Bài giảng Bảo mật cơ sở dữ liệu - Discretionary Access Control (Điều khiển truy cập tùy ý)

pdf 138 trang phuongnguyen 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bảo mật cơ sở dữ liệu - Discretionary Access Control (Điều khiển truy cập tùy ý)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_bao_mat_co_so_du_lieu_discretionary_access_control.pdf

Nội dung text: Bài giảng Bảo mật cơ sở dữ liệu - Discretionary Access Control (Điều khiển truy cập tùy ý)

  1. Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM Khoa Công nghệ Thông tin Discretionary Access Control Giảng viên: Trần Thị Kim Chi
  2. Discretionary Access Control 1. Giới thiệu Discretionary Access Control 2. Các loại quyền trong DAC 3. Ưu và nhược điểm của DAC 4. Các mô hình của DAC
  3. Discretionary Access Control Điều khiển truy cập tùy ý - Discretionary Access Control (DAC) chỉ rõ những đặc quyền mà mỗi chủ thể có thể có được trên các đối tượng và trên hệ thống (object prilvilege, system privilege) Các yêu cầu truy nhập được kiểm tra, thông qua một cơ chế kiểm soát tùy ý, truy nhập được trao cho các chủ thể thỏa mãn các quy tắc cấp quyền của hệ thống. Sức mạnh của DAC: Tính linh hoạt: là một lý do chính tại sao nó được biết đến rộng rãi và được thực hiện trong các hệ thống điều hành chủ đạo. Người dùng có thể bảo vệ những gì thuộc về mình Chủ của dữ liệu có toàn quyền trên dữ liệu đó Chủ của dữ liệu có quyền định nghĩa các loại truy cập đọc/ghi/thực thi và gán những quyền đó cho những người khác
  4. Discretionary Access Control  DAC dựa vào định danh của người dùng có yêu cầu truy nhập vào các đối tượng dữ liệu (file, thư mục, )  Cơ chế này được gọi là tùy ý có nghĩa là:  Cho phép chủ thể có thể cấp quyền cho chủ thể khác truy cập các đối tượng của nó  Người sử dụng có khả năng cấp phát hoặc thu hồi quyền truy nhập trên một số đối tượng.  Việc phân quyền kiểm soát dựa vào quyền sở hữu (kiểu chính sách cấp quyền dựa vào quyền sở hữu)
  5. Discretionary Access Control
  6. Discretionary Access Control DAC cho phép đọc thông tin từ một đối tượng và chuyển đến một đối tượng khác (đối tượng này có thể được ghi bởi 1 chủ thể) Tạo ra sơ hở để cho tấn công Trojan sao chép thông tin từ 1 đối tượng đến 1 đối tượng khác Ví dụ: UserA là chủ sở hữu tableA, anh ta tạo ra khung nhìn ViewA từ bảng này (sao chép thông tin). UserA không cho phép UserB được đọc tableA nhưng lại vô tình gán quyền Write cho UserB trên ViewA. Như vậy, UserB có thể đọc thông tin tableA dù không đủ quyền trên bảng này.
  7. Discretionary Access Control Một mô hình DAC thường một số đặc điểm sau đây: Người sở hữu dữ liệu có thể cấp quyền sở hữu thông tin cho những người khác Người sở hữu dữ liệu có thể xác định kiểu truy xuất để cấp cho những người khác (read, write, copy ) Hệ thống cảnh báo hoặc giới hạn truy xuất của người dùng trong trường hợp yêu cầu truy xuất tới tài nguyên hoặc đối tượng không đáp ứng quá trình xác thực (thường là một số lần) Một phần mềm tăng cường (add-on) hoặc bổ sung (plug-in) áp dụng cho một máy khách để ngăn ngừa người dùng sao chép thông tin Người dùng không có quyền truy xuất thông tin không thể xác định được các đặc điểm của nó (kích thước, tên, đường dẫn của file ) Việc truy xuất tới thông tin được xác định dựa trên quyền hợp pháp mô tả trong danh sách kiểm soát truy xuất theo danh tính người dùng và nhóm
  8. Discretionary Access Control Cách thức cơ bản điều khiển truy cập của DAC trong một hệ CSDL là dựa vào 2 thao tác cơ bản: Gán quyền (granting privileges): Cho phép người dùng khác được quyền truy cập lên đối tượng do mình làm chủ. Tuy nhiên, trong DAC có thể lan truyền các quyền.  Ví dụ: trong Oracle và SQL Server có GRANT OPTION, ADMIN OPTION Thu hồi quyền (revoking privileges): thu hồi lại quyền đã gán cho người dùng khác  Ví dụ: 1 user có GRANT OPTION, anh ta có thể thu hồi quyền đã truyền cho người khác
  9. Discretionary Access Control Các qui tắc trao quyền Các yêu cầu và chính sách an toàn do tổ chức đưa ra, người trao quyền có nhiệm vụ chuyển các yêu cầu này thành các quy tắc trao quyền Qui tắc trao quyền: biểu diễn đúng với môi trường phần mềm/phần cứng bảo vệ.
  10. Các loại quyền trong DAC Quyền ở cấp tài khoản/hệ thống (account/system level): là những quyền độc lập với các đối tượng trong hệ CSDL. Những quyền này do người quản trị hệ thống định nghĩa và gán cho mỗi người dùng Quyền ở cấp đối tượng(object level): là những quyền trên mỗi đối tượng trong hệ CSDL. Người dùng tạo ra đối tượng nào thì sẽ có tất cả các quyền trên đối tượng đó.
  11. Các loại quyền trong DAC Quyền ở cấp tài khoản/hệ thống: gồm có các quyền CREATE SCHEMA: tạo lược đồ CSDL CREATE TABLE: tạo bảng dữ liệu/ quan hệ (relation) CREATE VIEW: tạo view ALTER: chỉnh sửa các schema/relation DROP: xóa relation/view MODIFY: quyền thêm/ xóa/ sửa các hàng dữ liệu (record/ tuple) SELECT: quyền thực hiện câu truy vấn thông tin trong CSDL
  12. Các loại quyền trong DAC Quyền ở cấp đối tượng: gồm các đối tượng dữ liệu và các loại truy cập mà người dùng được phép thực hiện trên đối tượng đó. Các đối tượng dữ liệu này gồm: các relation hoặc view Các thao tác gồm: INSERT: thêm dữ liệu vào relation UPDATE: cập nhật/chỉnh sửa dữ liệu trong relation DELETE: xóa dữ liệu trong relation REFERENCE: tham khảo đến dữ liệu trong relation
  13. Một số hình an toàn tùy ý (DAC) Mô hình ma trận truy nhập (Lampson 1971; Graham- Denning 1973, Harrision 1976) Mô hình Take-Grant(Jones 1976) Mô hình Action-Entity(Bussolati 1983), Fugini-Martelle 1984) Mô hình của Wood 1979 như kiến trúc ANSI/SpARC để cấp quyền trong các CSDL quan hệ lược đồ - nhiều mức,
  14. Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM Khoa Công nghệ Thông tin
  15. Nội Dung Giới thiệu Access Control Matrix Model (ACM) Cấu trúc của ACM Qui tắc hoạt động của ACM Các giải pháp cài đặt mô hình ACM Ưu và nhược điểm của ACM Bài tập 11/09/2015 15
  16. Giới Thiệu Access Control Matrix Model (ACM) Mô hình được đề nghị bởi Lampson (1971), và được Graham và Denning mở rộng (1972). 1976, Harrison và các cộng sự đã phát triển mô hình ma trận truy cập một cách có hệ thống. Access Control Matrix (ACM) là một công cụ cơ bản để thể hiện trạng thái bảo vệ hệ thống một cách chi tiết và chính xác ACM là mô hình bảo mật được dùng cho cả cấp hệ điều hành và cấp cơ sở dữ liệu.
