Bài giảng 1: Du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà

pdf 39 trang phuongnguyen 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng 1: Du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_1_du_lich_ben_vung_huynh_van_da.pdf

Nội dung text: Bài giảng 1: Du lịch bền vững - Huỳnh Văn Đà

  1. 8/20/2010 PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG BÀI GIẢNG 1 DU LỊCH BỀN VỮNG Huỳnh Văn Đà, MB Trường Đại học Cần Thơ 1
  2. 8/20/2010 Giới thiệu môn học • Tên môn học: Phát triển du lịch bền vững (tourism sustainable development) •Số Tín chỉ: 2 • Tên giảng viên: Huỳnh Văn Đà, MB • Đơn vị: Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đạiih học Cần Thơ • Điện thoại: 0919233876 • E-mail: hvda@ctu.edu.vn Giới thiệu môn học (tt) • Mục tiêu ƒ Nắm bắt một cách khái quát kiến thức phát triển du lịch bền vững. ƒ Hiểu được các nội dung cơ bản của phát triển du lịch bền vững. ƒ Vận dụng những kiến thức và công cụ phát triển bền vững để hoạch định những chiến lược phù hợp trong quá trình lập kế hoạch phát triển cho các điểm du lịch. 2
  3. 8/20/2010 Giới thiệu môn học (tt) • Đánh giá môn học ƒ Báo cáo nhóm: 30% ƒ Chuyên cần: 10% ƒ Thi cuối khóa: 60% • Tài liệu tham kh ảo 1. Nguyễn Đình Hoè – Vũ Văn Hiếu. Du lịch bền vững. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 2. Trần Đức Thanh. Nhập môn khoa học du lịch. Nx Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. 3. Nguyễn Văn Thung. Hỏi và đáp về Luật du lịch năm 2005. Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. 4. Phát triển du lịch bền vững. Tài liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam. Lịch sử ra đời thuật ngữ “du lịch bền vững” (sustainable tourism) •Từ khi các hoạt động trao đổi, buôn bán, truyền giáo, thám hiểm các vùng đấtmt mới được hình thành thì du lịch ra đời. •Dulịch đã xuất hiện từ trước Công nguyên. •Xuất phát điểm là vùng Địa Trung Hải. • Ban đầu việc cung ứng các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách còn mang tính sơ khai và chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không quan tâm đến sự tác động xấu của du lịch đến môi trường. •Từ đó xuất hiện hình thức du lịch đầu tiên trong lịch sử và còn tồn tại cho tới ngày nay là “du lịch thương mại” hay “du lịch ồ ạt” (mass tourism). 3
  4. 8/20/2010 Lịch sử ra đời thuật ngữ “du lịch bền vững” (sustainable tourism) (tt) • Đầu 1980, xuất hiện thuật ngữ “các loại hình du lịch thay thế” (alternative tourism), để chỉ các loạihìnhduli hình du lịch có quan tâm đến môi trường bao gồm “du lịch xanh”, “du lịch mềm”, “du lịch có trách nhiệm”. •Từ năm 1975 đến năm 1980, Krippendorf và Jungk là những nhà khoa học đầu tiên cảnh báo về những suy thoái sinh thái do hoạt động du lịch gây ra. Họ đã đưa ra khái niệm “du lịch rắn ”(hard tourism) để chỉ loạihìnhduli hình du lịch ồ ạtvàt và “du lịch mềmm” (soft tourism) để chỉ một chiến lược mới tôn trọng môi trường. Lịch sử ra đời thuật ngữ “du lịch bền vững” (sustainable tourism) (tt) •Năm 1995, Becker tổng kết và đưa ra đặc trưng của hai loại hình du lịch rắnvàmn và mềmnhm như sau: 4
  5. 8/20/2010 Lịch sử ra đời thuật ngữ “du lịch bền vững” (sustainable tourism) (tt) •Năm 1996, xuất hiện một khái niệm mới là “du lịch bền vững” (sustainable tourism) , ủng hộ và chủ chương phát tri ểnduln du lịch mà ít làm ảnh hưởng xấu tới môi trường trên cơ sở cải tiến và nâng cấp từ khái niệm “du lịch mềm” của Krippedorf và Jungk. Khái niệm “du lịch bền vững” • Giáo sư Berneker - một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch,g, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. • Theo Luật Du lịch Việt Nam ( 2006): “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”. • Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996): “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. • Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): “Du lịch bền vững là một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của những thế hệ mai sau”. 5
  6. 8/20/2010 Khái niệm “du lịch bền vững” (tt) •Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hoá – xã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phương hại đến nhu cầu của tương lai. Khái niệm “du lịch bền vững” (tt) •Như vậy, du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và cải thiện các mặt môi trường, kinh tế, văn hoá , xã hội. Vì vậy, du lịch bền vững cần: ƒ Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này hình thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. ƒ Tôn trọng bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng ở các điểm đến, bảo tồn di sản văn hoá và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vào quá trình hiểuubi biếtvàcht và chấpthup thuậncácnn các nềnvn văn hoá khác. ƒ Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu nhập cao hay những người có thu nhập thấp và góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo. 6
