Bài giảng Các bệnh dị - ThS. Nguyễn Phúc Học

pdf 17 trang phuongnguyen 2800
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Các bệnh dị - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_cac_benh_di_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Các bệnh dị - ThS. Nguyễn Phúc Học

  1. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y CÁC BỆNH DỊ ỨNG MỤC TIÊU HỌC TẬP – Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng 1. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của các bệnh dị ứng 2. Nêu được các biểu hiện lâm sàng và nguyên tắc điều trị các bệnh dị ứng NỘI DUNG Đại cương 3.1. Mày đay – phù Quicke 1.1. Định nghĩa 3.2. Dị ứng thuốc 1.2. Phân loại 3.3. Dị ứng thuốc 3.4 Hen phế quản dị ứng II. Nguyên nhân và cơ chế 3.5 Sốc phản vệ 2.1. Nguyên nhân 3.6 Viêm da atopi và viêm 2.2. Cơ chế bệnh sinh da dị ứng tiếp xúc 3.7 Viêm mao mạch dị ứng III. Một số bệnh dị ứng 3.8 Lupus ban đỏ hệ thống thường gặp 3.9 Xơ cứng bì 1
  2. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y I. Đại cương: 1.1. Định nghĩa Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của các cơ quan Bình thường, khi gặp vật lạ, cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm mục đích bảo vệ. Tuy nhiên nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những tổn hại cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng (hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là phản ứng phản vệ). Những vật lạ là nguyên nhân của phản ứng dị ứng được gọi là dị nguyên. Có dị ứng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, tố chất di truyền của mỗi người. Tiền sử gia đình có vai trò rất quan trọng. cha mẹ bị dị ứng có tỷ lệ con bị dị ứng cao. Phân nửa (50%) số con của cha và mẹ đều bị dị ứng sẽ bị dị ứng. Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị dị ứng thì tỷ lệ này là 30%. 2
  3. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.2. Phân loại a. Theo các typ quá mẫn * Typ I: - Dị nguyên: Phấn hoa, huyết thanh, lông vũ, bụi - Kháng thể: Lưu động hoặc gắn vào TB, IgE, IgG - LS: Phản vệ, bệnh dị ưng atropi: viêm mũi, sốt mùa, hen phế quản do phấn hoa, mày đay, phù quincke v.v - Dị nguyên kết hợp Kháng nguyên trên màng TB mast -> phân huỷ hạt của TB, giải phóng các chất trung gian - Histamin: + Co thắt mạch não, đau đầu,chóng mặt, hôn mê + Co thắt phế quản: khó thở + tăng tính thấm mao mạch phế quản + Kích thích tận cùng thần kinh dưới da: ngứa. + Suy giảm miễn dịch lớn, tụt HA 3
  4. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y * Typ II: - Dị nguyên Hapten hoặc TB gắn trên mặt HC, BC - Kháng thể (IgG): lưu hành trong huyết thanh. - Kháng nguyên + Kháng thể -> hoạt hoá bổ thể -> trên TB (HC) - Bệnh: Thiếu máu tan huyết, giảm BC, giảm TC do thuốc * Typ III: - Dị nguyên: Huyết thanh, hoá chất, thuốc - Kháng thể: Kết tủa IgM, IgG - Dị nguyên + Kháng thể kết tủa -> PHMD -> hoạt hoá bổ thể ->tổn thương mao mạch cơ trơn - Bệnh: VKDT, VCT, ban xuất huyết dị ứng, viêm nút quanh ĐM 4
  5. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y * Typ IV: - Dị nguyên: VK, VR, độc tố VK, 1 số nhỏ là thuốc, hapten tổ chức - Kháng thể: Các lympho T mẫn cảm - Dị nguyên + lympho T mẫn cảm (đại thực bào) -> giảm lymphokin -> rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức trong dị ứng muộn - Bệnh: Viêm da tiếp xúc, u hạt b. Theo nguồn gốc và bản chất dị nguyên * Dị nguyên ngoại sinh + Không nhiễm trùng + Nhiễm trùng * Dị nguyên nội sinh * Dị nguyên có tính kháng nguyên c. Theo hệ thống cơ quan bị tổn thương Da, đường hô hấp, mắt, dạ dày – ruột, gan, thận, toàn thân. 5
