Bài giảng Các dược phẩm gây tê
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các dược phẩm gây tê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cac_duoc_pham_gay_te.ppt
Nội dung text: Bài giảng Các dược phẩm gây tê
- CÁC DƯỢC PHẨM GÂY TÊ LOCAL ANESTHETICS
- I. ĐỊNH NGHĨA ⚫ Các dược phẩm gây tê là thuốc có khả năng ức chế chuyên biệt và tạm thường luồn xung động thần kinh từ ngoại vi về trung ương, làm mất cảm giác (cảm giác đau, nóng, lạnh, ) của một vùng cơ thể nơi đưa thuốc. Liều cao, thuốc ức chế cả chức năng vận động. 2
- I. ĐỊNH NGHĨA ⚫ Các DP gây tê ngăn chặn sự dẫn truyền XĐTK tại mô thần kinh mà nó tiếp xúc, với nồng độ thích hợp 3
- 1.1. THỜI GIAN TIỀM PHỤC VÀ THỜI GIAN TÁC DỤNG ⚫ Thời gian tiềm phục ⚫ Thời gian tác dụng Dài hay ngắn phụ thuộc vào: ➢ Tốc độ bị khử tại nơi tiếp xúc. ➢ Tốc độ phân hủy sau khi được hấp thu vào máu và qua gan. ➢ Ảnh hưởng của thuốc co mạch phối hợp. 4
- 1.2. Những đặc tính của một DP gây tê ⚫ Không gây tổn thương mô thần kinh. ⚫ Có hiệu ứng gây tê chuyên biệt, độc tính toàn thân thấp. ⚫ Có hiệu quả tê bất chấp gây tê bằng đường nào. ⚫ Thời gian tiềm phục càng ngắn càng tốt. ⚫ Thời gian tác dụng vừa đủ thao tác kỹ thuật. ⚫ Mức độ gây tê phải đủ sâu ⚫ Không gây đặc ứng hay quá mẩn. 5
- II.1. CẤU TRÚC R''1 R"'1 O H R2 N C O [CH2]n N R3 R'1 NHÂN THƠM CHUỖI TRUNG GIAN AMIN KỴ NƯỚC Dây nối Ankyl ƯA NƯỚC Cầu nối : ▪ESTER: - CO – O - ▪AMID: - NH – CO - ▪CÊTON: - CO - 6 ▪ÊTE: - O -
- II.1. CẤU TRÚC ❖ Nhóm không phân cực thân dầu thường là nhân thơm, có ảnh hưởng đến sự khuyếch tán và hiệu lực tác dụng gây tê. ❖ Nhóm phân cực thân nước thường là nhóm amin bậc 3 (-N=) hoặc bậc 2 (-N-), qui định tính tan trong nước và sự ion hóa của dược phẩm 7
- II.1. CẤU TRÚC ❖ Chuỗi trung gian gồm: ➢ Dây Ankyl có 4-6 nguyên tử carbon (dài 6- 9nm), ảnh hưởng đến độc tính, chuyển hóa và thời gian tác dụng của thuốc. ➢ Cầu nối mang các nhóm chức khác nhau sẽ bị thủy phân nhanh hay khó bị thủy phân trong máu và gan, ảnh hưởng lên thời gian tác dụng dài hay ngắn. 8
- II.2. PHÂN LOẠI ⚫ Theo nguồn gốc: – Chiết suất từ thiên nhiên : Cocain – Tổng hợp : Procain, Lidocain 9
- II.2. PHÂN LOẠI ⚫ Theo cấu tạo hóa học: Theo đường nối giữa nhóm amin và nhân thơm. – Nhóm ester (-CO-O-) ❑ Ester của acid benzoic: Cocain ❑ Ester của PABA: Procain, Tetracain. – Nhóm amid (-NH-CO-): Lidocain, Dibucain, Mepivacain, Bupivacain, Etidocain, Prilocain. – Nhóm ether (-O-): Pramoxime (Tronothane) 10 – Nhóm cetone (-CO-): Dyclonine (Dyclone)
- II.2. PHÂN LOẠI – Các nhóm khác, không thuộc cấu trúc chung: ▪ Các dẫn xuất phenetidin: Phenacain ▪ Tinh dầu: Eugenol ▪ Ethyl chloride (C2H5-Cl): Kélène 11
- III. ĐẶC TÍNH BAZ YẾU CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ Do có nhóm amin nên thuốc là một baz yếu, có tính nhận H+. R''1 R"'1 O H R2 N C O [CH2]n N R3 R'1 + - (R1,R2,R3)N + HCl (R1,R2,R3)NH Cl B + H+ BH+ (Dạng baz, (Dạng muối, không tan tan trong nước) 12 trong nước)
