giúp cho con người nhận thức được những thuộc tính, những đặc trưng của cái đẹp chính xác nhạy bén hơn, từ đó
  66. những xúc cảm thẩm mĩ sẽ được phát triển. Mặt khác, sự phát triển của tình cảm thẩm mĩ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tình cảm trí tuệ. Lòng yêu cái đẹp chân chính thúc đẩy nhận thức, phát triển, sáng tạo cái mới và do đó giúp cho người ta củng cố và phát triển tình cảm trí tuệ. Tóm lại: Ba loại tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm trí tuệ luôn gắn bó mật thiết với nhau do đó việc bồi dưỡng tình cảm hoàn toàn không thể tách rời trong việc giáo dục và bồi dưỡng ba loại tình cảm cao cấp trên. Tuy nhiên, tình cảm đạo đức bao giờ cũng giữ vai trò chủ yếu chi phối mạnh mẽ các tình cảm khác. - Tình cảm hoạt động được sinh ra từ chính bản thân hoạt động của con người, từ những thay đổi của hoạt động, từ những thành công và thất bại, từ những khó khăn và hoàn thiện và là một loại tình cảm đặc biệt. Thái độ xúc cảm dương tính đối với hoạt động như lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động là một trong những tình cảm cao cấp của con người thúc đẩy con người tiến hành hoạt động lao động. - Các loại tình cảm cao cấp không tồn tại độc
  67. lập, tách rời mà chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Tình cảm đạo đức tốt đẹp sẽ góp phần làm cho tình cảm thẩm mĩ đúng đắn, sâu sắc. Ví như tình yêu Tổ quốc sẽ làm cho con người thêm yêu vẻ đẹp của quê hương mình Tình cảm thẩm mĩ phát triển cũng ảnh hưởng tới tình cảm đạo đức. Rung động trước cái đẹp chân chính, đặc biệt là cái đẹp trong tâm hồn giúp con người có được sự nhân ái, bao dung với những người khác, giúp con người sửa mình tốt hơn. Tình cảm đạo đức phát triển dưới ảnh hưởng của tình cảm trí tuệ. Tình cảm đạo đức lại thúc đẩy tình cảm trí tuệ Tóm lại: Sự phân loại các tình cảm nêu trên là tương đối. Không có tình cảm nào là đơn thuần chỉ thuộc về một loại mà các tình cảm đan xen, tác động qua lại ảnh hưởng và chuyển hoá lẫn nhau. Do vậy, giáo dục tình cảm không thể chỉ giáo dục một tình cảm nào đó tách rời mà phải giáo dục đồng bộ các tình cảm trên. 4. Sự khác biệt cá nhân về tình cảm và giáo dục tình cảm Xúc cảm, tình cảm là phẩm chất của nhân cách. Nội dung, đặc điểm của tình cảm, các trạng thái
  68. cảm xúc của con người là một chỉ số mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó phản ánh tính xã hội của các nhu cầu, quá trình và kết quả thoả mãn các nhu cầu đó. Thái độ của con người đối với đối tượng của nhu cầu được thay đổi cùng với sự thay đổi của nhu cầu. Do vậy, cùng với sự phát triển của nhân cách, xúc cảm, tình cảm cũng biến đổi phát triển theo hướng ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn. Ở các nhân cách khác nhau, nhu cầu là khác nhau, do vậy sự nảy sinh tình cảm cũng khác nhau. Tuỳ thuộc vào ý nghĩa của sự vật, hiện tượng đối với con người mà có thể gây ra những xúc cảm, tình cảm khác nhau. Sự khác biệt về tình cảm ở các cá nhân bắt nguồn từ sự khác biệt về xu hướng, độ sâu, tính ổn định và tính hiệu lực của tình cảm. a. Xu hướng của tình cảm thể hiện ở những đối tượng có thể gây ra tình cảm ở con người. Có người dễ dàng vui sướng hoặc đau khổ vì những điều nhỏ nhặt. Người khác lại chỉ có thể có tình cảm trước những đối tượng thực sự cỏ ý nghĩa với đời sống của mình. Như vậy, xu hướng của tình cảm quyết định đối tượng của những thái độ của con người và phụ thuộc vào thế giới quan, niềm tin của con người.
