An toàn trên công trường xây dựng

doc 121 trang phuongnguyen 4630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "An toàn trên công trường xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docan_toan_tren_cong_truong_xay_dung.doc

Nội dung text: An toàn trên công trường xây dựng

  1. === AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG ===
  2. I. MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU: 3 II. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN: 3 III. THIẾT KẾ VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG: 8 IV. ĐÀO XÚC: 10 V. GIÀN GIÁO: 14 VI. THANG: 21 VII. NHỮNG QUI TRÌNH NGUY HIỂM: 24 VIII. XE CƠ GIỚI: 35 IX. VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU: . 37 X. TƯ THẾ LÀM VIỆC: THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ: 44 XII. PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN (PBC): 67 XIII. CÁC PHƯƠNG TIỆN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: 71 PHỤ LỤC 1 79 PHỤ LỤC 2: 105
  3. I. MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU: Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn trên thế giới có họat động bao trùm hầu hết các lĩnh vực như tái thiết các công trình bị hủy họai do những thảm họa gây ra bởi cả con người và tự nhiên, lĩnh vực cung cấp năng lượng, dịch vụ, viễn thông là những lĩnh vực đang liên tục phát triển để đáp ứng cho nhu cầu không ngừng gia tăng của con người, góp phần quan trọng vào sự tiến bộ chung của nhân lọai. Mặc dù đã được cơ khí hóa, ngành xây dựng cũng là ngành xử dụng nhiều lao động, chiếm từ 9 – 12%, có khi tới 20% lực lượng lao động của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để có sự phát triển không ngừng này cũng phải có sự trả giá. Mặc dù rất khó khăn để có được những số liệu thống kê kịp thời trong mỗi ngành công nghiệp mà ở đó các tai nạn thường không được điều tra và báo cáo đầy đủ, nhưng ở nhiều nước, người ta cũng đã ghi nhận được nhiều tai nạn chết người. Những tai nạn này đã gây ra những tổn thất không nhỏ về số công lao động vượt xa so với các ngành công nghiệp chế tạo khác. Những đặc thù của ngành xây dựng là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tai nạn cao so với các ngành khác là: . Số các công ty nhỏ và những lao động cá thể chiếm tỷ lệ quá cao. . Các công trường xây dựng rất đa dạng và có thời gian tồn tại tương đối ngắn . Số công nhân thay thế, luân chuyển cao . Số lượng công nhân thời vụ và công nhân tự do lớn, trong đó có rất nhiều người không thạo việc . Làm trực tiếp ngoài trời . Sự đa dạng về nghề nghiệp và loại hình công việc. Mục đích của cuốn sách Bất cứ ai trong chúng ta khi tìm việc hoặc đã có việc làm trong ngành xây dựng đều mong muốn một công việc an tòan và điều kiện làm việc tại công trường xây dựng sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và kỷ năng nghề nghiệp của mình. Sổ tay An toàn, Vệ sinh và chăm sóc sức khỏe trong các công trường xây dựng này sẽ giúp các bạn đánh giá về những điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe trên các công trường xây dựng tại đất nước của bạn, cũng như các giải pháp có thể giải quyết những vấn đề mà bạn gặp phải. II. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN: Không như những phần khác trong cuốn sách chủ yếu dành cho các công nhân và đốc công, chương này nhằm mục đích nhắc nhở các nhà quản lý ở các cấp cao hơn về những nền tảng họ có thể tạo ra để có được một công trường an toàn và vệ sinh. Tuy nhiên, nó cũng đem lại những thông tin thiết yếu về một hệ thống quản lý an toàn cho công nhân và đốc công.
  4. Việc cải thiện an toàn , vệ sinh và điều kiện lao động phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả chính phủ, người xử dụng lao động và công nhân. Quản lý an toàn lao động liên quan đến tat61 cả những chức năng từ lập kế hoạch, xác định khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát và giám sát các hoạt động an toàn lao động tại nơi làm việc , nhằm mục đích phòng chống tai nạn lao động và ốm đau ( Hình 1). Phần lớn mọi người thường hiểu sai việc phòng chống tai nạn - đánh đồng giữa khái niệm “ tai nạn” với “chấn thương”, dẫn tới việc quan niệm rằng sẽ không có tai nạn nghiêm trọng nếu không có chấn thương. Các nhà quản lý xây dựng rõ ràng có quan tâm đến chấn thương của công nhân, song họ nên quan tâm chủ yếu tới những điều kiện nguy hiễm có thể gây chấn thương – có nghĩa là quan tâm đến vấn đề “ sự cố “ hơn vấn đề “ chấn thương “. Tại một công trường xây dựng thường có nhiều sự cố hơn là những chấn thương. Một hành động nguy hiễm có thể đã được thực hiện hàng trăm lần trước khi gây ra chấn thương, và việc ngăn ngừa mối hiểm họa tiềm tàng này chính là điều mà nhà quản lý phải cố gắng thực hiện. Họ không thể khoanh tay ngồi nhìn đến khi có sự thiệt hại về người hoặc vật chất rồi mới hành động. Vì vậy, quản lý an toàn lao động có nghĩa là phải áp dụng những biện pháp an toàn trước khi có tai nạn xảy ra. Quản lý an toàn lao động hiệu quả gồm ba mục tiêu chính: - Tạo ra môi trường an toàn - Tạo ra công việc an toàn - Tạo ra ý thức về an toàn lao động trong công nhân. 1. Các chính sách về an toàn lao động: Điều kiện lao động an toàn và vệ sinh không phải chỉ xãy ra một cách nhất thời. Người sử dụng lao động cần có những chính sách an tòan lao động được viết ra bằng văn bản trong đó quy định rõ những tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động thể hiện những mục tiêu cần đạt được. Chính sách đó phải chỉ rõ cán bộ điều tra cao cấp nào chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện có kết quả các tiêu chuẩn đã đề ra, và cũng là người có thẩm quyền giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý và đốc công ở mọi cấp và giám sát việc thực hiện của họ. Một chính sách an toàn lao động cần phải giải quyết các vấn đề sau: - Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, đặc biệt chú ý đến các công nhân ở vị trí quan trọng như công nhân điều khiển máy nâng và công nhân lắp ráp các giàn giáo là những người nếu để xảy ra sai sót sẽ đặt biệt gây nguy hiểm tới những người khác; - Các phương pháp làm việc an toàn cho những loại công việc nguy hiểm: người công nhân trước khi thực hiện những công việc nguy hiểm đó cần được chuẩn bị trước; - Nghĩa vụ và trách nhiệm của đốc công và công nhân ở vị trí then chốt
  5. - Phổ biến các thông tin về an toàn và vệ sinh lao động cho mọi người - Lập các ủy ban an toàn lao động; - Lựa chọn và kiểm soát các nhà thầu phụ; 2. Tổ chức an toàn lao động: Việc tổ chức an toàn lao động trên công trường xây dựng được xác định bởi quy mô công trường, hệ thống các công việc và phương thức tổ chức dự án. Các hồ sơ về an toàn và sức khỏe cần được lưu giữ thuận tiện cho việc xác định và xử lý các vấn đề an toàn và vệ sinh lao động trên công trường. Trong các dự án xây dựng có sử dụng các nhà thầu phụ cần chỉ định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và các biện pháp về an toàn lao động cần thiết cho đội ngũ lao động của nhà thầu phụ. Nó có thể bao gồm việc cung ứng và sử dụng các thiết bị an toàn, phương án thực thi nhiệm vụ một cách an toàn, thanh tra và sử dụng những công cụ thích hợp. Người chịu trách nhiệm tại công trường cần đảm bảo vật liệu, thiết bị và công cụ mang vào công trường phải đạt những an toàn tối thiểu. Cần tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, từ nhà quản lý, đốc công đến công nhân. Các nhà thầu phụ và công nhân của họ cũng phải được huấn luyện chu đáo các thủ tục về an toàn lao động vì có thể nhóm công nhân chuyên làm công việc này lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của nhóm khác. Cần có hệ thống thông tin nhanh cho người quản lý công trường về những việc làm mất an toàn và những khiếm khuyết của thiết bị. Phân công đầy đủ nhiệm vụ về an toàn và vệ sinh lao động cho những người cụ thể. Một số ví dụ về nhiệm vụ cần tiến hành có thể liệt kê như sau: - Cung ứng, xây dựng và bảo trì các phương tiện an toàn như đường vào, lối đi bộ, rào chắn và các phương tiện bảo vệ trên cao. - Xây dựng và cài đặt hệ thống tín hiệu an toàn. - Cung cấp thiết bị an toàn đặc biệt cho mỗi loại hình công việc. - Kiểm tra các thiết nâng như cần trục, thang máy và các chi tiết nâng như dây cáp, xích tải; - Kiểm tra và hiệu chỉnh các phương tiện lên xuống như thang, giàn giáo; - Kiểm tra và làm vệ sinh các phương tiện chăm sóc sức khỏe như nhà vệ sinh, lều bạt và nơi phục vụ ăn uống (căng tin); - Chuyển giao những phần có liên quan trong kế hoạch về an toàn lao động cho từng nhóm công tác; - Kế hoạch cấp cứu và sơ tán
  6. Những điểm cần nhớ: - Không thể thực thi kế hoạch hay chính sách về an toàn lao động nào nếu không giao nhiệm vụ cụ thể: Cho một người cụ thể; - Thời điểm cụ thể để hoàn thành - Chính sách và kế hoạch về an toàn phải được giao tới tận công nhân, vì chính kế hoạch đó là để đảm bảo an toàn cho họ. 2.1. Cán bộ/ Nhà quản lý an toàn: Công ty xây dựng ở quy mô nào cũng cần bổ nhiệm một hay nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn chịu trách nhiệm xúc tiến công tác an toàn và vệ sinh lao động. Người được bổ nhiệm phải có mối liên hệ trực tiếp với giám đốc điều hành của công ty. Nhiệm vụ của người đó bao gồm : - Truyền đạt thông tin từ nhà quản lý đến công nhân, kể cả công nhân của các nhà thầu phụ; - Tổ chức và tiến hành các chương trình huấn luyện an toàn lao động, kể cả việc huấn luyện cho tất cả công nhân trên công trường; - Điều tra và tổng hợp những tình huống và nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, từ đó rút ra những biện pháp phòng ngừa. - Tư vấn và góp ý về mặt kỹ thuật cho ủy ban an toàn lao động. - Tham gia vào quá trình phác thảo kế hoạch Để thực hiện tốt các chức năng tên, cán bộ an toàn lao động nên có kiến thức về ngành công nghiệp đó. Họ cần được đào tạo, chứng nhận, và nếu có thể thì là thành viên của một cơ quan chuyên về an toàn và vệ sinh lao động đã được công nhận. 2.2. Các đốc công: Lập kế hoạch và tổ chức tốt cho mỗi nơi làm việc, phân nhiệm rõ ràng cho mỗi đốc công là cơ sở của an toàn lao động trong xây dựng. “Đốc công “ ở đây có nghĩa là người giám sát trước nhất mà tại các công trường có thể có những cách gọi khác nhau như “theo dõi thi công”, “người có trách nhiệm” v.v. Đốc công cần có sự ủng hộ trực tiếp của người quản lý công trường và phải có khả năng để đảm bảo: - Điều kiện lao động và các thiết bị phải an toàn; - Tình trạng an toàn nơi làm việc thường xuyên được kiểm tra; - Công nhân được đào tạo cập nhật vè công việc họ sẽ phải làm; Các biện pháp an toàn nơi làm việc được thực hiện: - Những giải pháp tốt nhất được sử dụng với nguồn lực và kỷ năng sẳn có.
  7. - Các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết có sẵn và được sử dụng. Việc bảo đảm an toàn chocông trường dòi hỏi phải được tiến hành kiểm tra thường xuyên và cung cấp đầy đủ các phương tiện cho những biện pháp sửa chữa; công tác huấn luyện công nhân giúp cho họ nhận biết được các rủi ro và biết cách vượt qua. Người công nhân cần được hướng dẫn cách thức để hoàn thành tốt công việc. 2.3. Công nhân: Mọi công nhân đều có trách nhiệm về mặt đạo đức cũng như pháp lý là phải quan tâm một cách tối đa đến sự an toàn của bản thân và những người khác. Có rất nhiều cách để liên hệ trực tiếp người công nhân với điều kiện công trường, ví dụ: “Hội ý nhóm” : Một cuộc họp ngắn khoảng 5-10 phút giữa công nhân và đốc công. Mặc dù mục đích của hội ý chủ yếu nhằm phổ biến công việc nhưng đây cũng là cơ hội để đôc công có thể nói chuyện về các vấn đề an toàn lao động và những giải pháp đa dạng để xử lý các tình huống có thể xảy ra. Cách này áp dụng khá đơn giản nhưng lại có thể phòng ngừa những tai nạn nghiêm trọng. “Kiểm tra an toàn” : Kiểm tra điều kiện an toàn môi trường làm việc của công nhân trước khi bắt đầu làm việc giúp họ kịp thời sửa chữa, khắc phục những hiện tượng mất an toàn có thể gây nguy hiểm cho họ về sau. 3. Ủy ban an toàn lao động: Một ủy ban an toàn lao động mạnh là nhân tố quan trọng trong an toàn lao động. Nhiệm vụ cơ bản của ủy ban này là phối hợp hành động giữa công nhân với nhà quản lý thực hiện các kế hoạch về an toàn lao động nhờ đó phòng ngừa một cách có hiệu quả những tai nạn có thể xảy ra và cải thiện tốt điều kiện làm việc trên công trường. Quy mô số lượng thành viên của ủy ban này phụ thuộc vào quy mô và bản chất của công trường và vào các điều kiện về môi trường pháp lý và xã hội tại mỗi nước. Song ủy ban đó phải thực sự là một nhóm hành động trong đó đại diện của cả nhà quản lý và công nhân. ủy ban an toàn lao động có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động kiểm tra trên công trường và nâng cao ý thức về an toàn cho những người làm việc tại đó. Nhiệm vụ của một ủy ban tích cực bao gồm: - Thường xuyên tổ chức các cuộc họp để thảo luận các chương trình an toàn và vệ sinh lao động trên công trường và đưa ra những kiến nghị với nhà quản lý; - Xem xét các báo cáo về tình hình an toàn - Thảo luận các báo cáo về tình hình tai nạn và ốm đau nhằm đưa ra những biện pháp ngăn ngừa; - Đánh giá những tiến bộ đã đạt được; - Xem xét những ý kiến đóng góp của công nhân, đặt biệt là của những an toàn viên; - Lập kế hoạch và tham gia vào các chương trình giáo dục, huấn luyện và phổ biến thông tin.