- III. ĐẶC TÍNH BAZ YẾU CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ Do có nhóm amin nên thuốc là một baz yếu, có tính nhận H+. R''1 R"'1 O H R2 N C O [CH2]n N R3 R'1 + - (R1,R2,R3)N + HCl (R1,R2,R3)NH Cl B + H+ BH+ (Dạng baz, (Dạng muối, không tan tan trong nước) 13 trong nước)
- III. ĐẶC TÍNH BAZ YẾU CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ ⚫ Có thể sử dụng các DP gây tê ở hai dạng thuốc: ❖ Dạng B: Dạng baz hay dạng không ion hoá, dễ khuyếch tán qua da và niêm mạc; được dùng làm thuốc gây tê bề mặt. ❖ Dạng BH+: Dạng muối hoà tan trong nước hay dạng ion hoá, dùng cho đường tiêm chích (thường dưới dạng muối HCl) 14
- III. ĐẶC TÍNH BAZ YẾU CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ ⚫ Trong cơ thể, thuốc sau khi hấp thu sẽ tồn tại: a. Dạng baz nguyên trạng (dạng B): Thấm được qua các hàng rào màng tế bào để đi đến các receptor. b. Dạng cation (dạng BH+): Dưới tác dụng của các dung dịch đệm ở pH sinh lý, muối này có thể chuyển một phần sang dạng baz tự do, theo phương trình sau + - (R1,R2,R3)NH Cl + NaHCO3 (R1,R2,R3)N + NaCl + H2CO3 15
- III. ĐẶC TÍNH BAZ YẾU CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ c. Trên receptor: ➢ Dạng baz có thể chuyển sang dạng cation theo phương trình sau: + - (R1,R2,R3)N + H2O (R1,R2,R3)NH + OH ➢ Dạng BH+ là dạng hoạt động chủ yếu ở vị trí receptor, thể hiện sự tương tác ưu tiên hơn lên receptor ở kênh Na+ 16
- III. ĐẶC TÍNH BAZ YẾU CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ Quá trình thâm nhập của thuốc tê qua màng tế bào để gắn vào receptor Dạng baz, hấp thu trực tiếp Dạng ion,muối tan trong dung dịch Đường tiêm chích HẤP THU Hệ thống đệm của mô + - (R1,R2,R3)N + NaCl + H2CO3 (R1,R2,R3)NH Cl + NaHCO3 Chuyển thành dạng [B], Dạng [BH+], không qua được màng tế bào qua được màng tế bào MÀNG TẾ BÀO + - (R ,R ,R )NH+ (R1,R2,R3)N + H2O (R1,R2,R3)NH + OH 1 2 3 Gắn kết lên Bị ion hoá thành amoni bậc 4 mang điện (+), gắn Receptor 17 được vào Receptor
- III. ĐẶC TÍNH BAZ YẾU CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ PHƯƠNG TRÌNH HENDERSON – HASSELBALCH ❖ Tác dụng của DP gây tê phụ thuộc vào sự hình thành tỷ lệ BH+/B trong cơ thể hay trong các tổ chức. ❖ Tỷ lệ tương đối của BH+/B bị chi phối bởi: – pKa của thuốc. – Và pH của các dịch trong cơ thể. Tương ứng với phương trình Henderson-Hasselbalch: [BH+] [phần ion hoá] pKa= pH + log = pH + log [B] [phần không ion hoá] 18
- III. ĐẶC TÍNH BAZ YẾU CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ PHƯƠNG TRÌNH HENDERSON – HASSELBALCH [BH+] pKa= pH + log [B] ❑ pKa: Hằng định, trong khoảng 8-9. ❑ Có 2 trường hợp xảy ra: 1. pH log[BH+]/[B] [BH+] hoặc [B] Thuốc chủ yếu ở dạng [B], dễ được hấp thu hơn qua màng tế bào. 2. pH log[BH+]/[B] [BH+] hoặc [B] 19 Thuốc chủ yếu ở dạng [BH+], ít được hấp thu hơn.
