Bài giảng Các bệnh về mắt

pdf 22 trang phuongnguyen 4731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các bệnh về mắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cac_benh_ve_mat.pdf

Nội dung text: Bài giảng Các bệnh về mắt

  1. Các bệnh về mắt
  2. Các bệnh về mắt Lé mắt Lé mắt hay lác mắt là hiện tượng không cân bằng và thiếu hợp thị giữa hai mắt. Tiếng Việt ở miền Nam gọi là lé, còn ở miền Bắc gọi là lác. Để quan sát đúng đắn, hai mắt cần cân đối và di chuyển phù hợp với nhau, phối hợp dây thần kinh và điều hòa 4 cơ trực và hai cơ chéo quay kéo nhãn cầu. Nếu bị rối loạn chi phối, làm cho hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn về một điểm tụ, thì gọi là lé (hay lác) mắt. Người ta chia ra các loại : - Lé bẩm sinh: xuất hiện dưới 1 tuổi; - Lé hậu đắc: sớm, xuất hiện từ 1-2 tuổi; - Lé muộn: xuất hiện từ hai tuổi trở lên. Cận thị Đối với mắt bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Một thấu kính lõm phù hợp có thể giúp điều chỉnh hình ảnh về đúng võng mạc.
  3. Cận thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết. Nguyên nhân của cận thị là do giác mạc vồng quá hoặc do trục trước - sau của cầu mắt dài quá khiến cho hình ảnh không hội tụ đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía trước võng mạc. Cách khắc phục trong những trường hợp này : muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường phải đeo kính cận (kính có mặt lõm - kính phân kỳ) để làm giảm độ hội tụ cho ảnh lùi về đúng võng mạc. Có nhận thức sai lầm rằng người cận thị về già thì độ cận sẽ giảm đi. Thực tế, người trẻ bị cận thị nếu không chữa khi về già sẽ bị thêm lão thị, nghĩa là sẽ nhìn không rõ cả những mục tiêu ở cự ly gần lẫn những mục tiêu ở cự ly xa mà chỉ nhìn được các mục tiêu ở cự ly trung bình. Để khắc phục, người bị tật cận - lão cần đeo kính hai tròng với mắt kính ghép một nửa lồi, một nửa lõm. Viễn thị Viễn thị và việc khắc phục bằng thấu kính lồi
  4. Viễn thị là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt. Người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần. Nguyên nhân của viễn thị là giác mạc dẹt quá hoặc trục trước - sau của cầu mắt ngắn quá khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc. Một thấu kính lồi phù hợp có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng võng mạc. Mắt lão Lão thị là một tật về mắt thường xuất hiện ở tuổi già. Khi người ta càng nhiều tuổi thì thủy tinh thể càng kém đàn hồi. Thường thì ở độ tuổi 40 đến đầu 60 thì người ta nhận thấy bản thân bị lão thị. Song thực ra, tật lão thị đã bắt đầu xuất hiện và hình thành từ độ tuổi 30. Nguyên lý của mắt lão thị cũng giống như viễn thị và do đó có thể khắc phục được bằng việc đeo một thấu kính lồi phù hợp. Tuy nhiên, trái với viễn thị, càng nhiều tuổi thì tật lão thị càng trở nên nặng hơn đòi hỏi phải sử dụng thấu kính có độ lồi lớn hơn. Mắt hột Trachoma Phân loại & liên kết ngoài ICD-10 A71 ICD-9 076 Chứng đau mắt hột (tiếng Anh: trachoma) là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis có khả năng làm thẹo, và nếu không chữa trị sẽ gây mù mắt.