  17. Cấu trúc mô hình ACM Ma trận điều khiển truy cập ACM là ma trận giữa các chủ thể S(subject), các đối tượng O(object) và các quyền tương ứng giữa của chủ thể với đối tượng.
  18. Cấu trúc mô hình ACM Trạng thái định quyền (Authorization state) Q = (S, O, A) S(Subjects): là tập các chủ thể - các thực thể chủ động (active entity) sử dụng các nguồn tài nguyên của hệ thống. Ví dụ: người dùng, nhóm các người dùng (group), quá trình (process), chương trình (programs)
  19. Cấu trúc mô hình ACM Trạng thái định quyền: Q = (S, O, A) O(Objects): là tập các đối tượng - các thực thể cần được bảo vệ, bao gồm các thực thể bị động (passive object) như tài nguyên hệ thống và các chủ thể Ví dụ: ở cấp hệ điều hành: file, bộ nhớ, segments, quá trình ở cấp CSDL: CSDL, quan hệ, thuộc tính, hàng, trường dữ liệu của hàng
  20. Cấu trúc mô hình ACM Trạng thái định quyền Q = (S, O, A) A(Access matrix): là ma trận truy cập.  Hàng: các chủ thể  Cột: các đối tượng  Mỗi ô A[s,o] chứa các quyền truy cập mà chủ thể s được quyền làm trên đối tượng o.  Các quyền truy cập: thêm, xóa, sửa, đọc, thực thi,
  21. Cấu trúc mô hình ACM Ví dụ O S File 1 File 2 File 3 Program 1 Lan Read Read Read, Minh Execute Write Tuấn Read Execute Read Vương Execute Write
  22. Qui tắc hoạt động của ACM Ví dụ 1: Hệ thống có hai người dùng Bob và Alice xử lý ba file, lần lượt là Bill.doc, Edit.exe và Fun.com. Các quyền truy xuất trên các file này có thể được mô tả như sau:  Bob có quyền đọc hoặc ghi file Bill.doc trong khi Alice không có quyền truy xuất.  Bob và Alice chỉ có quyền thực thi file Edit.exe.  Bob và Alice có quyền thực thi và quyền đọc file Fun.com nhưng chỉ có Bob có quyền ghi lên file này O S Bill.doc Edit.exe Fun.com Alice Execute Execute, Read Bob Read, Write Execute Execute, Read, Write
  23. Qui tắc hoạt động của ACM Ví dụ 2: Xét một thiết bị tính toán đơn giản của một hệ điều hành nhỏ, trong đó chỉ có 2 chủ thể là tiến trình p và q và 2 tệp dữ liệu f và g. Các quyền có thể là đọc (Read), viết sửa (Write), gọi thực hiện (eXecute), ghi thêm (Append) và làm chủ (Own). Giải S O f g p q thích ma p rwo r rwxo w trận này q o ro r rwxo Tại A[p,f]= “rwo”, cho thấy tiến trình p là chủ sở hữu dữ liệu f đồng thời có đủ quyền đọc và viết f. A[p,q]=”w” cho thấy tiến trình p có thể gửi tin (viết) cho tiến trình q, còn q có quyền nhận tin (đọc) từ p vì A[q,p] = “r”. Mỗi tiến trình có đầy đủ quyền đối với chính mình (“rwxo”)
  24. Qui tắc hoạt động của ACM Các thao tác sửa đổi nội dung ma trận được phép thực hiện bao gồm: sao chép (copy), chuyển quyền (transfer), quyền sở hữu (owner) Copy (R*): nếu A[i,j]=R* thì có thể sao chép quyền sang một phần tử A[k,j] khác nghĩa là mở rộng quyền truy xuất R trên cùng đối tượng O Tranfer (R+): nếu A[i,j]=R+ thì có thể chuyển quyền của nó sang một phần tử A[k,j] khác nghĩa là chuyển quyền truy xuất R+ trên đối tượng O Owner: nếu A[i,j]=o thì có thề thêm hay xóa các quyền truy xuất trong bất kỳ phần tử nào trên cột j Control: nếu A[i,j]=control thì có thể xóa bất kỳ quyền truy xuất nào trong phần tử trên dòng j
  25. Qui tắc hoạt động của ACM Ví dụ Subject
  26. Qui tắc hoạt động của ACM Ví dụ Subject Subject
  27. Qui tắc hoạt động của ACM Ví dụ Subject read+ Subject read+
  28. Qui tắc hoạt động của ACM Ví dụ Subject Subject
  29. Qui tắc hoạt động của ACM Ví dụ Subject Subject
  30. Qui tắc hoạt động của ACM Bài tập: O S File 1 File 2 File 3 Program 1 Tuấn Lan Read* Read Minh Execute Read Read+ Tuấn Execute Write Write Read Vương Execute Write Owner Control
  31. Qui tắc hoạt động của ACM Access Control Matrix for System Processes: p, q Files: f , g Rights (quyền): r , w, x, a, o R = {read, write, execute, own, append} O S File 1 File 2 Process 1 Process 2 Process 1 rwo r rwxo w Process 2 a ro r rwxo
  32. Qui tắc hoạt động của ACM Access Control Matrix for Program Procedures: inc_ctr , dec_ctr , manage Variable: counter Rights: +, - , x, Call S O counter inc_ctr dec_ctr manage inc_ctr + dec_ctr - manage Call Call Call
  33. Qui tắc hoạt động của ACM Access Control Matrix for Database: Access Control by Boolean Expression Evaluation Sử dụng một ma trận kiểm soát truy cập để kiểm soát truy cập trong một cơ sở dữ liệu Value (giá trị) được xác định bởi các biểu thức Boolean Object (Đối tượng) là các record và field; Subject: các chủ thể được ủy quyền để người sử dụng truy cập vào cơ sở dữ liệu Các loại truy cập: Insert, Update, Delete, Select, Rules: Các qui tắc truy xuất đối tượng. Mỗi quy tắc tương ứng với một chức năng. Bất cứ khi nào một đối tượng cố gắng truy cập một đối tượng sử dụng quyền (verb) r, nếu biểu thức Boolean kết hợp với r là đúng thì được phép truy cập, ngược lại không được phép truy cập
  34. Qui tắc hoạt động của ACM Ví dụ 1: Access Control Matrix for Database Subject annie: attributes role (artist), groups (creative) Verb paint: default 0 (deny unless explicitly granted) Object picture: Rule is paint: `artist' in subject.role and `creative' in subject.groups and time.hour 0 and time.hour < 5 At 3AM, time condition At 10AM, time condition met; ACM is: not met; ACM is: picture picture paint annie annie annie
  35. Qui tắc hoạt động của ACM Ví dụ 2: The Access Restriction Facility (ARF) định nghĩa các chủ thể như là các thuộc tính. Ví dụ: name, a level, a role, membership in groups, and access to programs
  36. Qui tắc hoạt động của ACM Access Control by Boolean Expression Evaluation Verbs have a default rule “closed”: Truy cập bị từ chối (0) “open”: Truy cập được cấp (1)
  37. Qui tắc hoạt động của ACM Access Control by Boolean Expression Evaluation Associated with each object is a set of verbs, and each (object, verb) pair has an associated rule
  38. Qui tắc hoạt động của ACM Access Control by Boolean Expression Evaluation
  39. Qui tắc hoạt động của ACM Access Control by Boolean Expression Evaluation
  40. Qui tắc hoạt động của ACM Access Controlled by History Name Position Age Salary Thường dùng trong CSDL thống kê Alice Teacher 45 40K  Trả lời các query trong một nhóm Bob Aide 20 20K  Ngăn chặn mối liên hệ giữa các records Cathy Principal 37 60K Kiểm soát truy vấn chồng chéo Dilbert Teacher 50 50K  Ngăn chặn kẻ tấn công để có thông tin Eve Teacher 33 50K riêng bằng cách sử dụng một tập các truy vấn 1. sum_salary(position = teacher)  Tham số r (=2) được sử dụng để xác 2. sum_salary(age > 40 & position = định một query có nên được trả lời hay teacher) không?