  6. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y II. Nguyên nhân và cơ chế 2.1. Nguyên nhân: Nguyên nhân gây dị ứng là câc loại dị nguyên, dị nguyên là những chất có tính kháng nguyên, khi chúng xâm nhập vào cơ thể có yếu tố cơ địa dị ứng sẽ sinh ra các kháng thể và các phản ứng quá mấn gây biểu hiện bệnh lý ở một hay nhiều có quan. a. Dị nguyên ngoại sinh * Dị nguyên ngoại sinh không nhiễm trùng - Bụi nhà, đường phố, thư viện - Biểu bì, vẩy da, lông súc vật. - Phấn hoa, - Thực phẩm, - Thuốc, - Hoá chất * Dị nguyên ngoại sinh nhiễm trùng - VK, - Virut, - Nấm b. Dị nguyên nội sinh + Những TB và tổ chức bình thường trở thành lạ (vì hóa chất, tia xạ ) + Dị nguyên nội sinh thứ phát 6
  7. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.2. Cơ chế bệnh sinh – dựa trên cơ chế của 4 typ quá mẫn a. Những yếu tố tham gia vào cơ chế của bệnh dị ứng - Đường xâm nhập của dị nguyên: + Đường hô hấp + Đường tiêu hoá + Đường tiêm + Da - Kháng thể IgE đóng vai trò chủ yếu trong các bệnh atopy - Các cytokin đóng vai trò cơ bản trong biểu hiện các triệu chứng b. Các giai đoạn trong cơ chế dị ứng (3 giai đoạn) - Giai đoạn mẫn cảm: Dị nguyên -> hình thành IgE - Giai đoạn sinh hoá bệnh: Dị nguyên lại lọt vào cơ thể + Kháng thể dị ứng (bổ thể) ® phá vỡ hạt TB mast, BC ái kiềm -> giải phóng hoá chất trung gian - Giai đoạn sinh lý bệnh: Các hoạt chất trung gian được giải phóng - > tác động cơ quan gây rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức -> bệnh lý trên lâm sàng mày đay, phù quinck, hen phế quản, ban xuất huyết 7
  8. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y III. Một số bệnh dị ứng thường gặp 3.1. Mày đay – phù Quicke - Trong các bệnh dị ứng thì mày đay và phù Quincke là bệnh phổ biến và hay gặp nhất, tỉ lệ mắc bệnh này trong cộng đồng dân cư ở nước ta khoảng 19-24%. Các bệnh này do nhiều nguyên nhân gây nên, triệu chứng lâm sàng của mày đay chủ yếu biểu hiện ngoài da, tiến triển từng đợt ở nhiều vùng trên cơ thể thì phù Quicke có thể xuất hiện không những trênda mà còn ở niêm mạc các cơ quan nội tạng (thanh quản, dạ dày, ruột v.v ). - Yếu tố xuất hiện: hoá chất, thuốc, thời tiết lạnh - Triệu chứng: + Ngứa từng mảng trên da, lan nhanh nếu gãi nhiều, giảm khi trườm nóng + Nổi sần màu hồng, xung quanh viền đỏ (tròn, bầu dục) + Mất nhanh, tái phát khi tiếp xúc lại Dị nguyên + Phù Quincke điển hình thường gặp thấy ở mặt với hai mi mắt sưng mọng, đôi môi to, da mặt căng nề, làm biến dạng khuôn mặt, có thể kèm theo đau đầu, buồn nôn. + Phù Quincke thanh quản là nguy hiểm nhất, ở nhiều nước tỉ lệ mắc khoảng 25% các trường hợp phù Quincke. 8
