Ảnh hưởng của nhiệt độ đến gia tăng quần thể của nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (Fumouze et Robin) (Acari: Acaridae)

pdf 7 trang phuongnguyen 2710
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của nhiệt độ đến gia tăng quần thể của nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (Fumouze et Robin) (Acari: Acaridae)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_nhiet_do_den_gia_tang_quan_the_cua_nhen_hanh_t.pdf

Nội dung text: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến gia tăng quần thể của nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (Fumouze et Robin) (Acari: Acaridae)

  1. J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: 1185-1191 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: 1185-1191 www.vnua.edu.vn ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN GIA TĂNG QUẦN THỂ CỦA NHỆN HÀNH TỎI Rhizoglyphus echinopus (Fumouze et Robin) (Acari: Acaridae) Hoàng Kim Thoa2, Ngô Tiến Bình1, Trịnh Thị Kim Anh2, Hoàng Thị Thương2, Hồ Thị Thu Giang2, Nguyễn Thị Kim Oanh2 1Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật 2Học viện Nông nghiệp Việt Nam Ngày gửi bài: 15.08.2014 Ngày chấp nhận: 20.11.2014 TÓM TẮT Nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus gần đây nổi lên như một loại dịch hại quan trọng đối với nhóm cây thân củ và thân ngầm trên nhiều loại cây trồng và cây cảnh trong nhà lưới và trên đồng ruộng. Thí nghiệm nuôi nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus trên thức ăn hành củ được cắt thành từng miếng trong tủ sinh thái ở các điều kiện nhiệt độ 20, 25 và 300C, ẩm độ 95% cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng tới khả năng phát sinh phát triển của nhện hành tỏi, vòng đời, tỷ lệ trứng nở và thời gian sống sót. Thời gian hoàn thành vòng đời của Rhizoglyphus echinopus ngắn nhất, ở nhiệt độ 300C là 8,48 ngày, trong khi đó ở nhiệt độ 200C nhện hành tỏi có thời gian hoàn thành vòng đời dài nhất (14,29 ngày). Tỷ lệ tăng tự nhiên ở các nhiệt độ 20, 25 và 300C lần lượt là 0,20; 0,26 và 0,29. Nhện hành tỏi có sức tăng quần thể lớn. Từ khóa: Nhện hành tỏi, tỷ lệ tăng tự nhiên, vòng đời, Rhizoglyphus echinopus. Effect of Temperature on the Population Growth Rate of Bulb Mite, Rhizoglyphus echinopus (Fumouze et Robin) (Acari: Acaridae) ABSTRACT Recently, the bulb mite, Rhizoglyphus echinopus became an important pest attacking bulb corms and tubers of a variety of crops and ornamentals in greenhouse and field conditions. A study was carried out to investigate the effect of temperature on population growth of this mite species. Onion slides were tested as a nourishement of Rhizoglyphus echinopus at varying room temperatures, 200C, 250C and 300C but at constant relative humidity (RH) of 95%. The results showed that temperature significantly affects the life cycle, hatching rate of eggs, survival rates of all stages and population growth rates of the bulb mite. Life cycle of Rhizoglyphus echinopus was shortest at 300C (8.48 days), but longest at 20oC (14.29 days). The intrinsic rates of natural increase of the bulb mites at 200C, 250C and 300C were 0.20, 0.26 and 0.29, respectively. This showed that the bulb mite has a high population growth rate. Keywords: Bulb mite, intrinsic of natural increase, life cycle, Rhizoglyphus echinopus. pha nhện non đến trưởng thành, làm ảnh hưởng 1. MỞ ĐẦU nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng của cây Ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng trồng cũng như sản phẩm bảo quản trong kho, sông Hồng, cây hành tỏi là loại cây trồng được đặc biệt đối với những loại cây có củ thuộc chi chú trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Allium spp. sử dụng làm giống. Bên cạnh đó, tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây nhện còn là tác nhân phát tán bào tử nấm gây trồng theo hướng giảm cây lương thực, tăng cây hại cho cây trồng (Huber et al., 2006). rau quả, cây gia vị. Nhện hành tỏi phân bố ở phần gốc rễ, thân Nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus là ngầm và củ. Nhện chích hút dịch của củ. Trong loài gây hại chủ yếu trên cây trồng ở tất cả các quá trình hút dinh dưỡng chúng còn tạo điều 1185
  2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến gia tăng quần thể của nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (Fumouze et Robin) (Acari: Acaridae) kiện cho nấm phát triển nên nhện còn là vecto Thả từng cặp cá thể nhện trưởng thành truyền một số bệnh cho cây trồng. Khi xuất hiện (đực và cái) trên mỗi đĩa petri. Sau khi chúng đẻ nhiều chúng có thể làm cho cây bị xoăn lá, thối trứng, chuyển nhện trưởng thành ra khỏi đĩa gốc, biến dạng cây, giảm sức chống chịu và không petri và chỉ để 1 trứng trên 1 đĩa. Tiếp tục theo có khả năng hình thành củ và ra hoa (Diaz et al., dõi các pha phát dục (thông qua lột xác) để tính 2000). Tuy nhiên, việc phòng chống nhện hành tuổi. Ngay sau khi nhện non tuổi 3 lột xác, tiến tỏi vẫn đang gặp nhiều khó khăn và chủ yếu vẫn hành đưa 1 trưởng thành đực bên ngoài vào cho dựa vào các loại thuốc hóa học. Điều này dẫn đến ghép đôi. Chuyển toàn bộ số trứng đẻ trong tính kháng thuốc của nhện và đặc biệt ảnh ngày sang đĩa petri mới để nuôi cho đến khi hưởng tiêu cực đến tính an toàn của sản phẩm. chúng hóa trưởng thành rồi xác định tỷ lệ giới Để có đủ cơ sở cho việc phòng trừ loài nhện hành tính. Thay thức ăn 3 ngày/1 lần. tỏi có hiệu quả, việc nghiên cứu đặc điểm sinh - Phương pháp theo dõi nghiên cứu các chỉ vật học của nhện hành tỏi là việc làm cấp thiết tiêu sinh học cơ bản của nhện hành tỏi như sau: của các vùng trồng hành tỏi hiện nay. + Thời gian phát dục của pha trứng được Ở nước ta, đến nay chưa có nghiên cứu nào tính từ khi quả trứng được đẻ ra cho đến khi chuyên sâu về loài nhện hành tỏi Rhizoglyphus trứng nở. Thời gian phát dục của nhện non tuổi echinopus gây hại trên hành tỏi. Bài viết này 1, tuổi 2, tuổi 3 và nhện trưởng thành được xác cung cấp kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh định thông qua xác lột. Vòng đời của nhện được học cơ bản của loài nhện hành tỏi Rhizoglyphus tính từ khi trứng được đẻ ra cho đến khi nhện echinopus. cái đẻ được quả trứng đầu tiên. Đời của nhện được tính từ khi trứng được đẻ ra đến lúc nhện 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP chết sinh lý. 2.1. Đối tượng + Xác định tỉ lệ trứng nở và tỷ lệ đực cái của nhện nhỏ được tiến hành song song với quá Nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus thu trình nhân nuôi sinh học. Tách số lượng trứng thập tại Hà Nội và phụ cận năm 2012. được đẻ trong mỗi lồng nuôi (ngày đẻ trứng thứ 2.2. Phương pháp 2, 4, 6). Lượng trứng này cũng được nuôi trong tủ định ôn có cùng nhiệt độ để theo dõi. Quan - Nhân giữ nguồn nhện: Nhện hành tỏi sát dưới kính hiển vi soi nổi và kiểm tra số được thu thập từ ngoài đồng và trong kho bảo trứng nở. quản trong quá trình điều tra. Mang về phòng thí nghiệm, thả các cặp trưởng thành trên đĩa Số trứng nở petri chứa hành củ cắt lát (2cm2) đặt trên giấy Tỷ lệ nở (%) = x 100 Tổng số trứng theo dõi thấm. Thức ăn thay 2 ngày/lần đảm bảo dư thừa, ở điều kiện phòng để quần thể nhện tăng Công thức xác định tỷ lệ cái: tự nhiên. Tổng số con cái Tỷ lệ cái (%) = x 100 - Phương pháp nhân nuôi: Việc nhân nuôi Tổng số con theo dõi được tiến hành trong tủ sinh thái tại phòng nhân nuôi sinh học. Trung tâm Giám định Kiểm + Tỷ lệ tăng tự nhiên r (the intrinsic of dịch thực vật - Cục Bảo vệ thực vật. Với các điều natural increase) là tiềm năng sinh học của loài. kiện nhiệt độ 20, 25, và 300C, ẩm độ 95%. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ sinh sản, tốc độ phát triển, tỷ lệ giới tính, tỷ lệ sống Nguồn thức ăn để tiến hành nhân nuôi trong môi trường ổn định, thức ăn và không nhện hành tỏi là củ hành tây được khử trùng theo QCVN 01-19:2010/BNNPTNT, bằng gian không hạn chế (Birch, 1948; Nguyễn Văn Methyl bromide thuần (100%). Dùng các lát cắt Đĩnh, 1992). hành tây có kích thước 1cm2 đặt trong đĩa petri Chỉ số môi trường này được tính theo công (đường kính 9cm). thức: 1186
  3. Hoàng Kim Thoa, Ngô Tiến Bình, Trịnh Thị Kim Anh, Hoàng Thị Thương, Hồ Thị Thu Giang, Nguyễn Thị Kim Oanh 7 dN Do vế trái ít khi dùng với e nên cần tìm 2 r.N = (1) giá trị gần đúng trên và dưới của r bằng phương dt pháp đồ thị tìm được r. Trong đó: dN là số lượng chủng quần gia + Chỉ số giới hạn gia tăng tự nhiên λ (finite tăng trong thời gian dt; N là số lượng chủng rate of natural increase) cho biết số lần quần quần ban đầu, N = b-d (b: tỷ lệ sinh, d: tỷ lệ thể gia tăng về số lượng trong một đơn vị thời chết) gian, tính bằng logarit nghịch cơ số e của r Từ phương trình vi phân (1) ta có thể viết (Laing, 1969). r dưới dạng tích phân: λ = antiloge (7) -rt + Thời gian tăng đôi số lượng trong quần Nt = No.e (2) thể DT (double time) Trong đó: DT = [ln(2)]: r (8) Nt là số lượng quần thể ở thời điểm t No: là số lượng quần thể ở thời điểm ban đầu 2.3 . Xử lý số liệu e: là cơ số logarit tự nhiên Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 4.0 và Excel. Hay ∑lx.mx. e-rt = 1 (3) Trong đó: lx là tỷ lệ sống qua các tuổi x hay 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN là xác xuất sống sót của các cá thể cái ở tuổi x (tỷ lệ sống thời điểm ban đầu lxo = 100% = 1); 3.1. Thời gian phát dục của nhện hành tỏi mx là sức sinh sản được tính bằng số con cái R. echinopus sống sót trung bình được một cá thể mẹ ở tuổi x Tiến hành nhân nuôi nhện hành tỏi trong đẻ ra trong một đơn vị thời gian (đối với nhện phòng thí nghiệm. Ở điều kiện 20, 25 và 300C hành tỏi x được tính bằng ngày). ẩm độ 95% trên nguồn thức ăn nhân nuôi là củ Hệ số nhân của một thế hệ Ro (net hành tây cắt lát, nhện hành tỏi có thời gian repoductive rate) là tổng số con cái sinh ra sống vòng đời giao động lần lượt là 14,29; 8,7 và 8,48 sót trong một thế hệ do một mẹ đẻ ra. ngày (Bảng 1). 0 Ro = ∑lx.mx (4) Ở điều kiện nhiệt độ 20 C, ẩm độ 95%, thời gian phát dục trung bình của giai đoạn trứng là + Thời gian của một thế hệ (generation 2,15 ngày, giai đoạn nhện non tuổi 1 là 3,88 time) là tuổi trung bình của tất cả các cá thể mẹ ngày, giai đoạn nhện non tuổi 2 là 3,5 ngày và khi đẻ ra con cái. Chỉ số này tính bằng các giá giai đoạn nhện non tuổi 3 là 4,76 ngày. trị Tc và T. T tính theo cơ sở mẹ, Tc tính theo cơ Ở điều kiện nhiệt độ 250C, ẩm độ 95%, thời sở con mới sinh ra (Pielow, 1977, Nguyễn Văn gian phát dục trung bình của giai đoạn trứng là Đĩnh, 1992). 2,11 ngày, giai đoạn nhện non tuổi 1 là 1,66 ∑ lx.mx ngày, giai đoạn nhện non tuổi 2 là 2,33 ngày và Tc = (5) Ro giai đoạn nhện non tuổi 3 là 2,69 ngày. T = ∑x.lx.mx.e-rt (6) Kết quả nghiên cứu ở điều kiện nhiệt độ 300C cho thấy thời gian phát dục của các pha (Brich, 1948; Pielow, 1977) của nhện hành tỏi đều ngắn hơn so với ở điều kiện 200C và 250C (Bảng 1). Trong quá trình Từ (3) tính được tỷ lệ tăng tự nhiên r. Để dễ nhân nuôi, nhện trưởng thành hoạt động rất tính toán người ta thường nhân cả hai vế với 1 chậm chạp, nhện đực và nhện cái có thể giao k trị số e mà giá trị này thường lấy từ 5-7. Trong phối với nhau vài lần trong ngày. Sau khi lột trường hợp này chúng tôi lấy k = 7 xác sang trưởng thành từ 1 - 3 ngày nhện cái ∑e7-rx.lx.mx = e7 = 1096,7 bắt đầu đẻ trứng. 1187
  4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến gia tăng quần thể của nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (Fumouze et Robin) (Acari: Acaridae) Bảng 1. Thời gian phát dục các pha của nhện hành tỏi R. echinopus ở các điều kiện nhiệt độ Thời gian phát dục trung bình (ngày) Pha phát dục CV% LSD 200C 250C 300C Trứng Nhỏ nhất 1 1 1 2,7 0,13 Lớn nhất 3 3 3 Trung bình 2,15a 2,11a 1,85b Nhện tuổi 1 Nhỏ nhất 3 1 1 Lớn nhất 4 2,5 3 5,6 0,35 Trung bình 3,88a 1,66c 1,97b Nhện tuổi 2 Nhỏ nhất 2 1 1 Lớn nhất 5 3,5 3 5,0 0,38 Trung bình 3,50a 2,33b 2, Nhện tuổi 3 Nhỏ nhất 3 2 1,5 Lớn nhất 6 3,5 3,5 3 0,72 Trung bình 4,76a 2,69b 2,49b Vòng đời Nhỏ nhất 6 5,5 6 Lớn nhất 3,5 11,5 10,6 3,1 0,62 Trung bình 14,29a 8,79b 8,48b Ghi chú: n = 30; Thức ăn củ hành tây; Ẩm độ 95% Trong phạm vi cùng một hàng, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P <0,05 Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên trứng trung bình của nhện cái dài nhất (32,5 cứu về đặc tính sinh học của loài nhện hành tỏi ngày), ở 300C thời gian đẻ trứng trung bình của được nuôi ở Nhật Bản. Ở điều kiện nhiệt độ nhện cái ngắn hơn (28,12 ngày). Điều này cho 250C và 300C thời gian hoàn thành vòng đời thấy, trong thực tế nhện hành tỏi thường có 2 - không có sự sai khác nhau nhiều. Kết quả 3 thế hệ kế tiếp sinh sống và gây hại. Số trứng nghiên cứu của chúng tôi có khác so với công bố đẻ/ngày của nhện cũng phụ thuộc nhiều vào của Sukarai và cộng sự (1992) trong các điều nhiệt độ ở 250C trung bình một nhện cái có số kiện tương tự. Thời gian hoàn thành vòng đời lượng trứng đẻ cao nhất (18,22 trứng) và thấp trung bình là 6,16 ngày ở nhiệt độ 250C và 5,31 nhất là 15,09 trứng ở 300C. 0 ngày ở nhiệt độ 30 C. Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài. Trong 3.2. Sức sinh sản, tỷ lệ đực cái nhện hành điều kiện thí nghiệm ở New Zealand, khi nuôi tỏi R. echinopus trên mầm củ khoai tây, nhện cái có thể đẻ Sức đẻ trứng là chỉ tiêu quan trọng đánh (400 - 850 trứng) trung bình là 620 trứng giá khả năng phát triển của quần thể nhện (Zhang, 2003). Ở Nhật Bản loài R. echinopus hành tỏi trong một đơn vị thời gian. Sức tăng có thể đẻ được 753 quả ở điều kiện 250C quần thể của một loài côn trùng phụ thuộc vào (Sakurai et al., 1992). Nhiệt độ cao nhện đẻ tỉ lệ cá thể cái và sức đẻ trứng của chúng. Đánh trứng tập trung hơn, thời gian đẻ trứng ngắn giá sức đẻ trứng của R. echinopus được thể hiện hơn so với nhiệt độ thấp. Nhện hành tỏi R. ở bảng 2. echinopus là loài có sức đẻ trứng lớn và tập Thời gian đẻ trứng của nhện hành tỏi phụ trung. Thời gian đẻ trứng phụ thuộc rất nhiều thuộc nhiều vào nhiệt độ. Ở 200C thời gian đẻ vào điều kiện nhiệt độ. 1188
  5. Hoàng Kim Thoa, Ngô Tiến Bình, Trịnh Thị Kim Anh, Hoàng Thị Thương, Hồ Thị Thu Giang, Nguyễn Thị Kim Oanh Bảng 2. Sức sinh sản của nhện R. echinopus ở nhiệt độ khác nhau Thời gian và sức đẻ trứng ở các mức nhiệt độ khác nhau Chỉ tiêu theo dõi CV% LSD 200C 250C 300C Thời gian đẻ (ngày) Nhỏ nhất 15 14 15 5,0 3,41 Lớn nhất 67 55 43 Trung bình 32,50a 29,80ab 28,12b Số trứng đẻ/ngày Nhỏ nhất 5 6 3 4,8 1,82 (quả) Lớn nhất 25 28 28 Trung bình 17,43a 18,22a 15,09b Tổng số trứng nhện Nhỏ nhất 533 536 412 cái (quả) Lớn nhất 548 590 509 Trung bình 540,33 564,67 467,67 Ghi chú: n = 30; Thức ăn củ hành tây; Ẩm độ 95% Trong phạm vi cùng một hàng, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P <0,05 Bảng 3. Tỷ lệ đực, cái của nhện hành tỏi R. echinopus Nhiệt độ Nhện trưởng thành Trưởng thành đực Trưởng thành cái Tỷ lệ (đực/cái) 200C 275 93 182 1: 1,95 250C 149 60 89 1: 1,48 300C 787 395 392 1: 0,99 Ghi chú: Ẩm độ 95%, thức ăn nhân nuôi củ hành tây, ngày đẻ trứng thứ 6 Tỷ lệ giới tính là chỉ tiêu quan trọng trong trừ nhện hành tỏi cần quan tâm đến mật độ việc đánh giá khả năng phát triển quần thể của nhện trưởng thành cái. một loài. Chỉ tiêu này thể hiện số lượng cá thể cái của một quần thể có khả năng tham gia sinh 3.3. Tỷ lệ trứng nở của nhện hành tỏi R. sản tạo thế hệ mới cho quần thể. Tỉ lệ con cái echinopus càng cao, khả năng bùng phát thành dịch càng Số lượng trứng đẻ nhiều nhưng tỷ lệ nở lớn. Kết quả theo dõi tỉ lệ đực cái ở tuổi trưởng cũng là yếu tố quan trọng phản ánh mức độ gây 0 thành ở 3 mức nhiệt độ 20, 25 và 30 C, ẩm độ hại của nhện. Xác định tỷ lệ nở của trứng là cơ 95% để xác định tỉ lệ giới tính của nhện hành tỏi sở để đánh giá tác hại của nhện hành tỏi. Kết R. echinopus được thể hiện ở bảng 3. quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy ở nhiệt độ Kết quả nhân nuôi sinh học cho thấy tỷ lệ 250C tỷ lệ nở trung bình đạt cao nhất 93,9%, cao đực cái của nhện hành tỏi phụ thuộc rất nhiều hơn tỷ lệ nở ở nhiệt độ 300C (88%). Ở nhiệt độ vào nhiệt độ (Bảng 4). Ở điều kiện 200C tỷ lệ 200C tỷ lệ trứng nở đạt 73% (Bảng 4). đực: cái xấp xỉ 1: 2 và ở nhiệt độ 250C tỷ lệ này là 1:1,5. Ở nhiệt độ 200C và 250C tỷ lệ nhện cái 3.4. Các chỉ số sinh học cơ bản của nhện đều cao hơn nhện đực. Tuy nhiên ở nhiệt độ hành tỏi R. echinopus 0 30 C thì tỷ lệ đực cái là 1: 0,99. Từ các kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống, sức Tỷ lệ nhện cái cao trong quần thể là yếu tố sinh sản, tỷ lệ nở của trứng, tỷ lệ đực/cái của giúp nhện có khả năng tăng nhanh về số lượng nhện hành tỏi R. echinopus, chúng tôi đã xây để gây hại khi hành tỏi gặp điều kiện bất thuận. dựng được bảng sống của nhện ở các nhiệt độ 20, Do đó khi nghiên cứu về các biện pháp phòng 25 và 300C. 1189
  6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến gia tăng quần thể của nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (Fumouze et Robin) (Acari: Acaridae) Bảng 4. Tỷ lệ trứng nở của nhện hành tỏi R. echinopus Tổng số trứng theo dõi Chỉ tiêu theo dõi Nhiệt độ (0C) (quả) Số lượng trứng nở Tỷ lệ (%) 20 345 275 79,7 25 197 185 93,9 30 945 787 88 Ghi chú: Ẩm độ 95%, thức ăn nhân nuôi là củ hành tây, ngày đẻ trứng thứ 6. Bảng 5. Các chỉ số sinh học của nhện hành tỏi R. echinopus Nhiệt độ R0 Tc T DT λ r 20 175,64 28,76 25,21 3,38 1,23 0,20 25 226,16 24,92 20,68 2,67 1,30 0,26 30 119,55 18,30 15,99 2,39 1,35 0,29 Ghi chú: Ẩm độ 95%; Ro là hệ số nhân của một thế hệ; Tc là thời gian của một thế hệ; T là thời gian của một thế hệ tính theo tuổi con;DT thời gian tăng đôi quần thể; λ là giới hạn tăng tự nhiên; r là tỷ lệ tăng tự nhiên Ở nhiệt độ 200C và 300C tỷ lệ tăng tự nhiên (300C) vòng đời của nhện ngắn (8,48 ngày), ở của nhện hành tỏi có sự chênh lệch nhau khá nhiệt độ thấp 200C thời gian hoàn thành vòng lớn. Tỷ lệ tăng tự nhiên (r) là 0,20 ở 200C và đời của nhện hành tỏi dài hơn (14,29 ngày). 0 0,29 ở 30 C, cứ sau 1 ngày đêm ở điều kiện 20 - Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tỷ lệ giới tính của 0 30 C số lượng cá thể quần thể nhện hành tỏi nhện hành tỏi. Tỷ lệ đực/cái là 1: 2 ở nhiệt độ tăng lên từ 20 - 29%. Thời gian của một thế hệ 200C và 1:1 ở nhiệt độ 300C. phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Trong điều Nhện hành tỏi có sức tăng quần thể cao. Ở kiện 300C thời gian tăng đôi số lượng quần thể nhiệt độ 250C tỷ lệ tăng tự nhiên (r) và hệ số chỉ là 2,39 ngày còn ở 200C là 3,38 ngày. Ở nhiệt nhân R cao hơn so với ở nhiệt độ 200C. độ 250C thời gian nhân đôi quần thể của một thế o hệ là 2,67 ngày (Bảng 5). TÀI LIỆU THAM KHẢO So sánh các chỉ số sinh học của nhện hành tỏi với hai loài nhện hại phổ biến hiện nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). QCVN nhện gié hại lúa (Dương Tiến Viện, 2012) và 01- 19: 2010/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng. nhện đỏ hại hoa hồng (Nguyễn Thị Kim Oanh, Birch, L. C. (1948). The instrinsis rate of natural 2003) tại hai mức nhiệt độ 250C và 300C cho increase of an insect population, Journal of animal thấy, loài nhện hành tỏi R. echinopus nuôi ở ecology, 17: 17-26. 0 nhiệt độ 30 C có tỷ lệ tăng tự nhiên (r = 0,29) Diaz, A., Okabe, K., Eckenrode, C.J., Villani, M. G. & thấp hơn so với loài nhện gié Steneotarsonemus OConnor, B. M. (2000). Biology, ecology, and spinki khi nuôi trên lúa Khang dân 18 (r = management of the bulb mites of the genus 0,472) và loài nhện đỏ Tetranychus cinabarius Rhizoglyphus (Acari: Acaridae). Experimental and (r = 0,306) trên hoa hồng. Ở nhiệt độ 250C tỷ lệ Applied Acarology, 24: 85-113. tăng tự nhiên của nhện hành tỏi (r = 0,26) và Nguyễn Văn Đĩnh (1992). Sức tăng quần thể nhện đỏ hại cam chanh. Tạp chí Bảo vệ thực vật 124(4): nhện gié tương đương nhau (r = 0,264). 11-15. Nguyễn Văn Đĩnh (1994). Nghiên cứu đặc điểm sinh 4. KẾT LUẬN học và khả năng phòng chống một số loài nhện hại cây trồng ở Hà Nội và phụ cận. Luận án Phó tiến sĩ Vòng đời của nhện hành tỏi R. echinopus khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ cao Hà Nội. 1190
  7. Hoàng Kim Thoa, Ngô Tiến Bình, Trịnh Thị Kim Anh, Hoàng Thị Thương, Hồ Thị Thu Giang, Nguyễn Thị Kim Oanh Fan, Q. H. and Zhang, Z. Q. (2003). Rhizoglyphus Nguyễn Thị Kim Oanh (2003). Đặc điểm sinh học, sinh echinopus and Rhizoglyphus robini (Acari: thái học của nhện đỏ (Tetranychus cinnabarinus Acaridae) from Australia and New Zealand: Boisduval) hại hoa hồng ở vùng Hà Nội. Tạp chí Identification, host plants and geographical bảo vệ thực vật, 182(2): 27-30. distribution. Sytermatic & Applied Arcarology Sakurai, H., Inaba, T. and Takeda, S. (1992). Effect of Spcial Publication, 16: 1-16. ISN 1461 - 0183. temperature on the Development of Bulb mite, Hubert, J., Munzbergova, Z., Kucerova, Z. and Rhizoglyphus echinopus, 57: 81-90. Stejskal, V. (2006). Comparison of communities of Dương Tiến Viện (2012). Nghiên cứu dặc diểm sinh stored product mites in grain mass and grain học, sinh thái của nhện gié Steneotarsonemus residues in the Czeck Republic. Experimental and spinki Smiley hại lúa và biện pháp phòng chống Applied Acarology, 39: 149-158. chúng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Luận án Laing, J. E. (1969). Life history and life table of Tiến sĩ nông nghiệp. Tetranychus urticae Koch. Acarologia, 11(1): 32-42. Zhang, Z. Q. (2003). Mite of greenhouses: Pielow, E. C. (1977). Mathematical ecology, John Identification, Biology and Control. CABI Wileyson, New York, p. 385 Publishing. 1191