  41. Qui tắc hoạt động của ACM Access Controlled by History Name Position Age Salary Query 1: Celia Teacher 45 40K Leonard Teacher 50 50K  sum_salary(position = teacher) Matt Teacher 33 50K  Answer: 140K Query 2: Name Position Age Salary Celia Teacher 45 40K  sum_salary(age > 40 & position = teacher) Leonard Teacher 50 50K  Should not be answered as Matt’s salary can be deduced
  42. Các giải pháp cài đặt ACM Cài đặt trực tiếp một ma trận như ACM lại là không thể vì nó vừa quá lớn, tốn quá nhiều bộ nhớ, bộ nhớ đã được cấp phát nhưng không sử dụng => lãng phí Các giải pháp để cài đặt ACM một cách khả thi:  Theo danh sách truy xuất(Access Control Lists-ACL)  Theo khả năng(Capability Lists-CL)  Access Control Triples-ACT  Cách tiếp cận khác sử dụng các khái niệm riêng như Lock và key.
  43. Các giải pháp cài đặt ACM Theo danh sách truy xuất(Access Control Lists-ACL):  Thực hiện phân rã theo cột gồm một đối tượng và nhiều chủ thể. Xác định những chủ thể nào có thể truy cập đến đối tượng này  Tạo nên đối tượng quản lý là các danh sách điều khiển truy nhập. Các ACL sẽ được gắn vào các đối tượng tài nguyên (object), cung cấp danh sách các người sử dụng và quyền có thể truy nhập đến đối tượng
  44. Các giải pháp cài đặt ACM Theo danh sách truy xuất(Access Control Lists-ACL):  ACL cụ thể sẽ phải đưa ra các câu trả lời và biện pháp cài đặt chi tiết cho các vấn đề sau: Ai được phép cập nhật lên ACL của mỗi đối tượng tài nguyên? Những loại sửa đổi cập nhật nào là được phép? Nếu có những đặc quyền truy nhập (permission) có mâu thuẫn với nhau thì giải quyết như thế nào? Giải quyết cho thủ tục rút phép (revocation) ra sao ?
  45. Các giải pháp cài đặt ACM Ví dụ: Danh sách điều khiển truy xuất ACL: S O Bill.doc Edit.exe Fun.com Alice Execute Execute, Read Bob Read, Write Execute Execute, Read, Write ACL cho bill.doc là Bob: read, write ACL cho edit.exe là Bob: execute; Alice: execute ACL cho fun.com là Bob: execute, read, write; Alice: execute, read
  46. Các giải pháp cài đặt ACM Theo khả năng (Capability Lists-CL): Thực hiện phân rã theo dòng gồm một chủ thể và nhiều đối tượng. Xác định chủ thể có thể truy cập đến những đối tượng nào. Tạo nên các danh sách khả năng được gắn với các chủ thể (NSD), cung cấp danh sách các tài nguyên mà chủ thể có thể sử dụng với quyền truy nhập cụ thể tương ứng. S O Bill.doc Edit.exe Fun.com Alice Execute Execute, Read Bob Read, Write Execute Execute, Read, Write Khả năng của Alice: edit.exe: execute; fun.com: execute, read Khả năng của Bob: bill.doc: read, write; edit.exe: execute; fun.com: execute, read, write
  47. Cách hiện thực mô hình ma trận truy cập
  48. Các giải pháp cài đặt ACM Access Control Triples-ACT :  ACT (Access Control Triples): tức là danh sách các bộ ba (chủ thể, đối tượng, quyền truy nhập) được lưu trong một cấu trúc bảng; nó chính là biểu diễn rút gọn của ma trận toàn thể bằng cách triệt tiêu toàn bộ các ô dữ liệu trống.
  49. Các giải pháp cài đặt ACM Access Control Triples-ACT :  Cách tiếp cận khác sử dụng các khái niệm riêng như Lock và key: các tài nguyên có cấu trúc điều khiển gọi là lock mà chủ thể nào muốn sử dụng thì phải có key tương ứng (cũng là một thông tin điều khiển). Cách tiếp cận này phối hợp cả hai kiểu sử dụng ACL (danh sách truy nhập) và CL (danh sách năng lực).
  50. Các giải pháp cài đặt ACM Ví dụ 1: Một ma trận nhỏ có thể được biểu diễn theo cả 3 cách - dùng ACL, CL và ACT Ba cách làm này đều cùng biểu diễn chung một trạng thái của một hệ thống truy nhập với hai chủ thể là Sam và Joe và hai đối tượng tài nguyên là File 1 và File 2
  51. Các giải pháp cài đặt ACM Ví dụ 2:
  52. Các giải pháp cài đặt ACM Ví dụ 2:
  53. Các giải pháp cài đặt ACM Bài tập : Hệ thống có 3 người dùng: John: tạo ra file 1, 3 Alice: tạo ra file 2 Bob: tạo ra file 4 Một file có ba quyền là Đọc(R), Ghi(W), Thực thi(E) Các người dùng cấp quyền trên các file cho các người dùng khác: John cấp quyền đọc, ghi cho Bob trên file 1 và chỉ quyền đọc trên file này cho Alice. Alice cấp quyền đọc trên file 2 cho Bob. Bob cấp quyền đọc trên file 4 cho Alice Vẽ ma trận truy cập, danh sách khả năng, danh sách điều khiển truy cập.