  69. b. Chiều sâu và cường độ của tình cảm có liên quan tới đặc trưng của nhân cách, tới những mặt cơ bản trong đời sống nội tâm như tư tưởng tình cảm, ham muốn của con người. Có những tình cảm sâu sắc nhưng cũng có những tình cảm hời hợt, chóng phai mờ. Bên cạnh chiều sâu của tình cảm, sự khác biệt về cường độ của tình cảm giữa các cá nhân cũng rất rõ ràng. Có người luôn mãnh liệt, mạnh mẽ nhưng cũng có người trầm lắng, hài hoà. Chiều sâu và cường độ của tình cảm nhiều khi không thống nhất với nhau. c. Tính ổn định và độ bền vững của tình cảm thống nhất với chiều sâu của tình cảm. Tình cảm sâu sắc thì tính ổn định cao và bền vững. Nó không dễ dàng bị thay đổi và ít lệ thuộc vào hoàn cảnh. Trong khi đó, có thể có những tình cảm có cường độ cao nhưng lại thiếu tính ổn định và bền vững. Những tình cảm nông cạn, hời hợt thường qua đi một cách nhanh chóng. Do vậy, tính ổn định của tình cảm cũng là một khía cạnh giúp ta phân biệt được chiều sâu và cường độ của tình cảm. d. Tính hiệu lực của tình cảm nói lên sức mạnh thực tế của tình cảm đối với đời sống của con người. Ở người này tình cảm thúc đẩy anh ta nỗ lực
  70. hành động, vượt qua mọi khó khăn vì đối tượng tình cảm của mình, ở người khác mức độ thúc đẩy của tình cảm lại không đáng kể. Tính hiệu lực của tình cảm thể hiện rõ ở hành động của cá nhân, và tình cảm đó có chuyển hoá thành hành động hay không. Đề cập tới sự khác biệt cá nhân trong tình cảm, nhiều nhà tâm lí học còn nhắc tới sự khác biệt trong mức độ biểu hiện của tình cảm ở các cá nhân khác nhau và các phẩm chất của tình cảm (các thuộc tính tình cảm của cá nhân) như sự đồng cảm, tính mẫn cảm. Các phẩm chất này được coi là một trong những biểu hiện của nhân cách. e. Tính đồng cảm, tính mẫn cảm - Tính đồng cảm là một trong những thuộc tính tâm lí của cá nhân. Người có tính đồng cảm là người có khả năng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn với người khác. Tình đồng cảm chỉ có thể có được trên cơ sở nhận thức về sự thể nghiệm của người khác. Ngược lại với tính đồng cảm là tính thiếu đồng cảm. Đó là những người làm ngơ, lãnh đạm trước những tình cảm của người khác. Sự lãnh đạm trước tình cảm của người khác có thể dẫn tới sự nhẫn tâm, độc ác.
  71. - Tính mẫn cảm là một thuộc tính của hệ thần kinh, biểu hiện trong các quá trình cảm giác, tri giác. Tuy vậy tính mẫn cảm lại chịu sự chi phối của thái độ của chủ thể đối với thế giới xung quanh, của trình độ phát triển trí tuệ và hệ thống tri thức của chủ thể. Trong hoạt động sống của cá nhân, tính mẫn cảm được hình thành và phát triển. Cá nhân thường xuyên, tích cực và sẵn sàng thể nghiệm những điều đang diễn ra trong thế giới xung quanh và đáp ứng một cách tốt nhất là cơ sở cho sự phát triển tính mẫn cảm. - Tính xúc cảm, tính đa cảm. Tính xúc cảm là sự dễ bị kích thích mạnh mẽ về mặt xúc cảm của cá nhân. Một cá nhân có tính xúc cảm thường xuyên thể nghiệm đối tượng xúc cảm, đối tượng thường xuyên xâm chiếm tâm trí cá nhân. Tính đa cảm thể hiện ở các cá nhân có kiểu phản ánh đối tượng mang đậm màu sắc tình cảm. Những cá nhân này nhạy cảm nhưng thụ động. Các tình cảm của họ ít kích thích tính tích cực hoạt động. Ngoài rạ, sự khác biệt về tình cảm cá nhân có thể được nhận thấy qua tốc độ nảy sinh xúc cảm khác nhau, ở tính nổi trội của một dạng xúc cảm, tình cảm và cả ở đối tượng của tình cảm. Tốc độ nảy sinh tình
  72. cảm ở các cá nhân không giống nhau. Có những cá nhân tình cảm nảy nở rất nhanh nhưng cũng nhanh chóng lụi tàn, trong khi đó ở cá nhân khác tình cảm có thể nảy sinh chậm nhưng lại bền vững. Có cá nhân có trạng thái xúc cảm thường xuyên là âm tính, nhưng ở cá nhân khác lại là dương tính. Sự điều chỉnh trạng thái xúc cảm, tình cảm của cá nhân cũng là một biểu hiện của mức độ phát triển cao của nhân cách. Xúc cảm, tình cảm có vai trò quan trọng trong đời sống con người nhưng không phải tự nhiên mà có. Xúc cảm, tình cảm được hình thành trong quá trình sống của con người bằng con đường giáo dục và tự giáo dục. Hoạt động giáo dục trong nhà trường nói riêng và của toàn xã hội nói chung cần phải nhằm tới việc hình thành những tình cảm cao đẹp ở học sinh - những công dân tương lai có sự phát triển trí tuệ cao và tình cảm cao đẹp. Con đường để hình thành nên những tình cảm đó không phải đơn thuần là những răn dạy chung chung, mà phải là các rung động thực sự khi chúng ta tạo điều kiện để nó xuất hiện ở các em. Tình yêu Tổ quốc, sự sẵn sàng hi sinh vì lí tưởng cao cả khó có thể hình thành từ những thuyết giáo trừu tượng. Bên cạnh đó cũng phải thấy rằng để hình thành
