Bài giảng Bố cục chất liệu Lụa

doc 23 trang phuongnguyen 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bố cục chất liệu Lụa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_bo_cuc_chat_lieu_lua.doc

Nội dung text: Bài giảng Bố cục chất liệu Lụa

  1. MỤC LỤC Học phần III 5 Bố cục chất liệu Lụa 5 Chương 1 5 Vài nét về sự hình thành và phát triển của tranh lụa Việt Nam 5 GIỚI THIỆU 5 THỜI GIAN: 5 I. Mục tiêu 6 II. Tài liệu và điều kiện học tập 6 III. Nội dung 6 1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh lụa. 6 2.Tính chất và đặc điểm của tranh lụa Error! Bookmark not defined. 3. Chất liệu, dụng cụ vẽ lụa Error! Bookmark not defined. 4. Phương pháp tiến hành vẽ tranh lụa Error! Bookmark not defined. IV. Câu hỏi tự đánh giá Error! Bookmark not defined. V. Bài tập phát triển kỹ năng (tùy từng nội dung- nếu cần) Error! Bookmark not defined. VI. Một số tranh Tĩnh vật lụa tham khảo Error! Bookmark not defined. Chương 2 Error! Bookmark not defined. Tranh phong cảnh Lụa Error! Bookmark not defined. I. Mục tiêu Error! Bookmark not defined. Học xong bài này, bạn cần đạt được những mục tiêu sau: Error! Bookmark not defined. II. Tài liệu và điều kiện học tập Error! Bookmark not defined. III. Nội dung Error! Bookmark not defined. 1. Lược sử về tranh phong cảnh Lụa Error! Bookmark not defined. 2. Đặc điểm, tính chất của tranh phong cảnh Lụa Error! Bookmark not defined. 3. Phương pháp và kỹ thuật vẽ tranh phong cảnh Lụa Error! Bookmark not defined. IV. Kết luận Error! Bookmark not defined. V. Câu hỏi tự đánh giá Error! Bookmark not defined. VI. Bài tập phát triển kỹ năng (tùy từng nội dung- nếu cần) Error! Bookmark not defined. Chương 3 8 Vẽ tranh lụa Chân dung 8 I. Mục tiêu 8 II.Tài liệu và điều kiện học tập 8 III. Nội dung 9 1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh lụa chân dung. 9 2. Nét đặc trưng của tranh lụa Chân dung. 11
  2. 3. Phương pháp thể hiện vẽ tranh Chân dung lụa 12 IV.Kết luận 13 V.Câu hỏi tự đánh giá 13 VI. Bài tập phát triển kỹ năng 13 Chương 4 14 Tranh bố cục sinh hoạt 14 I.Mục tiêu 14 II. Tài liệu và điều kiện học tập 15 III. Nội dung 15 1.Khái quát về Tranh bố cục sinh hoạt 15 2. Phương pháp và kỹ thuật vẽ tranh lụa 17 Bố cục sinh hoạt 17 V. Câu hỏi tự đánh giá 22 VI. Bài tập phát triển kỹ năng (tùy từng nội dung- nếu cần) 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
  3. Lời giới thiệu Bố cục là một trong những bộ môn quan trọng nhất trong chương trình đào tạo mỹ thuật nói chung, chuyên ngành sư phạm mỹ thuật nói riêng. Chính nhờ có bộ môn này đã tạo tiền đề cho những sự sáng tạo trong các tác phẩm, hay gần gũi hơn với người học mỹ thuật chính là bài hình họa hay những bài chuyên ngành của mình. Bộ môn bố cục có những tác động rất tích cực cũng như làm hành trang rất tốt cho sinh viên sau khi ra trường, bởi đó là những kiến thức, kỹ năng tổng hợp, củng cố rất nhiều cho người học những ý tưởng hoặc công việc liên quan đến sáng tác hội họa. Sự cảm thụ tác phẩm mỹ thuật có thể nói chưa thật sự đầy đủ nếu không có sự hiểu biết về vẻ đẹp của chất liệu, cách sử lý kỹ thuật chất liệu của nghệ sĩ. Môn Bố cục trong chương trình Mĩ thuật của trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã được thực hiện trong suốt quá trình đào tạo của nhà trường hơn 40 năm qua. Tuy vậy, trong chương trình CĐSP Mỹ thuật, việc học môn Bố cục chỉ dừng lại ở sử dụng chất liệu bột màu, sinh viên không được làm quen, không có hiểu biết thực tế về các chất liệu khác do thời gian, nội dung chương trình đào tạo không đủ để sinh viên được học chuyên sâu như với trình độ đại học. Thực tế trong đào tạo ở hệ Đại học từ khi trường được nâng cấp lên từ Cao đẳng vẫn chưa có giáo trình Bố cục của hệ đại học. Phần lớn các giảng viên bộ môn mới soạn bài giảng theo kinh nghiệm vốn có từ thực tế giảng dạy ở hệ CĐSP và thực tế sáng tác chất liệu của mỗi cá nhân giảng viên. Từ năm 2006 đến nay, Chương trình Bộ môn Bố cục hệ ĐHSP đã được xây dựng và có sự chỉnh sửa cho phù hợp với từng khóa đào tạo của trường hàng năm. Từ Khóa 1, khóa 2, khóa 3, khóa 4, đều có thay đổi về số học phần môn bố cục để phù hợp với thực tế từng khóa học và có sự cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa về nội dung chương trình, số tiết của từng khóa. và đến nay là khóa 5 và khóa 6 mới tương đối ổn định về chương trình khung để có thể biên soạn tài liệu giảng dạy, giáo trình môn Bố cục chất liệu cho hệ Đại học sư phạm. Vừa qua, Bộ môn Bố cục có tiến hành biên soạn giáo trình mới theo chương trình đào tạo trình độ CĐSP. Tuy vậy, so với yêu cầu và sự đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trình độ Đại học thì giáo trình này chỉ phù hợp cho hệ Cao đẳng sư phạm, mới chỉ có các bài học bố cục cơ bản với chất liệu bột mầu. Vì thế cần phải có giáo trình phù hợp với chương trình Bố cục chất liệu cho hệ ĐHSP.