  54. Các giải pháp cài đặt ACM
  55. Bài tập: Cho bảng dữ liệu. Vẽ ma trận truy cập, danh sách khả năng (CL), danh sách điều khiển truy cập (ACL) và ACT.
  56. Bài tập: Access Control List (ACL)
  57. Capability List Matrix is stored by row Each user is associated with a capability list Indicating for each object the access that the user is allow to exercise on the object
  58. Ưu và Khuyết điểm của ACM Ưu điểm:  Phân quyền rõ ràng  Dễ dàng thực hiện  Hệ thống linh hoạt Khuyết điểm:  Trong thực tế, các ma trận kiểm soát truy xuất là một khái niệm trừu tượng và không thực sự phù hợp cho việc cài đặt trực tiếp nếu số lượng chủ thể và đối tượng lớn lãng phí bộ nhớ  Các tập này thay đổi thường xuyên khó kiểm soát
  59. Bài tập ACM Lập ACM cho các hệ thống sau: 1. Quản lý bệnh viện 2. Quản lý đăng ký học phần 3. Quản lý thư viện 4. Quản lý Website bán hàng trực tuyến 5. Quản lý đặt vé máy bay trực tuyến Chú ý mỗi hệ thống bạn phải đưa ra các nghiệp vụ chức năng và các chủ thể sử dụng hệ thống và các đối tượng có trong hệ thống của bạn
  60. Một số hình an toàn tùy ý (DAC) Mô hình ma trận truy nhập (Lampson 1971; Graham-Denning 1973, Harrision 1976) Mô hình Take-Grant(Jones 1976) Mô hình Action-Entity(Bussolati 1983), Fugini- Martelle 1984) Mô hình của Wood 1979 như kiến trúc ANSI/SpARC để cấp quyền trong các CSDL quan hệ lược đồ - nhiều mức,
  61. Mô hình Take-Grant(Jones 1976) Johns và các cộng sự đề nghị mô hình Take-Grant năm 1976 Sử dụng các cấu trúc hình học để biểu diễn mối quan hệ về quyền giữa các chủ thể với đối tượng, giữa chủ thể với chủ thể và giữa đối tượng với đối tượng. Có thể được xem là một dạng mở rộng của mô hình ma trận truy cập
  62. Mô hình Take-Grant(Jones 1976) Trạng thái định quyền: G = (S, O, E) S: tập các chủ thể (người dùng, quá trình, chương trình) O:tập các đối tượng bị động (file, bộ nhớ, CSDL, bảng, hàng, trường dữ liệu) V = S U O: tập các đỉnh, S ∩ O = Ф E: tập các cung được đánh nhãn
  63. Mô hình Take-Grant(Jones 1976) Thao tác Take và Grant take(d, s, x, y): chủ thể s lấy quyền d trên đối tượng/chủ thể y từ đối tượng/chủ thể x
  64. Mô hình Take-Grant(Jones 1976) Thao tác Take và Grant grant(d, s, x, y): chủ thể s gán quyền d trên đối tượng/chủ thể y cho đối tượng/chủ thể x
  65. Mô hình Take-Grant(Jones 1976) Các loại quyền truy cập: read, write, take, grant  read, write: không làm thay đổi trạng thái định quyền  take, grant: làm thay đổi trạng thái định quyền Các loại thao tác truyền quyền: take, grant, create, remove  take, grant: lấy và gán quyền  create(s, x): chủ thể s tạo đối tượng/chủ thể x. Khi đó cung nối giữa s và x sẽ được đánh nhãn p (possess: sở hữu)  removep(s, x): chủ thể s bị thu hồi quyền p trên đối tượng/chủ thể x
  66. Mô hình Take-Grant(Jones 1976)
  67. Mô hình Take-Grant(Jones 1976) Khuyết điểm của mô hìnhTake-Grant: Không có tính chọn lọc của các quyền quản lý: Tất cả các quyền của s đều có thể bị truyền đi nếu s sở hữu quyền GRANT Tất cả các quyền của o/s đều có thể bị lấy đi(truyền đi) nếu có một quyền TAKE trên nó. Không quản lý được sự lan truyền quyền Tính không cục bộ: nếu s có quyền GRANT trên o thì s có thể truyền bất kỳ quyền gì của mình cho o. Như vậy không kiểm soát được tập quyền có thể có trên o. Khả năng lan truyền ngược của dòng di chuyển quyền
  68. DAC trong các hệ QTCSDL thông dụng 1. Điều khiển dữ liệu với SQL 2. DAC và điều khiển dòng thông tin
  69. Điều khiển dữ liệu với SQL Hai câu lệnh cơ bản:  GRANT  REVOKE Dựa trên 3 đối tượng chính trong CSDL:  Người dùng  Các đối tượng CSDL  Các quyền: lấy dữ liệu (SELECT), chỉnh sửa (INSERT, UPDATE, DELETE), và tham khảo (REFERENCE)
  70. DAC ở các HQT CSDL thương mại Tất cà các HQT CSDL thương mại đều cài đặt DAC. Các mô hình cấp quyền theo cơ chế DAC hiện tại đều dựa trên mô hình System R. System R: do Griffiths và Wade phát triển vào năm 1976, là một trong những mô hình ra đời đầu tiên cho hệ quản trị CSDL quan hệ. System R: dựa trên nguyên lý ủy quyền quản trị cho người sở hữu
  71. System R Các đối tượng được quản lý trong mô hình là table và view Các phương thức truy cập (privilege) là select, insert, update, delete, drop, index (chỉ cho table), alter (chỉ cho table). Hỗ trợ làm việc trên group, không hỗ trợ role. Dùng câu lệnh GRANT để cấp quyền, có tùy chọn GRANT OPTION
  72. System R Sự ủy quyền được thể hiện thông qua GRANT OPTION, nếu cấp quyền cho 1 user bằng câu lệnh có GRANT OPTION thì user đó ngoài việc có thể thực hiện quyền được cấp, còn có thể cấp quyền đó cho 1 user khác. 1 user chỉ có thể cấp quyền trên 1 quan hệ cho trước nếu user đó là người sở hữu quan hệ hoặc user đó được người khác cấp quyền với câu lệnh có tùy chọn là GRANT OPTION.
  73. Điều khiển dữ liệu với SQL GRANT: truyền những quyền trên các đối tượng dữ liệu của mình cho những người dùng khác GRANT ON TO REVOKE: lấy lại (hủy bỏ) những quyền trên các đối tượng dữ liệu của mình từ những người dùng khác REVOKE ON FROM
  74. Điều khiển dữ liệu với SQL Trong SQL, những quyền sau đây có thể được gán cho một quan hệ R SELECT: truy xuất/đọc dữ liệu trong R. MODIFY: chỉnh sửa dữ liệu trong R INSERT, UPDATE, DELETE INSERT và UPDATE có thể bị giới hạn trên một số thuộc tính nào đó (thay vì nguyên cả hàng) REFERENCE: tham khảo đến R (khóa ngoại) REFERENCE cũng có thể bị giới hạn trên một số thuộc tính nào đó
  75. Câu lệnh GRANT GRANT PrivilegeList ALL[ PRIVILEGES] ON Relation|View TO UserList | PUBLIC [WITH GRANT OPTION]
  76. Câu lệnh GRANT – Ví dụ A: GRANT select, insert ON NHANVIEN TO B WITH GRANT OPTION; A: GRANT select ON NHANVIEN TO C WITH GRANT OPTION; B: GRANT select, insert ON NHANVIEN TO C; C có quyền select (từ A và B) và quyền insert (từ B). C có thể cấp quyền select cho các user khác, nhưng C không thể cấp quyền insert.