- III. ĐẶC TÍNH BAZ YẾU CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ Trên thực tế: – Khi pH thay đổi trong khoảng 7.2 -9.6: hiệu ứng gây tê vẫn xảy ra. – Ở mô bình thường với pH sinh lý: có khoảng 5- 20% dược phẩm ở dạng B. Tỷ số này tuy nhỏ nhưng đủ để thuốc khuyếch tán qua mô liên – Ở các vùng viêm, pH khoảng 5.0- 5.5: Hầu hết dược phẩm ở dạng BH+, chỉ có khoảng 0.01% – 0.1% ở dạng B. Trong môi trường với pH này, hiệu ứng gây tê của dược phẩm bị giảm hoặc mất hẳn. 20
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ Các DP gây tê ngăn chặn sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh tại màng tế bào bằng cách ngăn chặn sự tăng tính thấm của màng tế bào đối với ion Na+, dẫn đến việc màng tế bào không khử cực được nên sự dẫn truyền xung động thần kinh không thực hiện được. Tác động này là do các DP gây tê tác động trực tiếp lên các kênh ion Na+ phân bố trên màng tế bào 21
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Sự hình thành điện thế màng tế bào 22
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Sự hình thành điện thế màng tế bào 23
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Sự hình thành điện thế màng tế bào 24
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Sự hình thành điện thế màng tế bào 25
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Sự hình thành điện thế màng tế bào 26
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 2. Sự hình thành và dẫn truyền của xung động thần kinh 27
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 2. Sự hình thành và dẫn truyền của xung động thần kinh 28
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 3. Sinh học phân tử của kênh Natri điện thế Kênh Natri điện thế: – Là protein. – Phức hợp heterotrimeric của những protein được Glycosyl hoá, gồm 3 tiểu đơn vị (Subunit): α, β1, và β2. – Chỉ các Subunit α mới cần thiết cho việc hình thành chức năng của 29 kênh Natri.
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 4. Cơ chế tác động ❑ Tương tác xảy ra giữa dược phẩm với các receptor nằm ở gần phần cuối bên trong nội bào của kênh Natri điện thế. ❑ Sự tương tác xảy ra dẫn đến sự ngăn chặn dòng Na+ đi từ ngoại bào vào. ❑ Khi dòng ion Na+ bị ngăn chặn khắp trên chiều dài tới hạn của sợi thần kinh thì sự dẫn truyền ngang qua các vùng bị chi phối bởi sợi thần kinh này sẽ không thể có được (nghĩa là sự thành lập điện thế động bị hủy bỏ). 30
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 4. Cơ chế tác động Tác dụng ngăn chặn luồng Na+ đi vào của các dược phẩm gây tê được giải thích bằng các giả thuyết như sau: 2.1. Thuốc sẽ chẹn lối đi vào của dòng ion Natri bằng cách xâm nhập vào bên trong kênh ion theo con đường thân dầu hoặc thân nước. Khi gắn lên Receptor tại kênh Natri điện thế, các dược phẩm gây tê sẽ: 31
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 4. Cơ chế tác động ➢ Hoạt động như một chất chẹn, nút kín kênh Natri lại, ngăn chặn một cách vật lý học sự thẩm thấu của ion Na+. ➢ Gắn kết lên protein cấu tạo của kênh Natri điện thế, làm biến dạng đi cấu trúc của kênh ion trên một phạm vi đủ không cho phép sự xuyên thấm của ion Natri từ ngoài vào. 32
- IV. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 4. Cơ chế tác động 2.2. Các dược phẩm gây tê làm tăng khả năng gắn kết ion Ca2+ lên màng tế bào thần kinh, dẫn đến việc làm biến đổi điện thế bề mặt màng tế bào. Điện tích (+) của ion Ca sẽ làm tăng ngưỡng điện thế kích thích cần có để mở kênh Natri. Các dược phẩm gây tê cũng có thể ngăn chặn được hoạt động của kênh Kali điện thế, nhưng sự tương tác này đòi hỏi phải có những nồng độ cao của thuốc. 33
