Bài giảng Bệnh lao - ThS. Nguyễn Phúc Học

pdf 36 trang phuongnguyen 5910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh lao - ThS. Nguyễn Phúc Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_lao_ths_nguyen_phuc_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Bệnh lao - ThS. Nguyễn Phúc Học

  1. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y BỆNH LAO Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh lao 2. Trình bày được triệu chứng lao phổi ở người lớn Trình bày được nguyên tắc điều trị của bệnh lao 3. Nêu được các phác đồ điều trị bệnh lao áp dụng trong chương trình chống lao quốc gia hiện nay. 1
  2. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1. Định nghĩa và tình hình mắc lao 1.1 Định nghĩa Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh. 2
  3. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 1.2 Tình hình mắc lao hiện nay Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp. Hiện nay lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2 tỉ người tức 1/3 dân số, với 9 triệu ca mới mỗi năm, gây 2 triệu người tử vong, hầu hết ở các nước đang phát triển. (map 2014) 3
  4. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Hầu hết (90%) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, và nếu không điều trị, nó sẽ giết 50% số nạn nhân. Lao là một trong 3 bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất trên thế giới: HIV/AIDS giết 3 triệu người mỗi năm, lao giết 2 triệu, và sốt rét giết 1 triệu. Sự sao nhãng trong các chương trình kiểm soát lao, sự bùng phát của đại dịch HIV/AIDS và việc di dân đã khiến lao trỗi dậy. Các chủng lao kháng đa thuốc (MDR, multiple drug resistant) đang tăng. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với lao. 4
  5. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2. Nguyên nhân, điều kiện thuận lợi và nguồn lây 2.1 Nguyên nhân Tác nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis (MTB), là vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn này phân chia mỗi 16 đến 20 giờ, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác (trong số các vi khuẩn phân chia nhanh nhất là một chủng E. coli, có thể phân chia mỗi 20 phút). MTB không được phân loại Gram dương hay Gram âm vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan. 5
  6. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Trên mẫu nhuộm Gram, nó nhuộm Gram dương rất yếu hoặc là không biểu hiện gì cả. Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần nhưng, trong điều kiện tự nhiên, chỉ có thể phát triển trong sinh vật ký chủ (cấy M. tuberculosis in vitro cần thời gian dài để lấy có kết quả, nhưng ngày nay là công việc bình thường ở phòng xét nghiệm). 6
  7. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là "trực khuẩn kháng acid" (acid-fast bacillus, viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép nhuộm auramine-rhodamine. 7
  8. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.2 Điều kiện thuận lợi Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất (khoảng 22%, nhưng có thể đến 100%). Người mắc lao hoạt động không điều trị có thể lây sang 10-15 người khác mỗi năm. Các nguy cơ khác bao gồm ra đời ở vùng lao phổ biến, bệnh nhân rối loạn miễn dịch (như HIV/AIDS), cư dân hoặc làm việc ở nơi đông người nguy cơ cao, nhân viên chăm sóc sức khoẻ phục vụ đối tượng có nguy cơ cao, nơi thu nhập kém, thiếu vắng dịch vụ y tế, dân thiểu số nguy cơ cao, trẻ em phơi nhiễm với người lớn thuộc nhóm nguy cơ cao, người tiêm chích ma tuý. 8