  77. Câu lệnh GRANT Với từng user, hệ thống ghi nhận lại : - A : tập hợp các quyền mà user sở hữu. - B: tập hợp các quyền mà user có thể ủy quyền cho người khác. Khi 1 user thi hành câu lệnh GRANT, hệ thống sẽ - Tìm phần giao của tập B với tập quyền trong câu lệnh - Nếu phần giao là rỗng, thì câu lệnh không được thi hành.
  78. Câu lệnh GRANT- Ví dụ A: GRANT select, insert ON NHANVIEN TO C WITH GRANT OPTION; A: GRANT select ON NHANVIEN TO B WITH GRANT OPTION; A: GRANT insert ON NHANVIEN TO B; C: GRANT update ON NHANVIEN TO D WITH GRANT OPTION; B: GRANT select, insert ON NHANVIEN TO D;
  79. Câu lệnh GRANT- Ví dụ • Trong ví dụ trên, hãy cho biết : - Câu lệnh nào được thực thi hoàn toàn? - Câu lệnh nào không được thực thi? - Câu lệnh nào thực thi một phần? TRẢ LỜI : • 3 câu lệnh đầu tiên thực thi hoàn toàn vì A là người sở hữu table • Câu lệnh thứ 4 không thực thi vì C không có quyền update trên table. • Câu lệnh thứ 5 thực thi một phần, B có quyền select, insert nhưng B không có grant option cho quyền insert nên D chỉ nhận được quyền select.
  80. Câu lệnh GRANT- Ví dụ Bob: GRANT select, insert ON Employee TO Ann WITH GRANT OPTION; Bob: GRANT select ON Employee TO Jim WITH GRANT OPTION; Ann: GRANT select, insert ON Employee TO Jim; Jim has the select privilege (received from both Bob and Ann) and the insert privilege (received from Ann) Jimcan grant to other users the select privilege (because it has received it with grant option); however, he cannot grant the insert privilege
  81. Câu lệnh GRANT- Ví dụ Bob: GRANT select, insert ON Employee TO Jim WITH GRANT OPTION; Bob: GRANT select ON Employee TO Ann WITH GRANT OPTION; Bob: GRANT insert ON Employee TO Ann; Jim: GRANT update ON Employee TO Tim WITH GRANT OPTION; Ann: GRANT select, insert ON Employee TO Tim; The first three GRANT commands are fully executed (Bob is the owner of the table) The fourth command is not executed because Jim does not have executed, the update privilege on the table The fifth command is partially executed; Ann has the select andinsert but she does not have the grant option for the insert; so Tim only receives the select privilege
  82. Câu lệnh GRANT- Ví dụ Bob: GRANT select, insert ON Employee TO Jim WITH GRANT OPTION; Bob: GRANT select ON Employee TO Ann WITH GRANT OPTION; Bob: GRANT insert ON Employee TO Ann; Jim: GRANT update ON Employee TO Tim WITH GRANT OPTION; Ann: GRANT select, insert ON Employee TO Tim; The first three GRANT commands are fully executed (Bob is the owner of the table) The fourth command is not executed because Jim does not have executed, the update privilege on the table The fifth command is partially executed; Ann has the select andinsert but she does not have the grant option for the insert; so Tim only receives the select privilege
  83. Câu lệnh GRANT Sự lan truyền quyền với GRANT Người dùng A là chủ của quan hệ R. Người dùng A có thể gán một quyền D trên R cho người dùng B với GRANT OPTION hoặc không. Nếu trong câu lệnh gán có GRANT OPTION, điều này có nghĩa là B được phép gán quyền D trên R cho những người dùng khác. B lại gán quyền D trên R cho một người dùng khác là C và cũng với GRANT OPTION Chủ của quan hệ R(người dùng A) có thể không biết về sự lan truyền của quyền D trên R cho những người dùng khác
  84. Câu lệnh GRANT Sự lan truyền quyền với GRANT Nếu người dùng A thu hồi lại quyền D đã gán cho người dùng B thì tất cả những quyền D lan truyền bắt đầu từ B phải bị hệ thống tự động thu hồi lại
  85. Câu lệnh GRANT Giới hạn sự lan truyền quyền Giới hạn sự lan truyền quyền theo chiều ngang:  A1 gán quyền D cho A2  Và muốn A2 chỉ có thể gán (trựctiếp) cho tối đa i= 2 người dùng khác
  86. Câu lệnh GRANT
  87. Câu lệnh REVOKE REVOKE: lấy lại (hủy bỏ) những quyền trên các đối tượng dữ liệu của mình từ những người dùng khác REVOKE ON FROM<danh sách các người dùng
  88. Câu lệnh REVOKE REVOKE: lấy lại (hủy bỏ) những quyền trên các đối tượng dữ liệu của mình từ những người dùng khác REVOKE PrivilegeList | ALL[PRIVILEGES] ON Relation | View FROM UserList | PUBLIC • Câu lệnh này dùng để thu hồi quyền đã cấp • User chỉ có thể thu hồi quyền đã cấp • User không thể chỉ thu hồi grant option • Một người chỉ có thể bị thu hồi quyền truy xuất p khi tất cả những người cấp quyền p cho họ đều thu hồi quyền p lại
  89. Câu lệnh REVOKE A: GRANT select ON NHANVIEN TO C WITH GRANT OPTION; A: GRANT select ON NHANVIEN TO B WITH GRANT OPTION; C: GRANT insert ON NHANVIEN TO D; B: GRANT select ON NHANVIEN TO D; C: REVOKE select ON NHANVIEN FROM D Sau câu lệnh này thì D vẫn có quyền SELECT trên bảng NHANVIEN vì B vẫn chưa thu hồi quyền SELECT của D
  90. Câu lệnh REVOKE A: GRANT select ON NHANVIEN TO C WITH GRANT OPTION; A: GRANT select ON NHANVIEN TO B WITH GRANT OPTION; C: GRANT insert ON NHANVIEN TO D; B: GRANT select ON NHANVIEN TO D; C: REVOKE select ON NHANVIEN FROM D Sau câu lệnh này thì D vẫn có quyền SELECT trên bảng NHANVIEN vì B vẫn chưa thu hồi quyền SELECT của D
  91. Câu lệnh REVOKE
  92. Câu lệnh REVOKE
  93. Câu lệnh REVOKE Thu hồi đệ qui (recursive revocation): khi người dùng A thu hồi quyền truy xuất trên bảng của một người B thì tất cả các quyền mà B đã gán cho người khác đều bị thu hồi
  94. Câu lệnh REVOKE Thu hồi quyền đệ qui sẽ phá vỡ quyền truy xuất mà đối tượng bị thu hồi quyền đã cấp Thực tế khi 1 user A thay đổi công việc hay vị trí thì chỉ muốn lấy lại quyền truy xuất của A mà không muốn lấy lại các quyền truy xuất mà A đã cấp
  95. Câu lệnh REVOKE Thu hồi quyền đệ qui trong System R dựa vào nhãn thời gian mỗi lần cấp quyền truy xuất cho người dùng. Một biến thể của cách tiếp cận này là không dực vào nhãn thời gian, mục đích là để tránh thu hồi quyền dây truyền. Khi đó, nếu C bị B thu hồi quyền và C lại có quyền tường đương do người khác cấp (mặc dù cấp sau đó) thì quyền mà C cấp cho người khác vẫn được giữ.