  5. Trong khoảng 5 - 12 ngày sau khi xâm nhập vào mắt, vi khuẩn gây viêm mí và màng của mắt. Mắt sưng, đỏ hồng, ngứa ngáy khó chịu rồi nếu để lâu không chữa sẽ thành các vết thẹo trong mí và mắt. Khi mí mắt sưng có thể làm lông mi quặm vào trong, cọ sát vào tròng mắt tạo thêm vết thẹo, làm mờ mắt hay mù mắt. Bệnh mắt hột là bệnh làm mù nhưng ngừa chữa được hàng đầu trên thế giới. Bệnh có nhiều tại địa phương nghèo, chậm tiến tại Phi châu, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Quốc. Một số cộng đồng thiếu điều kiện cũng bị dịch về mắt này, như thổ dân Úc, Nam Mỹ và một số dân đảo vùng Thái Bình Dương. [1] Định nghĩa Định nghĩa mới nhất bệnh mắt hột của Tổ Chức Y Tế Thế Giới chuyên đề hướng dẫn phòng chống bệnh mắt hột (Dowson – Tarzzio – Collier) năm 1981: Mắt hột là một viêm kết giác mạc lây lan mãn tính. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Clamydia Trachomatis nhóm A, B, Ba và C. Trong giai đoạn lây bệnh, viêm nhiễm, bệnh thể hiện đặc trưng bằng các hột kèm theo thẩm lậu lan toả và phì đại gai nhú trên kết mạc và màng máu trên kết mạc. Bệnh mắt hột có thể tiến triển đến khỏi tự nhiên, hoặc đến tinh trạng sẹo hoá kết mạc, có thể gây nên biến chứng quặm và lông xiêu. Đặc điểm dịch tể Theo thống kê gần đây nhất, người ta ước lượng trên thế giới có trên 500 triệu người đang mắc bệnh, chủ yếu ở các nước phát triển, ở Châu phi và Đông Nam A, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và sát nhiệt đới. Tổ chức y tế thế giơi ước lượng có ít nhất 2 triệu người bị mù do các biến chứng của bệnh mắt hột. Nếu kể luôn cả những người bị giảm thị lực, ít nhiều ảnh hưởng đến lao động sản xuất thì con số đó còn cao hơn. Ở Việt Nam trước năm 1945 trên 50% mắt hột hoạt tính. Từ năm 1947-1951 miền Bắc 60%, miền Trung 50% và miền Nam 30%. Sau một thời gian dài với việc xây dựng kế hoạch phòng chống mắt hột, đến năm 1977 thì tỷ lệ hoạt tính còn khoảng 17%. Tuổi mắc bệnh: ở bắt kỳ lứa tuổi nào, ở trẻ em 6 tháng tuổi có thể bị bệnh mắc hột. Qui luật dịch tể học cho thấy ở nơi nào mắt hột hoạt tính cao thì nơi đó có tuổi mắc bệnh mắt hột thấp.
  6. • Nguồn lây bệnh: o Trực tiếp: Mắt – mắt gặp tron gia đình và nhà trẻ o Gián tiếp: do ruồi đậu vào mắt người bệnh, sau đó đậu vào mắt người lành. Tổn thương cơ bản • Mắt hột giai đoạn I o Thường xuất hiện âm thầm, không có dấu hiệu chủ quan, phát hiện do khám sức khoẻ hàng loạt. o Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu. Các hột nhỏ màu trắng vàng kích thước bằng đầu kim xuất hiện khắp kết mạc sụn mi trên gọi là tiền hột. o Bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám hột nhỏ. o Rất hiếm trường hợp có hột ở kết mạc sụn mi dưới. • Mắt hột giai đoạn II o Triệu chứng chủ quan thường chưa có gì rầm rộ. Sáng thức dậy có một ít tiết tố đọng lại ở trong mắt. o Triệu chứng khách quan vẫn tập trung ở kết mạc sụn mi trên. o Kết mạc xù xì, mạch máu bị che lấp hoàn toàn bởi thẩm lậu. o Gai nhú mọc đầy, tập trung nhiều ở hai góc mi.
