Ảnh hưởng của môi trường và dân số đối với xã hội

ppt 49 trang phuongnguyen 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của môi trường và dân số đối với xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptanh_huong_cua_moi_truong_va_dan_so_doi_voi_xa_hoi.ppt

Nội dung text: Ảnh hưởng của môi trường và dân số đối với xã hội

  1. A. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI I - Khái niệm:Môi trường sinh thái là gì? 1. Khái niệm :Môi trường là gì? - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngư ời và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993). - Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000).
  2. 2_Khái niệm về môi trường sinh thái là gì? Môi trường sinh thái là môi trường sống của các hệ sinh thái xung quanh chúng ta. Bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau trong một không gian nhất định và một thời điểm nhất định thông qua các dòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng . Hay nói cách khác hệ sinh thái bao gồm các quần xã và sinh cảnh của nó .Ví dụ một cái hồ,một khu rừng
  3. II-ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ĐỐI VỚI XÃ HỘI Các loài vật sống trên trái đất đều chịu ảnh hưởng của môi trường sinh thái. Chính môi trường thuận lợi đã tạo ra sự sống và các loài nhờ đó mà sinh sôi và phát triển. Ngày nay XH càng hiện đại thì con người càng tác động nhiều đến môi trường, làm biến đổi môi trường sinh thái một cách nghiêm trọng. Nếu môi trường sinh thái không được bảo vệ thì các chất thải của con người thải ra ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm ngay chính môi trường sống của con người.
  4.  VD: rác thải hóa chất của các bệnh viện, khu công nghiệp ngấm xuống đất, hoặc đổ trực tiểp ra nguồn nước,làm ô nhiễm nguồn nứơc rồi chính con người sẽ dùng nguồn nước đó, hậu quả là sinh ra các loại bệnh tật
  5. Hoặc XH hiện đại con người sản sinh ra nhiều xe cộ,máy móc công nghiệp nên đã thải một lượng lớn các khí thải độc hại ra môi trường, làm thủng tầng ô zon (tầng khí bảo vệ trái đất),gây tổn hại tới sức khỏe con người,ngoài ra hiện tượng trái đất nóng dần lên sẽ gây hiện tượng băng tan làm cho mực nước biển dâng lên, làm thay đổi khí hậu sinh ra các thiên tai lũ lụt, tác động trực tiếp đến đời sồng của con người Nói chung môi trường sinh thái luôn tác động rất lớn và trực tiếp đến đời sống của con người, mà dẫn đầu trong những nước gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là Mỹ.
  6. Sự suy thoái về môi trường sinh thái toàn cầu hiện nay được thể hiện rõ nét trong những vấn đề sau: Trước hết là sự suy thoái tầng ozon. Tầng ozon là lớp khí (O3) rất dày bao bọc lấy trái đất và có tác dụng như là một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt trời. (tầng ozon đã hấp thụ 99% lượng bức xạ tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất). Tầng ozon bị suy thoái sẽ tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái, làm tăng thêm các bệnh tật, làm giảm khả năng miễn dịch của con người. Cuối năm 1985 các nhà khoa học Anh đã phát hiện lổ thủng tầng ozon ở Nam Cực, đến năm 1988 người ta lại phát hiện ra lổ thủng ozon ở Bắc Cực Nguyên nhân gây ra sự suy thoái tầng ozon là do các hợp chất cacbon có chứa flo hoặc brôm. Ước tính hàng năm có khoảng 788.000 tấn CFH3 (Clo-ro Cac-bon) thải vào môi trường, chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghệ đông lạnh và chất dung môi.
  7. Thứ hai là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Trái đất và khí quyển được xem như là một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất có nguy cơ bị đốt nóng lên. Nhiệt độ của trái đất tăng lên được gọi là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sử dụng nhiều các nguyên liệu hoá thạch, do sự giảm sút diện tích rừng xanh , lượng khí thải độc CO2, CH4, CFC3 vào thiên nhiên ngày càng nhiều.