  9. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.3 Nguồn lây 2.3.1. Cơ chế lây truyền trong bệnh lao: Bệnh lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các hạt khí dung trong không khí có chứa vi khuẩn lao, các hạt khí dung có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi (hạt khí dung có đường kính khoảng 1 – 5 micromet bay lơ lửng trong không khí khoảng từ vài giờ đến 24 giờ). Khả năng lây lan giảm mạnh sau điều trị từ 2 – 4 tuần, do vậy phát hiện và điều sớm bệnh lao sẽ làm giảm lây lan trong cộng đồng. 9
  10. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.3.2. Nhiễm lao: là tình trạng có vi khuẩn lao trong cơ thể nhưng không sinh trưởng được do sự khống chế của hệ thống miễn dịch, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động và có thể hoạt động sau này khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Người nhiễm lao không có biểu hiện lâm sàng của bệnh lao, số lượng vi khuẩn lao ít, có thể phát hiện tình trạng nhiễm lao thông qua các xét nghiệm miễn dịch học như phản ứng Mantoux, hoặc xét nghiệm IGRA (xét nghiệm trên cơ sở giải phóng interferon gamma) 10
  11. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.3.3. Bệnh lao: Lao là một 2.3.4. Nguy cơ chuyển từ bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn nhiễm lao sang bệnh lao: lao (Mycobacterium Khoảng 10% trong suốt cuộc tuberculosis) gây nên. Bệnh lao đời những người khỏe mạnh có thể gặp ở tất cả các bộ phận có hệ thống miễn dịch bình của cơ thể, trong đó lao phổi là thường bị nhiễm lao từ lúc nhỏ thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 sẽ chuyển thành bệnh lao. Với – 85%) và là nguồn lây chính những người suy giảm miễn cho người xung quanh. Người dịch như đồng nhiễm HIV thì bệnh có các dấu hiệu của bệnh nguy cơ chuyển từ nhiễm lao lao, số lượng vi khuẩn ở người sang bệnh lao hoạt động sẽ bệnh lao nhiều hơn với số tăng lên rất cao, khoảng 10% lượng vi khuẩn ở người nhiễm /năm lao 11
  12. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 12
  13. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 2.3.5. Một số yếu tố liên quan đến sự lây truyền bệnh lao: - Sự tập trung của các hạt khí dung trong không khí bị chi phối bởi số lượng vi khuẩn do người bệnh ho khạc ra và sự thông khí tại khu vực phơi nhiễm. - Thời gian tiếp xúc với các hạt khí dung bị nhiễm vi khuẩn lao - Trạng thái gần với nguồn các hạt khí dung mang vi khuẩn lao - Hệ thống miễn dịch suy giảm: HIV, tiểu đường, và suy dinh dưỡng - Những người sử dụng thuốc lá, rƣợu có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm lao và bệnh lao. - Các yếu tố môi trƣờng: Không gian chật hẹp, thông khí không đầy đủ, tái lưu thông không khí có chứa các hạt khí dung chứa vi khuẩn lao. 13
  14. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 3. Cơ chế bệnh sinh Lao được phân loại là trình trạng viêm u hạt. Đại thực bào, Mặc dù chỉ 10% ca nhiễm vi lympho bào T, lympho bào B và khuẩn lao tiến triển đến bệnh nguyên bào sợi là các tế bào lao, nhưng tỉ lệ tử vong là 51% kết tập lại tạo u hạt, với các nếu không điều trị. lympho bào vây quanh đại thực bào. Chức năng của u hạt Nhiễm lao bắt đầu khi trực không chỉ ngăn cản sự lan toả khuẩn lao vào đến phế nang, của mycobacteria, mà còn tạo xâm nhiễm vào đại thực bào môi trường tại chỗ cho các tế phế nang và sinh sôi theo cấp bào của hệ miễn dịch trao đổi số mũ. Vi khuẩn bị tế bào đuôi thông tin. Bên trong u hạt, gai bắt giữ và mang đến hạch lympho bào T tiết cytokine, lympho vùng ở trung thất, sau như interferon gamma, hoạt đó theo dòng máu đến các mô hoá đại thực bào và khiến và cơ quan xa, nơi mà bệnh lao chúng chống nhiễm khuẩn tôt có khả năng phát triển: đỉnh hơn. Lympho T cũng giết trực phổi, hạch lympho ngoại biên, tiếp các tế bào bị nhiễm. thận, não và xương. 14