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Hiệu ứng gây tê tại chỗ ❖Tác động của thuốc không chỉ trên sự mất đi của cảm giác, mà còn cả trên chức năng vận động và tự chủ. ❖Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng gây tê tại chỗ của một dược phẩm gây tê: ▪ Đặc tính về cấu trúc. ▪ Ảnh hưởng của pH. ▪ Tần số kích thích ▪ Tính nhạy cảm của sợi thần kinh 34
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Hiệu ứng gây tê tại chỗ ▪ Tính nhạy cảm của sợi thần kinh: ➢ Kích thước của sợi thần kinh. ➢ Dạng giải phẫu. ➢ Vị trí giải phẫu. ➢ Độ dài tới hạn của những sợi trục được tiếp xúc trực tiếp với dược phẩm. 35
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Hiệu ứng gây tê tại chỗ ❖Hiệu ứng gây tê thông thường xảy ra theo thứ tự: ➢ Cảm giác đau mất trước. ➢ Kế đến cảm giác về nhiệt độ (nóng, lạnh) và xúc giác. ➢ Cuối cùng có thể làm mất chức năng về vận động và giao cảm. 36
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Hiệu ứng gây tê tại chỗ ❖ Có thể kéo dài tác động gây tê tại chỗ bằng cách phối hợp với thuốc co mạch. ❖ Các chất co mạch được chọn lựa sử dụng nhằm: ✓ Làm giảm tốc độ hấp thu thuốc vào máu nên làm tăng hiệu quả gây tê tại chỗ và giảm đi độc tính trên toàn cơ thể. ✓ Giảm chảy máu trong phẫu thuật. 37
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Hiệu ứng gây tê tại chỗ ❖ Các thuốc co mạch có thể gây những phản ứng bất lợi như: ❑ Làm chậm vết thương đang lành da. ❑ Gây phù hay hoại tử các mô. ❑ Một số phản ứng xấu khác như: tim đập nhanh, hồi hộp, đau thắt ngực, 38
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 1. Hiệu ứng gây tê tại chỗ ❖ Các thuốc co mạch thường dùng cho phối hợp là: ❑ Epinephrine (Adrenaline): 1/200.000, 1/100.000. ❑ Phenylephrine: (Neo Synephrine): 1/2.500 ❑ Nor epinephrine: 1/100.000, 1/50.000 ❑ Nordedrine Cobefrin, Corbasil): 1/10.000 ❑ Levonordelin (Neo cobefrin): 1/20.000 39
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 2. Hiệu ứng trên hệ thần kinh trung ương ❖ Xảy ra sau khi hấp thu ❖ Gây kích thích CNS ngắn: bồn chồn, run, co giật cấp. ❖ Liền theo là sự ức chế trầm trọng CNS, có thể gây tử vong do suy hô hấp. Là thời điểm nồng độ đạt cao nhất trong máu. ❖ Lidocain, procain có thể gây ra sự mất ý thức. 40
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 2. Hiệu ứng trên hệ thần kinh trung ương ❖ Cocain: kích thích mạnh trên CNS gây hưng phấn các trung khu về tinh thần, cảm giác và vận động. ❑ Ở liều thấp: Tạo cảm giác sảng khoái, mất mệt mỏi, gia tăng trí tưởng tượng, ảo giác; nên dễ bị lạm dụng. ❑ Sử dụng lân ngày gây nghiện, được xếp vào Bảng độc A nghiện. 41
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 3. Hiệu ứng trên tiếp hợp thần kinh cơ và synapse hạch ❖ Tác dụng hiệp đồng với Curare. ❖ Tác động đối kháng với Physostigmine. Do cạnh tranh không đối kháng với Acetylcholin trên các receptor nằm trên kênh ion, làm giảm việc truyền tín hiệu ở thần kinh-cơ do Acetylcholin đảm nhiệm. 42
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 4. Hiệu ứng trên hệ tim mạch Vị trí tác động là cơ tim. Xảy ra khi: ❑ Thuốc đạt nồng độ cao trong máu. ❑ Những hiệu ứng trên CNS đã xảy ra. Hiệu ứng này do: ❑ Tác động trực tiếp của thuốc trên tim và màng tế bào cơ trơn. ❑ Tác động gián tiếp của thuốc qua các dây thần kinh tự chủ. 43 .