  96. Câu lệnh REVOKE
  97. Câu lệnh REVOKE Thu hồi quyền không dây chuyền (Noncascading revoke): Khi A thu hồi quyền truy xuất trên B thì tất cả các quyền truy xuất mà B đã cấp cho chủ thể khác được thay bằng A đã cấp cho những chủ thể này.
  98. Câu lệnh REVOKE Thu hồi quyền không dây chuyền (Noncascading revoke): Chú ý: Bởi vì B được cấp quyền truy xuất trên đối tượng từ nhiều chủ thể (khác A) nếu không phải tất cả các quyền mà B cấp đều thay bằng A cấp. Và A được xem là người cấp thay cho B khi B sử dụng quyền A đã cấp cho mình cấp cho những chủ thể khác. A sẽ là người cấp các quyền mà B đã cấp sau khi nhận quyền đó từ A có chỉ định WITH GRANT OPTION. Với những quyền B đã được cấp bởi C#A, đến lượt B cấp cho người khác thì B vẫn là người cấp các quyền này.
  99. Câu lệnh REVOKE
  100. Câu lệnh REVOKE
  101. Câu lệnh REVOKE Thu hồi quyền không dây chuyền (Noncascading revoke): Lưu ý rằng với quyền mà H cấp cho L, sau khi thu hồi quyền, không được thay I như là người cấp vì quyền này được cấp trước khi I cấp quyền cho H
  102. Câu lệnh REVOKE Thu hồi quyền không dây chuyền (Noncascading revoke): Lưu ý rằng với quyền mà H cấp cho L, sau khi thu hồi quyền, không được thay I như là người cấp vì quyền này được cấp trước khi I cấp quyền cho H
  103. Điều khiển truy cập bằng VIEW View và sự phân quyền dựa trên nội dung Trong các RDBMS, view là một cơ chế thuờng được dùng để hỗ trợ việc điều khiển truy cập trên nối dung Dùng các vị từ (predicate) để giới hạn nội dung dữ liệu cần cấp quyền. Chỉ những bộ của quan hệ thỏa mãn vị từ được xem là các đối tượng để cấp quyền
  104. Điều khiển truy cập bằng VIEW View và sự phân quyền dựa trên nội dung Việc điều khiển truy cập dựa trên nội dung trong các RDBMS được thực hiện như sau:  Định nghĩa 1 view dùng các vị từ để chọn ra các dòng dữ liệu muốn cấp cho chủ thể S  Cấp cho S các quyền trên View
  105. Điều khiển truy cập bằng VIEW View và sự phân quyền dựa trên nội dung Ví dụ 1: giả sử ta muốn cấp quyền cho user B truy cập chỉ những nhân viên có lương ít hơn 20000: CREATE VIEW V_NHANVIEN AS SELECT * FROM NHANVIEN WHERE LUONG <20000 GRANT Select ON V_NHANVIEN TO B;
  106. Điều khiển truy cập bằng VIEW View và sự phân quyền dựa trên nội dung Người tạo view: view define Quyền mà view define có trên view phụ thuộc vào:  Ngữ nghĩa của view hay các quan hệ cơ sở dùng để tạo view  Quyền mà view define có trên các bảng cơ sở Quyền Alter và index không thể áp dụng cho view, nên view definer không bao giờ có quyền này trên view A: CREATE VIEW V1 (MANV, TONGTIEN) AS SELECT MANV, LUONG+THUONG FROM NHANVIEN WHERE CONGVIEC =‘Lap Trinh’ Thao tác update không được định nghĩa trên trường TONGTIEN của View nên A sẽ không thể có quyền Update trên field này
  107. Điều khiển truy cập bằng VIEW Điều khiển truy cập tùy quyền bằng VIEW (quan hệ ảo) Ví dụ 2: người dùng A là chủ của quan hệ R. A muốn gán cho người dùng B quyền truy xuất trên R nhưng chỉ muốn cho B xem một số thuộc tính nhất định. A có thể tạo view V của R chỉ chứa những thuộc tính đó và sau đó gán cho B quyền SELECT trên V Tương tự, nếu A muốn giới hạn B chỉ được xem một số hàng trong quan hệ R thì A có thể tạo view V’ chỉ chứa những hàng đó trong R và sau đó gán quyền truy xuất trên V’ cho B
  108. Điều khiển truy cập bằng VIEW Ví dụ : Nhà quản trị CSDL (Database administrator -DBA) tạo 4 người dùng: A1, A2, A3, A4 DBA gán cho A1 quyền tạo các quan hệ GRANT CREATE TAB TO A1; DBA tạo ra schema EXAMPLE và cho phép A1 các quyền thao tác trên đó. CREATE SCHEMA EXAMPLE AUTHORIZATIONA1;
  109. Điều khiển truy cập bằng VIEW Ví dụ: A1 có thể tạo ra các quan hệ trong schema EXAMPLE. A1 tạo ra 2 quan hệ EMPLOYEE và DEPARTMENT A1 là chủ của 2 quan hệ EMPLOYEE và DEPARTMENT nên A1 có tất cả các quyền trên 2 quan hệ này
  110. Điều khiển truy cập bằng VIEW Ví dụ: A1 muốn gán cho A2 quyền INSERT và DELETE trên cả hai quan hệ trên, nhưng không cho phép A2 có thể truyền các quyền này cho những người dùng khác GRANTINSERT, DELETE ON EMPLOYEE, DEPARTMENT TO A2; Và A1 muốn cho phép A3 truy vấn thông tin từ cả 2 quan hệ, đồng thời có thể truyền quyền SELECT cho những người dùng khác GRANT SELECTON EMPLOYEE, DEPARTMENT TO A3 WITH GRANT OPTION;
  111. Điều khiển truy cập bằng VIEW Ví dụ: A3 có thể gán quyền SELECT trên quan hệ EMPLOYEE cho A4: GRANT SELECT ON EMPLOYEE TO A4; A4 không thể truyền quyền SELECT cho người dùng khác vì không có GRANT OPTION
  112. Điều khiển truy cập bằng VIEW Ví dụ: Sau đó, A1 quyết định thu hồi lại quyền SELECT trên quan hệ EMPLOYEE của A3 REVOKE SELECT ON EMPLOYEE FROM A3; Hệ quản trị CSDL (Database Management System – DBMS) cũng phải tự động thu hồi lại quyền SELECT trên quan hệ EMPLOYEE của A4. Bởi vì A3 gán cho A4 quyền này mà bây giờ A3 không còn quyền này nữa.
  113. Điều khiển truy cập bằng VIEW Ví dụ 3: Giả sử A1 muốn gán lại cho A3 quyền truy vấn có giới hạn trên quan hệ EMPLOYEE và cho phép A3 lan truyền quyền này. A3 chỉ có thể xem các thuộc tính NAME, BDATE và ADDRESS của những hàng có giá trị DNO = 5. A1 tạo view A3EMPLOYEE như sau: CREATE VIEW A3EMPLOYEEAS SELECT NAME, BDATE, ADDRESS FROM EMPLOYEE WHERE DNO = 5;
  114. Điều khiển truy cập bằng VIEW Ví dụ 3: Sau khi tạo view, A1 có thể gán quyền SELECT trên view A3 EMPLOYEE cho A3: GRANT SELECT ON A3 EMPLOYEE TO A3 WITH GRANT OPTION; Sau cùng, A1 muốn cho phép A4 chỉ cập nhật thuộc tính SALARY của quan hệ EMPLOYEE; GRANT UPDATEON EMPLOYEE(SALARY) TO A4;
  115. Các bước xử lý truy vấn Parsing Catalog lookup Authorization checking View Composition  Truy vấn trên view sẽ được chuyển thành truy vấn trên bảng cơ sở thông qua bước này  Kết quả sẽ dựa trên vị trí của câu truy vấn và vị từ định nghĩa trên view  B: Select * from V_NHANVIEN where CONGVIEC=‘Lap trinh’ Câu truy vấn sau bước view compositon:  Select * from NHANVIEN where LUONG<2000 AND CONGVIEC=‘Lap trinh’ Query optimization
  116. Các bước xử lý truy vấn Nhận xét: Vì việc kiểm tra quyền được thực hiện trước bước View compositon nên quyền được kiểm tra sẽ dựa trên View chứ không dựa trên các bảng cơ sở dùng định nghĩa view View hữu ích khi cấp quyền trên các cột: chỉ cần tạo view gồm các cột mà ta muốn cấp quyền View còn hữu ích trong việc cấp quyền trên dữ liệu thống kê (dữ liệu sinh ra từ các hàm SUM, AVG, ) Chủ thể truy cập có thể cấp quyền truy cập hay thu hồi trên view tương tự như trên bảng dữ liệu Người dùng muốn tạo View thì phải có quyền Select trên bảng dữ liệu Nếu người tạo View bị thu hồi quyền (hay cấp quyền trên bảng) thì cũng bị thu hồi quyền (hay cấp quyền) trên view và thu hồi những người dùng khác được người này cấp quyền
  117. Phân quyền trên View Để xác định quyền mà view definer có trên view, hệ thống phải:  Tìm giao tập quyền mà view definer có trên quan hệ cơ sở tới tập quyền tương ứng với các thao tác có thể thực hiện trên view Ví dụ: Xét quan hệ NHANVIEN và giả sử A là người tạo nên quan hệ NHANVIEN  A: GRANT Select, Insert, Update ON NHANVIEN to D;  D: CREATE VIEW V1 AS SELECT MANV, LUONG FROM NHANVIEN;  CREATE VIEW V2(MANV, LUONG, NAM) AS SELECT MANV, LUONG*12 FROM NHANVIEN;  D có thể thực hiện tất cả các quyền trên V1 như là các quyền mà D có trên quan hệ NHANVIEN đó là Select, Insert, Update  Tuy nhiên, D chỉ có thể thực hiện trên V2 quyền Select và Update trên cột MANV
  118. Phân quyền trên View Hoàn toàn có thể cấp quyền trên View Quyền mà user có thể cấp là những quyền mà user có with grant option trên các quan hệ cơ sở Ví dụ: user D không thể cấp bất cứ quyền gì trên view V1 và view V2 mà D đã định nghĩa vì D không được chỉ định With Grant Option khi D cấp quyền
  119. Phân quyền trên View Xét các câu lênh sau: A: GRANT Select ON NHANVIEN TO D WITH GRANT OPTION; A: GRANT Update, Insert ON NHANVIEN TO D; D: CREATE VIEW V4 AS Select Manv, luong FROM NHANVIEN; Quyền của D trên V4 sẽ là:  Select with GRANT OPTION;  Update, Insert without GRANT OPTION;
  120. DAC – Quyền khẳng định và Phủ định System R và hầu hết các HQT dùng chính sách đóng  Với chính sách đóng, thiếu quyền truy xuất đồng nghĩa với việc không có quyền truy xuất Khi chủ thể truy xuất đến 1 đối tượng dữ liệu, hệ thống kiểm tra trong danh sách quyền mà chủ thể được truy xuất , nếu không có thì truy xuất bị từ chối  Hạn chế: việc thiếu quyền truy xuất không ngăn cấm chủ thể sẽ nhận quyền này từ chủ thể khác.  Ví dụ: z không được quyền truy xuất trên đối tượng o, nhưng trường hợp hệ thống sử dụng chính sách phân chia quyền quản trị thì chủ thể có quyền truy xuất trên o vô tình cấp quyền cho x. Người ta đã đưa ra quyền phủ định để giải quyết vấn đề ràng buộc này
  121. DAC – Quyền khẳng định và Phủ định Quyền khẳng định: danh sách quyền truy xuất được sử dụng Quyền phủ định: danh sách quyền truy xuất không được sử dụng Tuy nhiên sử dụng quyền khẳng định và quyền phủ định thì gây nên xung đột  Ví dụ: A có quyền WRITE trên bảng NHANVIEN. A không được READ trên PHONGBAN, A không được WRITE trên thuộc tính LUONG của NHANVIEN Thường người ta giải quyết xung đột bằng cách ưu tiên quyền phủ định
  122. DAC – Quyền khẳng định và Phủ định Quyền khẳng định được thực hiện như là chặn quyền Khi chủ thể bị gán quyền phủ định trên đối tượng thì quyền khắng định trên đối tượng mà họ có trước đó bị chặn lại Nếu sau này chủ thể được rút quyền phủ định thì họ có thể sử dụng lại quyền khẳng định của mình trước đó; Ưu điểm:  Nếu vô tình gán quyền phủ định cho người dùng thì có thể thu hồi lại  Có thể chặn quyền truy cập của chủ thể trong một thời gian bằng cách gán quyền phủ định và sau đó thu hồi lại.
  123. DAC – Quyền khẳng định và Phủ định
  124. Thu hồi quyền đã cấp hoặc cấp quyền đã cấm Dùng câu lệnh REVOKE:  Ta có thể thu hồi lại quyền khẳng định (quyền đã cấp dùng lệnh GRANT)  Ta có thể thu hồi lại quyền phủ định (quyền đã cấm dùng câu lênh DENY) Câu lệnh REVOKE giống lênh DENY ở chỗ không cho thực hiện điều gì đó Câu lênh REVOKE khác lệnh DENY ở chỗ REVOKE sẽ thu lại quyền đã cấp, còn DENY sẽ cấm một chủ thể (hay 1 vai trò) thực hiện 1 quyền gì đó trong tương lại.
  125. DAC – Ràng buộc ngữ cảnh Thực tế người dùng chỉ được phép truy cập dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định Cần phải có 1 cơ chế hỗ trợ việc truy xuất trong khoảng thời gian cho trước.  Ví dụ: cơ chế chỉ cho phép những người làm việc bán thời gian chỉ được phép truy cập dữ liệu vào khoảng từ 9am đến 1pm ngày 1/1/2015 Trong hầu hết các HQT CSDK chính sách này thường triển khai ở chương trình ứng dụng  Hạn chế: khi xác nhận và thay đổi chính sách điều khiển truy cập, không đảm bảo rằng chính sách này thực thi Mô hình điều khiển truy cập dựa vào thời gian được đề xuất để giải quyết vấn đề này.
  126. DAC – Ràng buộc ngữ cảnh Thời gian hiệu lực:  Mỗi quyền truy xuất đều có khoảng thời gian hiệu lực  Khi hết thời gian hiệu lực quyền truy xuất tự động bị thu hồi mà không cần người quản trị thu hồi Chu kỳ sử dụng quyền truy xuất:  Quyền truy xuất theo chu kỳ có thể là quyền khẳng định hay quyền phủ định. Nếu trong cùng một khoảng thời gian mà người dùng vừa có quyền khẳng định vừa có quyền phủ định trên cùng 1 đối tượng và cùng phương thức truy cập thì ưu tiên cho quyền phủ định
  127. DAC – Ràng buộc ngữ cảnh Cơ chế suy diễn dựa vào quy tắc suy diễn  Quy tắc suy diễn biểu thị ràng buộc của các quyền truy xuất theo thời gian  Qui tắc cho phép suy ra quyền truy xuất mới dựa vào sự tồn tại hay không tồn tại của quyền truy xuất khác trong khoảng thời gian xác định  Bằng cách sử dụng quy tắc suy diễn đã đáp ứng được yêu cầu bảo vệ dữ liệu một cách ngắn gọn và rõ ràng  Ví dụ: Nếu 2 người cùng làm chung 1 dự án thì phải cùng quyền truy xuất trên các đối tượng
  128. DAC – Ràng buộc ngữ cảnh Quyền truy xuất được định nghĩa là 1 bộ gồm 5 thuộc tính auth = (s,o,m,pn,g) Trong đó:  S(chủ thể), g (người gán), U(danh sách người dùng)  m M (phương thức truy cập)  o O (đối tượng)  pn {+, -}(quyền khẳng định, quyền phủ định) Ví dụ:  (B,o1, read, +, C): C gán quyền cho B có thể reac đối tượng o1  (B, o1, write, -, C): C không cho phép B được gán quyền write trên đối tượng o1
  129. DAC – Ràng buộc ngữ cảnh Quyền truy xuất theo chu kỳ bộ ba ([begin, end], P, auth) Trong đó:  Begin là ngày bắt đầu  End là ngày kết thúc vá lớn hơn ngày bắt đầu  P là biểu thức chu kỳ  Auth là quyền truy xuất Quyền truy xuất theo chu kỳ thể hiện quyền truy xuất có hiệu lực torng chu kỳ P với ngày sử dụng quyền lớn hơn hay bằng tb (ngày bắt đầu) và nhỏ hơn hay bằng te (ngày kết thức)  Ví dụ 2: A1 ={1/1/15, ], Mondays, (A, o1, read, +, B)) quyền truy xuất này được B gán, thể hiện A có quyền read trên đối tượng o1 vào các ngày thứ hai bắt đầu từ ngày 1/1/15
  130. DAC – Ràng buộc ngữ cảnh Khi sử dụng quyền phủ định thì có thể dẫn đến hiện tượng xung đột Ví dụ:  Giả sử có thêm quyền truy xuất A2=([1/1/16,], Working days, [A, o1, read, -, B)) được gán cùng quyền truy xuất A1 =([1/1/15, ]], Mondays, (A, o1, read, +, B))  Lúc này bắt đầu từ ngày 1/1/156 thì A vừa có quyền khẳng định vừa có quyền phủ định trên cùng đối tượng o1 và cùng phương thức read  Hiện tượng xung đột được giải quyết bằng cách ưu tiên quyền phủ định  Do đó trong khoảng thời gian [1/1/15, 31/12/15] thì A vẫn có quyền read trên đối tượng o1 vào ngày thứ 2, tuy nhiên từ ngày 1/1/16 thì A không được gán quyền read trên đối tượng na2uy vào các ngày làm việc kể cả thứ 2
  131. DAC – Ràng buộc ngữ cảnh Qui tắc suy diễn được định nghĩa là bộ ba ([begin, end], P, A A) Trong đó:  Begin là ngày bắt đầu  End là ngày kết thúc  P là biểu thức chu kỳ  A là quyền truy xuất  A là biểu thức Bool của các quyền truy xuất  OP là một trong các toán tử WHENEVER, ASLONGAS, UPON Ngữ nghĩa của từng toán tử theo qui tắc suy diễn ([begin,end], P,A, WHWNEVER, A): quyền truy xuất A có hiệu lực vào thời gian t chu kỳ P và t [tb, te] khi A có hiệu lực Ví dụ:  A1=([1/1/15,1/1/16], Workings days, (M,o1, read, B))  R1 =([1/1/15,],Summer time, (S,o1,read, +, B))
  132. DAC và điều khiển dòng thông tin Khuyết điểm của DAC: cho phép dòng thông tin từ đối tượng này truyền sang đối tượng khác bằng cách đọc thông tin lên từ một đối tượng rồi ghi thông tin đó xuống đối tượng khác Ví dụ: Bob không được phép xem file A, nên anh ta nhờ Alice (đồng lõa với Bob) copy nội dùng của file A sang file B (Bob có thể xem được file B) Giả sử các người dùng đều đáng tin cậy và không làm việc như trên thì cũng có thể một Trojan Horses sẽ làm việc sao chép thông tin từ đối tượng này sang đối tượng khác.
  133. DAC và điều khiển dòng thông tin Ví dụ Trojan Horses:
  134. DAC và điều khiển dòng thông tin Ví dụ Trojan Horses:
  135. DAC và điều khiển dòng thông tin Ví dụ Trojan Horses:
  136. Ưu điểm của điều khiển truy cập DAC Mô hình ít hạn chế nhất Mọi đối tượng đều có một chủ sở hữu Chủ sở hữu có toàn quyền điều khiển đối với đối tượng của họ Chủ sở hữu có thể cấp quyền đối với đối tượng của mình cho một chủ thể khác Được sử dụng trên các hệ điều hành như Microsoft Windows và hầu hết các hệ điều hành UNIX Dễ dàng thực hiện, hệ thống linh hoạt DAC linh động trong chính sách nên được hầu hết các HQT CSDL ứng dụng
  137. Nhược điểm của điều khiển truy cập DAC Phụ thuộc vào quyết định của người dùng để thiết lập cấp độ bảo mật phù hợp Việc cấp quyền có thể không chính xác Khó quản lý việc gán / thu hồi quyền  Quyền của chủ thể sẽ được “thừa kế” bởi các chương trình mà chủ thể thực thi Dễ bị lộ thông tin  Không thể thiếu được dòng thông tin (information flow control) để có thể chống lại tấn công dạng Trojan Horse  Kiểm soát an toàn không tốt