  73. tình cảm phải có thời gian lâu đài và phải kiên trì. Các xúc cảm khi đã nảy nở phải có cơ hội để lặp lại để chủ thể trải nghiệm khắc sâu hơn. Rõ ràng, giáo dục tình cảm phải có con đường riêng của nó, phải dựa trên các quy luật của sự hình thành tình cảm. "Dạy khoa học tự nhiên, ta có thể dùng định lí, dùng công thức. Nhưng xây dựng con người, xây dựng tình cảm không thể theo công thức được" - Lê Duẩn. Giáo dục tình cảm cần chú ý đến cả 2 mặt: hình thành những tình cảm đúng đắn tết đẹp và cải tạo những tình cảm tiêu cực Các tình cảm tiêu cực khi đã hình thành muốn thay đổi, xoá bỏ không thể một sớm một chiều mà đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ ở những người làm công tác giáo dục. Có nhận thức đúng đắn như vậy mới có thể tổ chức hoạt động giáo dục lại có hiệu quả. Created by AM Word2CHM
  74. II - Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH à Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ Con người không chỉ phản ánh hiện thực khách quan trong các cảm giác, tri giác, tư duy tình cảm mà còn tác động và làm thay đổi môi trường xung quanh, thay đổi bản thân con người, cộng đồng, xã hội. Trong quá trình tác động vào hiện thực khách quan, con người thường gặp nhiều khó khăn do nhân tố chủ quan và khách quan mang lại. Muốn đạt được mục đích đề ra, con người phải nỗ lực, phải có ý chí để khắc phục những khó khăn đó. Trong hoạt động sống của mình, loài vật cũng tác động vào môi trường bên ngoài, nhưng sự tác động đó xảy ra trong quá trình thích nghi không có ý thức với môi trường. Engels đã nhận xét rằng, không thể phủ nhận khả năng ở loài vật hoạt động một cách có kế hoạch, có định trước rằng, khả năng đó phát triển tương ứng với sự phát triển của hệ thần kinh và đạt trình độ khá cao ở loài có vú. Sau đó, Engels cũng chỉ rõ rằng, tất cả những hành vi có kế
  75. hoạch của tất cả các loài vật đều không để lại trong thiên nhiên dấu vết ý chí của mình, việc đó chỉ có con người mới làm được Con vật chỉ sử dụng thiên nhiên bên ngoài và tạo nên trong đó những biến đổi đơn thuần về sự tồn tại của mình, còn con người thì bằng trí tuệ của mình đã buộc thiên nhiên phục vụ cho mục đích của mình. Hoạt động của con người luôn có ý thức, ý chí trên cơ sở nhận thức về mục đích và phương tiện cần thiết để đạt mục đích đó. Vậy ý chí là gì? Thế nào là hành động, ý chí? 1. Ý chí 1.1. Một số học thuyết về ý chí a. Quan niệm duy ý chí của các nhà duy tâm chủ quan Quan niệm của các nhà duy tâm chủ quan Mach Ernst (Áo, 1838 - 1916), Cam Manuyen (Đức, 1724 - 1804), Beccli Giooc (Anh, 1684 - 1753), cho rằng: ý chí là một loại hiện tượng tinh thần không có liên quan gì đến hoạt động của não. Thuyết Duy lí về ý chí mà tác giả của nó là Mâyman (Mĩ) đã coi nguồn gốc hoạt động ý chí của con
  76. người là những biểu hiện phức tạp của ý thức như cảm giác và ý chí. Theo họ, mọi cảm giác mà con người cảm thấy cũng đều liên quan đến các biểu tượng nhất định, chúng liên quan đến cả ý chí là cái mà con người "không có biểu tượng". Ý thức của con người chứa đầy những biểu tượng có độ phức tạp khác nhau. Theo Thuyết Lí trí thì mỗi một biểu tượng đó đểu đấu tranh để dành vị trí ưu thế của mình trong ý thức. Trong cuộc đấu tranh đó, các biểu tượng rõ ràng và rành mạch hơn sẽ chiến thắng và trở thành cơ sở ban đầu cho các quá trình ý chí: các khát vọng ý chí xuất hiện trong quá trình đấu tranh của các biểu tượng. Các biểu tượng đóng vai trò là động cơ của hành động: giữa khát vọng hành động và bản thân hành động hình thành nên mối liên hệ bảo đảm cho hành động xảy ra trực tiếp ngay sau khi có biểu tượng xác định hành động đó. Ý chí phát triển trong quá trình nhiều lần động cơ chuyển thành hành động. Theo quan điểm của Thuyết Lí trí thì việc giáo dục ý chí sẽ được vững chắc thêm bằng luyện tập lập lại các mối liên hệ kết hợp giữa các biểu tượng vẽ mục đích và các hành động tương ứng.