  15. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Điều quan trọng là vi khuẩn không bị u hạt loại trừ hoàn toàn, mà trở nên bất hoạt, tạo dạng nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Một đặc điểm nữa của u hạt ở lao người là diễn tiến đến chết tế bào, còn gọi là hoại tử, ở trung tâm của củ lao. Nhìn bằng mắt thường, củ lao có dạng pho mát trắng mềm và được gọi là hoại tử bã đậu. Nếu vi khuẩn lao xâm nhập vào dòng máu và lan toả khắp cơ thể, chúng tạo vô số ổ nhiễm, với biểu hiện là các củ lao màu trắng ở mô. Trường hợp này được gọi là lao kê và có tiên lượng nặng. 15
  16. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Ở nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn lúc tăng lúc giảm. Mô hoại tử xơ hoá, tạo sẹo và các khoang chứa chất hoại tử bã đậu. Trong giai đoạn bệnh hoạt động, một số khoang này thông với phế quản và chất hoại tử có thể bị ho ra ngoài, chứa vi khuẩn sống và lây nhiễm sang người khác. Điều trị với kháng sinh thích hợp có thể tiêu diệt được vi khuẩn và lành bệnh. Vùng bị ảnh hưởng được thay thế bằng mô sẹo. 16
  17. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4. Phân loại và một số thể lâm sàng bệnh lao 4.1. Phân loại bệnh lao theo vị 4.2. Phân loại lao phổi theo kết trí giải phẫu quả xét nghiệm nhuộm soi trực - Lao phổi: Bệnh lao tổn tiếp - Lao phổi AFB(+) và lao thương ở phổi – phế quản, bao phổi AFB (-). gồm cả lao kê. 4.3. Phân loại bệnh lao theo kết - Lao ngoài phổi: Bệnh lao tổn quả xét nghiệm vi khuẩn thương ở các cơ quan ngoài phổi như: Màng phổi, hạch, 4.4. Phân loại người bệnh lao màng bụng, sinh dục tiết niệu, theo tiền sử điều trị lao da, xương, khớp, màng não, màng tim, Nếu lao nhiều bộ 4.5. Phân loại người bệnh theo phận, thì bộ phận có biểu hiện tình trạng nhiễm HIV tổn thương nặng nhất (lao màng não, xương, khớp, ) 4.6. Phân loại người bệnh dựa được ghi là chẩn đoán chính. trên tình trạng kháng thuốc 17
  18. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4.2 Một số thể lâm sàng 4.2.1 Lao sơ nhiễm Lao sơ nhiễm hay gặp ở trẻ em với tổn thương tiên phát ở phổi, thường không có triệu chứng hoặc biểu hiện viêm phổi không điển hình. Tổn thương là nốt ở phổi kèm theo hạch rốn phổi to ra, có thể tự khỏi hoặc xuất hiện các thể lao khác lao: màng não, lao kê 4.2.2 Lao kê Lâm sàng: Triệu chứng cơ năng thường rầm rộ: sốt cao, khó thở, tím tái. Triệu chứng thực thể tại phổi nghèo nàn (có thể chỉ nghe thấy tiếng thở thô). 18
  19. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 4.2.3 Lao não - màng não Triệu chứng lâm sàng: Bệnh cảnh viêm màng não khởi phát bằng đau đầu tăng dần và rối loạn tri giác. Khám thường thấy có dấu hiệu cổ cứng và dấu hiệu Kernig (+). Có thể có dấu hiệu tổn thương dây thần kinh sọ não và dấu hiệu thần kinh khu trú . 4.2.4 Lao ở người nhiễm HIV Nngười nhiễm HIV sẽ có nguy cơ cao bị bệnh lao tiến triển sau sơ nhiễm, đồng thòi cũng có nguy cơ cao do vi khuẩn tiềm tàng trong cơ thể tái hoạt động trở lại. 19
  20. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5. Triệu chứng lao phổi ở người lớn 5.1 Triệu chứng lâm sàng - Toàn thân: Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân. - Cơ năng: Ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở. - Thực thể: Nghe phổi có thể có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ, ). 20