  7. 8/20/2010 Chương trình phát triển du lịch bền vững • Xem xét những quan điểm chung về phát triển bền vững, về vị trí đặcbic biệtct của ngành du lịch và những tho ả thuận đã đạt được trên các diễn đàn quốc tế người ta đã xác lập được một chương trình cho hoạt động du lịch bền vững hơn với 12 mục tiêu. Chương trình phát triển du lịch bền vững (tt) • Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt tới lợi nhuận lâu dài. • Sự phồn thịnh cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương. • Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, bao gồm mức thu nhập, điều kiện và khả năng dịch vụ, không có sự phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, bệnh tật và các mặt khác. 7
  8. 8/20/2010 Chương trình phát triển du lịch bền vững (tt) • Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng, kể cả những cơ hội cải thiện cuộc sống, nâng cao mức thu nhập và cung cấp dịch vụ cho người nghèo. • Sự thoả mãn của khách du lịch: Cần cung cấp những dịch vụ an toàn, thoả mãn đầy đủ những yêu cầu của khách du lịch,,gp không phân biệt về giới, chủng tộc và các mặt khác. • Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho các cộng đồng địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra quyết định về quản lý du lịch và phát triển du lịch trong tương lai tại địa phương, có sự tham khảo tư vấn của các thành phần hữu quan khác. Chương trình phát triển du lịch bền vững (tt) • An sinh cộng đồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức. • Đa dạng văn hoá: Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hoá, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng tại các điểm du lịch. • Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn cũng như ở thành thị, tránh để môi trường xuống cấp về thực thể và về nhãn quan. 8
  9. 8/20/2010 Chương trình phát triển du lịch bền vững (tt) • Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh vật hoanggg dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này. • Hiệu quả của nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quí hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và khai thác các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch. • Môi trường trong lành: Phảigii giảmthim thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất, và rác thải từ du khách và các hãng du lịch. ▲Áp dụng các nội dung của chương trình phát triển bền vững, lập một kế hoạch phát triển bền vững sơ bộ cho Phú Quốc? 9
  10. 8/20/2010 Ý nghĩa phát triển du lịch bền vững •Việc phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa như sau: ƒ Sự bền vững về kinh tế: tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi, đó là sức sống và phát triển của các doanh nghiệp và các hoạt động của các doanh nghiệp đó có thể duy trì được lâu dài. ƒ Sự bền vững xã hội: tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội. Đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách công bằng, với trọng tâm là giảm đói nghèo. Chú ý đến những cộng đồng địa phương, duy trì và tăng cường những hệ thống, những chế độ hỗ trợ đời sống của họ, thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, và tránh được mọi hình thức bóc lột. ƒ Sự bền vững về môi trường: bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể thay mới và quý hiếm đối với cuộc sống con người. Hạn chế đến mức độ tối thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước, và bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên đang còn tồn tại. Những thách thức chủ yếu đối với việc thúc đẩy du lịch bền vững • Quản lý sự tăng trưởng năng động ƒ Hoạt động du lịch quốctc tế sẽ tăng lên gấp đôi theo d ự báo trong 15- 20 năm tới và sẽ đem lại những sức ép rất lớn. ƒ Muốn tránh được những tổn thất nghiêm trọng do bất kỳ nguồn tài nguyên nào làm chỗ dựa cho phát triển du lịch, thì phải quản lý tốt sự tăng trưởng đó. ƒ Phải quy hoạch một cách chu đáo những địa điểm và loại hình phát triển mới, cải thiện những biện pháp quản lý môi trường và những hoạt động có nhiều ảnh hưởng. ƒ Một số loại hình địa bàn, kể cả những địa bàn nêu dưới đây, đặc biệt nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng trước sức ép: o Môi trường biển và ven biển o Những thành phố, thị trấn lịch sử, những di sản văn hoá o Môi trường tự nhiên dễ bị xâm hại 10