  77. Những người bảo vệ Thuyết Duy ý chí là Vuntơ, Đ. Jemxơ đã đứng trên quan điểm ngược lại và khẳng định tính tự tồn tại và không phụ thuộc ngay từ đầu của ý chí vào cảm giác và biểu tượng. Theo thuyết này thì bản thân các biểu tượng và cảm giác nảy sinh từ cơ sở ý chí là cái chủ yếu nhất trong ý thức của con người. Các khát vọng và thiên hướng kích thích con người tạo nên cơ sở của ý thức, còn các tư tưởng vận động mà ta cần phải phân biệt với vận động là cơ sở của ý chí, "sự tạo nên ý chí" chỉ đơn thuần là một hiện tượng tâm lí luôn luôn xuất hiện ở nơi có trạng thái tâm lí bền vững dưới dạng tư tưởng vận động. Cái có liên quan đến các hành vi vận động kèm theo tư tưởng vận động là hiện tượng thứ hai do các quá trình thần kinh tương ứng với tư tưởng đó xác định. Nếu các trung tâm thần kinh hoạt động một cách đúng đắn thì động tác được thực hiện một cách bình thường. Những việc không có vận động, không có "hiện tượng thứ hai đó" do những nguyên nhân nhất định, vẫn không làm thay đổi gì trong quá trình ý chí. "Sự tạo nên ý chí" như là một quá trình tâm lí, vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Theo họ, trong việc giáo dục ý chí chỉ cần làm xuất hiện ở trẻ em trạng thái ý thức bền
  78. vững dưới một dạng nào đó của tư tưởng vận động là đủ. b. Quan niệm của các nhà duy tâm khách quan Các nhà duy tâm khách quan (thật ra cũng là chủ nghĩa chủ quan vì cố ý che đậy những quy luật khách quan thực sự sự phát triển của xã hội, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột) cho rằng: "ý chí" không có bản ngã mà chỉ là phản ánh thế giới mà thôi, nó không chịu chế ước của bất cứ trường hợp nào. Theo họ, con người hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan, mọi hành động của con người do hiện thực khách quan chi phối, con người không có bản ngã, không có ý thức. Hiện thực khách quan hoàn toàn quyết định ý chí con người. Đó cũng là quan niệm của A. Henvetiúyclêdơ (1715 - 1771) - đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật và vô thần luận pháp hồi thế kỉ XVIII đề xướng. Ông chủ trương áp dụng nguyên tắc duy vật chủ nghĩa vào việc nghiên cứu sinh hoạt xã hội. Nhưng cũng như tất cả những nhà duy vật trước Mác, ông đã có một quan điểm duy tâm chủ nghĩa về lịch sử khi tuyên bố rằng, con người là một sản phẩm của hoàn cảnh xung quanh, rằng tính cách con người
  79. không phải là bẩm sinh mà là do kinh nghiệm và hoàn cảnh xung quanh quyết định, con người không có khả năng làm chủ bản thân mình. Tóm lại mặc dù có sự khác nhau, tất cả các thuyết duy tâm về ý chí đều mang một nét chung tiêu biểu: khi phân tích các nguyên nhân kích thích hoạt động ý chí của con người, đều không vượt ra khỏi ranh giới của các hiện tượng tâm lí chủ quan và chỉ xem xét hành vi và ý chí ngay trong một quá trình tâm lí nhất định tạo nên cấu trúc của hành vi đó. Họ cố gắng tìm những nguyên nhân kích thích ý chí ở ngay trong bản thân quá trình ý chí, đồng thời đưa lên hàng đầu những yếu tố tâm lí nào đó của quá trình đó hoặc là biểu tượng, hoặc là cảm giác hoặc là khát vọng Cách đặt vấn đề như vậy dẫn đến chỗ ý chí con người đã bắt đầu được xem xét một cách duy tâm như một quá trình tâm lí chủ quan, tự khép kín mình lại và phát triển theo những quy luật tâm lí đặc trưng cho bản thân quá trình đó tách rời khỏi các điều kiện tồn tại và hoạt động lao động của con người. c. Thuyết Cảm xúc Carroll Elzard, nhà tâm lí học Mĩ, cho rằng:
  80. những cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ chính của con người. Ông cũng như một số tác giả khác đều coi chính sự xúc động sinh ra từ kinh nghiệm đảm bảo trạng thái động cơ hiện thời, mà đến lượt mình trạng thái ấy làm biến đổi, kiểm soát và điều khiển hành vi từ thời điểm này đến thời điểm khác. Những người theo Thuyết Cảm xúc cho rằng, nguyên nhân gây ra hành động ý chí, làm cho con người có ý chí là cảm xúc. Theo họ, cơ sở của ý chí là khát vọng được kéo dài sự thoả mãn và tránh sự đau khổ. Carroll Elzard cho rằng, ý chí là ước vọng chiến thắng một khát vọng khác, sự tranh chấp giữa các ước vọng là bản tính, sự quyết định là sự chiến thắng của ước vọng mạnh nhất. Hành động của con người là do các cảm xúc mà con người đó rung động trong thời điểm ấy gây nên. Các biểu tượng mà không kèm theo cảm xúc thì vẫn chỉ là những "tư tưởng lạnh lùng" và không thể gây nên một động tác ngay cả rất đơn giản như giơ tay lên. Các khát vọng ý chí không phải xuất hiện ở nơi mà tất cả đối với họ đều là thờ ơ. Chúng xuất hiện ở nơi mà những người, những vật xung quanh người đó, những ý nghĩa và tư tưởng nảy sinh ở người đó được các cảm xúc tô điểm cho trở nên hấp
