Bài giảng Các chế phẩm máu - Võ Thị Kim Hoa
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Các chế phẩm máu - Võ Thị Kim Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_cac_che_pham_mau_vo_thi_kim_hoa.pdf
Nội dung text: Bài giảng Các chế phẩm máu - Võ Thị Kim Hoa
- CÁC CHẾ PHẨM MÁU GV: VÕ THỊ KIM HOA MỤC TIÊU - Biết rõ các loại chế phẩm máu cơ bản và thông dụng: thành phần, tính chất, điều kiện lưu trữ và tính ổn định - Nắm được các chỉ định, chống chỉ định và các tai biến có thể gặp khi truyền các loại chế phẩm máu 1. MÁU TOÀN PHẦN 1.1. Định nghĩa: Là máu được thu thập từ người cho, bảo quản trong túi plastic và chứa dung dịch chống đông vô trùng. Mục đích sử dụng chính của máu toàn phần là nguồn nguyên liệu để điều chế các thành phần máu. 1.2. Tính chất: - Lưu trữ quá 24 giờ: mất yếu tố VIII và V, mất chức năng tiểu cầu (TC), giải phóng các thành phần nội bào như Kali và các protease bạch cầu (BC), hoạt hóa các yếu tố huyết tương như kallicrein. - Máu toàn phần không nên chứa các kháng thể bất thường có ý nghĩa trên lâm sàng. 1.3. Lưu trữ và tính ổn định: - Ở +20C đến +60C. - Thời gian lưu trữ tùy thuộc chất chống đông: 35 ngày với CPD-A1 và 21 ngày với ACD hoặc CPD. - Chức năng giải phóng O2 từ Hb bị giảm do mất 2,3-diphosphoglycerate (2,3-DPG) trong qúa trình lưu trữ. Sau 10 ngày lưu trữ trong CPD-A1, toàn bộ 2,3-DPG sẽ bị mất. Tuy nhiên, nó sẽ được tái tổng hợp lại sau khi truyền vào cơ thể người nhận: đạt được 1/2 trong vòng 12 giờ và trở về mức bình thường trong vòng 24 giờ. 1.4. Chỉ định: - Rất hạn chế. 1
- - Mất máu cấp >25% thể tích máu. - Truyền thay máu. 1.5. Chống chỉ định: - Thiếu máu không giảm thể tích máu. - Không dung nạp huyết tương. - Không dung nạp do dị miễn dịch chống kháng nguyên BC. 1.6. Tai biến: - Quá tải tuần hoàn. - Các phản ứng truyền máu tán huyết. - Các phản ứng truyền máu không tán huyết (chủ yếu ớn lạnh, sốt, nổi mề đay) - Nhiễm trùng: giang mai, virus viêm gan, HIV, KST như sốt rét - Dị miễn dịch chống HLA và các kháng nguyên HC. - Ngộ độc citrat ở trẻ sơ sinh và bệnh nhân suy gan. - Mất cân bằng sinh hóa do truyền khối lượng lớn như tăng kali. - Ban xuất huyết sau truyền máu. - Tổn thương phổi cấp liên quan truyền máu (TRALI: Transfusion related acute lung injury). - Lây truyền các tác nhân khác do không được tầm soát hay nhận biết. 2. HỒNG CẦU LẮNG 2.1. Định nghĩa: Là thành phần máu đạt được sau khi ly tâm tách bỏ huyết tương từ máu toàn phần. 2.2. Tính chất: - Hct # 65-75%, Hb ≥ 45g/l - BC # 2.5-3 x 109/l - TC thay đổi phụ thuộc phương pháp ly tâm 2.3. Lưu trữ và tính ổn định: Tương tự máu toàn phần 2.4. Chỉ định: - Mất máu 2
- - Thiếu máu 2.5. Chống chỉ định: - Không dung nạp huyết tương. - Không dung nạp do dị miễn dịch chống kháng nguyên BC. - Thay máu ở trẻ sơ sinh trừ khi có bổ sung huyết tương. 2.6. Tai biến: Tương tự máu toàn phần. 3. HỒNG CẦU RỬA 3.1. Định nghĩa: Là thành phần của máu toàn phần sau khi đã được quay ly tâm để tách bỏ huyết tương, và sau đó rửa HC trong dung dịch muối đẳng trương. 3.2. Tính chất: - Phần lớn huyết tương, BC và TC đã được loại bỏ. - Lượng huyết tương còn lại phụ thuộc vào phương pháp điều chế. - Hct thay đổi tùy theo nhu cầu lâm sàng, nhưng nên có Hb≥ 40g/l. 3.3. Lưu trữ và tính ổn định: - Ở +20C đến +60C - Thời gian lưu trữ càng ngắn càng tốt và ≤24 giờ. 3.4. Chỉ định: - Bệnh nhân có kháng thể protein trong huyết tương, đặc biệt là anti-IgA. - Bệnh nhân có các phản ứng dị ứng nặng khi truyền các sản phẩm máu. 3.5. Tai biến: - Quá tải tuần hoàn. - Các phản ứng truyền máu tán huyết. - Nhiễm trùng: giang mai, virus viêm gan, HIV, KST như sốt rét - Dị miễn dịch chống HLA và các kháng nguyên HC. - Nhiễm trùng huyết do lây nhiễm vi khuẩn. - Lây truyền các tác nhân khác do không được tầm soát hay nhận biết. 4. HỒNG CẦU NGHÈO BẠCH CẨU 3