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 4. Hiệu ứng trên hệ tim mạch ❖ 4.1. Hiệu ứng giống Quinidine: DP ngăn chặn hoạt động kênh Natri của tim: ❑ Dạng BH+: Ở ngoài cơ tim làm suy yếu hoạt động tạo nhịp nút xoang tim, gây tăng ngưỡng kích thích và kéo dài thời gian dẫn truyền. ❑ Dạng B: Khuyếch tán vào cơ tim, làm suy giảm cường độ của lực bóp cơ tim. 44
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 4. Hiệu ứng trên hệ tim mạch ❖ 4.1. Hiệu ứng giống Quinidine: Tạo được hiệu ứng giống Quinidine, dùng điều trị loạn nhịp tim: ❑ Lidocain. ❑ Procainamide: Dạng amid của procain, hạn chế được sự biến dưỡng nhanh trong máu và tác dụng kích thích trên CNS của procain. 45
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 4. Hiệu ứng trên hệ tim mạch ❖ 4.2. Hạ huyết áp: Thuốc làm giảm lực co bóp cơ tim nên gây giãn các tiểu động mạch, làm hạ huyết áp. Trụy tim mạch và tử vong có thể xảy ra ở liều lớn, nhất là khi phối hợp với Epinephrin. 46
- V. HIỆU ỨNG DƯỢC LỰC CỦA DƯỢC PHẨM GÂY TÊ 4. Hiệu ứng trên hệ tim mạch ❖ 4.2. Hạ huyết áp: ➢ Cocain: Gây tăng huyết áp, thúc đẩy chứng loạn nhịp tim do phong toả sự tái hấp thu lại Norepinephrine tại sợi hậu hạch trực giao cảm. ➢ Bubivacain: Độc tính trên tim cao hơn thuốc khác, nhất là khi IV có thể gây trụy tim mạch. 47
- VI. DƯỢC ĐỘNG HỌC CÁC DP GÂY TÊ LOẠI AMID ❑ Phân bố rộng khắp cơ thể sau khi hấp thu. Trong máu, liênkết chủ yếu với α1-acid glycoprotein. ❑ Tích trữ ở mô mở. ❑ Bị phá hủy bởi hệ thống enzym lưới nội chất của gan và đào thải ra nước tiểu. Độc tính loại amid xảy ra cao trên những bệnh nhân có thương tổn về gan. ❑ Tốc độ chuyển hoá ở gan xảy ra theo thứ tự: Prilocain(nhanh nhất)>Etidocain>Lidocain>Mepivacain>Bupivacain. 48
- VI. DƯỢC ĐỘNG HỌC CÁC DP GÂY TÊ LOẠI ESTER ❑ Bị thủy phân nhanh chóng bởi esterase trong máu là Butyryl cholinesterase, làm mất đi hoạt tính nên T1/2 trong máu của thuốc rất ngắn. 49
- VII. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ Lựa chọn DP gây tê cho một thủ thuật thường dựa vào khoảng thời gian tác dụng cần có: ❑ Procain, Chloroprocain có hoạt tính ngắn. ❑ Lidocain, Mepivacain, Prilocain, Cocain có tác động trung bình. ❑ Tetracain, Bupivacain, Etidocain có thời gian tác dụng dài. 50