  81. dẫn hơn hoặc kích thích, thúc đẩy người đó có thái độ tốt hay xấu đối với bản thân mình. Như vậy, theo Thuyết Cảm xúc thì có thể tiến hành giáo dục ý chí thông qua giáo dục cảm xúc; ý chí của con người mạnh hay yếu chỉ phụ thuộc vào mức độ cảm xúc làm cơ sở cho ý chí đó. Thuyết Duy lí trí và Thuyết Cảm xúc của ý chí không thừa nhận tính độc lập của các quá trình ý chí. Họ cho rằng, ý chí là hiện tượng thuộc bậc thứ hai và được tạo nên trên cơ sở của các quá trình ý thức khác hoặc là các biểu tượng hoặc là của các cảm giác. Nhận xét, mặc dù có sự khác nhau nhưng tất cả các thuyết duy tâm về ý chí đều mang một số nét chung tiêu biểu: - Khi phân tích các nguyên nhân kích thích hoạt động ý chí của con người, những người theo các thuyết đó đã không vượt khỏi ranh giới của các hiện tượng tâm lí chủ quan mà chỉ xem xét hành vi ý chí ngay trong một quá trình tâm lí nhất định tạo nên cấu trúc của hành vi đó. - Họ cố gắng tìm những nguyên nhân kích thích ý chí ở ngay trong bản thân quá trình ý chí, đồng
  82. thời, đưa lên hàng đầu những yếu tố tâm lí nào đó của quá trình đó hoặc là biểu tượng, hoặc là cảm giác, hoặc là khát vọng. Cách đặt vấn đề như vậy dẫn đến chỗ xem xét ý chí của con người một cách duy tâm, như một quá trình tâm lí chủ quan tự khép kín mình lại và phát triển theo những quy luật tâm lí đặc trưng cho bản thân quá trình có, tách rời khỏi các điều kiện tồn tại và hoạt động lao động của con người. Thực ra, năng lực kiểm soát, điều chỉnh hành vi một cách có ý thức nảy sinh trong hoạt động lao động. Ý chí là một mặt đặc trưng của tâm lí người. Bởi vì con vật chỉ thích ứng một cách thụ động với thiên nhiên, còn con người bằng lao động - một hoạt động có ý thức đã chinh phục, cải biến thiên nhiên. Ý chí của con người được hình thành trong quá trình lao động, ngay cả hoạt động lao động đơn giản nhất (ví dụ: việc săn bắt thời nguyên thủy ) cũng đòi hỏi con người có phẩm chất ý chí nhất định. Engels đã nói: “Loài người càng cách xa loài vật thì tác động của con người vào giới tự nhiên, càng mang tính chất của một loài động vật có tính toán trước, tiến hành một cách có phương pháp, hướng vào những mục đích nhất định đã đề ra từ trước”.
  83. Thực chất, nguồn gốc ý chí không phải là cảm xúc ước vọng, vì có lúc chúng mang tính chất bột phát trong thực tiễn cuộc sống, có nhiều biểu tượng, ước vọng, cảm xúc không dẫn tới hành động ý chí. d. Thuyết Xã hội Một trong những đại diện của thuyết này là Blonche (người Pháp) cho rằng, người ta chỉ có ý chí khi phụng sự một lí tưởng cao cả; muốn vậy, phải gạt bỏ những quyền lợi thấp hèn. Do đó, ông cho rằng, ý chí chỉ thực hiện những mệnh lệnh của tập thể, mệnh lệnh xã hội, ý chí và lí trí là hai món quà quý giá mà xã hội đã đặt vào trong mỗi chúng ta. Thực ra, yếu tố xã hội rất quan trọng và đóng vai trò quyết định, song nếu sự quyết định của cá nhân là hoàn toàn do thi hành mệnh lệnh của xã hội, của tập thể một cách thụ động, máy móc, mù quáng thì không còn là hành động ý chí nữa. Sự thi hành mệnh lệnh của xã hội, của tập thể phải được chính cá nhân cân nhắc, chọn lọc, quyết định. Vì vậy, ý chí là do cá nhân quyết định chứ không phải do hoàn cảnh xã hội quyết định. e. Quan niệm của các nhà tâm lí học duy vật
  84. biện chứng Quan điểm duy vật biện chứng về ý chí chỉ rõ rằng, khả năng để hoạt động ý chí cũng như tất cả chức năng tâm lí khác của con người đã xuất hiện và hoàn thiện trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người liên quan đến phát triển và các quan hệ lao động và các quan hệ xã hội. Vì vậy, không nên xem xét bản chất của ý chí ở sự kích thích "đơn thuần ý chí" trần trụi, tách rời nội dung dưới bất kì dạng nào đối với hành động. Mỗi một sự kích thích ý chí về bản chất, ngay khi mới xuất hiện đã chứa đựng nội dung: cơ sở của sự kích thích ý chí đó là sự hiểu biết về mục đích và phương thức đạt mục đích đó. Nhưng những hiểu biết đó là san phẩm của kinh nghiệm chung của loài người (bởi kinh nghiệm của cá nhân con người là kinh nghiệm của tồn tại xã hội). Tất cả những tác nhân kích thích về trí tuệ và đạo đức đối với hành động vừa làm giàu thêm ý thức của con người bằng sự đấu tranh của mình, vừa tự rút ra kết luận về trí tuệ và đạo đức của người đó trong giây phút hành động đó xảy ra. Bởi vì, bất kì một hoạt động tinh thần nào dù có đơn giản đến đâu đi chăng nữa, cũng đều là kết quả của sự phát triển đã qua và hiện tại của con người.