- 4.1. Định nghĩa: Là thành phần máu đạt được sau khi loại bỏ phần lớn BC từ túi HC lắng 4.2. Tính chất: - BC< 1x106/đơn vị. - BC trung bình 0,05 x106 - Hb≥40g/l. 4.3. Lưu trữ và tính ổn định: - Như máu toàn phần và HC lắng. - Nếu điều chế bằng phương pháp lọc hoặc hệ thống hở: <24 giờ. 4.4. Chỉ định: - Tương tự HC lắng. - Bệnh nhân đã biết hoặc nghi ngờ có kháng thể BC. - Ngăn ngừa dị miễn dịch đối với kháng nguyên BC. - Thay thế máu CMV(-) để ngăn ngừa truyền CMV. 4.5. Chống chỉ định: - Các loại không dung nạp huyết tương. - Truyền thay máu ở trẻ sơ sinh trừ khi sử dụng sản phẩm điều chế <7 ngày. 4.6. Tai biến: Tương tự máu toàn phần. 5. HỒNG CẦU ĐÔNG LẠNH 5.1. Định nghĩa: Là thành phần điều chế từ máu toàn phần <7 ngày, có sử dụng chất bảo qủan (glycerol) và dự trữ ở ≤ -600C đến -800C. 5.2. Tính chất: - Nghèo protein, BC và TC. - Hb≥36g/l. 5.3. Lưu trữ và tính ổn định: - Ở -600C đến -800C nếu dự trữ trong tủ đông lạnh. - Ở -1400C đến -1500C nếu dự trữ trong khí nitơ lỏng . - Thời gian dự trữ ≥10 năm nếu đảm bảo nhiệt độ. 4
- - Sau khi giải đông, nên dự trữ ở +20C đến +60C. Thời gian dự trữ càng ngắn càng tốt sau khi rửa loại bỏ glycerol và <24 giờ khi dùng hệ thống hở. 5.4. Chỉ định: - Bệnh nhân có các loại nhóm máu hiếm/nhiều kháng thể dị miễn dịch. - Một số trường hợp truyền máu tự thân. 5.5. Tai biến: - Quá tải tuần hoàn. - Nhiễm trùng: giang mai, virus viêm gan, HIV, KST như sốt rét - Dị miễn dịch chống các kháng nguyên HC. - Nhiễm trùng huyết do lây nhiễm vi khuẩn. - Lây truyền các tác nhân khác do không được tầm soát hay nhận biết. 6. TIỂU CẦU ĐẬM ĐẶC 6.1. Định nghĩa: Là thành phần TC điều chế từ máu toàn phần tươi bằng phương pháp ly tâm (recovered) hoặc điều chế trực tiếp từ một người cho bằng máy chiết tách tế bào tự động (apheresis). 6.2. Tính chất: 6.2.1. Recovered: - TC # 45-85 x109 /túi 50-60 ml. - BC # 0,05-1 x109 - HC # 0,2- 1 x109 6.2.2. Apheresis: - TC # 200-800 x109 - BC và HC: thay đổi tùy theo phương thức và loại máy sử dụng. - Giảm nguy cơ dị miễn dịch HLA. - Giảm nguy cơ nhiễm virus. 6.3. Lưu trữ và tính ổn định: - Dự trữ ở +200C đến +240C, trên máy lắc nhẹ liên tục để đảm bảo TC tiếp xúc oxy. - Túi chứa TC phải đảm bảo đủ oxy đi vào cho TC. 5
- - Nồng độ TC 5 ngày sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn. 6.4. Chỉ định: - Chỉ định truyền TC không chỉ dựa trên số lượng TC đơn độc. - Chỉ định bắt buộc: giảm TC nặng và có chảy máu đáng kể. - Tất cả các chỉ định khác là tương đối và phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của BN. - Sau khi tách bỏ BC, có thể truyền TC có CMV (-) để ngăn ngừa lây truyền CMV. 6.5. Tai biến: - Các phản ứng truyền máu không tán huyết (chủ yếu ớn lạnh, sốt, nổi mề đay). - Phản ứng dị miễn dịch có thể xảy ra, đặc biệt đối với các kháng nguyên HLA và HPA. - Nhiễm trùng: giang mai, virus viêm gan, HIV, KST như sốt rét - Nhiễm trùng huyết do lây nhiễm vi khuẩn. - Ban xuất huyết sau truyền máu. - Tổn thương phổi cấp liên quan truyền máu. - Lây truyền các tác nhân khác do không được tầm soát hay nhận biết. 7. HUYẾT TƯƠNG TƯƠI ĐÔNG LẠNH 7.1. Định nghĩa: Là thành phần máu điều chế từ máu toàn phần tươi hoặc từ huyết tương chiết tách tươi và được đông lạnh ngay để duy trì đầy đủ các yếu tố đông máu không bền. 7.2. Tính chất: - Chứa các yếu tố đông máu ổn định, albumin và các immunoglobulin. - Chứa ≥70 IU yếu tố VIIIc/100ml và số lượng tương tự các yếu tố đông máu không bền khác. 7.3. Lưu trữ và tính ổn định: - 24 tháng ở <-250C. - 3 tháng ở -180C đến -250C. 7.4. Chỉ định: 6