  8. hiện tượng trái đất ấm dần lên Trong thế kỷ này, nhiệt độ của trái đất tăng lên từ 0,30C đến 0,70C so với thế kỷ trước. Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2030 nếu lượng khí CO2 tăng lên hai lần thì nhiệt độ tăng từ 1,50C đến 4,50C. Khi nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng lên, một phần nhiệt độ của trái đất bốc lên gặp khí CO2 sẽ phản chiếu trở lại đốt nóng trái đất. Nhiệt độ của trái đất tăng lên sẽ làm tan khối lượng băng khổng lồ ở hai cực và làm cho mực nước biển dâng lên. Mực nước biển dâng lên là nguy cơ đe doạ rất nhiều quốc gia và đời sống của hàng triệu dân trên thế giới.
  9.  Mưa Axit gắn liền với một hiện tượng ô nhiễm môi trường khác không kém phần nguy hiểm đó là mưa axít. Trong các chất khí thải vào khí quyển, đặc biệt có SO2 và NO2 theo hơi nước bốc lên cao, chúng bị oxy hoá và thuỷ phân tạo thành axít, gặp lạnh mưa xuống đất. Mưa axít có tác hại rất lớn đến các thế hệ sinh thái nông nghiệp, làm giảm năng suất mùa màng, có nơi còn bị mất trắng, làm giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi, phá hoại nặng nề các cánh rừng ôn đới phía Bắc bán cầu. Mưa axít còn làm ô nhiễm các đường ống nứoc uống và nước sinh hoạt của con người và sinh vật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
  10.  ô nhiễm nguồn nước  Ngoài ra sự suy thoái môi trường còn thể hiện ở sự ô nhiễm nguồn nước sạch. Tổng lượng nước trên toàn cầu là 1.360 triệu km3, trong đó lượng nước ngọt chỉ chiếm trên dưới 3% và con người chỉ sử dụng được khoảng 1% để phục vụ nhu cầu của xã hội. Thế nhưng 1% đó đang bị ô nhiễm bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất Như các hoá chất dùng trong công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp Trong bản thông điệp của UNEP nhân ngày Thế giới về nước - ngày 22-3-1996 nhấn mạnh: ô nhiễm nước là một vấn đề nan giải và rộng khắp. Làm cho nước bị ô nhiễm trở nên sạch là một nhu cầu cấp bách và thiết thực, là trách nhiệm của mọi người, mọi chế độ xã hội.
  11.  Nguyên nhân dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường sinh thái  Trước hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Mỗi năm hoạt động sản xuất thải vào không khí 150 triệu tấn khí SO2, 200 triệu tấn CO2, 350.000 tấn CFC3 (Theo Phạm Thành Dung – Môi trường sinh thái, Tạp chí giáo dục lý luận số 3-99). Những chất mà những yếu tố khác trong hệ thống, trong chỉnh thể môi trường sinh thái không thể hấp thụ được, nên đã gây tác hại đến tầng ozon, đến nguồn nước sạch
  12. ĐỐT PHÁ RỪNG BỪA BÃI Hiện nạy rừng trên thế giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới 21,5 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất
  13. Một nguyên nhân nữa là do sự mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn nhịp điệu cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học cũng là nguyên nhân vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tạo khả năng huỷ diệt thiên nhiên thông qua chiến tranh xung đột.
  14. Đối với Việt Nam Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Trước năm 1945, ở nước ta, rừng bao phủ 43,8% diện tích che phủ còn 28% (tức là dưới mức báo động 30%). Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh, lên khoảng 13,4 triệu ha. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện
  15. Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Khu công nghiệp Biên Hoà I hằng ngày xả ra sông Đồng Nai khoảng 20.000m3 nước thải nhiễm bẩn và thải lượng chất rắn 260-300 tấn/ 1 tháng Ấy là chưa kể khu công nghiệp Biên Hoà II.
  16.  Nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Khí thải CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2,5 lần.  Ngoài ra vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng, đá quý chính thức và tự do cũng đã và đang làm huỷ hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở nhiều lĩnh vực đang làm phá sự cân bằng về hệ sinh thái môi trường.
  17. Theo kế hoạch quốc gia về môi trường đánh giá “Việt Nam hiện nay phải đương đầu với những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, với mòn đất, việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên ven biển, đe doạ tới các hệ sinh thái và sự cạn kiệt nguồn gien ” (Việt Nam kế hoạch Quốc gia về phát triển môi trường và phát triển lâu bền. Xuất bản 1991, trang7). Thứ trưởng Bộ khoa học – Công nghệ môi trường Phạm Khôi Nguyên đã khẳng định tại Hội nghị môi trường toàn quốc (10/1998) tại Hà Nội: Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề sống còn của nhân loại. Mọi quá trình phát triển sẽ trở nên không bền vững nếu như chúng ta không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
  18. 2.Giải pháp: Trước hết để làm tốt công tác bảo vệ môi trường sống, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức – xây dựng ý thức sinh thái. Tức là làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người cần phải nhận thức lại vị trí vai trò của mình và xã hội trong hệ thống tự nhiên – con người – xã hội. Trước vũ trụ mênh mông, con người trở nên nhỏ bé, không còn chuyện chiếm lĩnh tự nhiên bằng mọi giá mà phải hành động theo quy luật. Sự vi phạm quy luật tự nhiên, trước hết sẽ gây tổn thương cho tự nhiên, điều này còn có thể cứu vãn, nhưng một khi sự vi phạm đó ảnh hưởng đến vận mệnh của con người thì sự nguy hiểm khó lường hậu quả.
  19.  Ăngghen đã từng nhắc nhỏ chúng ta rằng: Không nên quá khoái chí về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên, bởi vì sự thật nhắc nhở chúng ta hoàn toàn không thống trị giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài thế giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên bao hàm ở chỗ là chúng ta khác tất cả các sinh vật khác, biết nhận thức được những quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách đúng đắn. (Mác Angghen toàn tập, tập 20, trang 655. Nxb CTQG Hà NộI 1994).
  20. -Thứ hai, cần phải kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ở Việt Nam, đã một thời do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chúng ta chưa nhận thức đầu đủ ý nghĩa vị trí tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Tình trạng tách rời công tác này với sự phát triển kinh tế - xã hội xảy ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp. Ý thức sinh thái học chủ yếu mới nằm trong đầu các nhà khoa học, các nhà quản lý chứ chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội (Mặc dù gần đây đã có luật bảo vệ môi trường). Đối với tình hình nước ta muốn tăng trưởng kinh tế không có con đường nào khác là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được Đảng ta khẳng định: Bảo đảm sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của kinh tế và gắn với việc xử lý tốt các vấn đề công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, môi trường và sinh thái.
  21. Nghị quyết Trung ương khoá VIII cũng khẳng định: “Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ và cảI thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” (Trang 60). Rút kinh nghiệm của những nước đi trước, chúng ta thấy rằng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng bậc nhất của sự phát triển xã hội, song đó không phải là mục tiêu duy nhất và càng không phải là tất cả. Những gì được gọi là thành tựu trong gần 300 năm qua do khoa học và công nghệ đem lại cũng đồng thời kèm theo những tổn thất to lớn cho môi trường tự nhiên như: lổ thủng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axít, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Tất cả chỉ khẳng định rõ thêm rằng con người không thể sống thiếu khoa học và công nghệ, cần cả các tài nguyên thiên nhiên để tồn tại và phát triển xã hội, nhưng đồng thời cũng rất cần một môi trường sống trong sạch lành mạnh, bởi vì bản chất con người là một thực thê sinh học – xã hội. Một bài học xương máu rút ra từ quá trình công nghiệp hoá vừa qua là không thể tách mục tiêu kinh tế, đó là một tất yếu khách quan nếu muốn phát triển lâu bền.
  22. Đối với nước ta hiện nay, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Đổi mới công nghệ bằng hai con đường: chuyển giao công nghệ và tự tiếp thu công nghiệp hiện đại – công nghệ có hàm lượng chất xám cao và công nghệ sạch, từ đó chúng ta mới có thể thực hiện được công nghiệp hoá hiện đại hoá rút ngắn, đồng thời đó cũng chính là phương thức thực hiện hữu hiệu nhất để kết hợp các mục tiêu kinh tế và sinh thái. Kiên quyết không nhập công nghệ gây ô nhiễm môi trường sinh thái với bất kỳ điều kiện nào. Phát triển kinh tế trên sự huỷ hoại môi trường cũng đồng nghĩa với sự kết án tương lai của mình. Do vậy mục tiêu chuyển giao công nghệ phải làm sao vừa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái.