  85. 1.2. Khái niệm ý chí Ý chí của con người gắn liền với hành động nhất định. Vì vậy một số nhà tâm lí học không đề cập tới khái niệm ý chí mà chỉ nêu ra khái niệm hành động ý chí. Song nhiều nhà tâm lí học Nga cho rằng, cần phân biệt ý chí và hành động ý chí. Theo V. A. Petropxki: ý chí gắn liền với tính tích cực của con người. Ý chí là hình thức đặc biệt của tính tích cực của con người, quy định sự điều chỉnh hành vi của con người kìm hãm hay thúc đẩy chúng, xem xét các giá trị của những cấu trúc hành động khác nhau phù hợp với mục đích đặt ra. Theo A. Rudik: ý chí gắn liền với mục đích có ý thức. Ý chí là khả năng của con người hoàn thành những hành động đã định nhằm đạt được mục đích đã đặt ra; là khả năng điều hoà có ý thức hoạt động của và điều khiển hành vi của bản thân. Các quan niệm trên cho thấy: ý chí là phẩm chất tâm lí của con người, là thuộc tính của nhân cách và bao giờ cũng gắn liền với mục đích có ý nghĩa nhất định.
  86. Do đó, ý chí là mặt năng động của ý thức giúp con người điều khiển và điều chỉnh những hoạt động cá nhân, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại nhằm đạt được mục đích đã đề ra. - Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn. Ở đó con người tự giác thực hiện mục đích của hành động, đấu tranh, động cơ, lựa chọn các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra. - Ý chí thể hiện cả mặt năng động của tình cảm đạo đức, là hình thức điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người. Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở cường độ ý chí mạnh hay yếu mà điều chủ yếu là ở nội dung đạo đức có ý nghĩa của mục đích mà ý chí nỗ lực vươn tới. 1.3. Các phẩm chất cơ bản của ý chí Trong khi thực hiện những hành động ý chí, con người sẽ hình thành cho mình những phẩm chất ý chí vừa đặc trưng cho họ, với tư cách là một nhân
  87. cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động. Ý chí được thể hiện ở các phẩm chất sau: a. Tính mục đích Tính mục đích là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí. Đó là kĩ năng con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần và xa, biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy. Tính mục đích của ý chí cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác. Tính mục đích của ý chí phụ thuộc vào thế giới quan và nhân sinh quan, vào nội dung đạo đức và tính giai cấp của con người mang ý chí. b. Tính độc lập Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định theo quan điểm và niềm tin của mình chứ không chịu ảnh hưởng của một ai. Tính độc lập không loại trừ việc con người tự giác nghe theo những ý kiến của người khác và chấp nhận những lời khuyên của mọi người nếu ý kiến và lời khuyên ấy là đúng đắn. Tuy nhiên, người có ý chí không phải là những người dễ bị ám thị, dễ dàng từ bỏ ý kiến của mình, vui vẻ phục tùng người khác kể cả khi người khác sai.
  88. Tính độc lập cũng không có nét nào giống với tính bướng bỉnh, tính phủ định. Nghĩa là bất luận đúng hay sai đều chống lại những ảnh hưởng bên ngoài. Nếu dễ bị ám thị thúc đẩy con người thực hiện những hành động không phù hợp với ý định và niềm tin của họ, thì tính phủ định đẩy họ đến những hành động không suy nghĩ, trái ngược với những người khác một cách vô nguyên tắc. Tính độc lập cũng giúp con người hình thành niềm tin và sức mạnh của mình. c. Tính quyết đoán Đó là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời và cứng rắn mà không có những sự dao động không cần thiết trên cơ sở có sự cân nhắc kĩ càng, chắc chắn chứ không phải trong những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu phán đoán. Con người quyết đoán là con người tin tưởng sâu sắc rằng mình phải làm như thế này, mà không thể làm như thế khác. Kĩ năng thể hiện tính quyết đoán là một phẩm chất quan trọng của nhà giáo. Tiền đề của tính quyết
  89. đoán là tính dũng cảm. Người không có tính dũng cảm thì không thể là người quyết đoán được. Bởi vì, người quyết đoán phải luôn luôn hành động có suy nghĩ nhưng đồng thời phải nhanh chóng, đúng lúc, không được dao động và hoài nghi. d. Tính kiên cường Tính kiên cường của ý chí nói lên cường độ ý chí cho phép con người có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong những hoàn cảnh khó khăn và kiên trì thực hiện đến cùng mục đích đã xác định. e. Tính bền bỉ (hay kiên trì) Phẩm chất này được thể hiện ở kĩ năng đạt được mục đích đề ra của con người, dù con đường đạt tới chúng có lâu dài và gian khổ đến đâu chăng nữa. Tính bền bỉ được biểu hiện ở sự khắc phục những trở ngại bên ngoài và bên trong. Người có ý chí có khả năng duy trì sự nỗ lực một cách không mệt mỏi. Khó khăn chỉ làm tăng sự mong muốn tiếp tục công việc ở họ. Tính bền bỉ là một phẩm chất ý chí rất cần trong giáo dục vì sự nghiệp “trồng người” không phải là một việc làm đơn giản, dễ dàng. Không được đồng nhất tính bền bỉ với sự lì lợm, đó là trường hợp con người
