100 Câu hỏi và đáp án thi Điều dưỡng viên giỏi

doc 16 trang phuongnguyen 9462
Bạn đang xem tài liệu "100 Câu hỏi và đáp án thi Điều dưỡng viên giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc100_cau_hoi_va_dap_an_thi_dieu_duong_vien_gioi.doc

Nội dung text: 100 Câu hỏi và đáp án thi Điều dưỡng viên giỏi

  1. HỘI THI “ĐIỀU DƯỠNG VIÊN GIỎI” LẦN THỨ III – NĂM 2014 100 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN THI TRẮC NGHIỆM * Phần 1: Điều dưỡng nội khoa - hồi sức cấp cứu: 1. Dung dịch được dùng trong chăm sóc bệnh nhân có mở khí quản với ống Krisabe là: A. NaCl 9‰ B. ôxy già 12 thể tích C. Betadin D. Cả 3 loại trên 2. Biểu hiện có thể xuất hiện ở người bệnh đang thở máy bị tắc đờm là: A. Xanh tím, vã mồ hôi B. Mạch nhanh, huyết áp thay đổi C. Thở chống máy D. Một trong các biểu hiện trên 3. Cần cho người bệnh đang thở máy ăn đủ protein để tránh: A. teo cơ B. sụt cân C. suy dinh dưỡng D. giảm sức đề kháng 4. Thời gian không được cho người bệnh ăn trước khi tiến hành rửa phế quản bằng ống soi mềm cho người bệnh có thông khí nhân tạo là: A. 1giờ B. 2 giờ C. 4 giờ D. 6 giờ 5. Bài tập có tác dụng đề phòng dây dính màng phổi ở người bệnh có dẫn lưu dịch màng phổi là: A. Thổi bóng B. Ho có hiệu quả C. Thở bụng chụm môi D. Cả 3 bài tập trên 6. Khi chăm sóc người bệnh có dẫn lưu khí màng phổi, phải để người bệnh ở tư thế: A. đầu cao B. đầu cao 30 - 400 C. nửa nằm nửa ngồi 1
  2. D. nửa nằm nửa ngồi, đầu cao 30 - 400 7. Thời gian cho người bệnh cai thở máy tự thở ngắt quãng dài hay ngắn tùy thuộc vào: A. sự cải thiện hô hấp B. sức chịu đựng của người bệnh C. lý do khiến người bệnh phải thở máy D. sức khỏe của người bệnh 8. Khoảng thời gian cần theo dõi người bệnh thôi thở máy sau phẫu thuật mà người bệnh đã hồi tỉnh là: A. 1 giờ B. 2 giờ C. 3 giờ D. 1 đến 3 giờ 9. Khoảng thời gian tốt nhất để thay ống thông mũi cho bệnh nhân thở ôxy là: A. 8 giờ/ lần B. 10 giờ/ lần C. 12 giờ/ lần D. 1 ngày/ lần 10. Biến chứng ộc mủ ở người bệnh áp xe phổi có thể gây: A. khó thở B. ngạt thở C. suy hô hấp D. ngừng thở 11. Thời gian cho phép mỗi lần dẫn lưu tư thế cho bệnh nhân áp xe phổi là: A. 30 phút B. 45 phút C. 60 phút D. 30 đến 60 phút 12. Cho bệnh nhân phù phổi cấp ở tư thế ngồi thẳng, 2 chân thõng nhằm: A. Hạn chế máu tĩnh mạch trở về từ 2 chân B. Hạn chế máu tĩnh mạch trở về từ các tạng trong ổ bụng C. Hạn chế sự ứ huyết ở phổi D. Hạn chế sự chèn ép của các tạng trong ổ bụng chèn vào cơ hoành 13. Số dây garô tối thiểu cần dùng cho chăm sóc người bệnh phù phổi cấp là: A. 01 cái B. 02 cái 2
  3. C. 03 cái D. 01 đến 03 cái 14. Thiếu nước trong cơ thể có thể biểu hiện trên lâm sàng bằng: A. da khô, nhăn nheo B. môi, miệng khô, lưỡi khô C. áp lực tĩnh mạch trung tâm < 5 cmH2O D. cả A, B và C 15. Để khẳng định sớm tình trạng thừa thể tích nước trong cơ thể, nên dựa vào: A. áp lực tĩnh mạch trung tâm cao B. Phù toàn thân C. Phù phổi cấp D. Phù kết mạc 16. Khi thực hiện y lệnh thuốc hạ huyết áp cho bệnh nhân tăng huyết áp, điều dưỡng cần đo