  7. o Nhiều hột to, chín mộng, rất dễ vỡ khi ta ấm bằng tăm bông, tiết ra một chất nhầy đặc hiệu. o Thấy đầy đủ các tuổi của mắt hột: tiền hột, hột to, hột hoại tử, có ít sẹo kết mạc đặc hiệu. o Có thể thấy màng máu mỏng. • Mắt hột giai đoạn III o Giai đoạn này kéo dài nhất. Đặc điểm là có sự xen kẻ giữa các dấu hiệu hoạt tính (nhú gai, thẩm lậu, hột) và dấu hiệu ổn định (sẹo). o Một đặc điểm nữa của giai đoạn này là xuất hiện biến chứng như cụp mi, lông xiêu. • Mắt hột giai đoạn IV o Mắt hột lành sẹo. trên kết mạc hết yếu tố hoạt tính, chỉ có sẹo ở mức độ khác nhau. o Từ giai đoạn III trở đi, khi khám ta có thể thấy có màng máu trên giác mạc. Màng máu này sse4 thấy rõ hơn khi khám dưới kính sinh hiển vi, và sẽ thấy lỗ lõm trên giác mạc gọi là lõm hột Herbert. Chẩn đoán • Chẩn đoán mắt hột dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng sau đây o Hột có thể kẹp vỡ ở giai đoạn chín. o Hột chiếm ưu thế ở kết mạc sụn mi trên và bờ trên của sụn mi trên, ngya từ giai đoạn đầu.
  8. o Màng máu với thẩm lậu, hột, tân mạch điển hình, nhiều khi phát hiện ở ngay giai đoạn khởi đầu của bệnh. o Không có hạch trước tai, trừ trường hợp bội nhiễm. o Ơ giai đoạn Tr. II và IV có tổ chức sẹo. o Sụn mi trên dày, uốn cong, có thể dẫn đến cụp mi, lông xiêu • Tiêu chuẩn chẩn đoán mắt hột của WHO năm 1987: Muốn chẩn đoán bệnh mắt hột trên lâm sàng, khi khám hàng loạt trên tứng bệnh nhân, ít nhất phải có 2 trong các điều kiện sau o Hột trên kết mạc sụn mi trên. o Hột hoặc di chứng của hột (lõm hột) ở vùng rìa giác mạc. o Màng máu chủ yếu ở cực trên. o Sẹo đặc trưng trên kết mạc. • Cận lâm sàng o Phát hiện thể vùi trên lam kính ƒ Bằng chất nhuộm giêm sa, phát hiện thể vùi (CPH) trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô kết mạc. o Phân lập nuôi cấy tác nhân gây bệnh ƒ Phân lập trên túi lòng đỏ trứng gà bào thai. ƒ Phân lập tác nhân trên môi trướng nuôi cấy tế bào hột lớp: tế bào Mac-coy hoặc tế bào Hela. o Phương pháp huyết thanh học
  9. ƒ Kết hợp bổ thể ƒ Vi miễn dịch huỳnh quang ƒ Định tuýp huyết thanh của tác nhân mắt hột và của clamydia • Phân loại theo WHO o Tr. I: Mắt hột sơ phát ƒ Có hột chưa chín (tiền hột) trên sụn mi trên. ƒ Thường thấy có tổn thương sớm trên giác mạc. o Tr. II: Mắt hột toàn phát ƒ Có hột chín mềm ƒ Có phì đại gai nhú ƒ Có màng máu xuất phát từ cực trên giác mạc (thường có hột vùng rìa và lõn hột). o Tr. III: Tiền sẹo ƒ Xuất hiện sẹo với mức độ khác nhau, sau khi hột bị hoại tử vỡ ƒ Dấu hiệu hoạt tính còn lại toàn bộ hay một phần. o Tr. IV: Sẹo ƒ Hột và thẩm lậu được thay thế bằng sẹo. ƒ Hết các dấu hiệu hoạt tính. Điều trị