  11. 8/20/2010 Những thách thức chủ yếu đối với việc thúc đẩy du lịch bền vững (tt) • Thay đổi khí hậu ƒ Làmà mộttv vấn đề lớnchosn cho sự bềnnv vững lâu dài củaaho hoạt động du lịch ở hai phía: khí hậu thay đổi sẽ ảnh hưởng tới du lịch và du lịch là một tác nhân khiến khí hậu thay đổi. ƒ Hậu quả của sự thay đổi khí hậu: mực nước biển dâng cao, tần số và cường độ của sóng và bão tăng lên, bãi biển bị xói mòn, san hô bị tàn phá, nguồn cung cấp nước bị trở ngại đang đe doạ nhiều điểm du lịch tại các miền duyên hải. Những nơi nghỉ dưỡng tại miền núi cũng chịu nhiều ảnh hưởnggy, tuyết tan nhanh khi nhiệt độ cao, thời gian dành cho những hoạt động thể thao mùa đông bị rút ngắn. Hoạt động du lịch còn có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như sự phát triển của các dịch bệnh nhiệt đới, nguồn cung cấp nước Những thách thức chủ yếu đối với việc thúc đẩy du lịch bền vững (tt) • Xoá đói giảm nghèo ƒ Dulu lịch có ti ềmlm lựclc lớn góp phầnvàovin vào việcgic giảm đói nghèo ƒ Là một trong số ít các ngành có lợi thế phát triển ở những nước nghèo nhưng có nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá. ƒ Thách thức là phải tìm ra những biện pháp tốt hơn để hướng sự chi tiêu của khách du lịch đối với người nghèo. ƒ Có một thách thức khác song song: những người làm việc trong ngành du lịch có xu thế bị trả lương thấp. Do đó, cần bảo đảm trả thù lao đúng mức cho người làm việc trong ngành du lịch; họ phải được đối xử hợp lý và có cơ hộithi thăng ti ến. 11
  12. 8/20/2010 Những thách thức chủ yếu đối với việc thúc đẩy du lịch bền vững (tt) • Hỗ trợ cho việc bảo tồn ƒ Đốivi vớimi mỗiqui quốcgiavic gia việc phát triểnndul du lịch luôn luôn đứng trướcmc một thách thức rất quan trọng là việc trích kinh phí hàng năm cho việc bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch. Tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi nước mà số vốn đầu tư cho việc tu bổ, bảo vệ ít nhiều khác nhau. Nhưng khi đã đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững thì cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này. ƒ Ngành du lịch đã thực hiện việc đóng góp lớn từ thu nhập của ngành trực tiếp vào những khu vực cần bảo tồn, nhữnggg vùng có di sản thiên nhiên và văn hoá thông qua phí vào cửa, giấy phép, chuyển nhượng Những thách thức chủ yếu đối với việc thúc đẩy du lịch bền vững (tt) • Sự lành mạnh, an toàn và an ninh ƒ Đây là mộttv vấn đề rấtpht phứctc tạp. ƒ Bản thân khách du lịch khi đi đến một nước nào đó thì nhu cầu, mục đích của họ khác nhau thậm chí có cả những mục đích xấu. ƒ Việc kiểm soát mục đích không lành mạnh của du khách là rất khó khăn. ƒ Những quốc gia có bộ phận chuyên “khủng bố” hay “ăn xin” cũng ảnh hưởng lớn đến du lịch bền vững. 12
  13. 8/20/2010 Sức ép môi trường lên phát triển du lịch bền vững • Sức ép môi trường là những khó khăn, trở ngại do môi trường (t ự nhiên, kinh tế - xã hội) tác động lên dự án phát triển”. •Sức ép môi trường được chia làm hai loại: ƒ Sức ép môi trường “nằm trong” khả năng khắc phục của dự án. o Ví dụ: mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu và không đảm bảo chất lượng, hệ thống giao thông , điện đài, cấp thoát nướcchc chưa phát tri ển ƒ Sức ép môi trường “nằm ngoài” khả năng khắc phục của dự án. o Ví dụ: sự thay đổi khí hậu, thời tiết, môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng Một số dạng sức ép môi trường chính • Các tác nhân gây ra bởi con người ƒ Tiếng ồn : Hoạt động du lịch thường đòi hỏi môi trường có độ ồn thấp (đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng). Tiếng ồn có thể phát ra từ nhiều phía: xe cộ, máy hát, đông dân cư ƒ Mùi hôi: Rất nhiều khu, điểm du lịch có mùi hôi rất khó chịu, chẳng hạn sự mục nát của thực vật, rác thải hay gần những khu chợ thiếu sự vệ sinh ƒ Bụi: phát sinh từ nhiều nơi gây khó chịu thậm chí bệnh đường hô hấp cho du khách. Bụi thường xuất phát từ phương tiện giao thông, đường xá, cầu cống, nhà cửa mới xây ƒ Rác rưởi: Rác rưởi ở các điểm du lịch thường được thải ra từ các khu dân cư sống lân cận. Khi không có bộ phậnqun quản lý và thu gom rác thải làm cho điểm du lịch không những mất đi phần mỹ quan mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. ƒ Cảnh quan sản xuất xấu xí: muốn thay đổi cho phù hợp với mỹ quan của một khu du lịch rất khó khăn và tốn kém. ƒ Xung đột quyền lợi: Xung đột giữa những người làm du lịch với nhau, giữa những người làm du lịch những với người không làm du lịch sống lân cận về vấn đề tiếng ồn, xây dựng công trình, đất đai 13