  8. 4. Các an toàn viên: Những cán bộ này do công nhân chỉ định, hoặc theo quy định của pháp luật, để đại diện cho công nhân giải quyết những vấn đề phát sinh về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường. Họ cần phải là những công nhân đã có kinh nghiệm và có khả năng nhận biết tốt những mối nguy hiểm có thể có trên công trường và được liên tục đào tạo để có những kỹ năng kiểm tra và cách thức xử lý thông tin mới nhất. Chức năng của những cán bộ này là: - Đại diện cho công nhân về những vấn đề an toàn và vệ sinh lao động trước nhà quản lý; - Tham dự vào các phiên họp của ủy ban an toàn lao động - Tiến hành các cuộc kiểm tra định kỳ và có hệ thống trên công trường; - Điều tra các cuộc tai nạn cùng với nhà quản lý để xác định nguyên nhân và để xuất phương án khắc phục; - Đại diện cho công nhân làm việc với thanh tra Nhà nước khi các đoàn thanh tra này tới làm việc tại công trường. Các an toàn viên cần được tạo điều kiện thích đáng về thời gian để tham gia các khóa đào tạo, tập huấn và để làm việc có hiệu quả. Khi làm công việc này, thu nhập của các cán bộ an toàn cần được giử nguyên, không khấu trừ, vì lợi ích về an toàn và sức khỏe của cả người sử dụng lao động và người lao động làm việc trên công trường. 5. Các tổ chức liên quan: 5.1. Can thiệp của chính phủ: Tại nhiều nước đã có các luật và văn bản pháp quy thể chế hóa những điều kiện làm việc trong ngành công nghiệp xây dựng. Những luật lệ và quy định này được thực hiện tại mọi xí nghiệp và được các thanh tra lao động tích cực tư vấn. Tuy nhiên, ngay cả tại những nươc có môi trương pháp lý tốt nhất thì số thanh tra lao động cũng còn quá ít ỏi để có thể hàng ngày kiểm tra các công trường xây dựng, ngay cả khi đó là công việc duy nhất của họ. 5.2. Các hiệp ước quốc tế: Các luật lệ và quy định của mỗi quốc gia thường dựa trên những công ước, thỏa thuậh, tuyên bố và các chương trình quốc tế được đưa ra bởi những tổ chức khác nhau của Liên hiệp quốc, trong đó có tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Năm 1988, ILO đã đề ra Công ước về an toàn và vệ sinh trong xây dựng (No.167) và kèm theo bản khuyến nghị (No.175). Các văn bản này đã cung cấp những cơ sở cho các luật, trong đó có những điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động. Nội dung Công ước và Khuyến nghị này được nêu trong Phụ lục 2 của cuốn sách này. III. THIẾT KẾ VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG:
  9. Một mặt bằng thiết kế ẩu và bố trí không ngăn nắp là những nguyên nhân sâu xa gây ra những tai nạn như vật liệu rơi, va đụng giữa công nhân với máy móc, thiết bị ( Hình 3 và hình 4). Khoảng lưu không bắt buộc, đặc biệt đối với những công trường trong thành phố, thường bị hạn chế tối đa do không có điều kiện. Hơn nữa, một mặt bằng tối ưu phục vụ cho an toàn lao động và sức khỏe công nhân lại không đi đôi với năng xuất cao. Việc thết kế tốt của nhà quản lý là yếu tố thiết yếu trong công tác chuẩn bị, đem lại hiệu quả và an toàn khi thi công xây dựng. 1. Trước khi tiến hành công việc tại công trường, cần xem xét kỷ các vấn đề: - Trình tự công việc sẽ tiến hành, những nguyên công hay quy trình nguy hiểm; - Lối vào hoặc đường vành đai cho công nhân. Các lối đi lại phải quang, không có chướng ngại vật, chú ý những yếu tố gây nguy hiểm như vật liệu rơi, máy nâng vật liệu hay xe cộ. Nên có những thông báo, chỉ dẫn phù hợp. Bố trí các lối vào và ra cho các phương tiện cấp cứu. Bố trí rào chắn bảo vệ biên như lan can, cầu thang và tại những nơi có độ cao 2 mét trở lên (hình 5). - Lối đi cho các phương tiện giao thông. Thực tiển cho thấy những tuyến đường này bố trí một chiều là tốt nhất. Tắc nghẽn giao thông dễ gây mất an toàn cho công nhân, đặc biệt là khi các tài xế thiếu kiên nhẫn giải phóng vật liệu một cách vội vã. - Lưu chứa vật liệu và thiết bị. Vật liệu càng gần nơi sản xuất tương ứng càng tốt, ví dụ cát và sỏi để gần nơi trộn xi măng, cốt pha để gần xưởng lắp ráp. Nếu không thể thực hiện được thì cần quy định thời gian biểu đưa vật liệu tới. - Bố trí máy móc xây dựng. Thường thì việc bố trí phụ thuộc vào yêu cầu công tác, vì vậy khi bố trí thiết bị như cần cẩu tháp cần tính đến hành trình quay của cần nâng, nơi nhận và nơi giải phóng vật nâng sao cho không quăng vật nâng vào đầu công nhân; - Bố trí phân xưởng làm việc. Thương không di chuyển cho đến khi xây dựng xong; - Bố trí trang bị y tế và chăm sóc. Tại các công trường lớn cần bố trí các tiện nghi vệ sinh cho cả nam và nữ tại nhiều vị trí; - Bố trí ánh sáng nhân tạo tại những nơi làm việc liên tục hoặc làm cả khi trời tối; - An ninh công trường. Công trương cần được bố trí rào chắn để người không có phận sự – trẻ em nói riêng và những người khác nói chung - được giử tránh xa khỏi khu vực nguy hiểm. Kiểu hàng rào tùy thuộc vào từng loại công trường, nhưng ở những khu vực đông dân cư, chiều cao tối thiểu của hàng rào nên không dưới 2 mét và kín khít, không có lổ hổng. Bảo hiểm trên cao cũng rất cần thiết tại những nơi mà tầm hoạt động của cần cẩu bao quát cả khu vực công cộng; - Sắp xếp công trường ngăn nắp và tiện lợi cho việc thu nhặt và dọn dẹp phế liệu;
  10. - Sử dụng dòng điện hạ thế cho chiếu sáng tạm thời, các thiết bị cầm tay; - Cần tập huấn cho cả công nhân và đốc công; Cần nhớ Dành thời gian cho thiết kế sẽ tạo ra một công trường an toàn và tiết kiệm tiền bạc. Thảo luận . Bạn có thể cải tạo công trường của bạn theo những cách nào ? . Những giải pháp nào khả thi cho những công trường không có điều kiện về không gian ? . Bảo vệ ở rìa; Lan can và các tấm đỡ tại những rìa mở của sàn nhà và sàn công tác để bảo vệ công nhân khỏi ngã 2 Sự ngăn nắp của công trường: Là một công nhân, bạn có thể đóng góp vào việc tạo ra một công trường an toàn bằng cách sắp xếp cho nó có được ngăn nắp. Có rất nhiều tai nạn xảy ra do bước hụt, vấp ngã, trượt ngã hoặc ngã vào vật liệu, thiết bị nằm lộn xộn khắp nơi; hoặc do dẫm phải đinh gỡ ra từ cốt pha. Cần bảo đảm là bạn đã thực hiện các bước sau: - Làm vệ sinh trước khi đi nghỉ – không để rác hay phoi cho người sau dọn. - Cất dọn vật liệu, thiết bị chưa cần dùng ngay khỏi lối đi, cầu thang và nơi làm việc. - Lau sạch dầu và nhớt bôi trơn (hình 6). - Vứt bỏ phế liệu vào chổ quy định. - Nhổ hoặc đập bằng các đinh nhọn dựng ngược ở ván cốt pha Cần nhớ: Một công trường không ngăn nắp là một công trường nguy hiểm Thảo luận . Những cách tốt nhất đề hủy phế liệu và phoi ? Những cách đó có thể áp dụng trên công trường của bạn không ? . Bạn có thể cải thiện sự ngăn nắp tại công trường của mình như thế nào ? IV. ĐÀO XÚC: 1. Khái quát chung: Những mối nguy hiểm:
  11. Hầu hết các công việc xây dựng đều có liên quan đến việc đào xúc như đào móng, rãnh thoát nước, công trình ngầm. Xúc đất hoặc đào rãnh là những công việc rất nguy hiểm mà ngay cả những công nhân có kinh nghiệm cũng có thể bị tai nạn do một bờ rãnh nào đó không được gia cố sụt lở bất ngờ. Khi bị vùi lấp dưới hàng mét khối đất, bạn sẽ không thở được do áp lực đè lên ngực và ngoài những thương tích trên cơ thể, có thể bạn sẽ chết vì ngạt ngay cả khi khối đất có thể tương đối nhỏ (ít hơn 1 tấn). Đào xúc là công việc di dời những khối hỗn hợp đất và đá, và thường có cả nước cho dù chỉ pha trộn trong đất. Những cơn mưa to thương là nguyên nhân gây ra lở đất. Khả năng lụt lội cũng là một hiểm họa cần tính đến. Ngoài ra còn xuất hiện sự nứt vỡ do áp suất được giải phóng khi di chuyển đất đá hoặc do nhiệt độ quá nóng vào mùa hè. Thành phần đất đá rất đa dạng, chẳng hạn cát sạch rất dễ rửa trôi, trong khi lớp đá nền lại đặt biệt rắn chắc. Tuy nhiên, không thể dựa vào bản thân lớp đất làm điểm tựa, vì vậy cần chú ý và có biện pháp gia cố đề phòng lở sụt mép rãnh khi đào những rãnh và hố có chiều sâu hơn 1,2m. Các nguyên nhân tai nạn: Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn khi đào xúc là : . Công nhân bị mắc kẹt và bị vùi lấp trong hố do sụt lở thành hố. . Công nhân bị va đập và bị thương khi đào xúc do các vật liệu rơi xuống. . Công nhân rơi xuống hố. . Phương tiện ra vào không an toàn hoặc thiếu các phương tiện thoát hiểm trong trường hợp có lũ. . Xe máy tiến tới quá sát miệng hố, đặt biệt là khi quay đầu làm sụt mép hố; . Ngạt thở hoặc nhiểm độc do những khí nặng như khí thải phun xuống hố, ví dụ như khí thải của động cơ diesel hay động cơ xăng. Những lưu ý về an toàn đề phòng chống sập hố, ngã xuống hố: . Mép hố, rãnh nên bạt bằng hoặc vát một góc an toàn, thương là 45°, hoặc gia cố bằng ván, cột chống hay các pương tiện thích hợp để đảm bảo không sạt lở. . Kiểu gia cố tùy thuộc vào kiểu hố, rãnh, tính chất nền và mạch nước ngầm. ( Hình 8. Khung chống để ngăn chặn việc sập lở các thành hố bao gồm các khung gỗ hoặc thép và các ván gỗ ghép kín giữa các khung ) Việc thiết kế rất quan trọng. Cần đảm bảo có đủ vật liệu để gia cố rãnh sẽ đào. Gia cố rãnh là việc cần làm ngay, không thể chần chừ, đào đến đâu gia cố đến đó. Như vậy cần cung cấp gỗ trong các công việc đào xúc, nhưng đối với hố sâu hơn 1,2m thì cần phải cung cấp đủ các lọai ván khung hoặc ván để gia cố thích hợp (hình 8). Nừu nền nhão hoặc không ổn định thì ghép ván lại cho khít. Không nên làm việc khi rãnh chưa được gia cố.
  12. Chỉ những công nhân lành nghề thực hiện dưới sự giám sát của đốc công mới được lắp đặt, tháo dỡ hay thay cột chống. Nên lắp đặt cột chống tại tất cả chỗ nào có thể, trước khi đào tới đáy hố, và công việc này tốt nhất nên làm khi chiều sâu hố hoặc rãnh chưa tới 1,2m. Sau đó tiếp tục đặt cột chống đến khi đào tới đáy. Cần ý thức rằng thực hiện đầy đủ quy trình này sẽ góp phần quan trọng trong việc cứu những công nhân bị đất lở vùi lấp. Công nhân vẫn thường bị rơi xuống hố. Lập các rào cản ở độ cao vừa phải (khoảng 1m) sẽ ngăn ngừa loại tai nạn này (hình 9). Các phương tiện gia cố rãnh thương cũng có thêm mục đích như vậy. (hình 9. Các rào cản bố trí dọc theo thành hố) Kiểm tra: Việc kiểm tra cần do người có kiến thức làm, ít nhất là trước một ngày tại nơi sẽ tiến hành đào xúc. Sau đó mỗi tuần nên theo dõi nơi đó ít nhất một lần và người kiểm tra có trách nhiệm lập và lưu giữ biên bản. Những công trình lân cận: Bất cứ chổ nào có thể, công việc đào xúc cần tránh không nên quá sâu và quá gần làm ảnh hưởng tới nền móng của các công trình kế bên. Sử dụng các biện pháp phòng chống như cột chống, v.v. để đề phòng sập lở khi thi công đào xúc (hình 10) Thành hố: Không nên lưu giữ hay di chuyển vật liệu và thiết bị gần miệng hố vì có thể gây nguy hiểm cho công nhân làm việc ở dưới do vật liệu rớt xuống, hoặc do tải nặng gần miệng hố gây sập các cột chống gia cố thành hố. Những đống đất đá và phế liệu nên để cách xa nơi đào xúc. Xe cơ giới: Cần có đủ chỗ đậu và và vật cản xe hợp lý, để phòng xe cộ lao xuống hố khi đổ vật liệu hoặc gây nguy hiểm khi quay đầu (hình 11). Khu vực để xe phải giử một khoảng cách an toàn so với hố để đề phòng tải trọng lớn có thể gây sập hố hoặc các vật gia cố. Lối ra vào: Cần đảm bảo có đầy đủ các phương tiện vào và thoát ra khỏi hố mot65 cách an toàn như thang điều này đặc biệt quan trọng bởi khi làm việc dưới độ sâu có thể bất chợt gặp lũ hay những yếu tố nguy hiểm khác. Lối thoát hiểm là hết sức cần thiết. Chiếu sáng: Bố trí đủ ánh sáng ở nơi thi công đào xúc, đặt biệt là nơi vào và ra, những chỗ hổng của rào chắn bảo vệ. 2. Công trình ngầm:
  13. Trước khi đào, dù bằng tay hay bằng máy xúc, cần lưu ý các công trình ngầm dưới đất. Khi xây dựng phải luôn nhớ rằng có thể có đường dây điện, cống thoát nước, và đôi khi có đường ống hơi đốt ngầm sâu dưới đất. Những công trình này nhiều khi trông giống hệt nhau, bởi vậy cần tính đến khả năng xấu nhất : Đụng phải cáp điện có thể gây chết người, bị thương nặng do điện giật hoặc chập điện gây bỏng nặng; Vỡ đường ống hơi đốt gây cháy nổ, Vỡ ống nước hoặc cống ngầm gây úng ngập hoặc sập lở hố đào Những điểm cần nhớ: . Không làm việc cạnh mép rãnh ngay cả khi đã có gia cố. . Hình thức bên ngoài dễ gây nhầm lẫn, vì vậy, cảm giác về độ nông của hố hoặc sự vững chắc của nền không phải là những thông số đủ để đánh giá sự an toàn. . Các hố sâu trông có vẻ nguy hiểm, nhưng phần lớn tai nạn chết người lại xảy ra ở những rãnh sâu không tới 2,5m. . Luôn đội mũ bảo hộ khi thi công đào Cáp điện ngầm: Hàng năm đều có công nhân bị bỏng nặng do khi đào đụng phải đường dây điện ngầm chưa ngắt điện. Trước khi tiến hành đào xúc hãy yêu cầu các quan chức ngành điện, quan chức địa phương hoặc nguời chủ công trình xây dựng cho xem sơ đồ đường dây diện ngầm. Ngay cả khi đã có sơ đồ cũng cần phải lưu ýcó một số đường dây không được đánh dấu trong sơ đồ hoặc không nằm chính xác ở nơi nó được đánh dấu vì đường cáp điện ít khi thẳng. Hãy quan sát các cột đèn tín hiệu giao thông, đèn đường, bốt điện xung quanh - chúng thường được cấp điện qua cáp ngầm. Hãy sử dụng máy dò cáp nếu có. Cần lưu ý rằng, các cáp nằm gần nhau sẽ không phát tín hiện riêng rẽ trên máy. Một số kiểu cáp không dò được bằng máy định vị. Khi tìm ra cáp điện ngầm hãy báo ngay cho đốc công và công nhân bằng vạch phấn, sơn , nếu nền đất quá mềm không thể dùng những phương pháp đó thì có thể dùng các cọc tiêu gỗ để đánh dấu ( Hình 12). Tuyệt đối không dùng vật nhọn và sắc để đánh dấu. Khi đã xác dịnh vị trí tương đối của đường cáp, hãy dùng dụng cụ cầm tay như xẻng mai để đào lộ ra. Không nên dùng cuốc, xà beng. Cần theo dõi kĩ dấu hiệu cáp trong quá trình đào bới - thiết bị điện được cấp điện không phải chỉ bằng nữa mét cáp. Các công trình ngầm khác: Tương tự như xử lí cáp điện ngầm, hãy yêu cầu người có trách nhiệm cung cấp sơ đồ đường cấp nước ngầm, đường ống khí đốt, đường cáp điện thoại ngầm , sau đó sử dụng các biện pháp giống như đối với đường điện ngầm. Không sử dụng máy xúc cách ống dẫn hơi đốt dưới nửa mét. Nếu ngửi thấy mùi gas, cần đảm bảo không có vật phát lửa như thuốc lá, động cơ d0ang họat động ở gần đó. Tránh