  10. Nguyên tắc điều trị • cần phải điều trị viêm phối hợp trước • điều trị bệnh mắt hột phải tòan diện, triệt để, lâu dài Phác đồ điều trị nội khoa • C. Trachomatis nhạy cảm với một số kháng sinh như Erythromycin, Rifamycine, Sulfamide, Tetracyline, Azithromycin, Roxithromycin, Doxycyline • Tra mỡ Tetracyline 1% liên tục ngày 1 lần, từ 3-6 tháng cho phác đồ điều trị liên tục • Tra mỡ Tetracyline 1% ngày 1 lần trong 10 ngày đầu của tháng trong 6 tháng cho phác đồ điều trị ngắt quãng • Có thể nhỏ kèm với thuốc nhỏ có Sulfamide 1-2 lần/ngày • Thuốc uống Sulfamide chỉ được sử dụng cho một số trường hợp mắt hột hoạt tính mạnh, không được sử dụng rộng rãi, có thể dùng liều như sau: 1g x 2 lần/ngày, dùng 10 ngày, nghỉ 1 ngày, uống thành 3 đợt • Azithromycine 20mg/kg/lần • Thuốc mỡ Tetracyline 1% dùng 2 lần/ngày trong 6 tuần cho kết quả khỏi bệnh 98% Điều trị ngoại khoa Chủ yếu là giải quyết biến chứng của mắt hột • đốt lông xiêu • mổ lông quặm
  11. • ghép giác mạc Tiên lượng Nếu được khám và chữa trị sớm thường không có ảnh hưởng lâu dài. Nếu không chữa kịp có thể đưa tới lòa hay mù. Biến chứng • o Biến chứng lệ bộ o hẹp và tắc ống dẫn lệ o viêm túi lệ o viêm tuyến lệ o khô mắt • Biến chứng mi mắt o hẹp khe mi o lông quặm o lông xiêu o màng máu biến chứng lên giác mạc • Biến chứng kết mạc o hẹp cùng đồ kết mạc o dính mi cầu
  12. • Biến chứng giác mạc o màng máu giác mạc o sẹo giác mạc gây mờ mắt và loạn thị o loét giác mạc Phòng ngừa Vì vi khuẩn gây bệnh mắt hột rất dễ lây từ nước tiết ra ở mũi, họng, mắt sang thẳng người khác hay qua đồ dùng như khăn mặt v.v tăng cường giữ gìn vệ sinh là cách ngăn ngừa tốt nhất. • Vệ sinh cá nhân: giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn với người mắc bệnh, không để tay bẩn chạm vào mắt, tránh để ruồi nhặng chạm vào mắt. • Vệ sinh môi trường: môi trường nước sạch, tiêu diệt ruồi nhặng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  13. Lẹo Mụt lẹo Phân loại & liên kết ngoài Mụt lẹo trên mí mắt người bệnh ICD-10 H00. ICD-9 373.11 DiseasesDB 12583 MedlinePlus 001009 eMedicine emerg/755 MeSH D006726 Lẹo hay mụt lẹo là bệnh của mắt do nhiễm trùng làm sưng nhọt trên mí mắt. Nguyên nhân đa số là do vi trùng Staphylococcus aureus xâm nhập vào và tạo mủ trong tuyến mồ hôi hay tuyến bã của lông mi. Mụt lẹo nhỏ hơn nhưng làm đau nhiều hơn loại bọc chắp ở mí mắt.