  90. không có khả năng từ bỏ sự quyết định sai lầm (do tính tự ái nhỏ nhen của mình). Người lì lợm là người kém ý chí. Tính bền bỉ cũng không phải là sự bướng bỉnh. f. Tính tự chủ Đó là khả năng con người làm chủ được bản thân, duy trì được sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình. Người tự chủ thắng được những thúc đẩy không mong muốn, những tác động có tính xung động, những xúc động (giận dữ, sợ hãi) ở trong mình. Tính tự chủ làm cho con người tự phê phán mình, giúp họ tránh được những hành vi không suy nghĩ. Tính tự chủ rất quan trọng đối với người thầy giáo. Nó giúp họ tránh được những nóng giận, khắc phục được tính cục cằn, cũng như những trạng thái tâm lí khác (buồn chán, hoang mang ) nảy sinh ở họ khi làm việc với tập thể (đồng nghiệp hoặc học sinh) hay từng cá nhân Trong hoạt động thường ngày, khái niệm "tính tự chủ" được thu hẹp lại: người ta chỉ dùng nó khi nói với xúc cảm của con người mà thôi, khi muốn nhấn mạnh khả năng tự kiềm chế những xúc cảm của mình,
  91. được gắn liền với những phản ứng ngôn ngữ và chân tay. Sở dĩ như vậy là vì phẩm chất ý chí này được thể hiện rõ rệt nhất trong phạm vi điều chỉnh các xúc cảm. g. Tính dũng cảm Đó là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích, bất chấp khó khăn, nguy hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân. h. Tính tự kiềm chế Đó là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ của bản thân mình, kìm hãm những hành động cho là không cần thiết hoặc có hại trong trường hợp cụ thể. Các phẩm chất ý chí của nhân cách nói trên luôn gắn bó hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau, tạo nên ý chí cao của con người. Các phẩm chất ý chí thể hiện trong hành động ý chí. 1.4. Ý chí và những đặc điểm tâm lí khác của nhân cách a. Ý chí với xu hướng Trong quá trình hoạt động của con người bao
  92. giờ cũng có những khó khăn chủ quan và khách quan từ đó sẽ nảy sinh ra mâu thuẫn: nhu cầu cá nhân với yêu cầu xã hội; nguyện vọng cá nhân và khả năng hiện thực Sự xuất hiện khó khăn, sự đấu tranh giải quyết mâu thuẫn càng gay gắt đòi hỏi ý chí con người càng cao. b. Ý chí với lí tưởng (lí tưởng là mặt biểu hiện tập trung nhất của xu hướng): Để đạt đến lí tưởng, con người phải có ý chí, từ đó nảy sinh khát vọng hành động để đạt được lí tưởng đó. c. Ý chí với tính cách Ý chí là rường cột của một tính cách đã hình thành và ổn định. Giá trị chân chính của ý chí không phải ở chỗ ý chí đó như thế nào (tức là cao hay thấp, mạnh hay yếu) mà còn ở chỗ nó được hướng vào cái gì? Cho nên, cần phải phân biệt mức độ ý chí hay cường độ ý chí với nội dung đạo đức của ý chí. Chỉ có ý chí được giáo dục về mặt đạo đức mới có thể giúp con người thực hiện được những chuyển biến to lớn, có những sự nghiệp lớn lao. Giá trị của tính cách cao hay thấp cũng phần nào thể hiện ở ý chí của con
  93. người. Ngược lại, một con người có ý chí mạnh mẽ, có nghị lực sẽ rèn luyện cho mình tính cách mạnh mẽ, sửa chữa được những lỗi lầm mắc phải. Vì vậy, một nghị lực vĩ đại chỉ được sinh ra cho những mục đích vĩ đại. d. Ý chí với tình cảm Mối quan hệ giữa ý chí và tình cảm cũng rất mật thiết. Con người có ý chí sẽ biết làm chủ những xúc động, xúc cảm, tình cảm của mình, không quá vui, không quá buồn chán, sợ hãi Đồng thời, khi con người có tình cảm sâu sắc, bền vững đúng mực sẽ làm cho ý chí của con người thêm mạnh mẽ vượt qua khó khăn để giữ vững và bảo vệ tình cảm sâu sắc của mình như ca dao Việt Nam đã khái quát: Yêu nhau mây núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, ngàn đèo cũng qua đ. Ý chí với năng lực - E. Êđinsơn nhà bác học người Anh đã khái quát: thiên tài chỉ có 1%, còn 99% là mồ hôi và nước
  94. mắt. Như thế có nghĩa, để có một năng lụực nào đó con người cần phải có ý chí, nghị lực, phấn đấu đến cùng cho dù khó khăn gian khổ để đi đến mục đích con người đặt ra như: trở thành người thầy giáo, nhà kiến trúc sư có năng lực. Thực tế cho thấy, có những người chẳng may bị tàn tật nhưng có ý chí phi thường đã vượt lên số phận và khắng định tài năng của mình như trong âm nhạc, toán học, văn học e. Ý chí với khí chất - Khí chất là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ, nhịp độ các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. Mặt khác, khí chất thường được coi là hình thức biểu hiện của các hoạt động tâm lí. Vì vậy, con người có ý chí sẽ làm chủ được những biểu hiện của hoạt động tâm lí, không để cho những hoạt động tâm lí ấy quá mạnh hoặc quá yếu, làm cho hành vi cử chỉ của con người tương ứng với hệ thống thái độ của họ đối với các mặt khác nhau của hiện thực. Ngược lại, khí chất cũng ảnh hưởng nhất định đến sự biểu hiện mạnh hay yếu, tính kiềm chế cao hay thấp của ý chí.