  4. Các tài liệu, giáo trình tham khảo mà các giảng viên đã và đang sử dụng mới chỉ phục vụ cho các trường đào tạo các nghệ sĩ sáng tác chuyên nghiệp; chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn bố cục và chưa phù hợp với hệ đào tạo ĐHSP chuyên ngành Mỹ thuật, chưa cập nhật được những tư liệu mới mang tính đương đại để giúp cho người học có những kiến thức, kỹ năng của người giáo viên vừa dạy học, vừa sáng tác Mỹ thuật hiện nay. Tài liệu này trước tiên sẽ phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập chuyên khoa Lụa của giảng viên và sinh viên SPMT, tiến tới xây dựng bộ giáo trình các chất liệu chuyên khoa bố cục cho hệ ĐHSP của trường ĐHSP Nghệ thuật TW và các trường có cùng chuyên ngành đào tạo hiện nay. Nghiên cứu biên soạn nội dung tài liệu giảng dạy bố cục chất liệu Lụa theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay nhằm bổ sung, cập nhật những kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học chuyên khoa Bố cục chất liệu Lụa cho sinh viên SP MT của trường ĐHSP Nghệ thuật TW để tiến tới xây dựng bộ giáo trình môn Bố cục các chất liệu, trong đó có chất liệu Lụa của chuyên ngành Đại học SPMT và các chuyên ngành có liên quan của trường ĐHSP Nghệ thuật TW, đáp ứng nhu cầu của thực tế giảng dạy đại học sư phạm Mỹ thuật hiện nay. Trước mắt, giúp cho các giảng viên trong tổ bộ môn có được sự thống nhất về nội dung kiến thức, cấu trúc bài giảng, phương pháp dạy học đặc thù cho các bài học Bố cục chất liệu trong chương trình đào tạo và các bài tập thực hành cho sinh viên Hệ ĐHSP Mĩ thuật. Từng bước sẽ tiến hành biên soạn giáo trình giảng dạy hoàn chỉnh, thống nhất cho các giảng viên và tài liệu học tập, nghiên cứu, tự học cho sinh viên Sư phạm mĩ thuật.
  5. Học phần III Bố cục chất liệu Lụa Chương 1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của tranh lụa Việt Nam GIỚI THIỆU Tranh lụa là một trong những nghệ thuật truyền thống của Phương Đông nói chung và củaViệt Nam nói riêng. Khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925, Một thế hệ hoạ sĩ ra đời với những tác phẩm chịu ảnh hưởng phong cách Châu Âu. Phải đến những năm 30 của thế kỷ XX, nghệ thuật tranh lụa Việt Nam mới có tác phẩm ghi đậm bản sắc riêng, duyên dáng, nhẹ nhàng, nhuần nhị mà sâu lắng. Tranh lụa Việt Nam với chất liệu đặc biệt, bố cục nên thơ và màu sắc sống động là một trong những đặc điểm của thể loại này. Cùng với sự phát triển của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, nghệ thuật vẽ tranh lụa đã trải qua các giai đoạn với những thay đổi về nội dung và kỹ thuật thể hiện, có nhiều bước tiến trong xử lý ánh sáng, hoà sắc. Nhiều hoạ sĩ đã khám phá rộng hơn ngôn ngữ biểu hiện của chất liệu lụa với những gam màu rực rỡ, đối chọi, đường nét bố cục mạnh mẽ, kỹ thuật chất liệu cũng đã phong phú, đa dạng hơn về phong cách, phương pháp thể hiện. Sự cảm thụ tác phẩm mỹ thuật nói chung, tranh lụa nói riêng có thể nói chưa thật sự đầy đủ nếu không có sự hiểu biết về vẻ đẹp của chất liệu, cách sử lý kỹ thuật chất liệu của nghệ sĩ. Tranh lụa là một thể loại tranh trong hội hoạ truyền thống và hiện đại cần được bảo tồn và phát triển, vì vậy Chương trình môn Bố cục chất liệu sẽ giới thiệu lần lượt về các thể loại tranh Lụa để người học có thêm những kiến thức và kỹ năng thể hiện trong học tập, nghiên cứu và sáng tác tranh Lụa. THỜI GIAN: Lý thuyết: 2 giờ Thực hành trên lớp : 13 giờ ( Bài tranh Tĩnh vật) Thực hành tự học: 15 giờ
  6. I. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được vẻ đẹp đặc trưng của tranh Lụa nói chung, tranh lụa Việt Nam nói riêng cùng sự phát triển của chất liệu. Biết cách vẽ và kỹ thuật thể hiện tranh lụa. - Kỹ năng: Thể hiện được tranh Lụa với kỹ thuật truyền thống và vận dụng sự sáng tạo, linh hoạt các kỹ thuật hiện đại khác nhau của chất liệu trong các thể loại tranh. II. Tài liệu và điều kiện học tập Tài liệu và phương tiện cần thiết Tài liệu về các thể loại tranh với các chất liệu Tài liệu về tranh Lụa: + Triển lãm tranh Lụa toàn quốc 2007 + Tranh và tượng Nữ tác giả thế kỷ XX + Triển lãm toàn quốc 2000, 