  14. xa khu vực rò rỉ, yêu cầu mọi người tản ra và thông báo với những người có trách nhiệm. Không để máy móc thiết bị nặng lên trên hoặc ở gần đường ống vì đường ống có thể vỡ. Tất cả đường ống hoặc dây cáp phải được gia cố trước khi bắt đầu tiến hành đào xúc. Không được sử dụng chúng để gia cố thết bị cũng như làm phương tiện để vào và ra khỏi nơi đào xúc. Đảm bảo sau khi lấp rãnh có đường ống khí đốt thì đường ống đã được chèn chặt phía dưới để đề phòng ống võng có thể nứt hoặc vỡ. Thảo luận: . Nêu một số biện pháp an toàn cần phải làm trước khi công nhân bắt đầu xuống lòng hố hoặc rãnh. . Những điều kiện nào có thể gây ảnh hưởng đến lòng hố hoặc rãnh? . Tại sao có nhiều tai nạn chết người khi thi công đào xúc? . Nêu những nguy hiểm mà bạn có thể gặp khi làm việc dưới hố sâu. . Nếu thành rãnh bị sập lở vùi lấp công nhân làm việc bên dưới bạn sẽ có những hành động gì? . Cần chú ý những gì để tránh nguy hiểm do công trình ngầm gây ra? Những điểm cần nhớ: . Đào bằng tay phải rất cẩn thận vì đường cáp có thể nằm dưới mặt đất. . Dùng xẻng hoặc mai chứ không nên dùng cuốc hay xà beng, và không nên bập dụng cụ xuống đất. . Nếu thấy đường cáp nằm trong nền bê tông, không nên phá vỡ mà nên tham khảo ý kiến chuyên gia. . Nếu cáp bị hư hại, cho dù rất nhẹ, cũng cần giữ thật sạch. . Không cởi trần khi làm việc. Mặc áo bảo hộ sẽ ngăn chặn một số trường hợp bỏng do tia lửa điện. . Thi công đào xúc ? . Nêu những nguy hiểm mà bạn có thể gặp khi làm việc dưới hố sâu ? . Nếu thành rãnh bị sụp lở vùi lấp công nhân làm việc bên dưới, bạn sẽ có những hành động gì ? . Cần chú ý những gì để tránh nguy hiểm do công trình ngầm gây ra ? V. GIÀN GIÁO: 1. Các mối nguy hiểm: Ngã cao và thiết bị, vật liệu rơi từ trên cao xuống là mối nguy hiểm, mất an toàn nghiêm trọng nhất trong ngành xây dựng. Chết do ngã cao chiếm một tỷ lệ rất lớn. Đa số trường hợp ngã là từ chổ làm việc mất an toàn hoặc từ phương tiện lên xuống không an
  15. toàn. Mục đích chương này, cũng như một số chương tiếp theo nói về các vấn đề của thang và một số quy trình nguy hiểm khác, là tìm biện pháp ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh. Giàn giáo ở đây có thể hiểu là một loại cấu trúc để bổ trợ cho các sàn công tác. Nó có thể dùng làm chổ thi công, nơi chứa vật liệu hoặc cho bất cứ loại công việc nào trong xây dựng, kể cả việc tu tạo hay phá dỡ. Giàn giáo được sử dụng tại bất cứ nơi nào trên nền, công trình và những nơi có điều kiện thi công thiếu an toàn. Giàn giáo phải được chế tạo bằng vật liệu tốt, đủ chắc chắn để đảm bảo an toàn cho người lên xuống và làm việc. Các nguyên tắc chung cho các kiểu giàn giáo được quy định trong cuốn sổ tay này, và chỉ người có nhiệm vụ mới được lắp đặt, di chuyển hoặc tháo dỡ giàn giáo dưới sự giám sát kỹ lưỡng. Sau khi lắp dựng, giàn giáo phải được kiểm tra ít nhất là mỗi tuần một lần. Mỗi lần kiểm tra phải có biên bản và lưu giử cẩn thận. Có nhiều loại vật liệu khác nhau để chế tạo giàn giáo như thép, nhôm, gỗ, tre Với loại vật liệu nào thì những nguyên tắc chung về an toàn cũng giống nhau : đủ cứng vững để có thể chịu tải trọng và độ võng khi thi công; được giằng chắc và ổn định; trong thiết kế phải có tính đến việc phòng chống ngã của công nhân và vật liệu bị rơi. Việc thiết kế và lắp ráp các loại giàn giáo bằng ống kim loại, một loại giàn giáo rất phổ biến hiện nay trên thế giới, được nêu ra trong cuốn sách này như là một ví dụ. 2. Giàn giáo giằng độc lập: Một giàn giáo độc lập có cấu tạo gồm một bộ khung có các thanh giằng ngang được bắt chặt hai đầu và vuông góc với những trụ chống. Các thanh giằng ngang đó có vị trí song song với bề mặt công trình, bên trên có kê một sàn công tác. Giàn giáo độc lập là giàn giáo dù không tựa vào công trình hay bất kỳ cấu trúc nào vẫn có khả năng tự đứng vững ( hình 13) Trụ chống giàn giáo phải được kê trên nền rắn, chắc, và có ván gổ lót chân dế để phân tán áp lực lên trụ, chống lún cục bộ gây mất cân bằng. Không dùng các vật liệu dể vỡ hoặc trượt như gạch hoặc đá vụn để đở chân giàn giáo. Trụ chống giàn giáo cần được phân bổ đều và được gia cố và tăng cứng vững bằng các thanh giằng. để chịu lực tốt, nên bố trí thanh giằng hình chử chi. Các đố đở sàn công tác của giàn giáo nên bố trí trên đỉnh giàn giáo. Cự ly theo phương ngang giữa các dố này phụ thuộc vào chiều dày loại ván sàn công tác và tài trọng đặt lên đó. Với loại ván dày 38mm thì chiều dài phần ván gối lên đ của sàn công tác phải từ 50mm đến 150mm. Không nên bố trí thừa giằng ngang và đố kê sàn công tác trên giàn giáo vì có thể gây nguy hiểm cho người hoặc xe cộ qua lại. Các thanh giằng giàn giáo có tác dụng làm cứng vững giàn giáo và chống xô lệch. Thanh giằng nên đóng chéo góc từ gióng ngang nọ sang gióng ngang kia
  16. hoặc từ trụ nọ qua trụ kia, Cần bố trí thanh giằng song song hoặc lên cao dần theo hình dích dắc và nếu cần thiết phải tháo thanh giằng để lấy lối đi cho người hoặc vận chuyển vật liệu qua lại thì sau đó phải đóng lại ngay. Liên kết: Giàn giáo phải được liên kết chắc chắn hoặc gắn chặt vào những vị trí phù hợp của công trình để chống chuyển vị. Cần nhớ rằng sức gió tác động vào các giàn giáo bằng ván ghép sẽ lớn hơn nhiều và có thể làm dịch chuyển hoặc hất đổ giàn giáo nếu không được giằng chặt. Khi phải tháo gở thanh giằng theo yêu cầu thi công (chẳng hạn khi lắp kính, đánh bóng ), cần tháo lần lượt từng thanh giằng, cái trước lắp lại rồi mới tháo cái sau, sau đó có thể sẽ phải dùng kiểu liên kết khác. Nói chung, diện tích mặt cạnh giàn giáo trên một mối giằng chỉ nên lấy tối đa là 32m2 đối với giàn giáo thường và 25m2 đối với giàn giáo bằng ván ghép. Sàn công tác và lối đi: Ván dùng làm nơi thi công trên giàn giáo (sàn công tác) cần phải đều đặn và có dạng hình vuông để chống chuyển vị. Nên bố trí hai đố đỡ sàn công tác tại những nơi hai đầu ván tiếp giáp nhau và không nên để khoảng nhô tự do của đầu ván lớn hơn 4 lần chiều dày ván. Nếu khoảng tự do này quá lớn, ván sẽ dễ bị lật và nếu khoảng đó quá nhỏ (dưới 50mm) ván sẽ tụt xuống khi công nhân dẫm lên. Thông thường, mỗi ván cần 3 gối đỡ để chống uốn, võng. Khoảng không giữa mép sàn công tác và bề mặt công trình nên để càng nhỏ càng tốt. Chiều rộng sàn phải đủ cho các yêu cầu thi công và nên sử dụng các thông số sau: - Không dưới 60cm nếu chỉ dùng làm chổ đứng; - Không dưới 80cm nếu có chứa cả vật liệu; - Không dưới 1,1m nếu dùng làm mễ kê một sàn công tác khác; Lối đi lại phải đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng và nên theo phương ngang. Nếu là đường dốc có độ dốc trên 20°, cần bố trí những tấm lát vuông góc với bề mặt đường dốc và giữa đường nên để một rãnh trống cho xe đẩy có thể qua lại. Cuối cùng, phải đề phòng gió lớn có thể thổi bay các tấm ván. Lan can và tấm đỡ: Bố trí lan can và tấm đở tại mọi chỗ có thể bên trong giàn giáo phòng trường hợp công nhân rơi xuống từ độ cao trên 2m. Thành lan can phải cao từ 90cm – 115cm. Đặt tấm chắn cao hơn mặt sàn 15cm để vật liệu không thể tràn ra. Trường hợp vật liệu cao hơn thì thêm tấm đở hoặc thêm lưới chắn ( hình 14). Nếu phải tháo tấm đỡ hoặc lan can để di chuyển vật liệu thì sau đó phải lắp lại ngay. 3. Giàn giáo đơn trụ, gióng: Giàn giáo đơn trụ hoặc đơn gióng có sàn công tác kê trên các gióng ngang được bắt thẳng góc với mặt bên tòa nhà (trong giàn giáo độc lập gọi là đố kê sàn công tác) được dùng
  17. phổ biến trong những công việc đơn giản, chủ yếu tại những công trình xây bằng gạch ( hình 15). Đầu ngoài của các gióng ngang này được bắt chặt với các thanh giằng dọc của giàn giáo có liên kết cứng với các trụ đứng xếp thành hàng đơn và song song với bề mặt của tòa nhà. Đầu kia dẹt và tỳ lên tường hoặc gối trong các lỗ hổng của tường. Như vậy giàn giáo không thể đứng độc lập được nếu không tựa vào công trình. Các nguyên tắc cơ bản đối với loại giàn giáo này cũng như ở giàn giáo độc lập. Nền đặt giàn giáo có vai trò quan trọng. Trụ chống phải có các ván làm chân đế, mỗi tấm có chiều dài đủ kê hai trụ. Để có thể lắp dựng loại giàn giáo có 5 sàn công tác, khoảng cách giữa các cột không quá 2m và khoảng cách từ cột đến mặt tường không quá 1.3m. Các gióng ngang nên bắt đầu lắp ở độ cao dưới 2m dành cho các công việc ở vị trí thấp, sau đó lắp cao dần lên theo yêu cầu thi công. Khoảng cách theo phương ngang giữa các gióng ngang phụ thuộc độ dày loại ván làm sàn công tác. Ví dụ với ván 38mm, khoảng cách đó để tối đa là 1.5m. Đầu dẹt (đầu tựa) kia của gióng ngang tựa vào tường hoặc cắm sâu vào bên trong tường một khoảng tối thiểu là 75mm. Đối với các tường gạch vữa cũ, có thể chống đầu dẹt vào giữa các khe gạch. ở loại giàn giáo này, việc liên kết vào tường có vai trò quan trọng hơn ở loại giàn giáo độc lập nhiều bởi vì các gióng ngang có thể dễ dàng bị long ra ở trong tường. Bởi vậy, đối với giàn giáo trụ đơn cần phải đóng thanh giằng suốt cả chiều cao của giàn giáo. Thanh giằng cần đóng nghiêng 45o so với mặt nằm ngang và khoảng cách 30m. Các yêu cầu kĩ thuật khác cho việc dựng sàn, lối đi, tấm đỡ và lan can có thể áp dụng các chỉ tiêu như đã nêu trong các mục trên. Không đượcđể dở dang việc dựng hoặc tháo dỡ giàn giáo nếu không có biển báo cấm sử dụng và chắn các lối lên xuống. Với cả hai kiểu giàn giáo phải có các tấm đỡ, lưới chắn hay một số phương tiện khác ngăn chặn vật liệu rơi xuống bên dưới ( Hình 16). Vì ngưới ngoài cũng có thể lên xuống, đặc biệt là trẻ em có thể leo trèo lên giàn giáo khá dễ dàng, bởi vậy cần có các biện pháp ngăn cản như làm rào cản hoặc tháo bỏ các thang dẫn, đặc biệt là sau giờ làm việc. Những điểm cần nhớ: .Ở những nơi có điều kiện làm việc thiếu an toàn trên mặt đất cũng như công trình, nên dùng giàn giáo hơn dùng thang. . Chỉ được sử dụng giàn giáo đúng mục đích và khi nó đã được neo giằng chắc vào công trình. . Không chất quá tải. Đặc biệt không được đặt máy móc hay vật liệu lên giàn giáo nếu trong thiết kế không có chức năng đó. Không chứa vật liệu lên giàn giáo nếu không cần thiết. . Không dùng gỗ đã sơn hoặc đã qua xử lí bề mặt làm cho việc quan sát phát hiện ra những chỗ khiếm khuyết bên trong sẽ khó khăn.
  18. . Không sử dụng tre đã có dấu hiệu mục hay mối mọt, dây chão mục; tránh dùng các vật liệu còn nghi ngờ. 4. Giàn giáo tháp: Một giàn giáo tháp bao gồm một sàn công tác bắc trên các gióng ngang bắt chặt với bốn trụ chống. Các trụ chống này có các chân đế kê trên ván gỗ với loại giàn giáo cố định hoặc có bánh xe với loại di động ( Hình 17). Giàn giáo tháp thường được thiết kế cho thợ sơn hoặc công nhân làm việc nhẹ trong khoảng thời gian ngắn tại một vị trí nhất định. Các nguyên nhân gây ra tai nạn: - Tai nạn có thể xãy ra vì lật giàn giáo trong các tình huống sau: - Tỉ lệ giữa chiều cao giàn giáo so với chân đế quá lớn; - Sàn công tác quá tải làm cho giàn giáo mất ổn định; - Đặt thang trên đỉnh giàn giáo để tăng chiều cao hoạt động; - Sử dụng các máy đập trong một số công việc gây ra giao động theo phương ngang hoặc ngoại lực tác động vào đỉnh giàn giáo; - Giàn giáo di động bị xê dịch do công nhân hoặc vật liệu ở trên sàn công tác gây ra; - Đặt giàn giáo trên nền không chắc hoặ bị nghiên; - Không dằn chặt giàn giáo với công trình như yêu cầu kỹ thuật; - Phương tiện lên xuống sàn công tác đặt tựa vào sườn giàn giáo. Chiều cao giới hạn: Yêu cầu kỹ thuật trước nhất đối với giàn giáo tháp là độ ổn định. Với loại giàn giáo tháp cố định dùng thi công trong nhà, để đảm bảo ổn định thì tỹ lệ giữa chiều cao giàn giáo so với chiều rộng chân đế không được quá 4:1. Với giàn giáo tháp dùng thi công ngoài trời, tỷ lệ này dùng cho loại cố định là 3,5:1 và cho lọai di động tối đa là 3:1. Tải trọng trên sàn công tác của giàn giáo cũng là nguyên nhân làm lệch trọng tâm và gây mất ổn định. Giàn giáo tháp cố định nếu đứng độc lập không nên để chiều cao tối đa vượt quá 12m. Nếu vượt quá thì giàn giáo phải được giằng thật chắc. Tương tự, giàn giáo di động không nên cao quá 9,6m nếu đứng độc lập, và 12m nếu được giằng với công trình. Kết cấu: Giàn giáo phải thẳng đứng, chỉ có một sàn công tác và được kê trên nền vững, ổn định. Với loại giàn giáo cố định phải có đủ ván làm chân đế. Kích cở các ván này phụ thuộc vào yêu cầu công việc nhưng phải giử sao cho khoảng cách giữa các trụ chống không dưới 1,2m. Giàn giáo di động nên dùng loại bánh xe có đường kính trên 125mm và được lắp chặt váo chân các trụ. Bánh xe nên có khóa hoặc phanh lắp liền với trụ chống và phải đảm bảo hoạt động tốt khi cố định giàn giáo.