- VII. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ Onset Thời gian Hiệu lực T ½ % gắn kết Time tác động (Procain (giờ) với (phút) = 1) protein/ H tương Ester ⚫ Cocain Trung bình 2 ⚫ Procain Ngắn 1 < 60 giây ⚫ Tetracain Dài 16 ⚫ Benzocain Chỉ dùng bề mặt Amid ⚫ Lidocain Trung bình 4 1,5 – 2 70 ⚫ Mepivacain 3 – 20 Trung bình 2 1,9 – 3,2 (NL) 75 2,7 -9,0 (Tss) ⚫ Bupivacain 2 – 10 Dài 16 2,7 (NL) 95 8,1 (Tsơ sinh) ⚫ Etidocain 3 - 5 Dài 16 2,5 95 51⚫ Prilocain Trung bình 3
- VII. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ Hiệu lực gây tê của thuốc có thời gian tác dụng ngắn và trung bình có thể được kéo dài bằng : ❑ Gia tăng liều dùng. ❑ Phối hợp thêm một chất co mạch. Thời gian tiềm phục có thể được làm nhanh hơn bằng việc sử dụng các dung dịch dược phẩm đã được bảo hoà với Carbondioxide. 52
- VII. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ ▪ CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không tiêm vào vùng viêm, nhiễm trùng. ▪ Cẩn thận với thuốc tê có phối hợp thuốc co mạch; không đưa vào các mô được nuôi dưỡng bằng mạch máu tận cùng vì có thể gây hoại tử do co mạch. 53
- VIII. ĐỘC TÍNH Phần lớn do biến động về nồng độ quá mức trong máu. Cũng có thể do đáp ứng quá mẩn hay dị ứng của bệnh nhân . 1. Độc tính do quá liều: ❑ Thường gặp khi thuốc được hấp thu nhiều vào máu trong một thời gian ngắn. ❑ Bắt đầu bằng giai đoạn kích thích ngắn: gây buồn nôn, mạch chậm, HA hơi tăng. Mức độ nặng hơn có thể gây co cơ, co giật, tăng HA rõ, kèm theo khó thở, xanh tím. ❑ Sau đó ức chế kéo dài CNS và tim mạch: mất phản xạ, giãn mạch, tụt HA cực độ, suy hô hấp nặng và hôn mê. 54
- VIII. ĐỘC TÍNH 2. Các phản ứng dị ứng : ❑ Dị ứng về da hay một cơn hen. ❑ Thường xảy ra ở các thuốc loại ester, do bị thủy phân bởi men pseudocholinesterase tạo thành các dẫn xuất của APAB, là những nhân tố gây dị ứng. 3. Độc tính trên máu: Sử dụng liều lớn Prilocain (>10mg/kg) trong gây tê vùng có thể gây tích lủy O.Toluidin, là một tác nhân oxyhoá biến Hemoglobin thành Methemoglobin (Methem), gây mất bù trừ ở những bệnh nhân có bệnh về tim và phổi. 55
- VIII. ĐỘC TÍNH 4. Các phản ứng bất lợi khác : ❖ Do tăng kích thích một số trung khu trên CNS, nên Cocain dễ bị lạm dụng và gây nghiện ❑ Khi tăng liều gây ra run, co giật cấp. ❑ Liều IV lớn gây tử vong do gây loạn nhịp tim, nhối máu cơ tim. ❑ Cocain còn là chất sinh nhiệt do tác động trực tiếp lên trung tâm điều hoà thân nhiệt cơ thể. Cơn sốt cocain thường là yếu tố đáng chú ý của ngộ độc cocain. 56