  21. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5.2 Triệu chứng cận lâm sàng - Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm - Xét nghiệm Xpert MTB/RIF AFB: Tất cả những người có (nếu có thể): cho kết quả sau triệu chứng nghi lao phải được khoảng 2 giờ với độ nhậy và độ xét nghiệm đờm phát hiện lao đặc hiệu cao. phổi. Để thuận lợi cho người bệnh có thể chẩn đoán được - Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao: trong ngày đến khám bệnh, xét Nuôi cấy trên môi trường đặc nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ cần cho kết quả dương tính sau 3-4 được áp dụng thay cho xét tuần. Nuôi cấy trong môi nghiệm 3 mẫu đờm như trước trường lỏng (MGIT - BACTEC) đây. Mẫu đờm tại chỗ cần cho kết quả dương tính sau 2 được hướng dẫn cẩn thận để tuần. Các trường hợp phát hiện người bệnh lấy đúng cách (Phụ tại các bệnh viện tuyến tỉnh lục 1), thời điểm lấy mẫu 1 và nên được khuyến khích xét mẫu 2 phải cách nhau ít nhất là nghiệm nuôi cấy khi có điều 2 giờ. kiện. 21
  22. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5.3 Tổn thương trên X quang phổi - Xquang phổi thường quy: Hình ảnh trên phim Xquang gợi ý lao phổi tiến triển là thâm nhiễm, nốt, hang, xơ hang, có thể co kéo ở 1/2 trên của phế trường, có thể 1 bên hoặc 2 bên. Ở người có HIV, hình ảnh Xquang phổi ít thấy hình hang, hay gặp tổn thương tổ chức kẽ và có thể ở vùng thấp của phổi. - Xquang phổi có giá trị sàng lọc cao với độ nhậy trên 90% với các trường hợp lao phổi AFB(+). Cần tăng cường sử dụng Xquang phổi tại các tuyến cho các trường hợp có triệu chứng hô hấp. Tuy nhiên cần lưu ý độ đặc hiệu không cao, nên không khẳng định chẩn đoán lao phổi chỉ bằng 1 phim Xquang phổi. 22
  23. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 5.4 Chẩn đoán xác định: - Xác định sự có mặt của vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày. - Khi có đủ các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng mà không xác định được sự có mặt của vi khuẩn lao, cần có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa lao để quyết định chẩn đoán. Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB - Lao phổi AFB(+): Có ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ dày có kết quả soi trực tiếp AFB(+) tại các phòng xét nghiệm được kiểm chuẩn bởi Chương trình chống lao Quốc gia. - Lao phổi AFB(-): Khi có ít nhất 2 mẫu đờm AFB(-), người bệnh cần được thực hiện quy trình chẩn đoán lao phổi AFB(-) 23
  24. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 6 Điều trị 6.1 Nguyên tắc điều trị bệnh lao a. Phối hợp các thuốc chống lao b. Phải dùng thuốc đúng liều c. Phải dùng thuốc đều đặn d. Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì 24
  25. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Điều trị theo công thứcDOTS: *Phác đồ điều trị lao DOTS dùng phối hợp năm loại thuốc * DOTS: là điều trị lao ngắn hạn có isoniazid, streptomycin, kiểm tra trực tiếp. (directly pyrazynamid, rifampicin và observed treatment, short-course). ethambutol nhằm làm thuốc sẽ + Phác đồ điều trị lao DOTS thể hiện tăng hiệu lực, chống sự đề sự phối hợp dùng thuốc 2 tháng kháng của vi khuẩn. Phác đồ liên tục hằng ngày (trừ chủ nhật) 4 này điều trị tổng cộng 8 tháng, loại: H, Z, S, R, sau đó dùng duy trì đòi hỏi người bệnh phải rất hằng ngày trong 6 tháng 2 loại: H, E. kiên trì. Viết gọn là 2SRHZ 6HE. · Lao mới: 2RHEZ/6HE *Có rất nhiều loại thuốc điều trị · Lao cũ, tái phát: lao nhưng chỉ có năm loại được 2SHRZE/1RHEZ/5R3H3E3 chọn dùng trong chiến lược điều trị “hóa trị liệu ngắn ngày + Muốn thực hiện DOTS phải có có kiểm soát”, viết tắt là DOTS. người thực hiện việc kiểm tra, giám Chúng đều ức chế hoặc diệt vi sát. phải có trách nhiệm, chịu trách khuẩn lao nhưng theo các cơ nhiệm đối với cơ sớ y tế . chế khác nhau. 25