  14. Cườm thủy tinh thể mắt Thành phần bên trong mắt. Crystalline Lens : thủy tinh thể Cườm của thủy tinh thể trong mắt (tiếng Anh: Cataract) là hiện trạng thủy tinh thể bị đục làm kém thị giác. Nguyên nhân Cườm thường do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, nhưng đa số là do lớn tuổi. • Lớn tuổi: Khoảng 50% người tuổi 65-74 và 70% người tuổi trên 75 bị cườm • Tia sáng cực tím: Nếu mắt bị chói lâu có thể tạo cườm • Do bệnh khác tạo nên: Điển hình là bệnh Đái tháo đường • Bệnh bẩm sinh • Tai nạn vào mắt
  15. Triệu chứng • Thị giác bị mờ hay tối lại • Ban đêm mắt không thấy rõ • Bị chói khi quá sáng • Nhìn thấy hào quang chung quang đèn • Phải thay kính mắt hoài • Có cảm tưởng màu sắc đồ vật bị ố hay vàng đi • Đôi khi nhìn một vật thành hai (bằng một mắt) Phân loại Cườm có nhiều dạng: nặng hay nhẹ, cứng hay mềm, thay đổi nhanh hay chậm, toàn bộ thủy tinh thể hay chỉ một phần. Có ba dạng cườm chính - phân định theo phần nào của thủy tinh thể bị ảnh hưởng: • Lõi (Nuclear). Chất đặc trong lõi thủy tinh thể bị đục và từ từ cứng lại, thay đổi độ hội tụ của mắt. Đôi khi trong một thời gian ngắn có thể làm nhãn quan khá ra và nhiều người khỏi đeo kính khi đọc sách. Nhưng sau đó lõi tiếp tục bị đục mờ nhiều hơn, ố thành màu vàng, xanh rồi nâu. Bệnh nhân khó phân biệt hình vật khi gần tối. • Vỏ (Cortical). Bắt đầu như một vệt trắng, cườm ăn lan theo lớp màng bọc hủy tinh thể từ ngoài rìa vào trung tâm và gây rối loạn cho ánh sáng đi qua thủy tinh thể. Thị giác xa và gần đều bị giảm, đôi khi hình ảnh bị bóp méo. Bệnh nhân hay bị chói mắt và khó phân biệt sáng tối. • Dưới vỏ (Subcapsular). Loại cườm này mọc khu phía sau thủy tinh thể, dưới lớp màng bọc, và thường nằm trên trục thị giác chắn hoặc làm rối loạn tia sáng đi vào
  16. võng mạc. Bệnh nhân đọc sách không rõ chữ, hay bị chói và khi tối thường thấy hào quang chung quanh những điểm sáng. Tăng nhãn áp Tăng nhãn áp Phân loại & liên kết ngoài ICD-10 H40.0 ICD-9 365.04 DiseasesDB 5226 eMedicine oph/578 MeSH D009798 Tăng nhãn áp là chứng bệnh của mắt do áp xuất trong nhãn cầu tăng cao, nếu không chữa trị có khả năng tăng qua độ đưa đến tác hại vào thần kinh thị giác và lòa hay mù.[1][2] Nhãn áp bình thường nằm trong khoảng từ 10 mmHg đến 21 mmHg. Tăng nhãn áp là nguyên nhân của bệnh glôcôm, một chứng bệnh rất dễ gây mù. Do đó tăng nhãn áp cần được theo dõi và chữa trị để tránh biến chứng tạo mù này. Thuốc chữa tăng nhãn áp
  17. Những thuôc thông dụng là pilocarpine, timolol, acetazolamide and clonidine. Ngoài ra còn một số thuốc khác ít được sử dụng. Thuốc thường cho nhỏ vào mắt, phần lớn bắt đầu ở một nhưng có trường hợp cả hai mắt đều bị tăng nhãn áp Tên thuốc Cơ chế Liều Phản ứng phụ pilocarpine muscarinic agonist thuốc nhỏ mắt • chậm nhịp tim timolol β-receptor antagonist thuốc nhỏ mắt • co phế quản • tiểu nhiều • chán ăn carbonic anhydrase thuốc tiêm hay acetazolamide inhibitor uống • tê • giảm bạch cầu trung tính clonidine α2-receptor agonist thuốc nhỏ mắt • vọp bẻ ecothiopate cholinesterase inhibitor thuốc nhỏ mắt • phản ứng tổng quát carteolol β-receptor antagonist thuốc nhỏ mắt • chậm nhịp tim