- VIII. ĐỘC TÍNH 4. Các phản ứng bất lợi khác : ❖ Dùng lâu trong nhãn khoa, có thể gây sừng hoá. ❖ Thuốc có thể băng qua nhau thai. ❖ Các phản ứng không do thuốc gây ra : ❑ Do sự phối hợp của Epinephrine, gây thiếu máu cơ tim. ❑ Tạo di cứng khi gây tê tủy sống. ❑ Việc tiêm lập lại nhiều lần trong gây tê màng cứng sẽ tạo hiện tượng miễn dịch nhanh (Tachyphylaxis). 57
- IX. TƯƠNG TÁC THUỐC ❖ Các thuốc giảm đau loại morphin, thuốc an thần làm tăng tác dụng của thuốc. ❖ Quinidine, thuốc chẹn β adrenergic làm tăng độc tính của thuốc ( rối loạn dẫn truyền cơ tim). ❖ Hiệp đồng với tác dụng của curare. ❖ Sulfamid đối kháng với các thuốc tê dẫn xuất từ APAB. 58
- X. THUỐC TÊ LOẠI ESTER Ester của acid benzoic: ❖ Amylocain. ❖ Cocain. ❖ Propanocain. Ester của acid meta- minobenzoic: ❖ Clormecain. ❖ Proxymetacain. 59
- X. THUỐC TÊ LOẠI ESTER Ester của acid para - minobenzoic: ❖ Amethocain. ❖ Oxybuprocain. ❖ Benzocain. ❖ Parethoxycain. ❖ Butacain. ❖ Procain. ❖ Butoxycain. ❖ Propoxycain. ❖ Butyl aminobenzoat. ❖ Tricain. ❖ Chloroprocain. 60
- XI. THUỐC TÊ LOẠI AMID ❖ Bupivacain. ❖ Mepivacain. ❖ Butanilicain. ❖ Oxethacain. ❖ Carticain. ❖ Prilocain. ❖ Cinchocain. ❖ Ropivacain. ❖ Clibucain. ❖ Tolycain. ❖ Etidocain. ❖ Trimecain. ❖ Lidocain. ❖ Vadocain. 61
- XII. CÁC THUỐC TÊ LOẠI KHÁC ❖ Bucricain. ❖ Ketocain. ❖ Dimethisoquin. ❖ Myrtecain. ❖ Diperodon. ❖ Octacain. ❖ Dyclocain. ❖ Pramoxin. ❖ Ethyl chlorid. ❖ Propipocain. 62
- ĐỊNH NGHĨA ⚫ Đặc trưng bởi cơn co giật ⚫ Cơn động kinh là rối loạn chức năng não đột ngôt nhưng thoáng qua ⚫ Thuốc chữa động kinh có khả năng loại trừ, fgiảm tần số, mức độ trầm trọng cũng như triệu chứng tâm thần kèm theo mà không gây ngủ 63
- PHÂN LOẠI ⚫ Cục bộ: co giật một phần cơ thể do vùng thần kinh trung ương bị tổn thương điều khiển - Cục bộ đơn giản: vẫn còn ý thức - Phức hợp: kèm theo mất ý thức 64
- PHÂN LOẠI ⚫ Tòan thể - Giật run cơ - Cơn nhỏ: không co giật, mất ý thức ( trẻ em) - Cơn lớn: co cứng giật run toàn thể 65
- NGUYÊN TẮC DÙNG THUỐC ⚫ Khi chuẩn đoán chắc chắn ⚫ Đơn trị được ưa chuộng ⚫ Liều từ thấp tăng dần ⚫ Không ngừng thuốc đột ngột ⚫ Theo dỏi tác dụng phụ, uống đủ liều, đủ thuốc ⚫ Khi phối hợp 2 thuốc: giảm liều thuốc đầu, tăng liều thuốc sau 66
- CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG ⚫ ức chế kênh Na+ ⚫ Tăng cường GABA: tăng mở kênh Cl-, tăng số lần mở kênh Cl-, Ức chế GABA transaminase ⚫ Ức chế kênh Ca+ ⚫ Tăng tính thấm K+ 67