  19. Sàn công tác: Sàn công tác cần có bố trí nắp đậy chổ đầu cầu thang lên xuống đề phòng công nhân có thể rơi qua đó. Nắp đậy phải có khóa ở cà hai vị trí mở và đóng, và có tay nắm để trợ giúp khi leo lên hoặc xuống. Loại giàn giáo này cũng phải có lan can và tấm đở như ở giàn giáo độc lập. Thang lên xuống nên đặt phía trong lòng giàn giáo để chống lật giàn giáo. Di chuyển: Không được di chuyển giàn giáo di động khi đang có người hoặc vật liệu ở trên sàn công tác. Chỉ được di chuyển giàn giáo bằng cách đẩy hoặc kéo trên các tấm chân đế, tuyệt đối không dùng xe để kéo. 5. Giàn giáo gác: Giàn giáo gác là giàn giáo có sàn công tác được gác lên những thang chử A hoặc những khung gấp có dạng tương tự. Kiểu giàn giáo này, dạng khung gấp cố định hoặc bất kỳ, chỉ được sử dụng cho những công việc thuộc loại nhẹ hoặc tạm thời ( hình 18). Khung gấp để kê chỉ được sử dụng cho chiều cao một tầng, và ván dùng làm sàn đứng phải có chiều rộng tối thiểu 430mm (băng chiều rộng hai ván sàn công tác của các loại giàn giáo khác). Sàn công tác đặt ở độ cao bằng 2/3 chiều cao của khung kê. Loại khung gấp cố định không được dùng cho việc kê chồng hai tầng lên nhau để thi công trên cao và phải lắp thêm lan can và tấm đở nếu độ cao sàn công tác lớn hơn 2m. Không được sử dụng giàn giáo gác ở những nơi mà người công nhân có thể rơi từ độ cao trên 4,5m. Cũng như các loại khác, giàn giáo gác cũng phải được kê đặt trên nền phẳng và vững để chống xê dịch. Khung kê phải được giằng thật chắc. Khoảng cách lớn nhất giữa hai khung (nhịp) là 1,35m nếu sử dụng loại ván dày 38mm làm sàn thi công và 2,45m nếu sử dụng ván dày 50mm. Cho phép để nhịp rộng nếu sử dụng các giàn chắc thay cho ván gỗ. Kiểm tra kỷ khung kê trước khi sử dụng và phải loại bỏ nếu có các chi tiết hư hỏng như giá đở gãy, bản lề vỡ hoặc hư hỏng, thiếu chốt hay bulông, bậc thang gảy, nứt. Những điểm cần nhớ: . Giằng giàn giáo vào công trình hay câu trúc cố định tại bất cứ chổ nào có thể. . Khóa bánh xe lại khi làm việc trên giàn giáo di động. . Không trèo lên giàn giáo di dộng khi chưa khóa bánh xe và chưa đặt giàn giáo trên nền vững. . Giảm thiểu tải trọng chất lên giàn giáo . Không để giàn giáo bên dưới đường giây điện. . Trước khi di chuyển giàn giáo di động cần xem xét trước các vật cản trên không. . Tránh sử dụng giàn giáo khi có gió mạnh hoặc trong điều kiện thời tiết xấu.
  20. 6. Giàn giáo treo: Giàn giáo treo được dùng phổ biến cho thi công các công trình cao nằm trên các đường phố đông đúc, hoặc những nơi không thể dựng và nếu dựng giàn giáo từ mặt đất sẽ không kinh tế. Giàn giáo treo có hai kiểu chính : - Giàn giáo treo bản lề hoặc độc lập - Giàn giáo treo kiểu nôi - Cả hai kiểu này đều được treo vào công trinh tại những nơi thuận tiện như dầm nhà, móc lan can - Những tai nạn điền hình xảy ra trên giàn giáo treo do các nguyên nhân sau: - Khó ra vào giàn giáo treo kiểu nôi; - Chi tiết chịu tải kém hoặc không phù hợp : - Dây treo hư hỏng; - Bảo trì kém. Những điều cần nhớ: . Không làm việc trên giàn giáo treo nếu chưa được huấn luyện chu đáo. . Không dùng dây treo giàn giáo để lên xuống sàn công tác. Ra vào giàn giáo: Thông thường, các lố ra vào tốt nhất là từ mặt đất hoặc từ trên mái. Nếu ra vào từ phía trên mái, phải có thêm các tay vịn lắp vào mái hoặc lan can để bổ trợ. Chỉ được ra vào sàn công tác từng người một. Dây treo: Để phòng tránh rủi ro có thể xảy tới khi dây treo hỏng, phải có thêm một cuộn dây thứ cấp trên đó có gắn thiết bị chống rơi. Ngoài ra, mọi dây treo phải được kiểm tra kỹ lưởng ít nhất là 6 tháng một lần. Sàn công tác: Sàn công tác hoặc giàn giáo treo kiểu nôi phải được giám định cẩn thận trước khi sử dụng và sau đó ít nhất mổi tuần một lan62. Phải ghi rõ tải trọng cho phép lên giàn giáo. Lắp đặt và huấn luyện: Khi sử dụng bất cứ loại giàn giáo treo nào đều phải có một chuyên gia có kinh nghiệm về giám sát thi công hướng dẫn. Việc lắp dựng giàn giáo cần thực hiện bởi người có kinh nghiệm. Người có thể làm việc trên giàn giáo treo phải là người được huấn luyện việc sử dụng các trang thiết bị của giàn giáo và các thiết bị an toàn. Người đó cũng phải có những hiểu biết thực tiễn về an toàn và nắm vững những thủ tục cấp cứu khi có tai nạn. Chú ý khi làm việc trên giàn giáo treo luôn phải mặc quần áo bảo hộ và phải thắt giây bảo hiểm. Thảo luận:
  21. . Bạn hiểu thế nào là giàn giáo? . Khi nào thì sử dụng giàn giáo thay cho thang? . Cần chú ý những gì khi cung cấp trang thiết bị an toàn cho việc lên xuống của công nhân và vật liệu . Giàn giáo đơn trụ hoặc đơn gióng khác giàn giáo độc lập ở chổ nào? . Những nguyên nhân chính gây ra tai nạn khi sử dụng giàn giáo và cần chú ý những gì để phòng tránh ? . Làm thế nào để đảm bảo độ tình trạng nguyên vẹn của giàn giáo trong suốt quá trình sử dụng ? . Những điều cần chú ý để đảm bảo độ ổn định của giản giáo tháp ? . Từ kinh nghiệm bản thân, hãy cho biết bạn đã thấy những loại giàn giáo không phù hợp và thiết kế an toàn nào đã được sử dụng ? . Những rủi ro và phương pháp loại trừ? VI. THANG: Hàng năm có rất nhiều công nhân bị chết và bị chấn thương nặng khi sử dụng các loại thang. Vì thang rất dễ kiếm và giá thành khá rẻ nên các hạn chế của nó rất dể bị bỏ qua. Từ đó, câu hơi đầu tiên đặt ra có thể tiến hành công việc an toàn hơn bằng cách dùng các thiết bị khác? Chẳng hạn nếu có một sàn công tác chắc chắn thì công việc sẽ được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn ? 1. Những mặt hạn chế: Nếu bạn sử dụng thang thì phải nhớ: - Chỉ cho phép từng người lên hoặc xuống thang; - Chỉ một người được làm việc trên thang; - Nếu đầu thang không được giằng chắc thì phải có hai công nhân cùng làm việc; một người làm việc trên thang và một người giử chân thang; - Chỉ được để một tay tự do; việc mang thiết bị hoặc các vật dụng khác lên thang là rất khó khăn và nguy hiểm, hơn nữa tải trọng phải rất hạn chế. Nhiều rủi ro có thể xảy ra đố với người ở dưới khi có vật rơi từ trên thang xuống; - Hạn chề việc di chuyển; - Phải đặt và tựa thang ở vị trí và bề mặt chắc chắn; - Hạn chế về độ cao khi dùng thang. 2. Buộc chặt thang:
  22. Hơn một nửa số tai nạn xảy ra là do thang bị trượt trên nền kê hoặc phần tựa. Vì vậy, thang phải được kê đặt trên nền chắc. Không được chèn thêm vào một bên chân thang vì lý do nền không phẳng. Trong trường hợp này, nếu có thể, hãy san bằng nền hoặc chôn chặt chân thang. Nếu nền đất xốp hãy sử dụng thêm ván để kê. Không được kê thang hoặc để toàn bộ trọng lượng thang dồn vào bậc dưới cùng, chỉ được dùng các bật trên và hai thành thang làm các điểm gia cố. Phần đầu thang phải tựa vào bề mặt chắc chắn có khả năng chịu tải tốt, nếu không thì phải có thêm gối đỡ thang. Nên giằng hoặc buộc chặt đầu thang hoặc có người giữ thang (hình 19); nếu không làm được như vậy thì phải buộc chân thang vào các cột chôn vào lòng đất hoặc sử dụng các bao cát ( hình 20). Trong trường hợp không thể giằng buộc được và không có gối đỡ thì bắt buộc phải có người giử chân thang khi người khác đang làm việc bên trên, song chỉ được áp dụng với các loại thang có chiều dài dưới 5m. Người giữ phải nắm mỗi tay vào một bậc thang và tỳ một chân lên bậc thấp nhất. Cần sử dụng các ván kê để chống trượt. 3. Sử dụng thang an toàn: Muốn sử dụng thang một cách an toàn cần phải chú ý những điểm sau: - Đảm bảo thang không chạm vào đường dây tải điện bên trên. - Các loại thang gỗ có các bậc dưới chằng gia cố để tăng cứng vững bằng kim loại thì nên để phía dây chằn xuống dưới, không thòi lên trên các bật thang. - Phần vượt lên so với điểm tựa đầu thang hay là so với bậc thang cao nhất tối thiểu là 1m. Nếu không, phải lắp thanh vịn chắc chắn ( hình 19) để đề phòng mất thăng bằng khi ra vào đỉnh thang. - Nên bố trí sao cho công nhân có thể bước qua chứ không phải trèo hoặc chui qua các lan can hoặc tấm đỡ. Khoảng cách giữa các lan can cũng như các tấm đỡ càng nhỏ càng tốt. - Không dùng thang quá ngắn so với yêu cầu; không được kê thang bằng gạch, các thùng gỗ hoặc thùng dầu để tăng tầm với của thang. - Góc kê thang an toàn vào khoảng 75° so với phương nằm ngang, tức là thang làm thành cạnh huyền một tam giác vuông có cạnh đáy là 1m, còn cạnh góc vuông kia 4m. - Quay mặt về phía thang khi trèo lên hoặc xuống. - Phải có đủ khoảng không ở phía sau các bật thang để đặt chân thoải mái. -Với các thang nối,chiều dài mối nối ít nhất là 2 bậc nếu tổng chiều dài là 5m, và ít nhất 3 bật với tổng chiều dài lớn hơn 5m (hình 21).
  23. - Thử nâng caovà hạ thấp chiều cao thang nối, đảm bảo các móc hoặc khóa nối chắc chắn trước khi trèo lên. - Lau sạch bùn đất hay dầu nhớt dính vào đế giày, dép trước khi trèo lên thang. - Nếu có thể, nên cho dụng cụ vào túi áo, quần hoặc các túi đeo trên người để bám được vào thang bằng cả hai tay (hình 21) -Không mang theo vật liệu khi lên xuống thang; nên dùng tời để kéo. - Nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn là do mất cân bằng và với quá xa, vì vậy không nên cố gắng với ra ngoài tầm với mà nên di chuyển vị trí của thang. Cần nhớ: Trước khi trèo lên thang, phải chắc chắn rằng thang đã được tựa chắc cả đầu và chân. Những điểm cần nhớ: . Đảm bảo thang đủ dài cho việc thi công. . Không cầm theo dụng cụ hay vật liệu khi lên xuống. . Chùi sạch đế giày, dép trước khi trèo lên thang. 4. Những điều cần chú ý khi dùng thang: Cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây để sử dụng thang được an toàn : - Thang cần phải được kiểm tra thường xuyên; những thang hỏng phải được loại bỏ. Kiểm tra nứt, gãy, vênh ở các thang gỗ, hư hỏng kết cấu ở thang kim loại. Kiểm tra những bậc bị lỏng, thiếu hoặc mọt. - Mỗi thang đều phải có ký hiệu nhận biết riêng. - Không để những thang chưa sử dụng trên mặt đất để đề phòng hư hỏng do thời tiết, nước hay những nhâ tố ảnh hưởng khác. Nên cất giữ thang trên các giá có mái che và nằm cách khỏi mặt đất. Thang dài trên 6m cần có ít nhất 3 gối đỡ chống uốn võng. - Không treo thang bằng cách móc vào cạnh hoặc bậc thang vì thang có thể bục. - Cất giử thang gỗ ở nơi thoáng gió, không có không khí nóng hoặc ẩm. - Bảo quản thang gổ bằng vec ni hay các chất bảo quản khác. Không nên sơn thang vì sơn ngăn cản hoặc hạn chế khả năng quan sát phát hiện những khiếm khuyết bên trong như nứt. - Thang nhôm cũng cần có lớp bảo vệ bề mặt chống các chất ăn mòn như axít hoặc các chất khác. Những điểm cần nhớ: . Thường xuyên kiểm tra thang trước khi dùng.
  24. . Loại bỏ các thang hư hỏng, đảm bảo sau đó các thang này được sửa chữa hoàn chỉnh. Nếu không thể sửa chữa được thì các thang này bắt buộc phải hủy bỏ. 5. Thang đứng: Thang đứng cần được trải căng ra trên bề mặt rộng nhất. Thang nên đặt ở bên phải vị trí làm việc. Không được đứng làm việc ở bậc trên cùng của thang nếu không có đủ chổ vịn tay. Dây, xích, chão dùng để giữ thang ở vị trí kéo căng cần phải có độ dài đủ, xếp đều, không rối. Nếu sử dụng thang đứng phía trước một cánh cửa, phải đảm bảo cánh cửa đó đã được mở và chèn chắc. VII. NHỮNG QUI TRÌNH NGUY HIỂM: 1. Công việc trên mái: Thi công trên mái nhà là một trong những nhóm công việc nguy hiểm nhất trong ngành xây dựng, nếu không cẩn trọng. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn là : . Ngã xuống từ rìa mái; . Ngã xuống qua các lỗ hổng trên mái; . Ngã do sập mái làm từ vật liệu giòn và dễ vỡ. Mặc dù phần lớn tai nạn xảy ra với những công nhân chuyên làm việc trên mái, song không hiếm những trường hợp xảy ra đối với công nhân lên tu tạo và dọn dẹp mái nhà. Để có thể làm việc an toàn trên mái nhà đòi hơi người công nhân phải có kiến thức và kinh nghiệm, cùng với những trang thiết bị đặc biệt. Trước khi bắt đầu làm việc, phải lên kế hoạch về hệ thống an toàn. Hết sức đề phòng để tránh việc công nhân có thể ngã từ trên mái xuống, hoặc nếu có xảy ra tai nạn thì mức độ nghiêm trọng của tai nạn đó cũng phải được hạn chế tối đa. Những biện pháp an toàn được đề ra dựa vào kiểu dáng mái và tính chất công việc. Mái phẳng: Mái phẳng là loại mái có độ dốc dưới 10°. Nếu mái nhà cao hơn 2m thì tất cả các lỗ hổng trên mái và rìa mái phải có lan can và tấm đỡ bảo vệ để tránh bị rơi từ trên cao xuống. Tiêu chuẩn lắp đặt lan can và tấm đỡ dựa trên những nguyên tắc đã được nêu cho giàn giáo ở chương 5 (hình 22 và hình 23). Cách xử lý lổ hổng trên mái là dùng các tấm đậy chắc chắn, có thể chịu tải trọng tốt và khó chuyển dịch. Các tấm đậy phải dày và được đánh dấu rõ ràng. Nếu rìa mái có gờ tường đủ chắc thì có thể chôn các thanh giàn giáo thông thường dể dựng lan can và tấm đỡ. Nếu không có thể dùng những tấm chịu lực đúc sẵn hoặc những khung thép ống hình tam giác có chu vi 2,4m và sử dụng các thanh giàn giáo được neo chặt vào mái hoặc các tấm chịu lực bằng bê tông để bảo vệ rìa mái. Mái dốc:
  25. Đối với tất cả các loại mái dốc có độ nghiêng trên 10° hoặc có độ cao trên 2m và dể trơn trượt đều cần có bảo vệ ở rìa mái. Những điểm cần nhớ: . Không được làm việc trên mái không có bảo vệ rìa mái . Trước khi làm việc, phải biết trước khu vực nào là phần mái giòn . Không được đi trên mái giòn . Phương tiện bảo vệ là các rào cản hoặc lan can đủ cao và chắc chắn để ngăn ngừa công nhân ngã xuống đất do trượt hoặc lăn ( hình 24). Ngoài ra nên đề phòng mái có thể gây trơn trượt do tính chất vật liệu làm mái, do rêu mốc hoặc do mưa, tuyết. . Nếu ngói lợp mái không đủ chắc để bám hoặc đứng, phải dùng các thiết bị phụ trợ như thang bò, ván, dù chỉ để kiểm tra mái hoặc làm việc trong một thời gian ngắn. Mái giòn: Bạn có thể kiểm tra độ giòn của mái trước khi đi qua mái nhà hoặc làm việc trên đó. Nhiều vật liệu lợp mái tạo ra cảm giác về độ an toàn cao và độ chịu tải trọng tốt, nhưng lại không thể chịu tải trọng tập trung khi đặt chân lên mái hoặc có thể vỡ nếu người đứng trên đó bị ngã xuống. Tấm lợo fibr xi măng đơn là ví dụ điển hình về những trường hợp vỡ bất ngờ. Bạn cũng không nên sai lầm khi tin vào độ vững của những đường viền dày giữa các tấm lợp. Ngoài ra, còn những loại vật liệu dể vỡ khác như sợi kim loại, tấm lợp chất dẻo gấp múi, ton6 múi dùng cho các mái nhẹ và những tấm lợp đơn không có gia cố. Đôi khi khó có thể nhận ra được độ giòn của một số loại tấm lợp do chúng đã được sơn hoặc phủ hắc ín lên, đặc biệt là những trường hợp đang được dùng để phủ hoặc sửa chữa mái. Khi nghi ngờ và phát hiện ra những mái dòn phải sử dụng ít nhất là hai thang lót hoặc thang mái để có thể đứng trên một thang và di chuyển trên thang kia. Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng ống máng hay các mái lân cận có phủ vật liệu giòn để làm phương tiện lên xuống. Trong những trường hợp này, lớp phủ hoặc lan can sẽ là những phương tiện hữu hiệu để phòng chống trượt hoặc vấp ngã. Nhớ phải dán các bản thông báo chú ý tại những nơi có mái giòn. Ván lót và thang mái: Ván lót và thang mái (hình 25 và hình 26) phải được thiết kế và chế tạo cẩn thận, và không được làm bằng gổ vụn. Ván lót phải dày ít nhất 38mm, dài không quá 380mm và được đặt chắc chắn. Phần neo và chóp kim loại ở đầu ván không được tựa thẳng đầu nhọn vào mái vì có thể gây vỡ mái. Phần đó phải được ngoắc vào bề dốc phía bên kia của mái hoặc được buộc chặt bằng dây thừng. Không được dùng những mái chìa hoặc ống máng làm chổ tựa thang vì chúng không đủ độ cứng vững. Thảo luận . Các kiểu tai nạn phổ biến khi thi công trên mái ? . Cần chú ý những gì để phòng chống các tai nạn đó ?