- - Trong rối loạn đông máu, đặc biệt trong những trường hợp thiếu nhiều yếu tố đông máu. - Có thể dùng trong điều trị TTP. 7.5. Cẩn thận khi sử dụng: - Không dùng để điều chỉnh giảm thể tích khi không có thiếu yếu tố đông máu hoặc dùng để cung cấp immunoglobulin. - Nên chọn huyết tương phù hợp nhóm máu ABO. - Sử dụng ngay sau khi giải đông hoàn toàn ở +370C. - Không được làm đông lạnh lại. - Không sử dụng nếu túi đựng bị rách sau khi giải đông. 7.6. Tai biến: - Độc tính citrate có thể xảy ra nếu truyền nhanh thể tích lớn. - Các phản ứng truyền máu không tán huyết (chủ yếu ớn lạnh, sốt, nổi mề đay). - Nhiễm trùng: giang mai, virus viêm gan, HIV, KST như sốt rét - Nhiễm trùng huyết do lây nhiễm vi khuẩn. - Tổn thương phổi cấp liên quan truyền máu. - Lây truyền các tác nhân khác do không được tầm soát hay nhận biết. 8. KẾT TỦA LẠNH 8.1. Định nghĩa: là thành phần chứa cryoglobulin của huyết tương, được điều chế từ huyết tương tươi đông lạnh, thể tích 30-40ml. 8.2. Tính chất: - Chứa yếu tố VIIIc ≥70 IU/túi, yếu tố Von Willebrand >100 IU/túi, fibrinogen ≥ 40mg/túi, yếu tố XIII. 8.3. Lưu trữ và tính ổn định: - 24 tháng ở <-250C. - 3 tháng ở -180C đến -250C. 8.4. Chỉ định: - Thiếu yếu tố VIII. 7
- - Thiếu nhiều yếu tố đông máu giống như DIC. - Giảm fibrinogen (số lượng và chất lượng). 8.5. Cẩn thận khi sử dụng: - Sử dụng ngay sau khi giải đông hoàn toàn ở +370C. - Không được làm đông lạnh lại. - Không sử dụng nếu túi đựng bị rách sau khi giải đông. 8.6. Tai biến: - Các phản ứng truyền máu không tán huyết (chủ yếu ớn lạnh, sốt, nổi mề đay). - Có thể gây phát triển các chất ức chế yếu tố VIII trong bệnh hemophilia. - Nhiễm trùng: giang mai, virus viêm gan, HIV, KST như sốt rét - Nhiễm trùng huyết do lây nhiễm vi khuẩn. - Lây truyền các tác nhân khác do không được tầm soát hay nhận biết. 9. BẠCH CẦU HẠT ĐẬM ĐẶC 9.1. Định nghĩa: Là thành phần BC hạt từ một người cho, điều chế bằng máy chiết tách tế bào. 9.2. Tính chất: - Thể tích <500ml. - BC hạt # 10 x 109 /đơn vị. 9.3. Lưu trữ và tính ổn định: - Không nên lưu trữ, truyền càng sớm càng tốt sau khi điều chế. - Lưu trữ <24 giờ ở +200C đến +240C. 9.4. Chỉ định: BN giảm BC hạt nặng có tình trạng nhiễm trùng mặc dù đang điều trị kháng sinh đầy đủ. 9.5. Tai biến: - Các phản ứng truyền máu không tán huyết (chủ yếu ớn lạnh, sốt, nổi mề đay). - Có thể gây dị miễn dịch với HLA và các kháng nguyên HC. - Nhiễm trùng: giang mai, virus viêm gan, HIV, KST như sốt rét 8
- - Nguy cơ cao lây nhiễm virus tiềm ẩn (CMV, EBV, ) đối với bệnh nhân ức chế miễn dịch. - Nhiễm trùng huyết do lây nhiễm vi khuẩn. - Ban xuất huyết sau truyền máu. - Tổn thương phổi cấp liên quan truyền máu. - Lây truyền các tác nhân khác do không được tầm soát hay nhận biết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Council of Europe – Committee of ministers (2004), Guide to the preparation, use and quality assurance of blood components. Recommendation No. R(95) 15, 10th edition. 2. Dzieczkowski JS (2012), Harrison‘s principles of internal medicine, 18th edition. 3. Petrides Marian, Stack Gary, Cooling Laura, Maes LY (2007), Practical guide to transfusion medicine, 2nd edition, AABB. 4. Westphal RG (1996), Handbook of transfusion medicine, 3rd edition, American red cross. 9