- DẪN XUẤT HYDANTOIN, phenyltoin ⚫ Hấp thu qua tiêu hoá chậm ⚫ Gắn mạnh protein huyết tương ⚫ Là chất cảm ứng enzym gan ⚫ Cơ chế: ức chế kênh Na+ 68
- DẪN XUẤT HYDANTOIN, phenyltoin ⚫ Tác dụng không mong muốn - Da, niêm mạc:Viêm lợi quá sản, mẩn da, lupus ban đỏ - Máu: gây thiếu B9- thiếu máu hồng cầu to - Tiêu hoá: nôn, đau bụng - Thần kinh: Run giật nhãn cầu, rối loạn tâm thần - Xương gây thiếu D 69
- DẪN XUẤT HYDANTOIN, phenyltoin ⚫ Tương tác: cloram, cime, dicoumarol, isomonid, carpamazepin ⚫ Điều trị: Chữa mọi loại, trừ động kinh cơn vắng ý thức 70
- PHENOBARBITAL ⚫ Khởi phát tác dụng chậm, chuyển hoá bởi enzym gan ⚫ Cơ chế : tác động lên GABA, Chẹn kênh Ca+ ⚫ Chữa mọi loại trừ động kinh cơn vắng ý thức ⚫ Gây ngủ gà, rối loạn hành vi trẻ 71
- DEOXYBARBITURAT ⚫ Vào cơ thể chuyển hoá thành phenobarbital ⚫ Hấp thu nhanh và hoàn toàn băng đường uống 72
- CARBAMAZEPIN ⚫ Hấp thu chậm qua tiêu hoá ⚫ Gắn mạnh protein huyết tương 75% ⚫ Tác dụng: là thuốc đứng đầu động kinh cục bộ và co cứng giật rung, tác dụng trên bệnh nhân hưng trầm cảm. ⚫ Cơ chế: do ức chế kênh Na+ 73
- CARBAMAZEPIN ⚫ Tác dụng không mong muốn - Ngủ gà, mất động tác, chóng mặt, buồn nôn - Có thể gặp:tổn thương da, viêm gan, rối loạn tạo máu, suy thận, suy tim 74
- ACID VALPROIC- DEPAKIN ⚫ Hấp thu nhanh và hoàn toàn ống tiêu hoá ⚫ Gắn mạnh protien huyết tương 90%, cạnh tranh phenyltoin ⚫ Chuyển hoá qua gan tạo chất gây độc cho gan 75
- ACID VALPROIC- DEPAKIN ⚫ Tác dụng trên mọi loại động kinh ⚫ Cơ chế: Ức chế kênh Na+, tăng GABA, giảm dòng Ca2+ ⚫ Tác dụng k mong muốn - Chán ăn, buồn nôn, nôn - Liều cao (> 30mg/kg) viêm gan, gay khiếm khuyết óng thần kinh khi dùng phụ nữ mang thai 76
- DC SUCCINIMID- ETHOSUXIMID ⚫ Hấp thu hoàn toàn qua tiêu hoá, gắn ít protein huyết tương ⚫ Tác dụng tốt trên cơn vắng ý thức ⚫ Cơ chế chưa rõ thấy rằng có ức chế kênh Na+ 77
- DC SUCCINIMID- ETHOSUXIMID ⚫ Tác dụng không mong muốn - Tiêu hoá: chán ăn, nôn, buồn nôn - Thần kinh: ngủ gà, mất điều hoà động tác - Máu: Giảm bạch cầu, tiểu cầu, suy tuỷ 78
- BENZODIAZEPIN- clonazepam,clorazepat ⚫ Có tác dụng mọi loại động kinh ⚫ Gây dung nạp, lệ thuộc thuốc ⚫ Có bệnh nhân hoàn toàn không đáp ứng thuốc 79
- GABAPENTIN ⚫ Hấp thu dể dàng bằng đường uống ⚫ Hổ trợ điều trị động kinh, không ảnh hưởng thuốc khác ⚫ An thần, gây rối loạn vận động 80
- LAMOTRIGIN ⚫ Hấp thu hoàn toàn bằng đường uống ⚫ Dùng cho mọi loại động kinh ⚫ Ức cjhế kênh Na+ ⚫ An thần, mất điều hoà, ban đỏ, hội chứng Steven johnson 81