huyết áp cho bệnh nhân vào thời điểm: A. trước khi dùng thuốc B. sau khi dùng thuốc C. trước và sau khi dùng thuốc D. bác sĩ yêu cầu 17. Biện pháp chăm sóc có tác dụng làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân tâm phế mạn là: A. Nằm đầu cao, vỗ rung ngực B. Dẫn lưu đờm, hút đờm C. Thở bụng, ho mạnh D. Cả A, B và C 18.Phải để người bệnh suy tim nằm liên tục tại giường, nếu người bệnh xuất hiện khó thở khi: A. gắng sức nhiều B. gắng sức nhẹ C. nghỉ ngơi D. B hoặc C 19. Sau khi sốc điện, người bệnh cần được đặt nằm trong phòng cấp cứu và cần được theo dõi về: A. ý thức B. dấu hiệu sinh tồn C. tình trạng vận động D. tất cả các dấu hiệu trên 3
  4. * Phần 2: Điều dưỡng ngoại: 20. Yêu cầu đối với người bệnh uốn ván là: A. Nằm một mình một giường trong một buồng bệnh riêng biệt B. Nằm ở buồng bệnh có tối đa là 2 giường cho 2 người bệnh C. Nằm ở buồng bệnh đảm bảo được sự yên tĩnh và giảm được tiếng động tối đa D. Nằm ở buồng bệnh có thêm giường cho người nhμ nằm để tiện việc chăm sóc và theo dõi. 21. Điều kiện tốt nhất cho vết thương của người bệnh uốn ván là: A. Thường xuyên để hở B. Thường xuyên băng kín C. Thường xuyên nhỏ giọt thuốc tím D. Thường xuyên đắp gạc kháng sinh 22. Nguyên nhân gây lên cơn co giật ở người bệnh uốn ván là do: A. Người bệnh sốt cao B. Độc tố của vi khuẩn uốn ván C. Sức đề kháng của người bệnh giảm sút D. Sự kích thích của ánh sáng, của tiếng động mạnh 23. Khi thay băng cho người bệnh uốn ván, cần phải tiến hành: A. Cho người bệnh thở oxy B. Phải cho người bệnh thở máy C. Nhanh, chính xác và nhẹ nhàng D. Có bộ dụng cụ thay băng chuyên biệt 24. Để phòng tránh cơn co giật cho người bệnh uốn ván, loại thuốc cần được ưu tiên dùng là: A. Dolargan B. Aminazin C. Pipolphen D. Seduxen 25. Đối với người bệnh uốn ván, khi thay băng hoặc làm thủ thuật cuối buổi, tốt nhất là người điều dưỡng nên dùng: A. mũ, khẩu trang bằng vải mầu xanh B. mũ, khẩu trang bằng vải mầu trắng C. mũ và khẩu trang bằng vải tiệt khuẩn D. mũ, khẩu trang bằng giấy và dùng một lần rồi vớt bỏ 26. Tất cả các dụng cụ đã được sử dụng trong ca mổ cho người bệnh nhiễm HIV cần phải được: A- vứt bỏ đi sau khi dùng xong lần đầu 4
  5. B- đưa đi hấp sấy tiệt trùng ngay khi mổ xong C- đưa đi hấp sấy tiệt trùng riêng biệt và chỉ để dùng cho người bệnh nhiễm HIV D- rửa riêng, ngâm vào dung dịch khử khuẩn trước khi rửa, sau đó mới gửi đi hấp sấy tiệt trùng 27. Mục đích chính của việc chăm sóc người bệnh sau mổ vỡ xương bánh chè là: A. Thay băng vết thương theo đúng qui trình kỹ thuật. B. Hạn chế tối đa sự thoái hoá, teo cơ và cứng khớp C. Tập vận động thụ động vμ chủ động theo kế hoạch D. Hạn chế tối đa nhiễm trùng vết mổ 28. Trong chăm sóc người bệnh sau mổ gãy cổ xương đùi, các khớp cần được tập vận động là: A. Khớp háng và khớp gối B. Khớp háng và khớp cổ chân C. Khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân D. Khớp háng, khớp gối và các khớp bàn chân 29. Gãy hở xương chi trên là loại phẫu thuật mổ: A. Có kế hoạch B. Bán cấp cứu C. Cấp