  18. • co phế quản • bitter taste carbonic anhydrase dorzolamide thuốc nhỏ mắt inhibitor • burning sensation apraclonidine α-2 agonist thuốc nhỏ mắt latanoprost prostaglandin analogue • đổi màu mắt Glôcôm Glôcôm Phân loại & liên kết ngoài ICD-10 H40.-H42. ICD-9 365 DiseasesDB 5226 eMedicine oph/578
  19. MeSH D005901 Mắt người Glôcôm (tiếng Pháp: Glaucome) là một số chứng bệnh của thần kinh thị giác gây ra khi tế bào trong võng mạc bị tiêu huỷ theo chiều hướng đặc biệt. Tuy hiện tượng tăng nhãn áp là nguy cơ tạo bệnh glôcôm, không nhất thiết ai có nhãn áp cao cũng bị bệnh này. Nếu không chữa trị, bệnh glôcôm sẽ dẫn đến tình trạng mù hay lòa vĩnh viễn. Trong số 140.000 người bị mù tại Việt Nam, glôcôm là một bệnh gây mù cho 5,7%. Đây là nguyên nhân làm mù đứng thứ 3, sau đục thủy tinh thể và bệnh đáy mắt.[1] Phân loại và nguyên nhân 1/ Glôcôm góc đóng nguyên phát 2/ Glôcôm góc mở nguyên phát 3/ Glôcôm nhãn áp bình thường 4/ Glôcôm thứ phát: Hội chứng nội mô giác mạc Glôcôm do viêm
  20. Glôcôm tân mạch Glôcôm sắc tố Hội chứng giả tróc bao Glôcôm do chấn thương Glôcôm do thuốc 5/ Glôcôm trẻ em: Glôcôm bẩm sinh Glôcôm do dị tật bất thường ở mắt: Axenfeld-Rieger ,Aniridia,Peter Glôcôm thứ phát do bệnh toàn thân khác như : Hội chứng Sturge-Weber,hội chứng Low,bệnh Rubella. Đường lưu thông lưu thủy dịch bị cản trở, làm áp suất trong mắt (nhãn áp tăng lên), và gây tổn thương thần kinh thị giác. Do đó, đây là bệnh lý thần kinh thị giác gây ra mất lớp sợi tế bào, và làm mất thị trường (tầm nhìn của mắt). Đặc điểm Lâm sàng 1/Glôcôm góc đóng nguyên phát a/Triệu chứng cơ năng - Đau nhức : nhức đầu , nhức mắt - Nhìn mờ - Thấy quầng sáng nhiều màu sắc - Buồn nôn và nôn do kích thích dây X
  21. b/Triệu chứng thực thể - Nhãn áp cao -> gây phù giác mạc. Giác mạc mờ, mất bóng, thị lực giảm. - Cương tụ rìa. - Đồng tử giãn méo và mất phản xạ ánh sáng - Tiền phòng nông, thủy dịch vẩn đục nhẹTyndall (+). - Có thể có phù gai thị. - Soi góc tiền phòng: đóng góc, dính góc. - Đo nhãn áp: nhãn áp cao, có thể trên 35 mmHg. - Soi góc thấy đóng góc 2/Glôcôm góc mở nguyên phát a/Triệu chứng cơ năng - Xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm, không đau. - Thường xảy ra ở 2 mắt b/Triệu chứng thực thể - Nhãn áp : Nhãn áp dao động, có thể tăng từng lúc. - Soi đáy mắt và đo thị trường: rất quan trọng để chẩn đoán và theo dõi bệnh. - Tổn hại gai thị: Lõm teo gai, mạch máu dạt về phía mũi. Tỷ lệ C/D 4/10 - Soi góc tiền phòng : góc mở.
  22. Bệnh võng mạc Thành phần bên trong mắt. Retina : Võng mạc (đáy mắt) Bệnh võng mạc là tên gọi chung của một số các chứng bệnh về mắt do rối loạn trong võng mạc (hay còn gọi là đáy mắt). Bệnh võng mạc đứng thứ hai, sau cườm thủy tinh thể mắt, trong các loại bệnh gây mù lòa. Nguyên nhân • Bệnh võng mạc do biến chứng đái tháo đường Tại Việt Nam khoảng 1,2 triệu người bị bệnh đái tháo đường. Trong đó 20% bệnh nhân (240.000) bị bệnh võng mạc. • Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP: retinopathy of prematurity) Bệnh mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc ở trẻ sinh non (tức là thiếu tháng), nhẹ cân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị mù vĩnh viễn cả hai mắt. Bệnh võng mạc do biến chứng tăng huyết áp • Rách và Bong Võng Mạc