  23. -Thứ ba, nên sản xuất xã hội cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong một thời gian dài chúng ta đã tiêu xài quá phung phí một nguồn vốn - nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được (các nguyên, nhiên liệu hoá thạch). Các nguồn tài nguyên là một loại vốn không thể thay thế được, con người chỉ tìm ra chúng và sử dụng chúng một cách ồ ạt, lãng phí, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Nền sản xuất xã hội chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả của tài nguyên thiên nhiên, từ khâu khai thác chế biến, cũng như đến các chất thải bỏ, các quá trình sản xuất phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu sinh thái, đã thải ra quá nhiều chất độc hại cho môi trường.
  24.  Để tránh tình trạng trên, nền sản xuất sản xuất cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên.Cụ thể là phải thay thế phương thức sử dụng các nguồn tài nguồn thiên nhiên từ bề rộng sang bề sâu, cố gắng sử dụng tối đa các tính năng vốn có của nó để sao cho khi thảI ra khỏi quá trình sản xuất, những chất thải đó, các sinh vật khác có thể sử dụng được, môi trường có thể tiếp nhận được và xử lý được như những chất thải của các sinh vật tự nhiên khác.
  25. Nói cách khác là thực hiện phương pháp chu trình công nghệ khép kín, nghĩa là đưa các chất thải của sản xuất vào lĩnh vực tiêu dùng của sản xuất, tăng cường cái gọi là “công nghệ khô”, khử các chất độc hại bằng sinh học. Tóm lại, các nhân tố kinh tế, con người, môi trường, công nghệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Chỉ có sự thực hiện đồng bộ các nhân tố đó mới tạo ra được sự tiến bộ thật sự của xã hội. Ở đây, con người với tư cách là chủ thểcủa lao động và trí tuệ là nhân tố giữ vai trò quyết định cho sự phát triển lâu bền. Trên đây chỉ là một vài định hướng bước đầu, nhằm cải tạo tốt hơn môi trường sống của con người và xã hội trong bối cảnh hiện nay. Cũng là bước mở đầu cho sự phát triển xã hội bền vững trong tương lai. ECOLOGICAL ENVIRONMENT – PROBLEM OF EVERYBODY.
  26. B.DÂN SỐ I.Gia tăng dân số 1.Dân số thế giới theo thống kê: Cách đây 10.000 năm DSTG khoảng 8 triệu người. Những năm CN DSTG khoảng 250 triệu người. Năm 1750 DSTG khoảng 800 triệu người. Năm 1850 DSTG khoảng 1 tỷ người. Năm 1930 DSTG khoảng 2 tỷ người. Năm 1960 DSTG khoảng 3 tỷ người. Năm 1976 DSTG khoảng 4 tỷ người. Năm 1989 DSTG khoảng 5 tỷ người. Năm 1998 DSTG khoảng 6 tỷ người. Năm 2006 DSTG khoảng 6,555 tỷ người
  27.  2,Tỷ lệ tăng dân số. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm là 1,2%. Theo dự kiến đến năm 2030 dân số thế giới sẽ tăng thêm 3,6 tỷ người, trong đó 96% là các nước đang phát triển với tỷ lệ gia tăng là 2,1%. Tỷ lệ tăng dân số xếp theo thứ tự như sau:  1.Châu Phi 2.Châu Mỹ La Tinh. 3. Châu Á.
  28. II-Tác động của gia tăng dân số đối với môi trường và xã hội. 1.Tác động đến tài nguyên. Trong năm 2004, Brazil đã mất thêm một diện tích lên đến 20.000 km2 rừng mưa nhiệt đới thuộc vùng Amazon. +Phá rừng trong hai năm 2001, 2002 lên đến 28% và trong năm đầu tiên lên cầm quyền của tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 2%. +Trong năm 2004, chúng tôi không thể có những dữ liệu chính thức nhưng có lẽ con số rất gần với năm 2003 (diện tích rừng bị mất là 23,750 km2). + Độ che phủ của các khu rừng ở Nam Vân Nam bị giảm từ 10,9% xuống còn 3,6% trong vòng 30 năm qua. +Riêng đối với Việt nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt nam vào khoảng 100.000 hecta. +Trong khi đó tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay 15,4 triệu hecta/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%).
  29. 2.Tác động đến môi trường-chất thải. Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng phân huỷ của môi trường tự nhiên . Nguồn chất thải cơ bản : Khu vực đô thị ,các khu giải trí,du lịch. Khu sản xuất nông nghiệp. Khu sản xuất công nghiệp ảnh hưởng tới các nguồn tài nguyên biển, rạn san hô. Nước thải từ các đô thị ngấm xuống các thuỷ vực lan truyền dịch bệnh, gây ô nhiễm cảnh quan và nuôi trồng thuỷ sản ở những khu lân cận . Rác thải vức bừa bãi và vượt quá mức, không sử lý kịp gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ.
  30. A.nuôi trồng thuỷ sản : Chất thải chủ yếu là từ việc sử dụng hoá chất , bệnh dịch thuỷ sản, nguồn thức ăn hỗn hợp thải ra nước. Nuôi trồng quá mức gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái ,môi trường chung quanh. Ví dụ: mô hình “con tôm ôm cây đước,cây đước rước con tôm”phát triển rầm rộ làm thiệt hại rất nhiều diện tích rừng đước ở nhiều nơi trong một thời gian ngắn B.Trồng trọt Ở những vùng nông nghiệp du canh du cư thì trồng trọt lại gây ra vấn đề mất diện tích đất rừng trầm trọng. Do ý thức chưa chuyên sâu nên bà con lạm dụng vào thuốc hoá học và phân bón hoá học. Mức độ thâm canh nhiều ,làm đất đai bạc màu (làm 3 vụ /năm).
  31. 3.Tác đông đến sư thay đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu mà nguyên nhân chủ yếu là do khí thải C02 (Carbon dioxide) từ các dịch vụ hưởng thụ, đi lại, sản xuất của con người gây ra. Nhiệt lượng của Mặt trời vàoTrái Đất được khí C02 giữ lại toàn bộ trong bầu khí quyển, như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào trong, không cho phát xạ ra ngoài, làm dịu Trái Đất. Từ đó, Trái Đất nóng lên,còn gọi là “Hiệu ứng nhà kính (khíquyển)”
  32. Con người phá rừng làm nơi canh tác việc phá rừng thượng nguồn, làm cạn dần đi dòng sông con suối theo thời gian. Hết rừng, hết nước dẫn đến hết mưa, các giống loài dần tiệt chủng, phá vỡ cân bằng sinh thái. Hết rừng phòng hộ làm bão táp ngày càng mạnh hơn, gió lốc ngày càng hung hãn hơn và sạt lở nguy hiểm ngày càng nhiều hơn.
  33. 4.Sai lầm của con người a. Con người là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu của địa cầu. b. Do hưởng thụ điện đèn, phương tiện giải trí, tiêu thụ nhiệt điện. Đốt nhiên liệu, thải ra khí C02 c. Do nhu cầu đi lại phải sử dụng các loại phương tiện giao thông (xe máy, xe hơi, máy bay, tàu lửa). Đốt nhiên liệu, thải ra C02. d. Do dịch vụ tiêu dùng, sản xuất hàng hóa, công nghiệp – thủ công nghiệp, cũng dùng đến điện, cũng đốt nhiên liệu nên thải ra C02
  34.  e. Đạo đức kém, con người hưởng thụ càng nhiều, tiêu thụ phung phí càng nhiều, đi lại vô bổ xa xỉ càng nhiều, càng thúc đẩy việc đốt nhiên liệu, giết địa cầu. f. Ý thức kém, con người không biết xử lý, trái lại xả đầy những thứ rác thải, nước thải ra lại mặt đất, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và không khí. g. Vẫn từ sự ích kỷ và phung phí của con người, từ sự sử dụng các thành tựu kỹ thuật một cách xa xỉ và vô ý thức, thúc đẩy việc biến đổi khí hậu, tự hủy diệt hành tinh và sự sống của chính mình.
  35. 5.Giải pháp.
  36. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mác – Ăngghen toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG Hà Nội 1994. Phạm Thành Dung – Môi trường sinh thái - Vấn đề của mọi người mọi nhà. Tạp chí Giáo dục Lý luận số 3. 1999. Phạm Thị Ngọc Trâm – Môi trường sinh thái - Vấn đề và giải pháp. Nxb CTQG Hà Nội 1997.