  26. . Trình bày các biện pháp phòng chống tai nạn do rơi từ rìa mái. . Các đặt điểm của những loại ván lót và thang mái tốt ? 2. Lắp đặt kết cấu thép: Việc lắp đặt các kết cấu thép và khung nhà thường liên quan tới các công việc trên cao cũng như dễ dẫn đến tai nạn ngã cao. Số thương vong trong những công việc lắp đặt kết cấu thép chiếm tỷ lệ cao nhất so với toàn bộ các công việc khác của ngành xây dựng. Vì thời gian làm việc tại mỗi vị trí trong lắp đặt kết cấu thép tương đối ngắn nên các giàn giáo rất ít khi được sử dụng. Nhiều công nhân lắp đặt do quá vững tin vào sự an toàn của bản thân, đã tiến hành công việc trong những tình huống nguy hiểm một cách không cần thiết. Lập thiết kế: Người công nhân phải nắm vững những nguyên tắc về an toàn trước khi làm công việc lắp đặt kết cấu thép. Những vấn đề về an toàn phải được chú trọng ngay từ khi thiết kế. Người lập thiết kế phải kinh qua thực tế công trường và hiểu biết những vấn đề có liên quan đến lắp dựng kết cấu thép như vị trí mối nối, khả năng đến được chổ nối, việc cố định sàn công tác, tải trọng liên quan tới công suất nâng của cần trục v.v Nhà thiết kế phải cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà thầu lắp đặt về những điều cần chú ý để đảm bảo sự ổn định của cấu trúc trong quá trình thi công. Ngược lại, nhà thầu phải đứ ra phương án lắp đặt để người thiết kế thông qua. Phương án thi công an toàn phải chỉ ra những khó khăn và rủi ro có thể có ảnh hưởng tới quy trình lắp đặt. Giám sát: Vì nhà sản xuất và người lắp đặt thường thuộc về những công ty khác nhau nên cần có người giám sát các công việc là người của nhà thầu chính để đảm bảo việc thực hiện các thủ tục, kiểm tra, giám định, kể cả việc đưa ra những yêu cầu và thay đổi. Công tác chuẩn bị: Việc lắp đặt kết cấu thép thường diễn ra ngay từ khâu đầu tiên của dự án, trước khi công trường được thu dọn và bố trí ngăn nắp; các loại vật liệu trên công trường vẫn còn năm ngổ ngang hoặ được di chuyển một cách lộn xộn. Điều đó gây khó khăn không nhỏ cho người qua lại, các phương tiện giao thông và các máy nâng chuyển. Để tạo điều kiện di chuyển tốt cho các phương tiện này cũng như cho các giàn giáo tháp hoặc di động, cần ưu tiên xây dựng trước phần bê tông của tang62 nền, lối đi lại và những nền kê cứng vững. Điều đó cũng có tác dụng tạo ra một công trường ngăn nắp và sạch sẽ. Cần bố trí mặt bằng kho bải chứa vật liệu sao cho xe cơ giới hoặc máy nâng chuyển có thể dễ dàng tiếp cận mà không sợ va đụng. Cần chỉ rõ trọng lượng vật nâng, đánh dấu những điểm có thể ngoắc dây cáp của cần cẩu vào để nâng vật đó nhằm tạo điều kiện an toàn cho hoạt động của các máy nâng
  27. chuyển, công nhân bốc vác hay cần trục. Nếu điều kiện cho phép thì nên gá thêm các tay cầm vào vật nâng. Phải luôn theo dõi dự báo thời tiết dể có kế hoạch làm việc thích ứng. Chú ý khi có gió mạnh, không nên sử dụng cần trục hoặc cho phép công nhân làm việc trên những khung thép hoặc trên những bề mặt ẩm ướt. Chốt định vị có vai trò rất quan trọng song lại thương bị đánh giá thấp. Chỉ cần những sơ xuất khi định vị, căn chỉnh và cân bằng sẽ dẫn tới mất ổn định công trình lắp đặt. Cần kiểm tra kỷ lưỡng trước khi bắt đầu tiến hành công việc. Khi bắt đầu xây dựng, cần xiết thêm nhiều bu lông vào những nơi tải nặng và phải có những cột chống gia cố đề phòng công trình có thể sập đổ. Nhiều sự cố sập đổ là do nguyên nhân thiếu cột chống hoặc di chuyển công trình khỏi vị trí cân bằng đả được bố trí trong thiết kế. Trong kế hoạch lắp dựng phải tính đủ số nhân lực, cột chống,dây giằng hay vật nổi cần thiết. Những điểm cần nhớ: . Việc giảm bớt số bu lông tại các mối nối nhằm tiết kiệm thời gian nâng chuyển là một hành động rất nguy hiểm. . Không làm việc khi có gió mạnh hoặc trên kết cấu ẩm ướt. . Khi lắp dựng bằng cần trục cần luôn nhớ gắn thêm hai tay cầm ở hai đầu cuối khung thép. Công nhân hương dẫn vị trí để đặt khung thép sẽ sử dụng các tay cầm này và phải đứng xa vị trí đáp tối thiểu là 5m. Phương tiện lên xuống vị trí thi công: Những thao tác nguy hiểm như trèo lên thanh thép trần, đi lại trên dầm, ngồi dạng chân hai bên dầm vẫn thương xuyên diển ra do thợ lắp đặt quá ỷ lại vào khả năng chuyên môn của mình. Nói chung không có gì khó khăn về mặt kỹ thuật hay thực tiễn ngăn cản thợ lắp đặt trên công trình sử dụng các phương tiện để hổ trợ cho công việc của mình. Trong phần lớn trường hợp, công việc được lập kế hoạch và vị trí thi công được thiết kế để bắt đầu từ dưới đất, sau đó nâng dần lên theo các bộ phận công trình rồi di chuyển sang vị trí khác bằng máy nâng chuyển. Thông thường nên lắp thêm thang trước khi lắp đặt kết cấu thép để trợ giúp cho việc lên xuống. Cần nên buộc chặt thang vào khung thép để tránh nguy hiểm cho người đứng trên đó khi thang di chuyển, ví dụ như di chuyển thang bằng cần trục sau khi đã được buộc chặt. Khi thiết kế dự án phải tính toán sao cho có thể cung cấp đủ phương tiện để đi lại giữa các vị trí trên khung thép như cầu thang và lối đi có lan can bảo vệ. Phương án ưu tiên trước hết là thiết kế lối đi lại tạm thời bằng các dàn gổ hoặc cầu thép có nhịp dài. Nếu thi công ở độ cao trên 6m (tương đương hai tầng nhà), bắt buộc phải có sàn tạm thời làm bằng các tấm ván ghép khít với nhau. Giàn giáo tháp và xe thang là những thiết bị làm tăng độ an toàn (hình 27), đặt biệt là khi đã có đủ đương di lại, có ván gia cố nền, sàn tạm thời và công trường quan đãng.
  28. Những điều cần nhớ: . Nếu bạn trèo hoặc đi lại trên thép trần sớm hay muộn bạn cũng sẽ bị ngã. . Dùng lưới an toàn, thắt lưng an toàn neo buộc vào những điểm thích ứng và sử dụng trang phục bảo hộ lao động sẽ làm giãm số thương vong rất nhiều, và tạo điều kiện làm tốt những công việc ở vị trí không thuận lợi ( hình 28 và hình 28a). Nên duy trì lưới an toàn thi công ở độ cao từ 2 tầng trở lên (hình 29) . Lắp đặt kết cấu thép liên quan đến rất nhiều thao tác bốc xếp, nâng chuyển vật liệu bằng tay. Các thao tác này có thể gây tổn thương cột sống hay những thương tật ở chân tay nếu công nhân không được huấn luyện chu đáo hoặc không dùng trang bị bảo hộ lao động thích hợp. Thảo luận: . Tại sao có nhiều sự cố gây tai nạn trong lắp đặt kết cấu thép ? . Trình bày những công việc cần làm để nâng cao độ an toàn trước khi bắt đầu công việc lắp đặt kết cấu thép. . Những nguyên tắc cơ bản đề phòng chống tai nạn lao động khi thi công lắp đặt kết cấu thép ? . Phải làm gì để tạo ra chổ làm việc an toàn ? . Những trang bị bảo hộ cá nhân nào cần sử dụng khi lắp đặt kết cấu thép ? 3. Thi công dưới nước: Ngã xuống nước chết đuối hoặc bị cuốn trôi khi làm việc dưới nước và cạnh môi trường nước là những rủi ro vẫn thường xảy ra. Ngay cả nếu bạn là người bơi giỏi thì vẫn cần phải đặt biệt chú ý những vấn đề sau: Đảm bảo sàn công tác phải được neo buộc chắc chắn và không có những chương ngại vật có thể gây vấp ngã như gạch ngói, kim loại, gỗ hay vật liệu. Lau sạch bề mặt chổ làm việc hoặc rải thêm các vật liệu tăng ma sát như muối, cát khi thấy có thể gây trơn trượt. Kiểm tra xem các lan can bảo vệ, tấm đỡ, thang lên xuống đã được gá đặt chắc chắn vào vị trí hay chưa. Luôn đeo mũ bảo hiểm – nếu bạn bị một vật bất kỳ rơi vào đầu và bị ngã xuống nước thì có thể coi như bạn đang ở trong một tình huống đặt biệt nguy hiểm. Mặc áo phao và đảm bảo đã được cài chặt. Dùng đầy đủ các lưới bảo hiểm và trang bị bảo hộ lao động đã được cung cấp. Kiểm tra các phao cứu hộ để có thể sẳn sàng hoạt động trong mọi trường hợp. Đảm bảo luôn có thuyền cứu hộ với người lái luôn ở tư thế sẳn sàng hoạt động khi có công nhân làm việc ở dưới nước. Trong trường hợp có thủy triều lớn hoặc dòng chảy xiết thì nhất thiết động cơ phải có bộ phận tự khởi động.