2005, 2010 Điều kiện hỗ trợ học tập. + Đồ dùng phục vụ học tập như: khung đã căng sẵn lụa, màu nước, bút lông dụng cụ vẽ lụa khác, + Tài liệu đi thực tế hoặc tài liệu ảnh cá nhân III. Nội dung 1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh lụa. Lụa là chất liệu truyền thống của phương Đông nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam còn rất trẻ, nó chỉ được phát triển từ những năm 30 của thế kỉ XX, cùng với việc thành lập trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương. Trước đó, người làm mĩ thuật ở Việt Nam đều không được đào tạo ở một trường lớp nào, mà chỉ là sự truyền nghề. Tuy nhiên, nghệ nhân xưa đã để lại một di sản nghệ thuật rất phong phú, mang tính dân tộc đậm đà và đó là một yếu tố cho sự phát triển nghệ thuật sau này. Do nhiều nguyên nhân; ở miền Bắc nước ta rất khắc nghiệt, độ ẩm cao, nhiều mối, mọt, bão lụt. Rồi chiến tranh liên miên nên nhiều di sản nghệ thuật đã bị phá hủy.
  7. Những gì còn lại chủ yếu là tác phẩm có chất liệu bền như đá, gỗ, là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Ngày nay tranh lụa hầu như chỉ còn lại rất ít như chân dung Nguyễn Trãi, chân dung Phùng Khắc Khoan và một số tranh thờ. Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khai giảng khóa đầu tiên vào năm 1925. Các họa sĩ Việt Nam thời ấy đã nghiên cứu vẽ sơn dầu và tiếp thu những phương pháp đã được đúc kết của phương Tây. Ảnh hưởng của các trường phái hội họa châu Âu vào Việt Nam lúc đó cũng là tất nhiên. Song, trong những họa sĩ thời ấy, có những người đã biết sử dụng phương pháp nghiên cứu của châu Âu để khai thác những vốn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Sự kết hợp tính dân tộc với tính hiện đại, giữa tinh hoa nghệ thuật phương Đông với nghệ thuật phương Tây đã bắt đầu từ đây, đem lại một sắc thái mới trong sáng tác và là bước đầu của sự phát triển tranh lụa Việt Nam. Nét nổi bật của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam là đã tìm được một bảng màu riêng cho lụa, thật kiệm màu mà vẫn tạo nên sự phong phú của sắc. Các sợi tơ óng mịn được nhuộm màu nhuần nhị như có hương, có sắc, ngân lên tiếng ca sâu thẳm của tâm hồn người Việt. Thời kì trường Mỹ thuật Đông Dương, chỉ có một số ít họa sĩ nghiên cứu về lụa như Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tiến Chung, Lương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Lưu Văn Sìn, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Lê Văn Đệ Khuynh hướng của thời kì này thiên về tìm tòi những mảng màu đơn giản, tìm phối sắc trong mảng hình, thường dùng hoà sắc nâu, đen, màu sáng là màu của lụa. Bố cục tranh chặt chẽ, các nhân vật thường lớn, không gian nền ít.
  8. Chương 3 Vẽ tranh lụa Chân dung GIỚI THIỆU Tranh lụa Việt Nam có thể đã có một lịch sử lâu đời, bởi thông qua một số tác phẩm chân dung như: chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan và Trịnh Đình Kiên. Nhưng tranh lụa Việt Nam thực sự có vị thế khi Tác phẩm đầu tay “Chơi ô ăn quan” của Nguyễn Phan Chánh tham gia đấu xảo quốc tế Pari tại pháp; cũng có thể nói Họa sỹ là người đặt nền móng cho tranh lụa hiện đại tại Việt Nam. Trong chương trình đào tạo của môn Bố cục Lụa có phần Vẽ tranh lụa Chân dung nhằm giới thiệu cho người học những nét khái quát về nghệ thuật tranh chân dung qua chất liệu Lụa với đặc điểm, tính chất đặc trưng phong cách, kỹ thuật thể hiện truyền thống của Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những kỹ thuật khác của nước ngoài nhằm làm phong phú ngôn ngữ tạo hình cho thể loại tranh chân dung. THỜI GIAN: Định ra thời gian cho bài học khoảng : 30 giờ I. Mục tiêu Học xong bài này, bạn cần đạt được những mục tiêu sau: - Kiến thức: Biết được các hình thức thể hiện vẽ chân dung bằng chất liệu lụa. Hiểu được kĩ thuật vẽ tranh chân dung bẵng chất liệu lụa - Kỹ năng: Thể hiện được kỹ thuật vẽ chân dung trong tranh lụa để. II.Tài liệu và điều kiện học tập Tài liệu và phương tiện cần thiết Giáo trình tranh lụa của họa sỹ Nguyễn Thụ Tranh lụa Nhật Bản Tranh lụa Trung Quốc Tranh lụa Nguyễn Phan Chánh. Điều kiện hỗ trợ học tập.