  95. 2. Hành động ý chí 2.1. Khái niệm hành động ý chí Ý chí là một phẩm chất quan trọng của nhân cách. Nhân cách con người nói chung và các phẩm chất ý chí nói riêng của họ được thể hiện trong các hành động, nhằm thực hiện một mục đích được đề ra từ trước. Vậy, hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra. Có nhiều loại hành động khác nhau và không phải hành động nào của con người cũng là hành động ý chí - nghĩa là, không phải hành động nào cũng biểu lộ được ý chí của con người. - Các nhà tâm lí cho rằng có ba đặc tính sau đây trong hành động: + Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức. + Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích
  96. + Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh sự nỗ lực để khắc phục những khó khăn, trở ngại bên ngoài và bên trong quá trình thực hiện mục đích. - Từ ba đặc tính trên người ta chia ra ba loại hành động ý chí như sau: + Hành động ý chí đơn giản: đó là những hành động có mục đích rõ ràng nhưng những đặc điểm sau không thể hiện đầy đủ hoặc loại hành động này còn mang tính có chủ định, hay hành động tự ý. + Hành động ý chí cấp bách: đó là những hành động xảy ra trong một thời gian rất ngắn, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng. Trong hành động này các đặc điểm trên dường như hoà nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng. + Hành động ý chí phức tạp: đó là loại hành động ý chí điển hình, trong đó cả ba đặc điểm trên được thể hiện một cách đầy đủ, rõ ràng. Ý chí của con người được bộc lộ chính là trong loại hành động ý chí phức tạp này.
  97. - Hành động ý chí có những đặc điểm sau: + Nguồn kích thích hành động ý chí không phải do cường độ vật lí quyết định trực tiếp mà thông qua cơ chế động cơ hoá hành động. Trong đó, chủ thể nhận thức ý nghĩa của kích thích để từ đó quyết định có hành động hay không. Đối với con người, điều quyết định không phải là cường độ vật lí của kích thích mà chính là sự hiểu biết ý nghĩa của nguồn kích thích ấy đối với giá trị của cuộc sống sẽ quyết định phương hướng hành động. Nói như thế có nghĩa, đó không phải là sự đấu tranh tự phát giữa các trung tâm thần kinh mà là sự điều chỉnh một cách có ý thức những nhu cầu, hứng thú, tình cảm của người đó quy định phương hướng hành động. Nguồn kích thích của con người chủ yếu là nguồn kích thích bằng ngôn ngữ thông qua tư duy (nói, viết) thể hiện động cơ tâm lí của hành động ý chí. + Hành động ý chí có tính mục đích rõ ràng và chứa đựng nội dung đạo đức. + Hành động ý chí bao giờ cũng có sự lựa chọn phương tiện và biện pháp tiến hành.
  98. + Hành động ý chí luôn có sự điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra của ý thức, luôn có sự nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đề ra. 2.2. Các giai đoạn của hành động ý chí a. Một số quan niệm về các giai đoạn của hành động ý chí - Quan niệm của các nhà tâm lí học cổ đại: Theo họ hành động ý chí diễn ra theo bốn giai đoạn: 1) Quan niệm là sự nhận định được mục đích muốn đạt được và những phương tiện để thực hiện. 2) Bàn tính: là sự tính toán cân nhắc những lí do lợi hại để có thể hành động hoặc không (Ở đây có vai trò của đấu tranh động cơ). 3) Quyết định: là giai đoạn chọn lựa con đường nên theo hành động một cách dứt khoát. 4) Thực hiện: là giai đoạn bắt tay vào hành động - đó là giá trị thực hiện của hành động ý chí. Tuy sự phân chia trên còn đơn giản, không đúng cho mọi trường hợp, song về cơ bản là hợp lí.