  29. Bạn phải nắm chắc các thủ tục phát tín hiệu cấp cứu và cứu hộ. Những điểm cần nhớ: . Không làm việc một mình dưới nước . Thường xuyên kiểm tra con số những người đang làm việc để kịp thời phát hiện người mất tích. Thảo luận: . Bạn sẽ hành động như thế nào nếu có người ngã xuống nước sâu hoặc chảy xiết. 4. Công việc đập phá, tháo dỡ: Những nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn trong khâu tháo dỡ là : - Chọn những phương án tháo dỡ không hợp lý; - Chỗ làm việc không an toàn. - Công trình đổ sập ngoài dự tính hoặc các công trình kế bên đổ do không gia cố. Lập kế hoạch và huấn luyện: Việc phá dỡ an toàn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kiến thức của bạn nếu bạn là đốc công, hoặc phụ thuộc vào tay nghề của bạn nếu bạn là công nhân phá dỡ. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều khâu phải được nhà quản lý thực hiện nghiêm túc trước khi cho phép công nhân làm việc. Việc phá dỡ phải được giám sát bởi những đốc công không chỉ có kinh nghiệm trong lĩnh vực phá dỡ mà còn phải hiểu biết những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng. Trước hết phải nghiên cứu tính chất vật lý và thiết kế của công trình cần phá dỡ để tìm phương án thích hợp. Dù công trình bằng bê tông, gạch, thép, hay gỗ thì bên trong nó cũng tập trung nhiều nội lực và ứng suất. Các lực và phản lực này công bằng khi công trình được hoàn thiện, tạo ra sự cân bằng và ổn định cho toàn bộ cấu trúc. Khi tập trung hoặc di chuyển các tải trọng sẽ tạo ra sự mất cân bằng cấu trúc đó và có thể gây sập đổ toàn bộ hoặc cục bộ. Một số công trình mới cũng có những vấn đề đặt biệt như kết cấu có ứng suất tập trung hoặc gia cường ứng suất trong quá trình thi công. Có thể tìm hiểu những vấn đề này bằng cách trao đổi với khách hàng hoặc với chính quyền địa phương. Từ đó đề ra phương án tháo dỡ có thuyết minh kèm theo bản vẽ hoặc phác đồ về quy trình phá dỡ, các yêu cầu về máy móc, thiết bị kể cả các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết. Phá dỡ là công việc nguy hiểm, có khã năng rủi ro cao, đòi hỏi công nhân thực hiện phải luôn luôn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân (PCB) như mũ, quần áo bảo hộ (xem chương 12). Trong quá trình làm việc phải có những phương tiện bảo vệ như mắt kính, mũ lưởi trai để phòng bụi, mảnh vật liệu hay bu long6, đinh vít rơi vào mắt. Tập sử dụng
  30. PBC là một phgần thiết yếu trong chương trình huấn luyện các nguyên tắc an toàn khi phá dỡ. Trước khi bắt đầu phá dỡ, tất cả những nguồn cung cấp năng lượng, điện, nước phải tạm thời ngừng hoạt động để ngăn ngừa rủi ro có thể xãy ra do điện giật, cháy, nổ hoặc úng lụt. Bố trí các phương tiện ngăn cản những người không phận sự vào khu vực đang thi công, ví dụ như dựng hàng rào vây xung quanh cao từ 2m trở lên. Những điều cần nhớ : . Lập kế hoạch phá dỡ và phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch đó . Phải có văn bản trình bày phưong án tháo dỡ Quy trình phá dỡ: Mục đích của quy trình này là tránh việc công nhân có thể rơi hoặc ngã từ trên cao xuống. Nói chung, một quy trình tốt là từ từ phá dỡ hạ độ cao công trình (ngược lại với quy trình xây). Song trong nhiều trương hợp, sẽ tiết kiệm và nhanh hơn nếu sử dụng thuốc nổ, bi gang treo trên cần cẩu, búa máy Những cách này đồng thời sẽ tạo ra một quy trình mà người thực hiện chỉ phải đứng ở dưới đất. Không được để lại những bức tường độc lập có thể đổ sập do gió mạnh, gây nguy hiểm cho mọi người. Không được chất đống những mảnh vụn lại có thể gây quá tải cho cấu trúc. Nên dùng băng trượt hoặc máng dốc để chuyển phế liệu vụn thay cho việc ném xuống dưới, ngay cả khi có thể ném xuống bãi trống.Tránh những trường hợp làm việc trực tiếp trên những công trình đang phá dỡ như đứng trên đỉnh một bức tường gạch. Làm như vậy có nghĩa là công nhân vừa không có chổ bám lại vừa không có chổ đứng chắc chắn. Trong trường hợp các công trình không đủ độ an toàn để làm việc trên đó nên dùng giàn giáo độc lập để hổ trợ ( hình 30). Đặt biệt giàn giáo có tác dụng rất tốt trong phần lớn những loại công việc phá dỡ những tường xây hoặc tường gạch. Khi đó, vật liệu bị phá dỡ sẽ rơi vào phiá trong lòng công trình. Các thùng lồng chuyên chở cá nhân hoặc các sàn công tác di động chạy bằng điện nên được sử dụng khi thi công trên cao. Đôi khi có thể cần đến lưới bảo hiểm và trang bị bảo hộ. Bình chứa và thùng kín: Một số quy trình thi công đòi hỏi những thiết bị nhiệt như hàn cắt có chứa nhiều vật liệu như cháy nổ, dẫn tới tử thương. Đảm bảo an toàn cho những thiết bị như vậy là tối cần thiết và công nhân phải tuyệt đối chấp hành nội quy làm việc. Thông thường dễ xác định bình rỗng khí hơn là bình còn khí thừa. Chuyện lửa cháy từ những phần khí còn dư trong bình vẫn thường hay xãy ra trên các công trường. Đối với loại bình có dung tích dưới 50m3 , người ta vẫn hay xả phần khí hóa lỏng và khí trong bình bằng cách mở van cho bay hơi. Song việc đó sẽ khó khăn hơn khi đối với loại bình chứa lớn . Vì vậy, bản chất và sự phân
  31. bố khí sẽ là nhân tố quyết định cho việc chọn giải pháp cắt bình chứa bằng gia công lạnh và gia công nóng. Những nhân tố có hại cho sức khỏe: Những nhân tố ảnh hưởng có hại cho sức khỏe và cơ thể thường xuyên xuất hiện trong công việc phá dỡ như bụi, khói độc sinh ra khi máy móc vận hành trong môi trường không thông thoáng, khí có mùi nặng rò rỉ từ các bình nhiên liệu hoặc môi trương làm việc chưa được dọn dẹp vệ sinh. Ngoài ra còn một số nhân tố khác như khói độc sinh ra khi hàn cắt vật liệu được sơn phủ bằng loại sơn kẽm hoặc sơn catmi sơn có chất chì. Việc hít phải khí độc hoặc bụi từ các hóa chất sinh ra cũng có tác hại lâu dài đối với con người. Vì vậy, trong thuyết minh phương án thi công phải có đánh giá mức độ nguy hiểm của công việc, có dự kiến các trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp, mặt nạ phòng độc và các phương tiện cấp cứu. Hít phải bụi từ các vật liệu có chứa amiăng là một mối nguy hiểm mà công nhân phá dỡ phải chịu nhiều hơn công nhân đang làm bất cứ loại công việc nào khác. Đặc biệt, laọi amiăng xanh là loại nguyên liệu được dùng phổ biến trong các loại sơn phun chống cháy hoặc cách nhiệt cho cột, trần nhà. Cần phải hết sức thận trọng để không làm ô nhiễm không khí và hít phải loại bụi này. Các loại vật liệu chứa amiăng cần được tẩy rửa và cách ly bằng một công đoạn khác do những công nhân đã được huấn luyện chu đáo, có đeo bình dưỡng khí mặc quần áo bảo hộ lao động thực hiện (xem chương 12). Nếu có thể thì việc tẩy bỏ chất amiăng nên dùng phương pháp ướt hơn là phương pháp khô. Nhà quản lý phải có những biện pháp an toàn đặc biệt để phòng chống loại bụi nói trên. Thảo luận: . Cần làm gì trước khi bắt đầu công việc phá dỡ ? . Những nguy hiểm phổ biến và cách phòng tránh ? . Những nhân tố đặt biệt có hại cho sức khỏe và cách phòng tránh ? 5. Không gian bị hạn chế: Những nguy hiểm: Hàng năm có rất nhiều tai nạn chết người xảy ra cho công nhân thi công trong phạm vi không gian bị hạn hẹp chưa được kiểm tra kỹ lưỡng về độ an toàn và thiếu các thiết bị an toàn cũng như cấp cứu. Trong nhiều trường hợp do trang thiết bị cấp cứu quá tồi đã xảy ra những thảm kịch dẩn tới cái chết cho cả người cần cấp cứu lẫn những người cứu hộ. Những ví dụ về không gian thi công hẹp phải kể tới những thùng xi téc kín chỉ có một lố ra vào, thậm chí trong đó có thể còn có các cống rãnh, lỗ khoan, ống dẫn Ngoài ra còn phải kể đến các tầng hầm hoặc những nơi làm việc thiếu không khí và thông gió. Bầu không khí làm việc sẽ trở nên nguy hiểm khi thiếu ô xy hoặc có mặt những loại khí cháy. Các loại khí này có thể bị thoát ra từ các nhà máy hoặc trong quá trình vận chuyển, rò rỉ từ các ống dẫn khí, bốc hơi từ xăng dầu hoặc từ các chất phế thải cuaq3 các nhà máy,
  32. khu chợ hoặc như khí CO2 sinh ra từ đá vôi. Những tác nhân này khiến cho công việc tiến hành tại các khu vực không gian hẹp trở nên nguy hiểm, ví dụ như sơn, dán nền, tẩy rửa nền bằng dung dịch. Những tai nạn kể trên có thể ngăn chặn được nếu công nhân và đốc công được huấn luyện chu đáo, nội quy ra vào nơi làm việc được kiểm tra và tuân thủ chặt chẽ. Người làm việc trong điều kiện không gian hẹp phải được huấn luyện chu đáo và phải có đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết. Cần phải ghi nhớ rằng môi trường thiếu ô xy có thể gây ngất xỉu, khí độc hại có thể gây khó chịu và chóng mặt, còn khí đốt có thể gây cháy, nổ. Những nguyên tắc bảo đảm an toàn: Những nguyên tắc sau đây cần đặt biệt chú ý trước khi bước chân vào làm việc tại nơi không gian bị hạn hẹp, không kể đó là loại công việc gì: . Không được vào làm việc nếu chưa được phép và chưa có sự hướng dẫn của đốc công; . Luôn phải có thiết bị để kiểm tra định kỳ không khí được người có trình độ điều khiển. . Không được vào làm việc nếu người giám sát chưa kết luận chỗ đó là an toàn; . Phải có thiết bị thông gió cưỡng bức để xua tan khí độc và cung cấp không khí trong lành; . Luôn phải có người giám sát tại nơi làm việc; trong trường hợp cần thiết công nhân phải tuân thủ yêu cầu rời khỏi công trường ngay lập tức rời. . Người công nhân phải được hướng dẫn và huấn lhuyện các nguyên tắc an toàn một cách chu đáo, kể cả cách sử dụng bình dưỡng khí để cấp cứu; . Các công nhân làm việc trong phạm vi bị hạn hẹp luôn phải mang đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và dây bảo hiểm phải được nối với khu vực bên ngoài nơi làm việc; . Phải có ít nhất từ hai công nhân trở lên cùng làm việc trong không gian hẹp. Một người đứng bên ngoài quan sát và cấp cứu hoặc hỗ trợ khi có tai nạn. Các phương tiện cấp cứu và cứu hộ phải luôn sẳn sàng hoạt động. . Bộ phận cấp cứu luôn phải ở trong trạng thái thường trực. Những người cứu hộ phải được phân công trách nhiệm cụ thể và hiểu rõ phần việc của mình. Ngay cả trong trường hợp tính mạng của mình bị đe dọa, nhân viên cấp cứu vẫn phải tiến hành các thủ tục cần thiết và không bỏ cuộc; . Khi làm việc dưới cống ngầm tại các đường phố hoặc khu vực công cộng, luôn phải có người đứng gác và có các bảng báo hiệu. . Người huấn luyện cách sử dụng trang thiết bị an toàn và cấp cứu phải là người có trình độ.
  33. Hình 31 minh họa một phần trong số những nguyên tắc trên. Thiết bị an toàn và cấp cứu: Những trang thiết bị sau đây phải được cung cấp đầy đủ khi tiến hành công việc trong không gian hạn hẹp : - Máy đo không khí (gồm bộ phận đo đặc biệt và đèn); - Hai bộ trang phục bảo hộ và dây chão đủ dài (so với địa điểm nơi sẽ tiến hành thi công) - Đèn cầm tay hoặc đèn an toàn chuyên dùng trong môi trường có chứa chất khí dễ cháy; - ít nhất là một bộ bình dưỡng khí phù hợp (bình, van và bộ lọc) và một bộ máy hô hấp cấp cứu; - Thiết bị cấp cứu; - Bình cứu hỏa - Thiết bị xin cứu hộ phát tín hiệu bằng âm thanh; - Thiết bị hồi sức; - Phương tiện liên lạc với người bên ngoài. Những điểm cần lưu ý: . Không làm việc một mình ở nơi không gian hẹp. . Không được dựa vào cảm giác chủ quan để đánh giá bầu không khí ở đó có nguy hiểm hay không. . Không được dùng ô xy để làm tan khói hoặc các chất khí nếu tại nơi đó có các nguồn dễ gây cháy. Thảo luận: . Theo bạn, những loại công việc nào trong xây dựng có điều kiện không gian hẹp và môi trường không khí nguy hiểm. . Bạn đã bao giờ làm việc ở nơi không gian hẹp chưa? . Đó là những nơi nào và những nguyên tắc nêu trên có được tuân theo không? . Khi thấy một công nhân bị ngã xỉu tại nơi làm việc có không gian hẹp, bạn sẽ làm gì? 6. Đóng cọc: Những điểm cần chú ý chung: Sau đây là những điểm quan trọng cần chú ý do có một số rủi ro thường gặp phải trong các dạng thi công đóng cọc: - Người điều khiển máy đóng cọc phải trên 18 tuổi và được đào tạo cẩn thận.
  34. - Trước khi đóng cọc, phải định vị rõ các công trình ngầm và bảo vệ chúng một cách an toàn; cần phải xác định để tránh các hầm ngầm, nguồn nước ngầm và hoặc các điều kiện địa tầng có thể gay6 nguy hiểm cho công việc thi công . - Phải có nền vững hoặc tấm đệm cho các cần trục. - Khi thi công đóng cọc phải đội mủ bảo hiểm, phương tiện bảo vệ mắt, tai nếu cần thiết. - Các máy móc, thiết bị nâng phải qua kiểm tra kỹ lưỡng và được phép sử dụng. Những máy móc đó cũng phải có tải trọng và công suất đáp ứng được yêu cầu thi công. - Đặt biệt chú ý đề phong hư hỏng cơ cấu nâng do sa xuống hố. - Máy nâng để đưa công nhân lên xuống phải có tay hãm, cơ cấu hạ phải hoạt động bằng điện. Thùng lồng đưa công nhân lên xuống phải thiết kế chắc chắn, không thể xoay hoặc lật úp. - Công nhân đóng cọc nên yêu cầu nhà thầu cung cấp đầy đủ thuyết minh trong đó nêu rõ những điểm cần chú ý, liên quan đến kiểu đóng cọc mà họ phải làm. - Bản thuyết minh cũng phải đề cập đến việc đào tạo và cung cấp thông tin cho đốc công hoặc người điều hành. Những điểm cần lưu ý: Trong quá trình thi công luôn phải mang theo đầy đủ trang bị bảo hộ cá nhân Cọc nhồi: Có những trường hợp công nhân phải xuông kiểm tra hoặc làm sạch lỗ khoan. Lúc đó trước khi xuống cần nắm vững những nguyên tắc sau : - Đương kính lỗ khoan tối thiểu là 75cm; - Lỗ khoan cũng được coi là nơi có không gian hẹp, vì vật cần phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp đã được hướng dẫn nhằm tạo ra một khoảng không an toàn. - Các chất phế thải trong quá trình khoan phải được để xa khỏi lỗ khoan; - Phải có các thiết bị chuyên dụng được thiết kế chắc chắn và chống xoay như thùng lồng, xích để đưa công nhân xuống. Nguồn điện cung cấp cho thiết bị nâng luôn phải được duy trì khi có công nhân làm việc dưới lỗ khoan. - Trong quá trình làm việc dưới lỗ khoan công nhân luôn phải mang trang bị bảo hộ. - Tất cả công nhân đều phải được huấn luyện để nắm vững các thủ tục cấp cứu khi làm việc dưới lỗ khoan sâu. Việc huấn luyện phải được tiến hành một cách thường xuyên. - Nên bố trí người quan sát bên trên trong suốt quá trình thi công dưới lỗ khoan, dùng điện hạ thế để đảm bảo an toàn.
  35. - Trong trường hợp có thể, tốt nhất nên thay thế công nhân vào trong lỗ khoan bằng các camera hoặc các thiết bị kiểm tra từ xa. Thảo luận: Những mối nguy hiểm trong quá trình thi công đóng cọc và cách khắc phục VIII. XE CƠ GIỚI: 1. Các nguyên nhân tai nạn: Nguyên nhân sâu xa của các tai nạn tại các công trường là không lập ra được một hệ thông làm việc an toàn và huấn luyện công nhân tuân thủ hệ thống đó. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất của các tai nạn thường là do một hay nhiều yếu tố sau đây: - Kỹ năng lái xe kém kết hợp với tầm nhìn hạn chế khi trở đầu - Bất cẩn hoặc phớt lờ những điều kiện đặc biệt nguy hiểm như là làm việc cạnh miệng hố hoặc dưới đường dây tải điện. - Chở những người không phận sự. - Xe máy bảo dưỡng tồi - Quá tải hoặc chở cồng kềnh - Công trường ùn tắc - Hệ thống giao thông kém - Thiếu đường giao thông kèm theo mặt đường không bằng phẳng và nhiều mảnh vụn ngổn ngang. 2. Những điều cần chú ý về an toàn: Trong giao thông có thể có các loại xe tải, xe ben, máy kéo, xe goòng và một số loại xe đẩy nhỏ. Đển trở thành lái xe tốt, bạn phài được đào tạo cẩn thận. Luôn nhớ mang theo bằng lái khi lái xe vào đường lớn, nhiều người qua lại. Ngoài ra các lái xe cũng nên luôn mang theo bằng lái trong mọi trường hợp. Các lái xe cần được huớng dẫn để xử trí tốt các tình huống, ví dụ không lái cắt ngang qua sườn dốc. Đường sá phải được thiết kế bằng phẳng, có các biển báo phòng tránh nguy hiểm như đường dây tải điện bên trên hay đường dốc. Nên áp dụng loại đường một chiều tại những nơi có thể. Hạn chế tốc độ, giảm tốc độ phù hợp với điều kiện công trường và gần những nơi đang thi công. Nếu xe cộ bắt buộc phải qua lại những chỗ có công trình hay đường dây tải điện trên không, cần có những biển báo dạng cột khung ( Hình 32). Barie ngăn đường cần làm bằng vật liệu cứng, tốt nhất là gỗ ván và sơn hai màu tương phản theo qui ước về tín hiệu. Nếu là đường dây tải điện thì phải có barie ở cả hai bên và cách nhau tối thiểu là 6m. Nếu có cần trục họat động bên dưới đường dây điện, tốt nhất nên liên lạc trước với công ty cung cấp để cắt nguồn điện trong thời gian cần trục vận hành.