  26. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y + Tên thuốc: Isoniazide (H): -Kích hoạt enzym catalaz peroxydaz và acid mycolic của màng ngoài tế bào, dẫn đến phá hủy màng này của vi khuẩn lao (thể cấp và mạn). -Khi tiêm hay uống, thuốc đi vào gan, chỉ một phần nhỏ bị acetyl hóa, phần còn lại kết hợp với acid amin để diệt vi khuẩn rồi bài tiết qua nước tiểu và sữa mẹ. -Thuốc gây kích thích thần kinh, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ (vì thế dùng thêm vitamin B6 để tránh hiện tượng này), có thể gây viêm gan, vàng da (ngừng dùng thuốc, sau đó dùng lại với liều khác). -Liều dùng/ngày (mg/kg):5 (4 – 6) -Liều dùng cách quãng: 3 lần/tuần:10 (8 – 12) ; 2 lần/tuần:15 (13 – 17) 26
  27. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y + Tên thuốc: Streptomycin (S): -Gắn vào ribosom làm hỏng sự hình thành AND dẫn đến đảo lộn sự tổng hợp protein của loại vi khuẩn lao nằm ngoài tế bào (tức thể lao cấp tính). - Khi tiêm, streptomycin khuếch tán nhanh vào máu diệt vi khuẩn lao, sau đó thải trừ qua thận. -Thuốc làm tổn thương tiền đình, tổn thương dây thần kinh số 8, gây ù tai, giảm thính lực, nặng hơn nữa là gây điếc. -Không nên dùng cho trẻ em. -Liều dùng/ngày (mg/kg):15 (12 – 18) -Liều dùng cách quãng:3 lần/tuần:15 (12 – 18) ; 2 lần/tuần:15 (12 – 18). 27
  28. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y + Tên thuốc: Pyrazinamid (Z) : - Kích hoạt enzym pyrazinamidaz làm đảo lộn sự chuyển hóa của vi khuẩn lao. - Hoạt tính của nó thể hiện trên cả hai thể vi khuẩn lao nhưng mạnh hơn đối với vi khuẩn lao nằm trong tế bào và loại vi khuẩn lao dai dẳng. - Thuốc làm ứ đọng acid uric gây bệnh goute. - Liều dùng/ngày (mg/kg):25 (20 – 30) - Liều dùng cách quãng: 3 lần/tuần:35 (30 – 40); 2 lần/tuần:50 (40 – 60) 28
  29. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y + Tên thuốc: Rifampicin (R): -Ức chế sự tổng hợp nucleic của vi khuẩn lao. -Hoạt tính thể hiện trên tất cả các thể lao kể cả lao tiềm ẩn. -Khi uống, thuốc vào gan chuyển hóa thành dạng acetyl có hoạt tính. -Phần chưa được acetyl hóa bài tiết qua ruột rồi được hấp thụ trở lại, tiếp tục chuyển thành acetyl có hoạt tính, cuối cùng bài tiết qua nước tiểu. -Nhờ chu trình khép kín này mà rifampicin có được nồng độ cao trong máu. -Với người bệnh bị xơ gan thì hiệu quả của rifampicin bị hạn chế do việc chuyển hóa rifampicin bị rối loạn. -Thuốc làm thay đổi chức năng gan. - Liều dùng/ngày (mg/kg):10 (8 – 12) -Liều dùng cách quãng: 3 lần/tuần:10 (8 – 12); 2 lần/tuần:10 (8 – 12) 29
  30. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y + Tên thuốc: Ethambutol (E): -Tác động lên enzym arabinosyltranferaz, ức chế sự tổng hợp araninogalactan, một yếu tố tạo thành sườn của màng vi khuẩn lao, dẫn đến phá hủy cấu trúc màng này. -Thuốc kìm nhưng không diệt được vi khuẩn lao. -Liều dùng/ngày (mg/kg):15 (15 – 20) -Liều dùng cách quãng: 3 lần/tuần:30 (25 – 35); 2 lần/tuần:45 (40 – 50) 30
