Bài giảng Bản đồ học đại cương - Chương 4: Bản đồ địa chính
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bản đồ học đại cương - Chương 4: Bản đồ địa chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ban_do_hoc_dai_cuong_chuong_4_ban_do_dia_chinh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Bản đồ học đại cương - Chương 4: Bản đồ địa chính
- Chương 4 BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
- KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Điều 4 – giải thích thuật ngữ (Luật Đất đai năm 2003): ▪ “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận”. ▪ “Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ”.
- KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Điều 4 – Bản đồ địa chính (Luật Đất đai năm 2003): ▪ “Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai”. ▪ “Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc khảo sát, đo đạc và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước”. ▪ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương. ▪ Bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và UBND phường, xã, thị trấn”.
- KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Theo Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1.000; 1:2.000; 1:5.000; 1.10.000 và 1:25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999 nêu các khái niệm: ▪ Bản đồ địa chính cơ sở: là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng các phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ngoài thực địa hay được thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có. Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung, mảnh bản đồ.
- KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản đề biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; được lập phủ kín một hay một số đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh; để thể hiện hiện trạng vị trí, diện tích, hình thể của các ô, thửa có tính ổn định lâu dài, dễ xác định ngoài thực địa của một hoặc một số thửa đất có loại đất theo chỉ tiêu thống kê khác nhau hoặc cùng chỉ tiêu thống kê.
- KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Bản đồ địa chính: là bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (cấp xã)l được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sở hữu trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính. ▪ Bản đồ trích đo: là bản vẽ có tỷ lệ lớn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô, thửa có tính ổn định lâu dài, hoặc thể hiện các chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai.
- MỤC ĐÍCH CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị nói riêng; ▪ Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính các cấp; ▪ Xác nhận hiệân trạng, thể hiện biến động của từng loại đất trong từng đơn vị hành chính cấp xã;
- MỤC ĐÍCH CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập quy hoạch xây dựng các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, quy hoạch và thiết kế các công trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm; ▪ Làm cơ sở để thanh tra về sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai.
- YÊU CẦU ĐỐI VỚI BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Thể hiện rõ ràng chính xác cả về mặt địa lý lẫn pháp lý, không nhầm lẫn về chủ sử dụng và loại đất và không gây hậu quả thắc mắc hoặc tranh chấp đât đai sau này; ▪ Thể hiện vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích, loại đất của từng thửa đất với độ chính xác tùy theo yêu cầu quản lý đối với từng loại đất; ▪ Các quy định kỹ thuật đối với bản đồ địa chính (dạng số và dạng giấy) phải thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản, cập nhật và lưu trữ.
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ ▪ Trước năm 2001, bản đồ địa chính nước ta được thành lập theo hệ tọa độ Hà Nội-72, ellipsoid Krasovsky, phép chiếu Gauss. ▪ Sau năm 2001, bản đồ địa chính được thành lập trên cơ sở hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000, với các thông số cơ bản sau: ▪ Ellipsoid qui chiếu quốc gia là WGS-84 được định vị lại phù hợp với lãnh thổ Việt Nam, có kích thước: - a = 6.378.137,0m - 1/α = 298,257223563 - = 792115,0x10-11 rad/s - GM = 3986005.108m3s-2 - Điểm gốc tọa độ quốc gia N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính, Hà Nội. - Hệ cao độ quốc gia: Hòn Dấu, Hải Phòng.
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ ▪ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc (phép chiếu UTM) với múi chiếu phù hợp có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0.9999 để thể hiện hệ thống bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính các loại tỷ lệ; kinh tuyến trục được quy định cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ▪ Cơ sở khống chế tọa độ, độ cao của bản đồ địa chính bao gồm: lưới tọa độ và độ cao nhà nước, lưới tọa độ địa chính, lưới khống chế đo vẽ và các điểm khống chế ảnh.
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 2. Tỷ lệ của bản đồ địa chính: Dãy tỷ lệ của bản đồ địa chính gồm: 1:200, 1:500, 1:.1.000, 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000. Việc chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ cần căn cứ vào: yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử dụng đất, mức độ khó khăn từng khu vực, mật độ thửa trung bình trên một hecta, tính chất quy hoạch của từng khu vực trong đơn vị hành chính. Cụ thể như sau: ▪ Khu vực đất nông nghiệp: tỷ lệ cơ bản là 1:2.000 – 1:5.000. Đối với miền núi, núi cao có ruộng bậc thang hoặc đất nông nghiệp xen kẽ trong khu vực đô thị, khu vực đất ở có thể chọn tỷ lệ 1:1.000 hoặc 1:5.000
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 2. Tỷ lệ của bản đồ địa chính: ▪ Khu vực đất ở: các thành phố lớn, đông dân, có các thửa đất nhỏ hẹp, xây dựng chưa có quy hoạch rõ rệt, chọn tỷ lệ cơ bản là 1:500. Các thành phố, thị xã, thị trấn lớn xây dựng theo quy hoạch, các khu dân cư có ý nghĩa kinh tế, văn hóa quan trọng của khu vực, chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:1.000. Các khu vực nông thôn, khu dân cư của các thị trấn tập trung hoặc rải rác trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp chọn tỷ lệ đo vẽ lớn hơn một hoặc hai bậc so với đo vẽ đất nông nghiệp.
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 2. Tỷ lệ của bản đồ địa chính: ▪ Khu vực đo vẽ đất lâm nghiệp đã quy hoạch, khu vực trồng cây có ý nghĩa công nghiệp: chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:5.000 hoặc 1:10.000. ▪ Khu vực đất chưa sử dụng: đối với khu vực đồi núi, hải đảo, duyên hải, có diện tích đất chưa sử dụng lớn thì chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1:10.000 hoặc 1:25.000. Khu chưa có bản đồ chính quy thì được phép sử dụng bản đồ địa hình 1:10.000 hoặc 1:25.000 đã có làm nền để khoanh bao hoặc đo khoanh bao. ▪ Đất chuyên dùng: nằm xen kẽ trong các khu vực trên được đo vẽ cùng tỷ lệ với tỷ lệ đo vẽ của khu vực.
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3. Phân mảnh và phiên hiệu bản đồ địa chính: ▪ Mảnh 1:25.000: dựa theo lưới mặt bằng quy định cho từng tỉnh, chia thành các ô vuông có kích thước thực tế 12x12km. Mỗi ô vuông tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000. Kích thước bản vẽ là 48x48cm, tương ứng với diện tích 14.400ha. Phiên hiệu gồm 8 chữ số: hai số đầu là 25, dấu (-), 3 số tiếp là số chẵn km tọa độ X, 3 số tiếp là số chẵn km tọa độ Y của điểm góc trái trên mảnh bản đồ. ▪ Ví dụ: X = 1.236 km; Y = 424 km Số hiệu mảnh là: 25-236424
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3. Phân mảnh và phiên hiệu bản đồ địa chính: ▪ Mảnh 1:10.000: Chia mảnh 1:25.000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô có kích thước thực tế là 6x6km, tương ứng với mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000. Kích thước bản vẽ là 60x60cm ứng với diện tích là 3.600 ha. Phiên hiệu mảnh giống với phiên hiệu 1:25.000 nhưng thay số 25 bằng số 10 ▪ Ví dụ: X = 1.236 km; Y = 424 km Số hiệu mảnh là: 25-236424
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3. Phân mảnh và phiên hiệu bản đồ địa chính: ▪ Mảnh 1:5.000: Chia mảnh 1:10.000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô có kích thước thực tế là 3x3km, tương ứng với mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000. Kích thước bản vẽ là 60x60cm ứng với diện tích là 900 ha. Phiên hiệu mảnh giống với phiên hiệu 1:25.000 nhưng không ghi số 25 hay số 10. ▪ Ví dụ: X = 1.220 km; Y = 443 km Số hiệu mảnh là: 220443
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3. Phân mảnh và phiên hiệu bản đồ địa chính: ▪ Mảnh 1:2.000: Chia mảnh 1:5.000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô có kích thước thực tế là 1x1km, tương ứng với mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000. Kích thước bản vẽ là 50x50cm ứng với diện tích là 100 ha. Các ô vuông đánh số thứ tự bằng chữ số Ả rập từ trái sang phải, trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh 1:2.000 bao gồm phiên hiệu mảnh 1:5.000, dấu (-) và thứ tự ô vuông. ▪ Ví dụ: 220443-5
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3. Phân mảnh và phiên hiệu bản đồ địa chính: ▪ Mảnh 1:1.000: Chia mảnh 1:2.000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô có kích thước thực tế là 0,5x0,5km, tương ứng với mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000. Kích thước bản vẽ là 0,5x0,5cm ứng với diện tích là 25 ha. Các ô vuông đánh số thứ tự bằng các chữ cái a,b,c,d từ trái sang phải, trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh 1:1.000 bao gồm phiên hiệu mảnh 1:2.000, dấu (-) và thứ tự ô vuông. ▪ Ví dụ: 220443-5-c
- CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3. Phân mảnh và phiên hiệu bản đồ địa chính: ▪ Mảnh 1:500: Chia mảnh 1:2.000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô có kích thước thực tế là 0,25x0,25km, tương ứng với mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước bản vẽ là 50x50cm ứng với diện tích là 6,25 ha. Các ô vuông đánh số thứ tự bằng chữ số Ả rập từ trái sang phải, trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh 1:500 bao gồm phiên hiệu mảnh 1:2.000, dấu (-) và thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. ▪ Ví dụ: 220443-5-(10)
- NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Nội dung của bản đồ địa chính bao gồm: ▪ Nhóm nội dung cơ sở địa lý: khung bản đồ, điểm khống chế trắc địa, dân cư, dáng đất, đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông, thủy hệ, địa giới hành chính. ▪ Nhóm nội dung chuyên đề: ranh giới thửa đất, số thứ tự thửa, loại đất, diện tích đất, các công trình xây dựng cố định trên đất, các mốc giới quy hoạch sử dụng đất.
- NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH Nội dung được thể hiện ở hai dạng (bản đồ giấy, bản đồ số). Cụ thể như sau: ▪ Thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ các cấp hạng từ địa chính cấp II trở lên và điểm độ cao từ hạng IV trở lên, các điểm mốc địa giới hành chính các cấp, lưới km. ▪ Ranh giới thửa đất: là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính, thể hiện bằng đường viền dạng gấp khúc hoặc đường cong khép kín xác định rõ ràng bằng bờ ruộng, mương, đường, bờ, ao, Thửa đất thể hiện chính xác về vị trí, hình dạng, kích thước và đầy đủ 3 yếu tố: số thứ tự, diện tích và loại đất phân theo mục đích sử dụng.
- NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Trên bản đồ, tất cả các thửa đất có diện tích ≥ 10 mm2 theo tỷ lệ bản đồ phải được đo vẽ và thể hiện chính xác. Nếu thửa đất nhỏ hơn 10 mm2 nhưng có giá trị kinh tế cao và có đặc trưng khác biệt thì được dùng kí hiệu phi tỉ lệ để thể hiện. Số thứ tự thửa được ghi liên tục từ trái sang phải, trên xuống dưới. Đối với những thửa không đủ chỗ ghi 3 nội dung thì ghi số thửa, các nội dung khác được thể hiện ở bản phụ lục riêng. ▪ Ranh giới hành chính các cấp được thể hiện chính xác, nếu ranh giới đó trùng nhau thì thể hiện ranh giới cấp cao nhất.
- NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Ranh giới sử dụng đất: trên bản đồ cần thể hiện ranh giới khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, doanh trại quân đội, ▪ Hệ thống đường giao thông: phải được thể hiện tất cả các loại đường (đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường trong xóm, làng, đường nội đồng, ) thể hiện chính xác vị trí, chỉ giới đường, các công trình có liên quan trên đường (cầu, cống, đập, ) và tính chất của con đường.
- NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Mạng lưới thủy văn: thể hiện hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ, đập, thể hiện tại mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. ▪ Tên địa danh: xã, thôn, làng, tên các xứ đồng, các con sông, núi, tên các địa vật quan trọng, các công trình: trụ sở ủy ban nhân dân, trạm xá, trường học, sân vận động, đình, chùa, miếu, các cơ sở sản xuất, ▪ Địa vật quan trọng có ý nghĩa định hướng. Đối với tỷ lệ lớn, khu vực dân cư đô thì trên mỗi thửa cần thể hiện các công trình chính như nhà ở, nhà làm việc,
- NỘI DUNG CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Ghi chú giải thích phải ghi chú đầy đủ các yếu tố trong và ngoài khung bản đồ như vị trí giới hạn, tiếp giáp (giáp tờ, xã, huyện, tỉnh, ) tên cấp quản lý, thời gian đo vẽ, sơ đồ ghép mảnh, tỷ lệ, Tất cả các ghi chú phải dùng tiếng Việt, đúng tên thường dùng, tuân theo đúng kiểu và cỡ chữ quy định trong Quy phạm thành lập, đo vẽ bản đồ địa chính. ▪ Bản đồ địa chính phải đáp ứng được cả 3 mặt: tự nhiên, kinh tế và pháp lý. Ngoài các việc thể hiện chính xác về kỹ thuật, các thông tin trên bản đồ phải được chủ sử dụng đất thừa nhận và chính quyền các cấp phê duyệt. Đây là chỉ tiêu đặc biệt mà các loại bản đồ khác không có được.
- KỸ THUẬT THỂ HIỆN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 1. Yếu tố cơ sở toán học: ▪ Tính tọa độ phẳng (x,y) của 4 góc khung trong bản đồ, các giao điểm của lưới tọa độ km, các điểm khống chế trắc địa. Những điểm này cần được thể hiện chính xác trên bản đồ với sai số không quá ±0,1mm. ▪ Dùng thước sắt để vẽ khung trong (lực nét 0,1mm), cách 1cm vẽ tiếp khung ngoài (lực nét 1mm). ▪ Vẽ giao điểm lưới tọa độ, chiều dài 6mm, không vẽ giao điểm của nó nếu đè lên các kí hiệu quan trọng. ▪ Vẽ kí hiệu các điểm khống chế theo quy định.
- KỸ THUẬT THỂ HIỆN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 2. Thửa đất: ▪ Vị trí các góc thửa được xác định sau khi đo vẽ: giá trị góc, cạnh, tọa độ x,y. ▪ Thể hiện chính xác lên bản đồ các đỉnh thửa (thước đo góc, cạnh và compa) và nối với nhau thành đường khép kín với lực nét từ 0,15mm – 0,2mm. ▪ Ranh giới công trình xây dựng trên thửa (nhà ở) xác định như ranh giới thửa, vẽ nét đứt kèm theo ghi chú tính chất (ví dụ: 2 tầng). ▪ Ghi chú tính chất thửa: đặt ở trung tâm thửa, nếu không thì chọn nơi đặt dễ nhìn.
- KỸ THUẬT THỂ HIỆN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 3. Các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội: ▪ Được thể hiện bằng kí hiệu quy ước và có thể kèm theo ghi chú ▪ Ranh giới đối tượng nhỏ hơn ranh giới thửa (nằm trong thửa) thì vẽ đầy đủ: kí hiệu quy ước, ranh giới đối tượng (nét đứt), ranh giới thửa. ▪ Ranh giới đối tượng và thửa trùng nhau thì vẽ kí hiệu quy ước của đối tượng và ranh thửa. ▪ Diện tích đối tượng nhỏ hơn kí hiệu quy ước thì chỉ vẽ kí hiệu quy ước. ▪ Các kí hiệu quy ước vẽ vuông góc với khung nam bản đồ, ghi chú tên chung và tên riêng. ▪ Ngoài đô thị chỉ vẽ đối tượng có tính chất định hướng và chỉ vẽ kí hiệu qui ước.
- KỸ THUẬT THỂ HIỆN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 4. Giao thông và các đối tượng có liên quan: ▪ Cần xác định chính xác ranh giới phần đất thuộc đường giao thông (lòng đường và lề đường). ▪ Vẽ theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ đường giao thông. ▪ Khi vẽ cầu cần chú ý độ rộng và chiều dài cầu. Vẽ cầu cũng gặp tình huống là vẽ theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ.
- KỸ THUẬT THỂ HIỆN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 5. Thủy hệ và các đối tượng có liên quan: ▪ Đường bờ ổn định vẽ nét liền, đường mép nước không ổn định vẽ nét đứt. ▪ Các đối tượng sông, kênh, mương có độ rộng trên bản đồ trên 0,5mm thì vẽ 2 nét, bằng và dưới 0,5mm thì vẽ 1 nét kèm theo ghi chú độ rộng. Cần vẽ mũi tên thể hiện dòng chảy. ▪ Ghi chú tên riêng cần lưu ý hướng của đối tượng, có thể ghi bên trng, bên ngoài, chữ hoa hay chữ thường tùy theo độ rộng của đối tượng.
- KỸ THUẬT THỂ HIỆN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 6. Dáng đất và chất đất: ▪ Dáng đất là sự thể hiện cao, thấp, lồi lõm của bề mặt địa hình. Ở vùng đồng bằng chỉ ghi chú các điểm độ cao. Ở vùng đồi núi thể hiện đường bình độ kết hợp với ghi chú độ cao, ngoài ra còn vẽ sườn dốc. ▪ Chất đất gồm có: bãi cát, bãi lầy, khu vực núi đá,
- KỸ THUẬT THỂ HIỆN BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH 7. Địa giới: ▪ Địa giới thể hiện trên bản đồ bao gồm ký hiệu đường địa giới và ký hiệu mốc địa giới (mốc biên giới quốc gia có kèm theo số hiệu mốc). Vị trí phải được thể hiện chính xác trên bản đồ, không được xê dịch. ▪ Đường địa giới nếu trùng với các đối tượng khác (sông) thì vẽ đúng tâm, sang hai bên hoặc về một phía của đối tượng.
- CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH ▪ Phương pháp toàn đạc. ▪ Phương pháp ảnh hàng không. ▪ Phương pháp biên vẽ từ tài liệu bản đồ. ▪ Phương pháp sử dụng GPS cầm tay. (Tham khảo ở Giáo trình)