  36. Công nhân thường hay bị xe cán phải khi xe lùi và người tài xế không quan sát được hết phía sau. Vì vậy nên có thêm một người hướng dẫn trở đầu xe và tài xế phải luôn giữ người đó trong tầm nhìn. Nếu không có, tài xế buộc phải xuống xe quan sát xem phía sau có quang đãng hay không, sau đó, trước khi trở đầu hoặc lùi xe, phải có tín hiệu báo trước bằng âm thanh. Nhiều loại xe cơ giới hiện đại có loại còi phát âm riêng khi quay đầu, song không được quá ỷ lại vào các thiết bị như vậy. Các xe cộ khi chưa làm nhiệm vụ nên tắt máy và cài số không nếu không đỗ trên đường dốc, kéo phanh tay để hãm xe; nếu xe đỗ trên dốc, bánh xe phải được chèn kĩ. Cơ cấu thùng đổ vật liệu nên đặt ở vị trí thấp nếu xe đang tắt máy, tuy nhiên trong một vài trường hợp nếu phải để ở vị trí cao thì phải buộc chặt các vậ liệu để tránh bị rơi ra ngoài. Những điểm cần nhớ: . Giữ xe ô tô sạch sẽ, gọn và không để dụng cụ hay vật liệu lên ca bin làm hạn chế sự điều khiển. . Hạn chế tốc độ . Không chuyên chở những người không có phận sự vào công trường . Không lái cắt ngang qua sườn dốc . Trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, tài xế và công nhân bốc vác hay bị chấn thương ở chân, vì vậy nên đi ủng hoặc giày bảo hộ. Bảo dưỡng xe cơ giới gồm ba khâu chính: - Hàng ngày tài xế phải kiểm tra nước trong két (W), dầu nhớt (O), nhiên liệu (F), đèn (L), bơm bánh (I), phanh (B). để dễ nhớ chỉ cần thuộc cụm từ WOFLIB; - Thợ máy kiểm tra hàng tuần; - Bảo dưỡng định kỳ theo yêu cầu của nhà sản xuất. - Sau khi bảo dưỡng hoặc sữa chữa phải có biên bảng và lưu giữ cẩn thận 3. Quay đầu: Các trường hợp xe cộ rơi xuống hố vẫn thường xảy ra do xe đến quá gần hố gây sụt thành hố, hoặc khi xe trút vật liệu thì lái xe lùi quá sát mép hố và phanh không kịp. Việc sử dụng các thiết bị an toàn cần thiết như rào cản, biển báo dừng xe hoặc người hướng dẫn là cần thiết (xem chương 4). Các xe cơ giới dùng trong xây dựng thường không cân bằng và không dễ bị lật, vì vậy cần chú ý không cua gấp với tốc độ cao. Các xe kéo và xe nâng nên có bộ phận bảo hiểm cho người lái đề phòng các vật từ trên cao rơi xuống đầu hoặc bị văng ra khỏi xe khi trở đầu xe Ghi nhớ: Nếu xe bị đổ, người ngồi nguyên trên xe và đừng cố tìm cách nhảy ra khỏi xe. 4. Tải trọng hàng:
  37. Hàng chất lên xe nên phân bố đều tải trọng và neo buộc cẩn thận. Không chứa hàng ở những bộ phận mà không được thiết kế cho mục đích chịu tải. Nếu có những phần thòi ra, bắt buộc phải có tín hiệu bằng cờ. Nếu tải không đều sẽ gây mất thăng bằng khi cua hoặc phanh, và nếu hàng hóa không neo buộc chặt sẽ bị xốc hoặc rơi ra ngoài khi xe chạy. Bộ phận thùng đổ của xe ben phải đặt ở vị trí thấp khi xe chạy. Chương trình huấn luyện cho lái xe phải bao gồm cả việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, vật liệu. Những điểm cần lưu ý: . Nên dùng bậc để lên xuống, nếu không thì dùng bánh xe. Không nên nhảy từ trên cabin xuống đất. . Không lên hoặc xuống khi xe đang chạy Thảo luận: . Những nguyên nhân cơ bản của các tai nạn do xe cộ gây ra? . Có thể bổ sung thêm những biện pháp nào vào những phương thức trên để phòng chống tai nạn? IX. VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU: 1 Cần trục: Trước khi sử dụng cần trục trên công trường, nhà quản lý phải cân nhắc một số vấn đề sau: - Khối lượng, kích cỡ và kiểu dáng vật nâng ; - Tầm với xa nhất và bán kính công tác; - Các yếu tố cản trở công tác nâng như đường dây điện trên không, tình trạng công trường và kiểu nền; - Nhu cầu đào tạo người điều khiển thiết bị và người làm hiệu. Lắp đặt: Cả hai việc lắp đặt và tháo dỡ cần trục phải do những công nhân lành nghề thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của các đốc công có trình độ và kinh nghiệm. Phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của nhà sản xuất. Báo hiệu: Người điều khiển cần trục và người báo hiệu phải trên 18 tuổi, đã qua đào tạo và có đầy đủ kinh nghiệm. Phải luôn có người làm hiệu hoặc có hệ thống ýin hiệu hướng dẫn như máy điện thoại để phòng người điều khiển không quan sát được vật nâng. Các tín hiệu thông báo bằng tay phải rõ ràng và riêng rẽ và cần tuân theo một quy tắc thống nhất ( Hình 33). Nâng quá tải:
  38. Khi đốc công hoặc người điều khiển thiết bị nâng không ước tính trước được khối lượng vật nâng, mà điều này dể xãy ra với các vật nâng không có hình dạng chuẩn, dẫn tới tình trạng nâng quá tải, làm cho nhiều bộ phận cơ cấu nâng phải làm việc vượt quá công suất cho phép. Nếu không được đào tạo đầy đủ, người điều khiển có thể hạ vật nâng xuống với tốc độ cao rồi hãm đột ngột làm gãy cần trục. Mọi cần trục đều phải ghi rõ tải trọng cho phép và khi vận hành không được vượt quá giới hạn đó. Trường hợp cần trục có cần nâng hoạt động được ở nhiều tầm bán kính khác nhau thì cứ mỗi bán kính công tác của cần nâng phải có tải trọng cho phép tương ứng. Cáp và pu li cũng phải có những ghi chú như vậy. Thiết bị báo ngưỡng tải trọng: Mọi loại cần trục đều phải có bộ phận tự động báo ngưỡng tải trọng an toàn để báo động người điều khiển, thường là bằng đèn báo khi tải trọng sắp đạt tải trọng cho phép, và chuông hoặc còi báo hiệu cho người điều khiển và những người ở gần khi tải trọng vượt qua giới hạn cho phép. Bộ phận phát tín hiệu chỉ là thiết bị phụ trợ chứ không có tác dụng đảm bảo cho việc vận hành nâng chuyển được an toàn, ví dụ chúng không tính đến ảnh hưởng của sức gió và điều kiện nền xốp. Không nên nâng vật nâng lên hết tầm nâng ngay nếu biết chắc hoặc cho răng tải tải trọng nâng gần bằng tải trọng giới hạn. Trong trường hợp này, trước hết hãy nâng vật nâng lên một đoạn ngắn rồi dừng lại để kiểm tra độ ổn định của máy nâng trước khi tiếp tục nâng. Ghi nhớ rằng khi vật nâng bị đung đưa hoặc hạ xuống với tốc độ cao thì bán kính cần nâng sẽ có thể tăng lên ngoài dự tính do cần nâng bị uốn cong. Có một số loại thiết bị báo động cũng đồng thời là bộ ngắt tải. Tuyệt đối không được bỏ qua tín hiệu báo nâng vật nâng quá tải. Những điều cần ghi nhớ: . Nếu không thể thường xuyên giữ vật nâng trong tầm mắt, phải có người làm hiệu. . Khi cố gắng giải phóng hàng tồn đọng vẫn phải ghi nhớ mức tải trọng cho phép. Kiểm tra và bảo trì: Cần trục là loại thiết bị mà những hư hỏng của nó như mòn, nức thường khó phát hiện, ví dụ sự mỏi kim loại ở bu lông và các bộ phận tương tự. Cần phải có nhân viên có trình độ kiểm tra và vận hành thử trước khi sử dụng máy nâng, sau đó cần thường xuyên kiểm tra định kỳ theo quy định của nhà nước. Phải tuân thủ các chỉ định về kiểm tra và bảo dưỡng của nhà sản xuất, mọi hư hỏng và khiếm khuyết phải được báo cáo lại đầy đủ cho đốc công. Tuyệt đối không sử dụng những cần trục có vấn đề không an toàn. Những chi tiết nhạy cảm của cần trục là cáp kim loại, phanh và các thiết bị an toàn. Dây cáp chóng bị mòn do tiếp xúc thương xuyên với tang tời. Phanh vì được sử dụng liên tục nên cần thường xuyên kiểm tra định kỳ, hiệu chỉnh hoặc thay mới. Các thiết bị báo ngưỡng tải trọng và thiết bị an toàn như ngắt tải tự động và các bộ ngắt tự động khác cũng rất nhạy cảm với hư hỏng trong điều kiện công trường và có những lúc tự ngắt một cách bừa bãi.
  39. Xe cẩu: Xe cẩu có thuộc tính cố hữu là không ổn định va rất dễ bị lật nếu làm việc trên nền không phẳng hoặc nghiêng. Ghi nhớ rằng trời mưa có thể làm cho nền nhão, và tình trạng công trường không bằng phẳng sẽ khiến cho xe làm việc quá tải ngoài dự tính. Với kiến thức mà bạn đã được học để trở thành một người điều khiển xe cẩu, bạn cần hiểu rõ những mặt thuận lợi và hạn chế của các khung chống lắp thêm vào xe (Hình 34), và ý thức được những rủi ro có thể xảy ra nếu không sử dụng thiết bị này. Cẩu ở ngoài trời sẽ gặp khó khăn hơn nhiều và thậm chí nguy hiểm do có gió. Phải đảm bảo đủ không gian hoạt động cho cần trục, không gian bố trí đối trọng, hàng rào tách biệt đường giao thông và những công trình cố định như tòa nhà. Không để bộ phận nào của xe cẩu hoặc vật nâng cách đương dây điện dưới 4m. Tất cả mọi cần cẩu phải có loại móc treo an toàn để phòng vật nâng bị tuộc ra khi gặp chương ngại vật trong quá trình nâng (Hình 35). Những điểm cần ghi nhớ: . Cần cẩu phải có móc treo an toàn. . Phải có đủ không gian hoạt động cho cần nâng. . Đảm bảo không có đường ống thoát nước dưới lòng đường. Cần trục tháp: Để chống lật cho cần trục tháp, phải có đối trọng, vật dằn hoặc neo chắc cần trục xuống nền. Nếu là loại cần trục chay trên đường ray thì tuyệt đối không được dùng chính đường ray làm neo. Do vật dằn có thể thay đổi, vì vậy cần có biểu đồ đối trọng hoặc vật dằng để kiểm tra khi lắp đặt cần cẩu và sau khi có thời tiết xấu. Cần đảm bảo không để vướng dây tời hoặc xích nâng vào các phương tiện lên xuống, thang dẫn, máy móc Vật nâng phải được nâng cẩu lên theo đường thẳng đứng vì nếu không, cần trục có thể bị lật. Không được nâng những bề mặt rộng khi có gió. Cần trục tháp phải được bố trí sao cho cần nâng không có tải khi có gió to và khi quay tự do 360 X xung quanh tháp. Nhà sản xuất phải ghi chú rõ tốc độ gió tối đa có thể cho phép sử dụng cần trục tháp an toàn. Sử dụng cần cẩu để phá dỡ: Một trong những phương pháp phá dỡ được sử dụng rộng rãi là dùng một bi thép đúc hoặc một khối tải trọng treo lr6n cần nâng của cần cẩu. Theo thiết kế, cần cẩu không chịu được những xung lực mạnh có thể xuất hiện khi dùng bi phá, vì vậy nếu muốn áp dụng phương pháp trên thì chỉ được phép thả cho tải trọng rơi tự do theo phương thẳng đứng để đập vỡ các kết cấu như tấm bê tông. Tuyệt đối không được dùng cần nâng đung đưa bi để phá.