cứu D. Tối khẩn cấp 30. Vết thương bàn tay là loại phẫu thuật: A. Tối khẩn cấp B. Cấp cứu C. Bán cấp cứu D. Mổ có kế hoạch 31. Sau mổ nội soi cắt u tuyến tiền liệt, người bệnh có thể ăn nhẹ: A. Từ ngày thứ 3 sau mổ B. Vào buổi chiều cùng ngày mổ C. Vào ngμy thứ hai sau mổ D. Khi bệnh nhân cảm thấy thèm ăn 32. Khi có dần lưu não thất ở người bệnh sau mổ sọ não, người điều dưỡng cần phải để lọ dần lưu ở vị trí: A. Cao hơn đầu người bệnh từ 8-10 cm B. Ngang đầu người bệnh C. Thấp hơn đầu người bệnh D. Thấp hơn đầu người bệnh từ 8-10 cm 5
  6. 33. Nếu trên người bệnh có nhiều vết thương thì vẫn có thể dùng một hộp dụng cụ để thay băng, nhưng phải bắt đầu từ: A. Vết thương bẩn đến vết thương sạch B. Vết thương sạch đến vết thương bẩn C. Vết thương bụng rồi đến đầu D. Vết thương chân rồi đến ngực 34. Một trong những biểu hiện của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa cấp tính ở người bệnh sau mổ cắt gan là: A. Rò mật ra ngoài qua ống dần lưu ổ bụng B. Người bệnh sau mổ có sốt cao dao động C. Người bệnh có cổ trướng, khó thở, lơ mơ rồi đi vào hôn mê gan. D. Người bệnh nhợt nhạt, huyết áp tụt, mạch nhanh, thở nhanh nông * Phần 3: Điều dưỡng sản phụ khoa: 35.Mục đích của chăm sóc theo dõi người bệnh 1 tuần đầu sau nạo thai trứng là: A. Phát hiện sớm các biến chứng như ung thư nguyên bào nuôi B. Đảm bảo cho người bệnh có thể có thai an toàn sau này C. Tránh các tai biến sau nạo như chảy máu , nhiễm khuẩn D. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ 36. Mục đích của chăm sóc thai phụ sản giật là: A. Phòng tránh nhiễm khuẩn và loét mục B. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân C. Chuẩn bị tâm lý tốt cho người bệnh và gia đình D. Phòng tránh các tai biến có thể cho mẹ và thai nhi 37.Dụng cụ cần thiết phải có khi cấp cứu thai phụ bị sản giật là: A. Găng vô khuẩn B. Ống nghe tim thai C. Ngáng miệng sạch D. Dung dịch sát khuẩn 38. Việc làm đầu tiên của nguời điều dưỡng khi đón tiếp người bệnh bị chửa ngoại tử cung vỡ: A. Đánh giá tổng trạng, da, niêm mạc, tinh thần của người bệnh. B. Lấy mạch, nhiệt độ, HA. C. Mời bác sĩ khám ngay D. Truyền dịch hồi sức . 39. Khi người bệnh thai ngoài tử cung có chỉ định mổ cấp cứu, cách vận chuyển người bệnh đúng là: 6
  7. A. Xe nằm B. Xe đẩy C. Đi bộ D. Tuỳ cho bệnh nhân lựa chọn phương án di chuyển 40.Chế độ vận động của người bệnh trước khi mổ kế hoạch phụ khoa là: A. Đi lại vận động bình thường B. Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường C. Vận động, đi lại nhiều hơn bình thường D. Hạn chế vận động, nghỉ ngơi nhiều tại giường 41.Cần báo ngay cho bác sĩ trực khi bệnh nhân sau mổ sản phụ khoa có những dấu hiệu sau: A. Kêu la, giãy dụa B. Khó thở, nhợt nhạt C. Cắn vào ống nội khí quản D. Bệnh nhân không chịu ăn uống 42. Nội dung quan trọng nhất của việc theo dõi người bệnh 3 giờ đầu sau nạo chửa trứng là: A. Theo dõi lựợng nước tiểu. B. Theo dõi dịch truyền và chế độ dinh dưỡng C. Theo dõi co hồi tử cung và ra máu âm đạo D. Theo dõi da, niêm mạc, mạch, nhiệt độ, huyết áp. 43.Thai phụ bị sản giật phải được bố trí nằm: A. Giường đệm nước B. Giường có thành cao C. Giường đặt sát xuống đất D. Xe đẩy để dễ di chyển khi cần cấp cứu 44.Thời gian theo dõi xoá mở cổ tử cung, đầu ối trong cuộc chuyển dạ bình thường là: A. 1h/lần B. 2h/lần C. 3h/lần D. 4h/lần * Phần 4: Điều dưỡng Nhi: 45. Mục đích của chăm sóc bệnh nhi sốc là: A. Bảo đảm việc tới máu tối ưu cho các cơ quan 7