  9. III. Nội dung Chương này có nội dung chính: 1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh lụa chân dung. Tranh lụa Việt Nam có thể đã có một lịch sử lâu đời, nhưng những tác phẩm vẽ trên chất liệu lụa cổ nhất hiện còn được lưu giữ đến ngày nay là ba tác phẩm chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan và Trịnh Đình Kiên. Chúng có niên đại khá muộn khoảng thế kỷ XVIII - XIX thuộc giai đoạn nghệ thuật thời Hậu Lê. Đây cũng là giai đoạn mà các tranh chân dung đặc biệt phát triển, và thường do các hoạ sĩ cung đình vẽ. H92.Chân dung Nguyễn Trãi Chất liệu lụa được sử dụng để vẽ tranh cũng khác xa với loại lụa mà các hoạ sĩ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương sau này. Chúng thường là loại lụa khá dày, và thường không cần bồi phần hậu. Vào thế kỷ XVII, XVIII, do triều đình chúa Trịnh ít nhiều đã có quan hệ với Tây phương, nên các màu trên các tranh giai đoạn này một phần được du nhập từ phương Tây vào như màu nước được dùng khá phổ biến. Ngoài ra các họa sĩ cung đình vẫn sử dụng một số màu có tính chất truyền thống như các màu được lấy từ tự nhiên, mực nho, bột đá, chu sa Một số màu là màu bột của Trung Quốc.
  10. H93. Chân dung Trịnh Đình Kiên Chúng ta có thể thấy được các biểu đạt rất rõ rệt kiểu phương Đông là lối nhìn ngay ngó thẳng, và hoàn toàn không có sự diễn tả không gian xa gần như ở tranh vẽ Nguyễn Trãi, hoặc lối vẽ theo kiểu không gian ước lệ như bức vẽ ông Trịnh Đình Kiên. Tác phẩm này có niên đại muộn hơn tranh Nguyễn Trãi, nên không gian phẳng dẹt đã được thêm vào chiếc bình phong vẽ thuỷ mặc ở phía sau lưng. Các nếp áo của vị Thụy Trung hầu này cũng được miêu tả như có khối nổi, chứ không đơn thuần là các nét đen tạo điểm phân cách như trên trang phục của Nguyễn Trãi. Đặc biệt là khuôn mặt và bàn tay, cách miêu tả có vờn khối này là sản phẩm của sự pha trộn của hai dòng thẩm mỹ Đông Tây, chứ không đơn giản là dạng gợi tả bằng mảng, nét kiểu phương Đông cổ truyền. Mặc dầu là ít ỏi, nhưng các tác phẩm này phần nào giúp chúng ta hiểu biết một cách sâu sắc hơn về một nền nghệ thuật trong quá khứ, mà ở đó tranh lụa đã có được một vị thế nhất định. Lịch sử Mỹ thuật Việt nam ghi nhận Họa Sỹ Nguyễn Phan Chánh như người đặt nền móng cho chất liệu Lụa ở Việt Nam. Tác phẩm đầu tay “Chơi ô ăn quan” của Nguyễn Phan Chánh tham gia đấu xảo quốc tế Pari tại pháp. Năm 1961, triển lãm tranh lụa Nguyễn Phan Chánh được tổ chức nhân dịp mừng thọ ông 60 tuổi, giới thiệu hơn 60 bức tranh ông tập trung diễn tả vẻ đẹp người phụ nữ nông thôn trong cuộc sống đời thường và một số đề tài khác. Trong đó đáng kể phải nói đến những chân dung các thôn nữ.
  11. Sau này có rất nhiều họa sỹ vẽ chân dung lụa như: Nguyễn Tiến Chung, Lương Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Lưu Văn Sìn, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Lê Văn Đệ và đặc biệt là Họa sĩ Nguyễn Thụ H98. CD NSND Quách Thị Hồ- Tranh của Nguyễn Thị Mộng Bich. H99. Thiếu nữ Dao- Tranh của Ng Công Mỹ 2. Nét đặc trưng của tranh lụa Chân dung. 2.1. Đặc điểm tranh lụa chân dung của một số nền Mỹ thuật. 2.1.1.Tranh lụa chân dung Nhật Bản 2.1.2.Tranh lụa chân dung Trung Quốc H100, 101. Thiếu nữ- Tranh của Trung Quốc 2.1.3.Tranh lụa chân dung Việt Nam H102. Thiếu nữ và đàn tỳ bà H103. Bên bếp lửa Tranh của Vũ T Quỳnh Hương Tranh của Nguyễn Thụ 2.1.4.Tranh lụa chân dung ngoài khu vực châu Á.