  14. 8/20/2010 Một số dạng sức ép môi trường chính (tt) • Sinh thái độc hại ƒ Côn trùng, rắn độc, cá độc, chuột bọ, ruồi muỗi thường có nhiều ở các khu du lịch như: khu bảo tồn, vườn quốc gia. Đối với những người sợ những loại này thường không dám đi tham quan. Bởi vì, thứ nhất các loại này có thể hút máu rồi truyền sang mầm bệnh cho du khách, thứ hai là gây độc trực tiếp thông qua vết cắn. Chính vì vậy mà du khách rất ngại khi tham quan những nơi có những loại kể trên. ƒ Các ổ dịch địa phương: dịch hạch, sán lá gan, sán lá phổi, thương hàn gây nguy hiểm cho những người sống lân cận và cho du khách khi tham quan ở những nơi có ổ dịch phát triển. ƒ Ô nhiễm địa hoá: chất phóng xạ, kim loại nặng, điện trường, từ trường, tích tụ khí độc ở khu, điểm du lịch cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ du khách. Một số dạng sức ép môi trường chính (tt) • Tai biến tự nhiên ƒ Bão, lũ lụt, nước xoáy. ƒ Đá lở, đất trược, lún sụt hang. ƒ Suối thác sâu bất thường. ƒ Sương mù, ảo ảnh, lốc xoáy. 14
  15. 8/20/2010 Một số dạng sức ép môi trường chính (tt) • Thiếu hụt tài nguyên ƒ Thiếu nước sinh hoạt, lương thực, thực phẩm sạch. ƒ Mặt bằng hạn hẹp: không đủ hoặc không thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Một số dạng sức ép môi trường chính (tt) • Xã hội ƒ Cơ chế quản lý hành chính không hiệuuqu quả của chính quy ền địa phương, cán bộ lãnh đạo yếu kém về năng lực và trình độ, tệ nạn tham nhũng ƒ Hệ thống luật pháp chưa hoàn chính, chưa thật sự tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. ƒ Trình độ dân trí địa phương thấp, thêm vào đó là sự bùng nổ dân số, lối sống không lành mạnh nên ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch. 15
  16. 8/20/2010 Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến du lịch bền vững • Hoạt động tiếp thị ƒ Cung cấpnhp những thông tin v ề du lịch mộttcách cách đầy đủ và chân thực như các loại tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của một điểm hay một khu du lịch để từ đó du khách biết được những vấn đề cần tránh khi tham quan ƒ Ví dụ: không bắt thú, bẻ cây hay vứt rác bừa bãi nơi tham quan Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến du lịch bền vững (tt) • Phát triển một chính sách tiêu thụ có ý nghĩa môi trường ƒ Tránh các sảnphn phẩmsm sảnxun xuấttt từ các nguyên liệu gây nguy hạichomôii cho môi trường (thú nhồi bông, thịt thú rừng, đồ lưu niệm làm bằng san hô ). ƒ Chỉ mua những thứ thật sự cần và nên ở dạng hàng rời. ƒ Tránh các hàng hoá quá nhiều bao bì. ƒ Mua các sản phẩm tái chế hoặc có thể tái chế. ƒ Mua các sản phẩm chất lượng tốt, dùng bền, có thể sửa chữa. ƒ Mua các sản phẩm địa phương. 16
  17. 8/20/2010 Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến du lịch bền vững (tt) • Quản lý năng lượng ƒ Các tổ chứcdulc du lịch, đặccbi biệt là nhà hàng , khách sạnnth thường sử dụng nhiều năng lượng. Do đó, cần tính toán việc sử dụng như thế nào để tiết kiệm được năng lượng càng nhiều càng tốt. • Tiết kiệm nước ƒ Đối với điểm du lịch, việc tiêu thụ nước hàng năm rất lớn. Nước được dùng trong việc tắm gội, giặc giũ, bơi lội hay nấu ăn thậm chí là nước phục vụ cho tưới tiêu. Vì vậy, việc sử dụng nước một cách tiết kiệm và luôn giữ cho nguồn nước sạch sẽ không những góp phần làm trong sạch môi trường, ngăn ngừa được một số bệnh truyền nhiễm mà còn có hiệu quả rất cao về mặt kinh tế. Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến du lịch bền vững (tt) • Quản lý chất thải ƒ Kiểmkêchm kê chấttht thải trong khu du lịch, lượng th ải hàng nămcáclom, các loạichi chấttht thải cần xử lý. ƒ Tìm cách giảm đối đa lượng rác thải, đồng thời tăng cường tái chế, sử dụng lại để điểm du lịch ngày càng vệ sinh hơn và có ý nghĩa kinh tế trong kinh doanh du lịch. ƒ Xây dựng chương trình hành động “ít xả thải”, “cái gì mang vào sẽ được mang ra”. • Giao thông vận tải ƒ Để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách thì các phương tiện giao thông vận tải công cộng phải được tăng cường như: xe ngựa, đò, thuyền nhưng cần chú ý đến việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ được môi trường. 17
  18. 8/20/2010 Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến du lịch bền vững (tt) • Đào tạo ƒ Cầnphn phảichútri chú trọng đào tạo độingi ngũ cán bộ - nhân viên về vấn đề phòng chống những tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường, đồng thời đưa ra các chương trình tìm hiểu về đặc trưng thiên nhiên, văn hoá của từng địa phương cụ thể. Để qua đó, bộ phận này có thể tuyên truyền đến du khách nhằm giúp họ ý thức được vấn đề bảo vệ những tài nguyên du lịch hiện có nhằm thúc đẩy du lịch bền vững. • Giáo dục và thông tin du lịch ƒ Để giúp du lịch phát triển một cách bền vững thì bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân kinh doanh du lịch phải đặcbic biệttchútr chú trọng và quan tâm đếnvn vấn đề giáo dục, thông tin, tuyên truyền cho du khách. Bởi vì, du khách là thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch bền vững. Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến du lịch bền vững (tt) • Sử dụng các biện pháp can thiệp trong những tình huống c ầnthin thiếtnht nhằmbm bảoov vệ đốiti tượng du l ịch ƒ Điều tiết lượng du khách để không vượt qua khả năng tải: o Đóng cửa hoàn toàn một điểm tham quan (đền ,chùa ). o Đóng cửa một phần điểm tham quan (vườn cây, một số phòng hay một nơi nào đó), mở cửa luân phiên giữa các phần đóng cửa tạm thời. o Thống kê số lượng khách mỗi ngày. o Tổ chức các hình thức hoạt động đặc biệt để giãn khách. o Làm lệch kỳ nghỉ củacáctra các trường học. o Xây dựng lối đi qui định (có mũi tên chỉ hướng) để kiểm soát hành vi du khách và đỡ mất thời gian của khách. 18
  19. 8/20/2010 Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến du lịch bền vững (tt) ƒ Bảo vệ di tích, đối tượng du lịch o Chỉ bê tông hoá đường đi những chỗ cần thiết. o Làààocm rào chắn quanh nhữnggc chỗ cần bảo vệ (cây c ổ, điểm khảoco cố, tượngcg cổ ). o Làm di tích giả để bảo quản di tích thật. o Lập hồ sơ cổ vật để có cơ sở nhận lại khi mất trộm. o Thiết kế hệ thống camera theo dõi và hệ thống báo động để bảo vệ các mục tiêu cần thiết. o Qui định cấm hay hạn chế các mặt hàng lưu niệm như thú nhồi bông, san hô, phong lan o Qui định trọng lượng hải sản (loài cần bảo vệ) mà một du khách có quyền mang ra khỏi khu du lịch. o Qui định về hạn chế công suất tàu thuyền, tải trọng của xe cơ giới, độ sáng của đèn pha và âm lượng còi, khuyến khích các phương tiện thô sơ. o Kiểm soát đốt lửa, cắm trại, bẻ cành, chặt cây, khắc chữ vào di tích o Thiết lập hệ thống đặt cọc bao bì đồ uống và thực phẩm để người sử dụng có trách nhiệm quản lý rác thải. o Thiết lập hệ thống thu gom rác và phương tiện để du khách bỏ rác trong điểm du lịch. Các biện pháp tự điều chỉnh nhằm đạt đến du lịch bền vững (tt) • Kiểm soát nhà hàng, khách sạn ƒ Qui định về thu gom và xử lý chất thải. ƒ Các biện pháp tiết kiệm tài nguyên (nước, năng lượng, vật liệu), xây dựng tiêu chuẩn “sao xanh” cho khách sạn kinh doanh ít gây hại cho môi trường. ƒ Vệ sinh (chỗ lưu giữ và chế biến thực phẩm, phòng ăn, hệ thống vệ sinh trong phòng nghỉ và trong khách sạn, chất lượng nước sinh hoạt, chất lượng lương thực, thực phẩm). ƒ Có bác sĩ, nhân viên y tế, cơ sơ y tế nhận các nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ cho du khách và thường xuyên kiểm tra chất lượng thực phẩm của khách sạn. ƒ Xem coi có chó, mèo, gia súc thả rông không. ƒ Phảithii thiếttl lập hệ thống chống cháy, cầu thang th o át hi ểm, an ttàoàn điện. ƒ Cán bộ nhân viên có được đào tạo về kinh doanh du lịch, dinh dưỡng, vệ sinh thực phẩm không. 19
  20. 8/20/2010 ▲Theo bạn, ở địa phương bạn đang sinh sống, biện pháp tự điều chỉnh nào sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất? Đánh giá tính bền vững của du lịch • Đánh giá hoạt động du lịch dựa vào khả năng tải •Khả năng tải hay sức chứa ((ygpy)carrying capacity) của một điểm du lịch là một khái niệm quan trọng hàng đầu trong quản lý du lịch. •Ra đời từ những năm đầu của thập kỉ 60 được coi là bước đi đầu tiên trong quá trình quản lý hoạt động du lịch bởi Hồi đồng du lịch và Môi trường của Anh. •Hiện nay có rất nhiều khái niệm về khả năng tải: • Theo D’ Amore, 1983: “Khả năng tải là điểm trong quá trình tăng trưởng du lịch mà người địa phương bắt đầu thấy mất cân bằng do mức độ tác động xã hội không thể chấp nhận được của hoạt động du lịch”. • Theo Shelby và Heberlein, 1987: “Khả năng tảilàmi là mức độ sử dụng mà vượt qua nó thì vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. • Theo Luc Hens, 1998: “ Khả năng tải là số lượng người cực đại có thể sử dụng điểm du lịch mà không gây suy thoái đến mức không thể chấp nhận được đối với môi trường tự nhiên và không làm suy thoái đến mức không thể chấp nhận được việc thoả mãn các nhu cầu của du khách”. 20
  21. 8/20/2010 Đánh giá tính bền vững của du lịch (tt) •Vậy ta có thể hiểu: Khả năng tải là số lượng du khách cực đạimài mà điểmdulm du lịch có th ể chấpnhp nhận đượcthc, thể hiện ở chỗ không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột xã hội giữa người dân địa phương với du khách và không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa. • Theo định nghĩa như trên ta có 3 giá trị của khả năng tải: ƒ Khả năng tải sinh thái ƒ Khả năng tải xã hội ƒ Khả năng tải kinh tế Đánh giá tính bền vững của du lịch (tt) • Đánh giá hoạt động du lịch dựa vào khả năng tải • Cốtlõict lõi củaaph phương pháp là phảiixác xác định đượcckh khả năng tải (hay sức chứa) của điểm du lịch để xác định xem điểm du lịch có khả năng tiếp nhận bao nhiêu khách thì vừa. Việc số du khách thường xuyên vượt quá khả năng tải tất yếu sẽ dẫn đến khả năng suy thoái môi trường nghiêm trọng của điểm du lịch. •Phương pháp khả năng tải thường chỉ được áp dụng tương đối dễ trong các trường hợp điểm du lịch có những đặc tính sau đây: ƒ Tính đồng nhất về đối tượng du lịch khá cao (chỉ có một số không nhiều loại hình du lịch). ƒ Kích thước nhỏ. ƒ Độ cô lập cao, tách khỏi các khu vực hoạt động dân sinh khác. ƒ Độ đồng nhất của du khách. 21
  22. 8/20/2010 Đánh giá tính bền vững của du lịch (tt) • Đánh giá hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ thị môi trường của WTO •Chỉ thị môi trường là một phép đo độ nhạy cảm của môi trường và phát triểnLànhn. Là những thông tin tổng hợpgiúpchovip giúp cho việcxácc xác định mộtvt vấn đề, chỉ thị môi trường và vấn đề mà nó phản ánh giống như phần nổi của tảng băng và toàn bộ tảng băng. Có thể dựa vào phần nổi trên mặt nước của tảng băng để đoán định trọng lượng, kích thước và hình dạng của phần chìm. •Về mặt cấu trúc, thang phân loại chỉ thị môi trường gồm các hàng bậc sau đây: ƒ Chỉ thị đơn (indicator) phản ảnh một bộ phận nhỏ của vấn đề cần đánh giá. ƒ Bộ chỉ thị đơn (()set of indicator) là một tập hợp các chỉ thị đơn phản ảnh toàn bộ vấn đề. ƒ Chỉ thị tổng hợp (index) là dạng chỉ thị phản ảnh một vấn đề lớn đòi hỏi một lượng lớn các số liệu, tài liệu cần phân tích. • Để đánh giá mức độ phát triển của một điểm du lịch cụ thể, người ta thường dùng các chỉ thị đơn và bộ chỉ thị đơn. Tổ chức du lịch thế giới xây dựng hai bộ chỉ thị đơn sau đây: ƒ Chỉ thị chung dành cho ngành du lịch ƒ Chỉ thị đặc thù dùng cho các điểm du lịch Đánh giá tính bền vững của du lịch (tt) 22
  23. 8/20/2010 Đánh giá tính bền vững của du lịch (tt) Đánh giá tính bền vững của du lịch (tt) • Bộ chỉ thị đánh giá nhanh tính bền vững của một điểm du lịch ƒ Phân tích hệ thống môi trường tổng hợp của điểm du lịch ƒ Một hệ thống môi trường tại một lãnh thổ bất kỳ bao gồm ba phân hệ: phân hệ sinh thái tự nhiên, phân hệ xã hội nhân văn và phân hệ kinh tế. 23
  24. 8/20/2010 Đánh giá tính bền vững của du lịch (tt) • Du lịch bền vững sẽ được thiết lập nếu thoả mãn các yêu cầu sau: ƒ Nhu cầu du khách được đáp ứng cao độ. ƒ Phân hệ sinh thái tự nhiên (bao gồm một bộ phận của đối tượng du lịch) không bị suy thoái. ƒ Phân hệ kinh tế: tăng trưởng kinh tế cho cả doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. ƒ Phân hệ xã hội nhân văn: giữ gìn được bản sắc văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương trên cơ sở tăng cường văn minh do mở rộng giao lưu với du khách. Đánh giá tính bền vững của du lịch (tt) • Hệ thống chỉ thị môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch 24
  25. 8/20/2010 Đánh giá tính bền vững của du lịch (tt) Một số mô hình du lịch bền vững • Làng du lịch ở Austria (Hens, 1998) ƒ Tiêu chu ẩnnl lựacha chọnn( (đặcctr trưng): o Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ. o Độ cao nhà cửa <= 3 tầng. o Kiến trúc: nhà kiểu mới hay cổ phải hài hoà, cân bằng. 25
  26. 8/20/2010 Một số mô hình du lịch bền vững (tt) • Tiêu chuẩn sinh thái: ƒ Nông/lâm nghi ệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì, h ạnchn chế tối đa sử dụng hoá chất nông nghiệp. ƒ Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô ít nhất 3km, đặc biệt là đường cao tốc. ƒ Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng. ƒ Hàng hoá và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết, bán các sản phẩm địa phương. ƒ Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng hoà hợp với môi trường, phù hợp với cả người địa phương và trẻ em. 26
  27. 8/20/2010 Một số mô hình du lịch bền vững (tt) • Tiêu chuẩn xã hội và du lịch: ƒ Dân số cực đạiic của làng nhỏ hoặccb bằng 1. 500 người. ƒ Nhà nghỉ: <= 25% nhà địa phương. ƒ Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương. ƒ Tránh xây khách sạn lớn. ƒ Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du lịch. ƒ Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn pgphòng tin du lịch, không có hoặc rất ít cơ sở dịch vụ như làm đầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách; dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường (hệ thống đường mòn, đường đi dạo). Một số mô hình du lịch bền vững (tt) • ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng châu Âu ƒ Mô hình ECOMOST ((pEuropean Communit y Models of Sustainable Tourism ) được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất châu Âu. Mallorka phát triển được là nhờ du lịch: 50% thu nhập là nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững đã được tiến hành (Nikolova và Hens, 1998). ƒ Theo mô hình ECOMOST, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chủ yếu là: ƒ Bềnvn vững về mặt sinh thái:b: bảoot tồn sinh thái và đada dạng sinh học – phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái. ƒ Bền vững vê văn hoá – xã hội: bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy mọi quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng. ƒ Bền vững về mặt kinh tế: bảo đảm hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai. 27
  28. 8/20/2010 Một số mô hình du lịch bền vững (tt) • Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch: ƒ Dân số cần được duy trì h ợplývàgip lý và giữ bảnsn sắcvc văn hoá. ƒ Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn của du khách. ƒ Không làm gì gây hại cho sinh thái. 28
  29. 8/20/2010 Một số mô hình du lịch bền vững (tt) • Muốn đạt được ba yếu tố trên, cần một yêu cầu thứ 4: ƒ Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế nàypy phải nhằm vào thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo thực thi một kế hoạch hiệu quả và tổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch. ƒ ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ thị: ƒ Thành tố văn hoá xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hoá. ƒ Thành tố du lịch:Tho: Thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở, giải trí. ƒ Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường. ƒ Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch. Một số mô hình du lịch bền vững (tt) • Mô hình du lịch bền vững ở Hoành Sơn – Trung Quốc ƒ Hoành Sơnnlàm là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc. ƒ Là một khu danh thắng có cảnh quan thiên nhiên đẹp và là khu di tích lịch sử văn hoá. ƒ Với diện tích 154 km2, khu vực này còn có 72 ngọn núi nhỏ khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 dòng suối nước khoáng, 24 dòng suối tự nhiên và 20 đầm lầy to nhỏ khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên ở đây là những rừng lá rụng, vùng đầm lầypy phẳng lặng, rừnggg, thông, rừng thông Hoành Sơn, các loài thực vật quí hiếm và động vật đang được bảo vệ. ƒ Hoành Sơn còn có nhiều đền, những nhà tu kín, lầu và những dòng chữ khắc hoạ trên đá. 29
  30. 8/20/2010 Một số mô hình du lịch bền vững (tt) •Sự tăng trưởng nhanh của du lịch ở vùng Hoành Sơn đầy danh thắng này đã dẫn đến năm vấn đề xuống cấp về môi trường như: ƒ Số loài động thựccv vậttgi giảmmxu xuống:S: Sự xây dựng các công trình, đường xá và đường cáp treo qua núi cùng với các dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặc tổn hại đến thảm thực vật rừng, trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm. Thảm thực vật này một thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loài động vật mà ngày nay hiếm khi người ta nhìn thấy chúng. ƒ Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên: Xây dựng tràn lan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó. ƒ Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch đi các hệ thống thuỷ văn: Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước khác được xây dựng để đảm bảo cung cấp nước cho khách du lịch. Vì c ầnnph phảiixâyd xây dựng đậppch chắnnn nước ngang qua su ối, do đó đã gây ra sự thay đổi lớn đối với lưu vực sông. ƒ Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách: Du lịch ở vùng núi Hoành Sơn đã phát triển từ số khách 282.000 trong năm 1979 lên đến 1.300.000 trong năm 1990. Ở vào thời kỳ cao điểm, hàng ngày có đến 8.000 khách tới tham quan. ƒ Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng: Rất nhiều rác đang thải ra khu vực thắng cảnh Hoành Sơn này. Một số rác thải sinh hoạt được chôn, nhưng nước thải sinh hoạt lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dòng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước. 30
  31. 8/20/2010 Một số mô hình du lịch bền vững (tt) • Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra bởi du lịch tại Hoành Sơn. Chính quyền tỉnh An Huy đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu du lịch bao gồm 10 điểm: ƒ Tán thành nguyên tắc chỉ đạo “phòng ngừa”. ƒ Củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động hành chính và kế hoạch cần thiết. ƒ Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước. ƒ Phân tán du lịch ra một khurộng lớn. ƒ Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đến tham quan một khu du lịch cụ thể nào đó. ƒ Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên. ƒ Thực hiện quản lýýg nghiêm n gặt hoạt độnggy xây dựnggg trong khu du lịch. Như vậy cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa. Các công trình xây dựng phải được thiết kế hài hoà với cảnh quan và các đặc tính của địa phương. Các công trình xây dựng “kệch cỡm” sẽ bị cấm. ƒ Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi truờng và đề cao sự giảm áp lực đến hệ sinh thái. ƒ Tạo lập vườn thực vật và các khu dự trữ nguồn gen để có thể phục vụ cho công việc bảo tồn gen và cho các dự án khôi phục thảm thực vật. ƒ Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi môi trường. ▲Phân tích các điều kiện để có được mô hình bền vững cơ bản cho Phú Quốc? 31