  9. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Nguyên tắc điều trị Bước đầu tiên trong điều trị mày đay dù là mày đay dị ứng hoặc không dị ứng là làm giảm triệu chứng bằng cách cho dùng thuốc kháng histamin H1 - thuốc thế hệ thứ hai như loratadin, fexofenadin hay cetirizin. Trên lâm sàng fexofenadin hoàn toàn không gây buồn ngủ và rất hiệu quả, loratadin cũng không gây buồn ngủ ở liều thông thường, trong khi cetirizin có gây buồn ngủ trên khoảng 20-30% bệnh nhân, đây là chất chuyển hoá của hydroxyzin kháng histamin có tác dụng gây ngủ cao. Những bệnh nhân mày đay mạn tính hay bị ngứa vào buổi tối, ngứa cũng xảy ra ban ngày nhưng tỉ lệ thấp hơn, do đó buổi tối nên cho dùng các thuốc kháng histamin gây buồn ngủ như hydroxizin, cholorpheniramin. Với mày đay mạn tính sự kết hợp giữa thuốc kháng histamin H1 và H2 như cimetidin có thể có tác dụng cộng lực và hiệu quả hơn khi dùng thuốc kháng histamin H1 đơn thuần. Trong trường hợp dùng thuốc kháng histamin mà không kiểm soát được bệnh thì nên phối hợp với các thuốc corticoid dạng tiêm hoặc uống. 9
  10. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.2. Dị ứng thuốc Đại cương Theo cách phân loại của nhiều tác giả (Charpin, 1981, Vervloet, 1995) những tai biến do dùng thuốc có thể bao gồm nhiều nhóm với các nguyên nhân sau đây: - Quá liều. - Tình trạng không dung nạp thuốc. - Tình trạng đặc ứng (idiosyncrasie). - Tác dụng phụ. - Các phản ứng dị ứng hay gặp hơn cả và có cơ chế miễn dịch do sự kết hợp dị nguyên (thuốc) với kháng thể dị ứng. Những cơ chế dị ứng thuốc - Bất kỳ thuốc nào cũng có thể gây dị ứng. Phân tử thuốc có thể là protein hoặc hapten khi vào cơ thể có thể gây ra tình trạng mẫn cảm cơ thể, làm hình thành các kháng thể IgE hoặc tế bào T ký ức, hậu quả là phát sinh phản ứng dị ứng trên lâm sàng. - Cơ chế dị ứng thuốc: Thuốc kết hợp với phân tử protein kích thích dị ứng - tức thì với IgE hoặc dị ứng muộn với tế bào T. Dị ứng thuốc có thể là một trong 4 loại hình (typ) dị ứng theo cách phân loại của Gell và Combs. 10
  11. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Những biểu hiện lâm sàng của dị ứng - Toàn thân: Sốc phản vệ, hạ huyết áp, sốt, viêm mạch, sưng hạch, bệnh huyết thanh - Da: Mày đay, phù Quincke, sẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, mẫn cảm ánh sáng, đỏ da toàn thân, hồng ban nhiễm sắc cố định, hội chứng Stevens- Johnson, hội chứng Lyell - Phổi: Khó thở, viêm phế nang - Gan: Viêm gan, tổn thương tế bào gan - Tim: Viêm cơ tim - Thận: Viêm cầu thận, hội chứng thận hư - Máu: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu trung tính. Dự phòng dị ứng thuốc - Tuyên truyền sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong cán bộ y tế, dùng thuốc đúng chỉ định, đúng liều. Hạn chế nạn tự điều trị trong nhân dân. - Trước khi sử dụng thuốc, kiểm tra chất lượng thuốc; khai thác tiền sử dị ứng, thử test theo thông tư bộ y tế, chuẩn bị túi chống sốc. - Tiêm kháng sinh phải dùng dụng cụ riêng. 11
  12. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Điều trị dị ứng thuốc • Nguyên tắc chung -Không để bệnh nhân tiếp xúc với thuốc đã gây dị ứng cho họ, hạn chế dùng các thuốc khác. - Sử dụng các thuốc chống dị ứng: Kháng histamin anti H1 thế hệ 2 (cetirizin, fexofenadin, astemizol, loratadin ). Trường hợp dị ứng thuốc nặng hơn: kết hợp dùng corticoid (prednisolon, methyl prednisolon) tiêm truyền, phối hợp với các thuốc chữa triệu chứng. - Bù nước và điện giải (khi có yêu cầu), thuốc lợi tiểu. - Chống bội nhiễm (nếu có), lựa chọn kháng sinh thích hợp đảm bảo sử dụng hợp lý, an toàn. • Dự phòng sốc phản vệ. • Xử lý các trường hợp: đỏ da, hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell. Xử lý như với các trường hợp nặng do dị ứng thuốc, chú ý công tác hộ lý. 12
  13. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.3. Dị ứng thức ăn Khái niệm về dị ứng thức ăn: • Có thể hiểu đơn giản dị ứng thức ăn là một phản ứng dị thường của cơ thể đối với một hoặc nhiều loại thức ăn. • Các triệu chứng, hội chứng lâm sàng của bệnh xuất hiện sau khi ăn. • Tình trạng dị ứng thức ăn là kết quả của một chuỗi các phản ứng của hệ thống miễn dịch, trong đó có sự kết hợp dị nguyên và kháng thể. Cơ chế dị ứng thức ăn • Dị ứng thức ăn diễn ra với cả 4 cơ chế theo phân loại của Gell và Coombs. • Theo phân loại kinh điển thì dị ứng thức ăn cũng chia làm 2 nhóm lớn: dị ứng tức thì và dị ứng muộn. • Dị ứng thức ăn chủ yếu là loại hình dị ứng tức thì.Thời gian xuất hiện phản ứng rất nhanh, từ vài ba phút đến vài giờ kể từ thời điểm tiếp xúc với thức ăn. • Dị nguyên sẽ kết hợp với kháng thể dị ứng (IgE, IgG) trong huyết thanh đã gắn trên màng tế bào mast, bạch cầu ái kiềm làm giải phóng các chất hóa học trung gian như histamin, serotonin, nhiều loại bradykinin, leucotrien, yếu tố hoạt hoá tiểu cầu,yếu tố hoá hướng động bạch cầu ái toan và gây ra các biểu hiện lâm sàng dị ứng như ban đỏ, mày đay, sẩn ngứa, phù Quincke. 13
  14. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Điều trị Điều trị đặc hiệu - Loại bỏ dị nguyên bằng cách ăn theo chế độ riêng, loại bỏ các thức ăn gây dị ứng ở trong chế độ ăn uống của người bệnh là phương thức điều trị và ngăn chặn an toàn và hữu hiệu nhất. - Phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu: được chỉ định khi không loại bỏ được dị nguyên. Thực chất của phương pháp này là đưa dị nguyên gây bệnh vào cơ thể nhiều lần với liều nhỏ tăng dần, làm hình thành trong cơ thể những kháng thể bao vây (IgG4) ngăn cản dị nguyên kết hợp kháng thể dị ứng. Do đó bệnh dị ứng không phát sinh, nếu phát sinh chỉ ở mức độ nhẹ. - Ngoài ra còn có các phương pháp khác: ức chế sự hình thành kháng thể dị ứng, ức chế sự kết hợp dị nguyên với kháng thể dị ứng các p.pháp này ít được áp dụng. Điều trị không đặc hiệu - Vô hiệu hoá các hoạt chất trung gian: histamin, serotonin, bradykinin,acetylcholin v.v bằng các thuốc kháng histamin, kháng serotonin, tiêu acetylcholin (kháng cholin) Corticoid được sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh dị ứng, nhưng cần thận trọng, chỉ định đúng, dùng đủ liều, ngắn ngày - Điều trị các rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức, các triệu chứng dị ứng (mày đay, ngứa, khó thở, đau bụng, hạ huyết áp ). 14
  15. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3.4 Hen phế quản dị ứng (bài riêng) 3.5 Sốc phản vệ (bài riêng) 3.6 Viêm da atopi và viêm da dị ứng tiếp xúc (bài riêng) 3.7 Viêm mao mạch dị ứng (bài riêng) 3.8 Lupus ban đỏ hệ thống (bài riêng) 3.9 Xơ cứng bì (bài riêng) 15
  16. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y LƯỢNG GIÁ 1. Định nghĩa về dị ứng 2. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của các bệnh dị ứng? 3. Nguyên tắc điều trị bệnh Mày đay? 4. Cơ chế gây dị ứng thuốc là những yếu tố gì? 5. Có thể dự phòng và phát hiện sớm dị ứng thuốc không? 6. Những thuốc dùng để điều trị, xử lý dị ứng thuốc? 7. Trình bày cơ chế dị ứng thức ăn? 8. Nêu nguyên tắc điều trị đặc hiệu và không đặc hiệu đối với dị ứng thức ăn? 16
  17. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y LƯỢNG GIÁ 17