  12. 2.2. Đặc trưng về phong cách tạo hình trong tranh lụa chân dung. 2.2.1. Phong cách hiện thực H104. Thiếu nữ với đàn tỳ bà- Tranh của Phạm Công Thành H105. Lão ngư Hoằng Hóa- Tranh của Tạ Thúc Bình 2.2.2. Phong cách Hiện thực lãng mạng H106. Phụ nữ Hà Nội H107. Chân dung ông già Tranh của Lê Thị Kim Bạch. 2.2.3. Phong cách Ấn tượng H108. Em Thủy Ly H109.Thiếu nữ Nhật Bản Tranh của Nguyệt Nga Tranh của phạm T Ngọc Thanh 2.2.4. Phong cách cổ điển H110. Chân dung thiếu nữ H111. Cô gái ngồi trên cầu ao Tranh của Lê Thị Lựu Tranh của Lê Văn Đệ 3. Phương pháp thể hiện vẽ tranh Chân dung lụa 3.1.Tìm ý tưởng; 3.1.1. Chọn hướng nhìn của đối tượng 3.1.2. Ý tưởng về bố cục. 3.2. Phác thảo 3.2.1. Tìm Bố cục mảng 3.2.2. Tìm hoà sắc 3.3. Tìm hình 3.4. Thể hiện 3.5. Biểu và bo tranh.
  13. IV.Kết luận Có nhiều cách thể hiện chân dung Lụa tùy thuộc vào người vẽ có thể chọn phong cách nào phù hợp với mình để thể hiện và nghiên cứu. V.Câu hỏi tự đánh giá 1. Sự khác nhau giữa tranh lụa các nước. 2. Tranh chân dung lụa có những ưu điểm, hạn chế nào 3. Kỹ thuật nào được sử dụng nhiều nhất trong tranh lụa chân dung 4. Làm thế nào giúp tranh lụa chân dung giữ được màu và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết VI. Bài tập phát triển kỹ năng 1. Thể hiện một chân dung nam hoặc nữ già. Yêu cầu: Kích thước 45cm x 55cm trên lụa thưa. Chân dung có đặc điểm và đúng giải phẫu 2. Những việc cần thực hiện: Cách thức tiến hành: Xem ý đồ; phác thảo Phóng và can hình Đi nét điều chỉnh Lên màu và hoàn thiện Biểu bài Bo bài.
  14. Chương 4 Tranh bố cục sinh hoạt GIỚI THIỆU Tranh bố cục sinh hoạt là thể loại tranh nói về các hoạt động của con người trên nhiều lĩnh vực: Lao động sản xuất, chiến đấu, học tập và các sinh hoạt trong gia đình . Sau các chương giới thiệu về thể loại tranh Tĩnh vật, Phong cảnh, Chân dung trên chất liệu Lụa là thể loại Tranh sinh hoạt, đó là thể loại tranh tương đối tổng hợp, nó có thể kết hợp nhiều yếu tố trong ý tưởng về nội dung và xây dựng bố cục tranh. Đối tượng phản ánh chính trong tranh sinh hoạt là con người, nhưng không thể không gắn kết với cảnh vật thiên nhiên, và không gian xung quanh. Bài học này sẽ giới thiệu khái quát về thể loại bố cục tổng hợp với những hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống. Thông qua những tác phẩm, người học có thể nắm vững phương pháp xây dựng bố cục tranh và có kỹ năng thể hiện chất liệu với các kỹ thuật đa dạng và phong phú hơn. THỜI GIAN: Lý thuyết: 2 giờ Thực hành trên lớp : 13 giờ Thực hành tự học: 15 giờ I.Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được vẻ đẹp của tranh Bố cục sinh hoạt chất liệu Lụa nói chung, tranh lụa Việt Nam nói riêng cùng sự phát triển của chất liệu ở các thời kì. Biết cách vẽ và kỹ thuật thể hiện tranh lụa Bố cục sinh hoạt. - Kỹ năng: Thể hiện được tranh Lụa với kỹ thuật truyền thống và vận dụng sự sáng tạo, linh hoạt các kỹ thuật hiện đại khác nhau của chất liệu trong thể loại tranh Bố cục sinh hoạt.
  15. II. Tài liệu và điều kiện học tập Tài liệu và phương tiện cần thiết Tài liệu về các thể loại tranh với các chất liệu Tài liệu về tranh Lụa: + Triển lãm tranh Lụa toàn quốc 2007 + Tranh và tượng Nữ tác giả thế kỷ XX + Triển lãm toàn quốc 2000, 2005, 2010 Điều kiện hỗ trợ học tập. + Đồ dùng phục vụ học tập như: khung đã căng sẵn lụa, màu nước, bút lông dụng cụ vẽ lụa khác, + Tài liệu đi thực tế hoặc tài liệu ảnh cá nhân III. Nội dung 1.Khái quát về Tranh bố cục sinh hoạt Phạm vi của tranh bố cục sinh hoạt rất rộng lớn vì đối tượng được miêu tả chính yếu là con người. Và trong bất cứ thời điểm nào thì con người cũng luôn luôn là nguồn đề tài vô tận cho các họa sỹ. H112. Trong vườn- Tranh của Trung Quốc H113. Lá mùa thu- Tranh của Trung Quốc
  16. H114. Xem bói- Tranh của Nguyễn Phan Chánh Giai đoạn trước cách mạng tháng tám đã có rất nhiều tác phẩm lụa đep về cuộc sống của nhân dân, từ những bức tranh về các em bé hồn nhiên ngây thơ với màu sắc tươi tắn, mới mẻ của họa sỹ Mai Trung Thứ đến những bức về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người nông dân chất phác mang màu sắc ấm nồng và dân dã của Nguyễn Phan Chánh như: Bữa cơm, Vườn trẻ nông thôn . H115.Lớp mẫu giáo – Nguyễn Phan Chánh H116.Vườn trẻ nông thôn – Nguyễn Phan Chánh Đến giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống mỹ thì kho tàng tranh lụa của Việt nam xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị : Ghé thăm nhà của Trọng Kiệm, Bộ đội về bản của Trần Lưu Hậu, Hành quân mưa của Phan Thông, Bế Văn Đàn của Lê Vinh, Dân công chiến dịch của Thanh Ngọc, Bếp lửa Trường Sơn của Vũ Giáng Hương . H117.Bếp lửa Trường Sơn- tranh của Vũ Giáng Hương
  17. Ngày nay, đất nước hòa bình, cuộc sống thay đổi từng ngày có nhiều họa sỹ trẻ vẽ lụa với rất nhiều phong cách. Có thể kể đến Phương Dung, Nguyễn Thu Thủy, Yến Nguyệt, Trần Xuân Bình H118. Bóng mát ở nông thôn. Tranh của Lê Phương Dung H119. Trước giờ lên đường-Lê Văn Sửu Để có được những tác phẩm tâm huyết nhiều họa sỹ đã có những chuyến đi thực tế ở nhiều vùng miền trên khắp cả nước để lấy tư liệu nghiên cứu sáng tác. Đó là tiền đề cho những bức tranh được sáng tác sau này. 2. Phương pháp và kỹ thuật vẽ tranh lụa Bố cục sinh hoạt Vẽ tranh lụa hay bất cứ thể loại chất liệu nào thì việc đầu tiên của một bức tranh bố cục sinh hoạt là phác thảo bố cục. Với tranh lụa, bước này càng quan trọng hơn bởi đặc trưng của chất liệu không cho phép làm ẩu, làm tắt hay bỏ qua bước phác thảo và tìm hình cẩn thận. 2.1.Tìm ý tưởng Trước tiên, muốn phác thảo bố cục cần có ý tưởng về nội dung và cách thể hiện phù hợp với nội dung định lựa chọn để vẽ: chủ đề về cái gì? Các nhân vật trong tranh nhiều hay ít? Động tác, dáng hoạt động ra sao? Khung cảnh của tranh diễn ra ở đâu? Tranh sẽ thể hiện với phong cách thế nào? Hòa sắc của màu? V.v 2.2. Phác thảo bố cục Phác thảo bố cục có thể dựa vào nhiều yếu tố: có thể dựa vào ký họa hoặc dựa vào trí nhớ, hồi tưởng lại những khoảnh khắc hoạt động của con người để tái tạo lại hình ảnh của hoạt động ấy qua con mắt gạn lọc của người vẽ. Việc cốt yếu của người họa sỹ là chọn lọc hình tượng qua con mắt tạo hình nhằm gửi gắm vào tranh những cảm xúc của mình. Như vậy phác thảo bố cục có khi chỉ có một hai nhân vật, có khi nhiều nhân vật tùy theo cảm xúc và ý đồ của người vẽ. Có khi bố cục ít nhân vật, không có phối cảnh mà vẫn diễn tả sâu được nhân vật. Ví dụ như tranh Chơi ô ăn quan và Xem bói của Nguyễn Phan Chánh, hay như Ghé thăm nhà của Trọng Kiệm, chỉ bằng những nét giản lược nhưng rất linh hoạt tác giả nhấn mạnh nhóm người phía trước là anh chiến sỹ trên đường hành quân bất chợt
  18. gặp người thân trong gia đình, phía sau chỉ có vài chiến sỹ. Các nhân vật chính chiếm gần hết diện tích bức tranh nhưng với cách vẽ gợi không gian như vậy vẫn cho thấy đoàn quân đi cùng anh chiến sỹ rất đông. Bố cục tranh vẽ trong nhà cũng có thể không cần đến phối cảnh của căn nhà. Tác phẩm Bên bếp lửa của Nguyễn Thụ vẽ trong tranh chỉ có hai mẹ con, người mẹ trẻ địu đứa con nhỏ sau lưng và một bếp lửa đang đồ xôi. Toàn bộ tranh là một hòa sắc ấm áp, cách vẽ nét phóng khoáng và dường như họa sỹ đã quá thuộc khi tìm hình cho nhân vật cùng với cách diễn đạt không gian đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó thì họa sỹ Nguyễn Thụ cũng có rất nhiều tranh vẽ phụ nữ Thái bên nhà sàn được diễn tả rất đơn giản, chắt lọc cả về mảng hình và màu H120.Bên bếp lửa. Tranh của Nguyễn Thụ Là họa sỹ nữ nhưng tranh của Kim Bạch luôn hiện lên với cá tính rất riêng, có tranh đằm thắm nữ tính có tranh mạnh mẽ táo bạo. Ở tranh Xe ngựa thì cảnh tượng hiện ra chân thực như trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả các hình thể trong tranh đều được diễn tả tinh tế đến từng chi tiết, từ các nan tre đan trên sọt đến các nan mây trên thúng mủng hay đường uốn của dây quang đến khăn đầu rìu của đàn ông và dây quai nón của phụ nữ, luôn diễn biến với nhiều lớp sắc độ phong phú hòa vào nhau chân thực mà như hư ảo. H122. Xe ngựa- Tranh của Lê Kim Bạch Tranh Lụa còn rất thích hợp với những đề tài mang màu thời gian cổ kính. Đặng Quý Khoa trong tranh Nguyễn Trãi đã thể hiện hình ảnh đám đông nhân dân đến chào mừng vị anh hùng dân tộc. Một thời thịnh trị hiện lên trang nghiêm và huy hoàng với hòa sắc đỏ, nâu hồng chín nục tương phản với màu trắng của ngựa bạch càng chìm sâu vào dĩ vãng xa xưa. Với tranh Mùa gặt của Nguyễn Tiến Chung thì quang cảnh gặt hái trên cánh đồng chiêm mùa và những người nông dân hiện lên rất chân thực. Tác giả bố cục theo chiều dài, chiều cao chỉ chiếm hai phần ba chiều ngang rải tầm nhìn bao quát vào cánh đồng lớn, nâng chân trời lên sát mép trên của tranh. Phần trọng tâm là cánh đồng lúa với những người nông dân được sắp xếp theo nhịp điệu nhịp nhàng.
  19. Hoặc như bức tranh Hành quân mưa của Phan Thông chỉ với rất ít màu và nét khi rõ, khi nhòe đã làm nổi bật hình ảnh anh bộ đội trên lưng có cành lá cọ ngụy trang. Cũng đề tài mưa nhưng giản lược hơn nhiều là tác phẩm Mưa của Nguyễn Thụ. Tranh được bố cục với ba nhân vật đi trong mưa và tác giả chỉ gợi vài hình ảnh cây với hàng cây mờ dần trong mưa. Tất cả được diễn trên nền lụa trắng với những bóng nước để gợi mưa . Bước phác thảo giúp cho người vẽ chủ động tìm các phương án bố cục phù hợp với ý tưởng thể hiện cả nội dung đề tài và hình thức của tranh. 2.3.Tìm hình Cũng giống như bố cục các chất liệu sơn mài, sơn dầu và khắc gỗ thì bố cục của tranh lụa rất phong phú và đa dạng. Khi tìm mảng hình cho bố cục, sinh viên cần chú ý đến việc phân bố đậm nhạt vì nếu tìm được đậm nhạt tốt thì các bước tiếp sau để hoàn thành một bức tranh lụa sẽ dễ đạt kết quả tốt. Trong quá trình tìm bố cục, có thể tìm hình các nhân vật và đơn giản hóa chúng đi nhưng không nên bóp méo hình tùy tiện. Cuối cùng, dựa vào phần đậm nhạt để tìm một hòa sắc cho bố cục Các bài tập cho sinh viên thể hiện ban đầu có thể là những bố cục ít người, từ hai đến năm sáu nhân vật. Không nên là những bố cục đông người sẽ gặp khó khăn khi thể hiện. 2.3.Tìm đậm nhạt và phác thảo mầu 2.4. Can hình lên khung lụa và thể hiện Sau khi can hình lên lua là vẽ màu theo phác thảo màu đã có. Có thể vẽ những mảng màu phẳng cho khăn, quần áo mà không dùng đến nét để diễn tả nếp quần áo hoặc không dùng nét để viền chu vi của các mảng như tranh Chơi ô ăn quan của Nguyễn Phan Chánh. Với cách vẽ viền nét cho các nếp quần áo thì dùng nét to, nét mảnh từ tốn hay phóng khoáng tùy theo ý đồ của người vẽ và tùy theo bố cục của tranh. Khi vẽ nét như vậy ta nên vẽ lên trên mảng quần hoặc áo đã lót một lớp màu chưa khô nhằm làm cho nét vẽ hơi loang ra một cách mềm mại Trong tranh có nhân vật thì vẽ các nhân vật trước, bối cảnh sau, nhân vật gần vẽ trước, nhân vật xa vẽ sau. Các mảng đậm của các nhân vật nên vẽ trước. Trên các
  20. mảng đậm có thể đặt màu lên nhiều lần, còn các mảng sáng cần giữ thật trong và không vẽ nhiều lần để tránh gây đục, bẩn lụa. Cũng giống như tranh tĩnh vật, chân dung và phong cảnh những mảng cần vờn có đậm nhạt thì cũng là cách vờn dùng nước rất đơn giản. Dùng bút lông to bản quét nước sạch lên trên mảng sáng sau đó có thể dùng bút lông tròn vẽ màu mảng đã định bên cạnh mảng sáng đó, chỗ màu gặp nước trong sẽ nhòe êm và ranh giới giữa các mảng sẽ không bị cứng và sắc nét. ( Lưu ý dùng bút để vuốt nước to hay nhỏ còn tùy theo khuôn khổ lụa và các mảng hình). Việc vuốt nước tạo độ loang nhòe cho lụa là một kỹ thuật đơn giản và dễ thực hiện tuy nhiên cần phải rất linh hoạt trong từng trường hợp. Ví dụ bút vuốt không chứa nhiều nước, và không nên tô những mảng màu đươc pha quá loãng. Khi hai mảng quá nhiều nước gặp nhau sẽ không đem lai hiệu quả như mong muốn bởi chúng làm cho lụa bị loang nhòe hơn độ cần thiết. Trong quá trình thể hiên bài vẽ khi thấy cặn màu đóng lại trên mặt lụa có thể đem đi dội nước và không nên rửa từng mảng nhỏ vì như thế cặn màu lại gắn lại xung quanh chỗ rửa. Nếu mảng nào bị lỗi khi thể hiện mới nên cọ rửa và lên màu lại. Lụa là một chất liệu thấm màu sâu cho nên nếu đã vẽ màu lên cho dù là một lượt màu sáng thì làm cách nào cũng không thể trắng lại đươc nữa, nếu đã bị hỏng thì tốt nhất là nên thay một tấm lụa khác. Cách vẽ thông thường mà sinh viên hay thể hiện là vẽ nét viền cho mảng hình rồi tô kín mảng hình ấy. Làm như vậy tranh dễ bị đơn điệu và khô cứng ở đường chu vi, cách dùng nước sạch để tạo độ loang nhòe cho mảng là cách vẽ đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên khi bị hỏng nhẹ như là đường chu vi bị cứng thì có thể dùng bút vẽ đã cùn cỡ nhỏ cọ nhẹ đi từng đoạn chu vi, khi ấy đường chu vi sẽ đỡ cứng. Hoặc khi vẽ xong, tranh đã biểu vẫn có thể điều chỉnh lại đôi chút ở những điểm cần đậm lên. Lúc này màu cần phải khô cho nên cách làm là chấm màu rồi vẩy bút hoặc chùi lông bút vẽ vào giấy thấm sau đó mới vuốt nhẹ lên chỗ lụa cần nhấn đậm thêm. Tránh dùng bút đọng nhiều màu nước quá để lụa khỏi bị sũng nước làm bong lớp giấy biểu. Trong trường hợp giấy biểu bị thấm nước và bong ra, có thể lột lớp giấy đó ra và biểu lại bằng tờ giấy khác
  21. Gia đình – tranh của Mai Trung Thứ Trẻ con chơi – tranh của Mai Trung Thứ
  22. Đi chợ tết – tranh của Nguyễn Tiến Chung Mưa - tranh của Nguyễn Thụ Nguyễn Trãi – tranh của Đặng Quý Khoa Nhảy dây – tranh của Nguyễn Thu Thủy 2.5. Biểu tranh. 2.6. Bồi tranh. V. Câu hỏi tự đánh giá 1 . 2 . 3 . . VI. Bài tập phát triển kỹ năng (tùy từng nội dung- nếu cần) 1. Tên bài tập (ví dụ): ( tham khảo bài Vẽ phong cảnh dưới đây) Vẽ phong cảnh Lụa, đề tài về vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
  23. 2. Yêu cầu: Có thể đưa người và vật vào phong cảnh để tăng thêm phần sinh động cho bố cục. Ví dụ, bức tranh “Về nông thôn sản xuất của Ngô Minh Cầu” là bức tranh vừa là phong cảnh nông thôn, vừa là tranh bố cục về con người nông thôn rất điển hình. Những nhà ngói và nếp nhà mái rạ, hai con người ăn vận nón thúng, chít khăn mỏ quạ đó là nét đặc trưng của con người miền Bắc xưa kia. - Cắt cảnh và phác thảo bố cục chung của một bức phong cảnh nông thôn miền Bắc. - Phác họa hình phong cảnh trên mặt Lụa trong suốt. Chú ý phác nét nhẹ đừng để đậm (vì màu đậm ngấm vào lụa khó xóa) - Chọn phương pháp và kỹ thuật vẽ. Một số tranh minh họa tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO GS- Hoạ sỹ Nguyễn Thụ .Giáo trình Bố cục Lụa. Trường ĐHMT Việt Nam Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh Những bức tranh lụa cổ nhất Việt Nam -Trang Thanh Hiền Tranh lụa Việt Nam 1945 đến nay Tranh và tượng Nữ tác giả thế kỷ XX Triển lãm tranh Lụa toàn quốc 2007 Triển lãm toàn quốc 2000, 2005, 2010