  40. Máy xúc có thiết kế cho những thao tác kéo và đẩy có xung lực lớn nên rất phù hợp với ứng dụng trên nếu ta chuyển đổi máy xúc thành cần trục. Tuy nhiên cần chú ý những hướng dẫn của nhà sản xuất về tải trọng có thể lắp thêm vào máy như bi thép hoặc những vật khác. Tốt nhất là trọng lượng bi phá không nên nặng quá 33% của giới hạn tải của máy và không vượt quá 10% giới hạn dưới ứng suất kéo của dây cáp. Mỗi ngày phải kiểm tra tất cả các bộ phận máy hai lần và áp dụng một chế độ bảo dưỡng đặc biệt. Công nhân điều khiển phải quen thuộc với công việc phá dỡ bằng bi và có kết cấu bảo vệ như kính hoặc lưới chắn bằng kim loại. Các thiết bị nâng được sử dụng như cần cẩu: Một số loại máy móc khác như máy xúc, máy cày, xe nâng chuyển có thể sử dụng tương đương cần cẩu khi chúng vận chuyển các vật nâng bằng dây cáp. Những chú ý đối với loại này cũng được áp dụng chung với các xe cẩu đã nói tới trong mục trên, mặc dù nói chung các thiết bị báo giới hạn tải và bán kính công tác thường không phải lắp thêm nếu tải trọng vật nâng không quá 1 tấn. Tuy nhiên, đối với loại tải trọng nào cũng cần đảm bảo có máy có thể cẩu an toàn và có thể hạ vật nâng vào đúng vị trí mong muốn. Dây cáp và chão: Chỉ được sử dụng các dây cáp và chão có đầy đủ những ghi chú về mức tải trọng cho phép. Cần làm cùn hoặc đệm các cạnh sắt cũa vật nặng để chống hư hỏng dây và đảm bảo vít chặt các đệm kẹp. Ghi nhớ: Phải đảm bảo vật nâng đã được buộc chặt. Thảo luận . Hãy mô tả một cần trục ? . Sử dụng cần trục trong những điều kiện nào của công trường là không an toàn ? . Những thiết bị an toàn nào được dùng cho cần trục ? . Những loại máy nâng nào phải kiểm tra và chạy thử ? . Những công việc phải làm khi kiểm tra và thử máy ? . Sau bao nhiêu lâu lại nên thử và kiểm tra tiếp ? 2. Thang máy chở hàng: Thang máy chở hàng để nâng các vật liệu hay thiết bị lên độ cao thi công là thiết bị nâng chuyển cơ khí thông dụng nhất trong xây dựng. Cờu tọa của nó bao gồm một sàn công tác, một cơ cấu nâng bằng tời, hoặc cơ cấu bánh răng – thanh răng có động cơ và hộp số gắn trên sàn. Mối nguy hiểm chính của loại cơ cấu này là ngã xuống giếng than từ sàn chở;
  41. bị thang hay các bộ phận chuyển động khác va đụng vào; hoặc bị vật liệu từ trên thang rơi vào đầu. Lắp đặt: Lắp đặt, nâng cấp và tháo dỡ thang máy là công việc chuyên môn và chỉ được tiến hành khi có người giám sát đủ trình độ. Trụ, tháp thuộc phần tĩnh của thang phải được buộc chắc vào công trình hoặc giàn giáo và phải đặt thẳng đứng để chống tập trung ứng suất trên tháp, làm xô lệch và rung sàn. các thang máy lưu động chỉ nên dùng tới độ cao công tác tối đa là 18m nếu nhà sản xuất không chỉ định giới hạn cho phép lớn hơn. Hàng rào: Cần có rào cản chắc chắn trên mặt đất với chiều cao tối thiểu là 2m vây quanh thang và có cửa ra vào (Hình 36). Những phần còn lại của giếng thang cũng cần rào lại (chẳng hạn bằng lưới thép) với suốt cả chiều cao đủ để giử lại các vật liệu rơi xuống bên trong khu vực được rào. Tại những điểm đáp cũng phải có cửa ra vào và chỉ được mở ra khi cần xếp, dỡ vật liệu. Các thiết bị an toàn: Thiết bị hãm hành trình được đặt tại ngay sát vị trí công tác cao nhất của thang hoặc gần đỉnh trụ đỡ. Một thiết bị hãm khác cũng được lắp thêm để phụ trợ cho sàn nâng trong trường hợp chất đầy vật liệu mà dây chảo hoặc bánh răng tải bị trục trặc. Khi thang ở vị trí thấp nhất, tối thiểu phải còn 3 vòng dây trên tang tời. Vận hành: Người điều khiển thang máy phải trên 18 tuổi và được huấn luyện chu đáo. Để ngăn người điều khiển không làm cho thang chạy khi đang có người khác xếp, dỡ vật liệu, nên bố trí hệ thống điều khiển sao cho chỉ có thể điều khiển thang từ một vị trí. Cần bảo đảm từ vị trí đó, người điều khiển có thể quan sát được toàn bộ các điểm đáp của thang một cách thông suốt. Nếu không thể bố trí được như vậy thì phải có hệ thống tín hiệu hoạt động trong quá trình xếp và dỡ vật liệu ra khỏi thang. Phải có phương tiện bảo vệ ở trên đầu người điều khiển thang, vì thông thường vị trí làm việc của họ là ở dưới đất. Tải trọng: Sàn nâng phải có ghi chú rõ mức tải trọng cho phép và không được chở quá tải. Không nên xếp thành đồng quá đầy; các xe đẩy không được chất quá đầy và bánh xe của chúng phải được chèn hoặc buộc cẩn thận để không bị di chuyển trên sàn thang khi thang đang hoạt động. Không chuyên chở gạch và những vật liệu vụn trên sàn nâng không có thành chắn xung quanh. Không được dùng loại thang này để chở người, đồng thời có biển báo cấm mọi người dùng sàn nâng vật liệu để lên xuống. Chở người: Thang máy chở người phải được chế tạo và lắp ráp đặc biệt như có thiết bị khóa cơ khí và điện liên động lắp trong thang và tại các điểm đáp. Kiểm tra và chạy thử:
  42. Sau khi lắp đặt, mọi thang máy phải được kiểm tra và chạy thử, đặc biệt là đối với các thiết bị hãm và hạn chế hành trình. Sau đó phải có người có năng lực kiểm tra và lập biên bản hàng tuần. Những điểm cần nhớ: . Khi chất tải vào thang, chú ý quay các tay cầm của xe đẩy về phía cửa dở vật liệu. . Tuyệt đối không lên xuống bằng loại thang chở vật liệu. . Khi không xếp hoặc dở vật liệu phải đóng các cửa ra vào tại các điểm đáp. . Chờ thang dừng hẳn tại điểm đáp trước khi bước vào bên trong. 3. Tời và puly: Những nguyên nhân gây tai nạn: Tời và puly là những phương tiện khá phổ biến và rẻ, dùng để nâng các vật nhỏ ở những cự ly hạn chế. Những tai nạn phổ biến thường xảy ra khi : . Dầm treo puly chỉ tựa trên một điểm. Yêu cầu tối thiểu là phải gối lên hai điểm ( Hình 37); . Dây chảo không được nối chặt với móc an toàn. Những móc được uốn từ thanh giằng là rất nguy hiểm; . Xô hoặc các vật nâng va đập vào làm bung các bộ phận giàn giáo, công trình; . Tải trọng nâng quá lớn hoặc không được buộc chặt; . Giá đặt trên mái không có bộ phận neo dằn chắc để chống lật; hệ số an toàn tối thiểu phải bằng 3. Các biện pháp an toàn: Cần chú ý những nguyên tắc sau: . Nếu nâng chất lỏng bằng xô, phải luôn có nắp đậy; . Luôn đi găng tay bảo hộ khi nhất xô lên; . Nếu độ cao đặt puly trên 5m, nên có cơ cấu bánh cóc hoặc ngạc; . Nếu puly được treo gần rìa mái hoặc sàn, phải có lan can và tấm đỡ; . Nếu có hai người trở lên cùng thao tác nâng, nên có người hướng dẫn để bảo đảm phối hợp nhịp nhàng. Ghi nhớ: Đảm bảo buộc chặt vật nâng 4. Nâng chuyển bằng tay: Dùng tay nâng chuyển vật liệu thô hay các bộ phận cấu thành công trình là một phần công việc không thể thiếu trong quá trình xây dựng. Nhiều công nhân làm công việc nâng
  43. chuyển hoặc khuân vác các vật nặng bằng tay trong phần lớn thời gian làm việc. Nâng chuyển bằng tay là nguyên nhân phổ biến thứ hai (sau ngã) gây ra tai nạn trong xây dựng. Nâng chuyển bằng cơ khí có thể đảm bảo cho công việc tiến hành trôi chảy hơn, tránh sự chậm trể và hư hỏng. Cũng trong công việc nâng bằng tay, công nhân có thể áp dụng kỹ thuật và phát huy sáng kiện để nâng cao hiệu quả với giá thành rẻ. Những giải pháp “rẻ tiền” này rất thường xuyên nảy ra do nhu cầu thực tế công trường và kinh nghiệm bản thân. Có ba câu hỏi quan trọng mà bạn phải trả lời khi bắt đầu giải quyết vấn đề an toàn trong công việc nâng chuyển vật liệu bằng tay: - Việc nâng chuyển bằng tay đó có thể thay thế bằng các thiết bị cơ khí không? - Có thể giảm khối lượng vật nâng không? Vật nâng có hình dạng phù hợp với nâng chuyển bằng tay không? - Bạn đã được huấn luyện những phương pháp thích hợp để nâng chuyển hoặc khuân vác bằng tay chưa? Khuân vác: Khoảng một phần tư số chấn thương trong công việc là sinh ra khi khuân vác bằng tay, trong đó phần lớn là tác động căng thẳng lên các bộ phận tay, chân, bàn chân và lưng. Nhiều công việc xây dựng có liên quan đến lao động chân tay nặng nhọc và công nhân không có thể lực tốt sẽ rất chóng mệt mỏi và dể bị chấn thương. Bạn phải biết rõ khả năng của mình và chỉ nhận những việc mà mình có thể làm được. Một điều rất quan trọng là bạn phải được huấn luyện cách nâng chuyển và khuân vác đúng kỹ thuật. Bản thân bạn phải tự lo cho sức khỏe của mình bằng cách : - Đặt vật nặng lên xe đẩy thay cho việc khuân vác nếu có thể; - Sử dụng thiết bị nâng chuyển cơ khí nếu bạn đã được huấn luyện kỹ thuật sử dụng; - Sử dụng trang bị bảo hộ đúng cho công việc như ủng bảo hộ; -Kiểm tra khối lượng vật nâng trước khi nâng; - Không nâng nặng quá mức cần thiết; - Kiểm tra chắc chắn không có đường dây điện trên đầu khi nâng chuyển những vật dài như cột giàn giáo, thanh giằng. Dỡ bỏ hoặc buộc chắc những đồ vật vụn vặt trong chuyến hàng vận chuyển; - Đề nghị trợ giúp nếu vật nâng quá nặng hoặc khó nâng; - Đảm bảo lối đi lại phải thoáng đãng và nơi giải phóng vật nâng phải an toàn. Kỹ thuật nâng: Kích cở, hình dạng và cấu trúc vật liệu sẽ quyết định phần lớn sự thuận lợi hay khó khăn của việc nâng chuyển bằng tay. Những tay cầm thiết kế hoàn chỉnh và bố trí hợp lý sẽ có tác dụng lớn. Khi bạn phải nâng một tải trọng, hãy làm theo các bước sau :
  44. - Đứng gần vật nâng, hai bàn chân dang ra cách nhau 30cm. - Chùng chân xuống và giữ lưng càng thẳng càng tốt. - Nắm chắc vật nâng. - Hít vào và ngã hai vai ra sau. - Đứng thẳng dậy và tiếp tục giữ thẳng lưng. - Đảm bảo tầm nhìn không bị vật nâng che khuất. - Áp vật nâng vào gần người. - Nâng chậm và đều. - Khi khuân vác một vật, không vặn người mà hãy di chuyển chân. - Nếu có hai người trở lên cùng khuân vác, cần có người hướng dẫn để đảm bảo nhóm đó phối hợp nhịp nhàng. Cần nhớ: Sửa đúng những khẩu lệnh nâng chuyển và khuân vác để huấn luyện và thực hành. Thảo luận: . Cần thực hiện những việc gì để cải tiến việc nâng chuyển trên công trường bạn? . Bạn có được huấn luyện phương pháp nâng chuyển và khuân vác đúng không? . Bạn có những phương tiện gì phụ trợ cho việc nâng chuyển trên công trường? X. TƯ THẾ LÀM VIỆC: THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ: 1. Phân công công việc phù hợp: ecgônômi: Sự phát triển kỹ thuật trong ngành xây dựng dẫn tới việc người ta ngày càng dựa vào máy móc và thiết bị kỹ thuật trong những công việc nặng mà trước đây vẫn phải làm bằng tay. Mặc dù trên công trường vẫn còn nhiều loại công việc cần đến lao động chân tay, song sẽ khó khăn hơn nhiều nếu phải thi công những công trình cao mà không có cần cẩu, máy xúc, máy trộn bê tông hay máy đóng cọc. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, việc cơ khí hóa đồng thời cũng đem đến cho con người những điều phiền toái mới. Công nghệ đổi thay nhanh hơn và thường vượt khả năng thích ứng của con người. Là một công nhân xây dựng, bạn hiểu sự khác nhau của một công cụ thích hợp cho công việc và một công cụ không thích hợp. Tương tự bạn cũng hiểu thế nào là một tư thế làm việc thoải mái và không thoải mái. Ecgônômi là kết quả một quá trình xem xét và tổ chức các mối tương quan giữa công nhân, nơi làm việc và môi trường làm việc, nâng cao năng xuất và cải thiện tình trạng an toàn và sức khỏe. Ngay cả khi đã có công nghệ mới và hiện đại, nhiều công việc nặng nhọc vẫn phải làm bằng tay. Công cụ, thiết bị và máy móc trong nhiều trường hợp đã lổi thời, được thiết kế tồi hoặc bảo dưỡng kém.
  45. Nhiều công nhân làm việc trên công trường có tay nghề thấp. Công nhân vẫn thường xuyên phải mang vác các vật nặng lên xuống cầu thang, giàn giáo, thang dẫn và thường có những bệnh nghề nghiệp như đau cột sống, đau cơ. Trong xây dựng có rất nhiều lọai hình công việc và quy trình làm việc khác nhau tùy theo từng công đoạn của dự án. Chúng đòi hỏi phải xem xét các vấn đề sau : - Tư thế làm việc, cả đứng và ngồi; - Công việc đặt biệt căng thẳng hay quá sức; - Sử dụng các công cụ và thiết bị cầm tay. Thảo luận: . Máy móc đã làm biến đổi phương pháp thi công xây dựng như thế nào trong vài năm qua? . Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của cần cẩu tháp và máy xúc đến công việc của bạn? Công việc căng thẳng và nặng nhọc: Làm việc chân tay nặng nhọc liên tục sẽ làm tăng nhịp thở và nhịp tim. Nếu không có thể lực tốt, bạn sẽ rất chóng bị mệt mỏi. Khi làm việc với sự phát huy tối đa về thể lực, nhiều rủi ro sẽ có thể xảy ra. Dùng sức mạnh của máy móc để làm những công việc nặng nhọc sẽ góp phần hạn chế những rủi ro này, đồng thời tạo ra thêm những cơ hội làm việc cho những người không có đủ sức khỏe làm việc nặng. Nhưng mặt trái của vấn đề là những công việc không đòi hỏi nhiều sức lực lại buồn tẻ và chóng mệt đầu óc. Vì vậy , khối lượng công việc không quá nặng nề, thay đổi liên tục trong ngày và những khoảng thời gian nghĩ ngơi bổ ích là những yếu tố rất quan trọng. Thảo luận: . Sự khác biệt về chiều cao và trọng lượng công nhân có ảnh hưởng tới công việc không? . Công nhân có tìm cách chối từ công việc nào trên công trường bạn không ? . Hãy nêu tên một vài công việc nặng nhọc? Có phương pháp nào có thể thay thế để có thể giảm bớt sự căng thẳng không? Tải trọng tĩnh: Lối làm việc thông thường nhất là đều nhịp. Khi cưa bằng cưa tay, chỉ có cánh tay cầm cưa làm việc động, còn tay kia làm việc tĩnh. Tải “động” này làm cho cánh tay hoạt động có thể thay đổi liên tục giữa hai trạng thái co và duỗi. Nếu ở tư thế này, ta nhất một vật và treo lên cơ bắp thì coi như cơ bắp phải chịu một tải trọng “tĩnh”. Tải trọng tĩnh làm cho cơ bắp chóng mỏi vì phải co liên tục, và sau một khoảng thời gian ngắn, ta cảm thấy đau các bắp thịt. Tải trọng đó nếu tiếp tục tác động lên cơ trong khoảng thời gian dài sẽ làm tăng áp lực tim, huyết áp cũng sẽ tăng lên vì máu còn tụ lại trong cơ.
  46. Trên công trương xây dựng có nhiều công việc có tải trọng tĩnh lớn mà công nhân phải chịu đựng. Hoàn thiện tường và trần, sơn và lắp điện là những công việc đòi hỏi công nhân phải liên tục để tay ở tư thế giơ lên quá vai. Khi đó, tốt nhất là nên thường xuyên thay đổi tư thế. Tư thế làm việc: Trên công trường, công nhân làm việc ở rất nhiều tư thế khác nhau; Một số thì trèo lên giàn giáo, một số khác thì dùng búa, số nữa thì làm việc với các bề mặt ở phía trên đầu. Cho đến tận gần đây, những tư thế làm việc tốt vẫn ít được chú ý tới. Và người ta vẫn còn tranh luận về vấn đề công việc xây dựng không thể tránh khỏi những tư thế làm việc khó và thay đổi. Nhưng rõ ràng những nguyên tắc được phát triển lên để tạo ra những tư thế làm việc tốt trong công nghiệp cũng được ứng dụng trong xây dựng. Những tư thế làm việc khó khăn sẽ làm mất thời gian hơn để hoàn thành công việc và dẫn tới sự mệt mỏi. Ví dụ, làm việc với một cánh tay luôn giơ lên sẽ chóng làm mỏi cơ vai, và công việc yêu cầu phải cúi hoặc vặn người sẽ gây ra chứng căng thẳng vùng lưng (Hình 39). Một tư thế làm việc bất tiện sẽ càng lúc càng tiêu tốn thời gian để hoàn thàn và gia tăng khả năng bị chấn thương hoặc làm hỏng vật liệu, dụng cụ. Các tư thế ngồi và đứng: Tư thế làm việc được xác định bởi phương pháp thi công và công cụ sử dụng. Khi cân nhắc các tư thế, phải tính đến tầm với và lực cơ bắp của công nhân. Nên làm việc với tư thế ngồi ở bất cứ chỗ nào có thể. Tuy nhiên, trong xây dựng , ở những nơi phải sử dụng lực cơ bắp cao, với xa và di chuyển nhiều thì tư thế đứng thường không thể tránh khỏi. Một chỗ làm việc được thiết kế tốt phải tạo khả năng cho công nhân có thể hoạt động ở những tư thế khác nhau, bao gồm cả đứng và ngồi. Chổ đó cũng phải cho phép công nhân có thể đi lại thư giản đôi chút trong ngày làm việc. Mặc dù, trong xây dựng, số công trường cố định là rất ít, nhưng có nhiều công việc có thể cải thiện các tư thế khó khăn bằng những biện pháp đơn giản và rẻ tiền. Chẳng hạn, tư thế làm việc khi hàn rất bất tiện, và một chiếc ghế ba chân đơn giản, gọn nhẹ sẽ rất có ích. Những điểm cần nhớ: . Nên ngồi làm việc bất cứ lúc nào có thể. . Để vật liệu, công cụ và thiết bị điều khiển trong tầm với. . Đảm bảo đứng đủ gần để làm việc. Thảo luận: Hãy mô tả những tư thế làm việc mà bạn thấy ở công trường của bạn; có những cách nào để cải thiện các tư thế đó, bạn cảm thấy gì? Làm việc trong cabin: