Bài giảng Bản đồ học đại cương - Chương 1: Đại cương về khoa học bản đồ

ppt 17 trang phuongnguyen 8230
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bản đồ học đại cương - Chương 1: Đại cương về khoa học bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ban_do_hoc_dai_cuong_chuong_1_dai_cuong_ve_khoa_ho.ppt

Nội dung text: Bài giảng Bản đồ học đại cương - Chương 1: Đại cương về khoa học bản đồ

  1. Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC BẢN ĐỒ
  2. NỘI DUNG CHÍNH ❖ Khái quát về Bản đồ và Bản đồ địa lý: Định nghĩa; Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ; Các tính chất cơ bản; Lịch sử phát triển; ❖ Phân loại bản đồ: Nguyên tắc và ý nghĩa; Các hệ thống phân loại chính. ❖ Ứng dụng của bản đồ: Vai trò của bản đồ trong đời sống, nghiên cứu và sản xuất.
  3. ĐỊNH NGHĨA Tại Đại hội lần thứ X của Hội Bản đồ thế giới, năm 1995, họp ở Baccelona, Tây Ban Nha đã đưa ra định nghĩa về Bản đồ học và Bản đồ địa lý như sau: ▪ Bản đồ học: là ngành khoa học giải quyết những vấn đề lí luận, sản xuất, phổ biến và nghiên cứu về bản đồ.
  4. ĐỊNH NGHĨA ▪ Bản đồ địa lý: là hình ảnh của thực tế địa lý, được ký hiệu hóa, phản ánh các yếu tố hoặc các đặc điểm địa lý một cách có chọn lọc, kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến các mối quan hệ không gian.
  5. NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN ▪ Bản đồ được thành lập trên cơ sở toán học. ▪ Bản đồ sử dụng những kí hiệu, hình ảnh đặc thù (ngôn ngữ bản đồ). ▪ Và có một sự tổng quát hóa.
  6. NHỮNG LĨNH VỰC CHÍNH ▪ Bản đồ học lý thuyết: nghiên cứu cơ sở lý luận chung, ngôn ngữ và sự tổng quát hóa bản đồ, đặc điểm, những nguyên tắc thành lập bản đồ, ▪ Toán bản đồ: nghiên cứu các đặc điểm về cơ sở toán học của bản đồ. ▪ Đồ bản: nghiên cứu các kỹ thuật và phương pháp trình bày bản đồ.
  7. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC
  8. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ Ý nghĩa: ▪ Mở ra hướng nghiên cứu, xác lập cơ sở phương pháp luận, những quy luật biểu thị. ▪ Tổ chức thành lập, sản xuất, biên tập. ▪ Hệ thống hóa các danh mục bản đồ, hỗ trợ cho công tác lưu trữ, tra cứu và sử dụng bản đồ.
  9. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ Nguyên tắc: ▪ Phải đảm bảo tính liên tục logic của hệ thống khái niệm. ▪ Phải đảm bảo tính nhất quán trong quá trình phân loại. ▪ Các khái niệm hẹp phải tương đương với khái niệm rộng hơn.
  10. CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHÍNH Theo lãnh thổ biểu hiện (không gian biểu hiện): ▪ Bản đồ thế giới. ▪ Bản đồ bán cầu. ▪ Bản đồ châu lục. ▪ Bản đồ quốc gia. ▪ Bản đồ tỉnh, huyện.
  11. CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHÍNH Theo nội dung biểu hiện: 1. Bản đồ địa lý đại cương: ▪ Bản đồ địa hình. ▪ Bản đồ địa hình khái quát. ▪ Bản đồ khái quát.
  12. CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHÍNH Theo nội dung biểu hiện: 1. Bản đồ địa lý chuyên đề: ▪ Nhóm bản đồ về dân cư. ▪ Nhóm bản đồ về tự nhiên. ▪ Nhóm bản đồ về kinh tế. ▪ Nhóm bản đồ về văn hóa. ▪ Nhóm bản đồ về hành chính – chính trị. ▪ Nhóm bản đồ về lịch sử.
  13. CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHÍNH Theo tỷ lệ bản đồ: 1. Kiểu 3 loại: ▪ Lớn: > 1:200.000 ▪ Trung bình: 1:200.000 – 1.000.000 ▪ Nhỏ: < 1:1.000.000
  14. CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHÍNH Theo tỷ lệ bản đồ: 1. Kiểu 4 loại: ▪ Bình đồ: > 1:5.000 ▪ Lớn: 1:5.000 – 200.000 ▪ Trung bình: 1:200.000 – 1.1.000.000 ▪ Nhỏ: < 1:1.000.000
  15. CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHÍNH Theo tỷ lệ bản đồ: 1. Kiểu 5 loại: ▪ Rất lớn: > 1:25.000 ▪ Lớn: 1:25.000 – 200.000 ▪ Trung bình: 1:200.000 – 1.1.000.000 ▪ Nhỏ: 1:1.000.000 – 1:2.000.000 ▪ Rất nhỏ: <1:2.000.000
  16. CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHÍNH ▪ Theo sản phẩm bản đồ: Bản đồ phẳng, bản đồ nổi, sa bàn, quả cầu địa lý, ▪ Theo kiểu mô hình bản đồ: Bản đồ tương tự và Bản đồ số.
  17. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ ▪ Trong dân dụng. ▪ Trong nghiên cứu khoa học. ▪ Trong giảng dạy và học tập. ▪ Ứng dụng trong công việc chuyên ngành. ▪ Phương tiện hỗ trợ làm việc. ▪ An ninh quốc phòng. ▪ Trong thành lập bản đồ.