  31. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 6.2 Các phác đồ điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia Việt Nam a. Phác đồ điều trị bệnh nhân lao mới: Phác đồ IB: 2RHZE/4RH - Hướng dẫn: Phác đồ IA: 2RHZE(S)/4RHE + Giai đoạn tấn công kéo dài 2 - Hướng dẫn: tháng, gồm 4 loại thuốc dùng + Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, hàng ngày. gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày. + Giai đoạn duy trì kéo dài 4 + Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm tháng, gồm 2 loại thuốc là R và 3 loại thuốc là R, H và E dùng hàng ngày. H dùng hàng ngày. - Chỉ định: cho các trường hợp bệnh lao - Chỉ định: cho các trường hợp mới người lớn (chưa điều trị lao bao giờ bệnh lao mới trẻ em (chưa điều hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 trị lao bao giờ hoặc đã từng tháng). Điều trị lao màng tim có thể sử điều trị lao nhưng dưới 1 dụng corticosteroid tháng). Điều trị lao màng tim có liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong thể sử dụng corticosteroid tháng đầu tiên. liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên. 31
  32. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y b. Phác đồ điều trị lại Phác đồ II: Phác đồ III A: 2RHZE/10RHE 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc - Hướng dẫn: 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3 + Giai đoạn tấn công kéo dài 2 - Hướng dẫn: tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, + Giai đoạn tấn công kéo dài 3 E dùng hàng ngày. tháng, 2 tháng đầu tiên với cả 5 + Giai đoạn duy trì kéo dài 10 loại thuốc chống lao thiết yếu tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H, S, H, R, Z, E dùng hàng ngày, 1 E dùng hàng ngày. tháng tiếp theo với 4 loại thuốc - Chỉ định: Lao màng não và lao (HRZE) dùng hàng ngày. xương khớp người lớn. Điều trị + Giai đoạn duy trì kéo dài 5 lao màng não có thể sử dụng tháng với 3 loại thuốc H, R và E corticosteroid liều 2mg/kg cân dùng hàng ngày. (hoặc dùng nặng và giảm dần trong tháng cách quãng 3 lần/tuần). đầu tiên và dùng Streptomycin trong giai 32
  33. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y c. Phác đồ điều trị lao trẻ em Phác đồ III B: 2RHZE/10RH - Hướng dẫn: + Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày. + Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 2 loại thuốc là R, H dùng hàng ngày. - Chỉ định: Lao màng não và lao xương khớp trẻ em. Điều trị lao màng não có thể sử dụng corticosteroid liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên và dùng Streptomycin trong giai đoạn tấn công. 33
  34. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y 7. Phòng bệnh lao Phòng bệnh lao là áp dụng các biện pháp nhằm: + Giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao + Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao 7.1. Giảm nguy cơ nhiễm vi 7.2. Giảm nguy cơ chuyển từ khuẩn lao nhiễm lao sang bệnh lao a. Kiểm soát vệ sinh môi a. Tiêm vắc xin BCG trường (Bacille Calmette-Guérin): do Chương trình Tiêm b. Sử dụng phương tiện chủng mở rộng thực hiện phòng hộ cá nhân cho nhằm giúp cho cơ thể hình nhân viên y tế thành miễn dịch chống lại bệnh lao khi bị nhiễm lao. c. Giảm tiếp xúc nguồn lây b. Điều trị lao tiềm ẩn bằng INH 34
  35. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y Tài liệu tham khảo chính 1. Bệnh học (ĐT dược sĩ đại học - download giao trinh nganh y ) TS Lê Thị Luyến, Lê Đình Vấn, Bộ Y Tế, Bệnh Học, Nhà xuất bản Y học, 2010. 2. H199 ( ) phần mềm H199. Nguyễn Phúc Học, giáo trình điện tử, tổng hợp > 1000 bệnh lý nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu & các chuyên khoa. cập nhật 2015. 3. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao – theo Quyết định số 4263/QĐ-BYT, Hà nội ngày 13.10.2015 của Bộ trưởng Bộ Y Tế 4. Các giáo trình về Bệnh học, Dược lý, Dược lâm sàng, 35
  36. BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - KHOA Y CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ CHƯƠNG 8 CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM 36