  32. 8/20/2010 Số liệu tham khảo • 83% người nghỉ trọn gói ở Anh nói rằng một bãi biển rấtbt bẩn hay môt vùng biển ô nhiễmmkhi khiếnnh họ phiền toái khi lựa chọn điểm đến. • 74% số người cũng thấy như vậy về ảnh hưởng của những mức độ tội phạm. • 62% ngại ngần về tình hình bệnh tật ở địa phương. • 60% khách du lịch Đức quan tâm về rác rưởi, 51% quan tâm về ô nhiễm tiếng ồn và 46% về vấn đề bảo vệ thiên nhiên tại điểm đến. Số liệu tham khảo (tt) • 61% khách du lịch Mỹ tìm kiến để thực hiện những chuyến đithi thăm những nơithiêi thiên n hiên được bảo tồn tốt, những điểm lịch sử và văn hóa. • 53% muốn học hỏi nhiều hơn về phong tục tập quán, địa lý và văn hóa của các điểm đến. • ¾kháhd¾ khách du lịchAh An h muốn rằng chuyến đi của họ nên bao gồm sự thưởng thức về văn hóa và món ăn địa phương. 32
  33. 8/20/2010 Số liệu tham khảo (tt) • ¾ khách du lịch Mỹ thấy điều quan trọng là những cuộc tham quan củaha họ không gây tác hạigìi gì đếnnmôi môi trường. • 51% khách du lịch Anh nói rằng tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước của người dân địa phương là mối phiền toái lớn trong khi lựa chọn điểm đến. • 65% khách du lịch Anh cho rằng mức độ nổi tiếng của công ty du lịch về vấn đề môi trường là rất quan trọng. • 82% khách du lịch Hà Lan tin rằng lồng ghép những thông tin về môi trường vào những tập sách hướng dẫn du lịch là một ý kiến rất hay. Số liệu tham khảo (tt) • 53% khách du lịch Anh sẵn sàng chi nhiều tiền hơn trong những kỳ nghỉ củaha họ đểnngn ngườiphi phụcvc vụ ở các điểm đến được bảo đảm có thu nhập tốt và điều kiện làm việc tốt. • 45% cũng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để hỗ trợ cho việc bảo tồn môi trường địa phương và khắc phục những ảnh hưởng xấu của môi trường đối với du lịch. • 69% khách du lịch Đan Mạch lưutrútu trú tại các khách sạn mang biển hiệu sinh thái sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những khách sạn được gắn danh như vậy. 33
  34. 8/20/2010 MÔ HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH • Mô hình 4Ss ƒ Sea: biển ƒ Sun: mặt trời, nắng ƒ Shop: cửa hàng lưu niệm, mua sắm ƒ Sex (or sand): hấp dẫn giới tính MÔ HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH (tt) • Mô hình 3Hs ƒ Heritage: di sản ƒ Hospitality: khác sạn, nhà hàng, hiếu khách ƒ Honesty: lương thiện, trung thực 34
  35. 8/20/2010 MÔ HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH (tt) • Mô hình 6Ss ƒ Sanitaire: vệ sinh ƒ Santé: sức khỏe ƒ Sécurité: an ninh ƒ Sérénité: sự thanh thản ƒ Service: dịch vụ ƒ Satisfaction: sự thỏa mãn CHU KỲ ĐỜI SỐNG SẢN PHẨM • Chu kỳ ngắn hạn ƒ Được tính là một năm hoặc ngắn hơn ƒ Ví dụ: mùa du lịch • Chu kỳ trung hạn ƒ Một vài năm ƒ Ví d ụ: ảnhhh hưỡng chính trị, an nihinh • Chu kỳ dài hạn ƒ Trải qua 4 giai đoạn: phát hiện, phát triển, chín muồi và suy thoái 35
  36. 8/20/2010 CHU KỲ ĐỜI SỐNG SẢN PHẨM (tt) CHU KỲ ĐỜI SỐNG SẢN PHẨM (tt) 36
  37. 8/20/2010 CHU KỲ ĐỜI SỐNG SẢN PHẨM (tt) • Giai đoạn phát hiện ƒ Doanh số thấp, chi phí đầu tư cao ƒ Bắt đầu thu hút khách, thuê các dịch vụ kèm theo với giá cao ƒ Đối tượng là khách hàng thích khám phá, thích cái mới, du khách cá biệt ƒ Rũi ro cao CHU KỲ ĐỜI SỐNG SẢN PHẨM (tt) • Giai đoạn phát triển ƒ Sản phẩm trở nên phổ biến ƒ Hấp dẫn du khách ƒ Công việc kinh doanh thuận lợi ƒ Kích thích cạnh tranh ƒ Đốiti tượng du khách phổ biếnnh hơn ƒ Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh ƒ Cần bán nhiều hơn là tiếp thị 37
  38. 8/20/2010 CHU KỲ ĐỜI SỐNG SẢN PHẨM (tt) • Giai đoạn chín muồi ƒ Cạnh tranh cao về giá cả ƒ Sản phẩm được cải biến để thỏa mãn nhu cầu khách du lịch ƒ Để tránh suy thoái cần cải tổ lại hình thức kinh doanh, thích ứng với thị trường mới ƒ Phát triển sản phẩm mới CHU KỲ ĐỜI SỐNG SẢN PHẨM (tt) • Giai đoạn suy thoái ƒ Khách hàng tỏ ra không thích thú với sản phẩm ƒ Cần chuyển đổi mục đích sử dụng của các sản phẩm không còn khai thác vào mục đích du lịch được 38
  39. 8/20/2010 CHU KỲ ĐỜI SỐNG SẢN PHẨM (tt) •Lưu ý ƒ Các giai đoạn phát triển sản phẩm chỉ là tương đối, không phải bất cứ sản phẩm nào cũng trải qua 4 giai đoạn trên ƒ Nhiệm vụ của người làm marketing là phải tối ưu hóa những ưu điểm và hạn chế đến mức thấp nhất những nhược điểm của mỗi chu kỳ 39