  8. B. Đảm bảo đủ nước và điện giải B. Đảm bảo thân nhiệt D. Bảo đảm thông khí 46. Nhiệt độ trong lồng ấp cho trẻ 1 ngày tuổi có cân nặng khi sinh dưới1500 gam là: A. 35 0C 0 B. 36 C 0 C. 37 C 0 D. 38 C 47. Nhiệt độ trong lồng ấp cho trẻ 4 ngày tuổi có cân nặng khi sinh >2500 gam là: A. 32 0C B. 33 0C C. 34 0C D. 35 0C 48. Trong chăm sóc bệnh nhi sốc, số lần cần thay ống nội khí quản là: A. 1 lần/ngày B. 2 lần/ngày C. 1 lần/tuần D. 2 lần/tuần 49. Đối với trẻ sơ sinh viêm phổi có suy hô hấp, liều lượng thở oxy qua ống thông mũi là: A. 0,5 lít/phút B. 1 lít/phút C. 1,5 lít/phút D. 2 lít/phút 50.Mục đích của chăm sóc bệnh nhi hạ thân nhiệt là: A. Đưa thân nhiệt của bệnh nhi trở lại bình thường B. Phòng chống trụy tim mạch nhiễm khuẩn C. Bảo đảm dinh dưỡng D. Tất cả A,B,C 51. Mục đích tiêm truyền dung dịch cho bệnh nhi là: A. Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi trẻ bị mất nước nặng B. Cải thiện tình trạng thiếu oxy và tăng CO2 trong máu C. Đảm bảo thông khí D. Cả A,B,C đều sai 52. Đối với bệnh nhi có thân nhiệt 32 - 35,5 0C, nhiệt độ trong phòng trẻ nằm cần phải được duy trì ở mức: 8
  9. A. 21 – 24 0C 0 B. 25 – 28 C 0 C. 28 – 31 C 0 D. 32 – 35 C 53. Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh thấp cân bị bệnh, thân nhiệt cần phải đảm bảo cho trẻ là: 0 A. 34 – 35 C 0 B. 35 – 36 C 0 C. 36 – 37 C 0 D. 37 – 38 C 54. Khi cho trẻ sơ sinh nằm lồng ấp, cần điều chỉnh để đảm bảo độ ẩm trong lồng ấp là: A. 60% B. 70% C. 80% D. 90% 55. Mục đích chăm sóc trẻ sơ sinh nằm lồng ấp là: A. Phòng chống mất nước cho trẻ B. Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ C. Bảo đảm vô khuẩn trong chăm sóc trẻ D. Đảm bảo đường thở của trẻ được lưu thông 56. Liều lượng thở oxy qua ống thông mũi ở trẻ lớn bị viêm phổi có suy hô hấp là: A. 1 lít/phút B. 2 lit/phút C. 3 lít/phút D. 4 lít/phút 57. Mục đích của chăm sóc bệnh nhi có ống thông dẫn lưu màng phổi là: A. Bảo đảm dẫn lưu màng phổi tốt B. Theo dõi dịch chảy ra, hiệu quả của dẫn lưu C. Chăm sóc vết thương mở thông màng phổi D. Tất cả A,B,C 58.Mục đích chăm sóc bệnh nhi suy thận cấp là: A. Phát hiện các diễn biến, đặc biệt các diễn biễn xấu đi của bệnh B. Bảo đảm nước điện giải, thăng bằng kiềm toan C. Bảo đảm dinh dưỡng thích hợp D. Tất cả A,B,C 9
  10. 59. Nội dung cần hướng dẫn về cách phòng bệnh viêm cầu thận cấp cho trẻ em là: A. Vệ sinh tai, mũi, họng, da B. Phòng nhiễm liên cầu tiên phát C. Vệ sinh thân thể D. Cả A,B,C 60. Công thức tính huyết áp động mạch tối đa ở trẻ em trên 1 tuổi là: A. HA tối đa = 70 + 2n B. HA tối đa = 75 + 2n C. HA tối đa = 80 + 2n D. HA tối đa = 85 + 2n 61. Triệu chứng sớm nhất trong thời kỳ phát bệnh của uốn ván rốn là: A. Rốn rụng sớm và ướt B. Co giật nhẹ ở miệng C. Cứng hàm D. Quấy khóc 62. Sốt xuất huyết là một bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh gây ra bởi: A. Muỗi vằn cái Aedes Aegypti B. Muỗi cái Anophen C. Vi khuẩn D. Virus Dengue 63. Điều nào sau đây không đúng trong điều trị sốt xuất huyết Dengue: A. Cho trẻ uống Oresol nếu là sốt xuất huyết không sốc B. Truyền dịch nếu trẻ ói nhiều C. Hạ sốt với Aspirin hoặc Ibuprofen D. Truyền dịch nếu trẻ ói nhiều 64. Bệnh Thủy đậu chủ yếu lây qua đường A. Hô hấp B. Tiêu hóa C. Tiêm chích D. Niêm mạc 65. Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm chẩn đoán HIV là: A. Dịch tiết đường sinh dục B. Nước não tủy C. Dịch tiết họng, mũi D. Máu 10
  11. 66. Tất cả các dụng cụ đã được sử dụng trong ca mổ cho người bệnh HIV cần phải được: A. Vứt bỏ đi sau khi dùng xong lần đầu B. Đưa đi hấp sấy tiệt trùng ngay khi mổ xong C. Đưa đi hấp sấy tiệt trùng riêng biệt và chỉ để dùng cho người bệnh nhiễm HIV D. Rửa riêng, ngâm vào dung dịch khử khuẩn trước khi rửa, sau đó mới gửi đi hấp sấy tiệt trùng 67. Khi đếm nhịp thở cho trẻ chọn tư thế thích hợp A. Để trẻ nằm yên trên giường B. Đợi khi trẻ ngủ C. Mẹ bế trẻ vén áo để lộ ngực và bụng D. Đặt tay lên bụng trẻ 68. Trong các triệu chứng dưới đây, triệu chứng nào có giá trị nhất để khẳng định bệnh nhân bị phù phổi cấp tính: A. Hó thở dữ dội B. Ho khạc ra dịch bọt hồng C. Nhịp tim nhanh D. Ran ẩm ở phổi 69. Khi máy thở có âm thanh báo động, bệnh nhân tím tái, điều dưỡng cần: A. Báo bác sĩ trực để xử trí báo động. B. Kiểm tra các thông số trên máy có khác với cài đặt không. C. Hút đàm ngay cho bệnh nhân, tách bệnh nhân ra ngay khỏi máy thở, bóp bóng với oxy 100%. D. Cả A và B 70. Trẻ đột ngột tím tái trong khi phun khí dung xử trí điều dưỡng: A. Báo bác sĩ B. Lấy dấu hiệu sinh tồn C. Ngưng ngay khí dung, cho thở O2, hút đàm và báo bác sĩ D. Cả A và B 71. Mục đích chăm sóc trẻ theo phương pháp Kanguru là để: A. Trẻ đỡ quấy khóc B Chống nhiễm khuẩn cho trẻ C. Tăng cường tình cảm giữa mẹ và con D. Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ đẻ non, trẻ sơ sinh có nhiệt độ thấp 72. Chống chỉ định chăm sóc trẻ theo phương pháp Kanguru khi: A. Trẻ bú kém B. Trẻ bị viêm rốn 11
  12. C. Trẻ bị mụn mủ da D. Trẻ đang trong giai đoạn hồi sức, cấp cứu 73. Mục đích của chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ ngạt là: A. Đảm bảo thân nhiệt cho trẻ B. Hướng dẫn bà mẹ cho bú có hiệu quả C. Cấp cứu trẻ ngạt đúng và kịp thời nhằm giảm tử vong và các di chứng D. Tất cả A,B,C 74. Sau khi nhận định bệnh nhân viêm cầu thận cấp, việc tiếp theo của người điều dưỡng là: A. Lập kế hoạch chăm sóc B. Đưa ra chẩn đoán điều dưỡng C. Thực hiện chăm sóc D. Đánh giá kết quả, Lượng giá chăm sóc 75. Trong các đặc điểm phù của viêm cầu thận cấp, đặc điểm nào không phải: A. Thường bắt đầu ở mí mắt, mặt B. Phù kín đáo C. Phù trắng mềm D. Phù tòan thân 76. Việc giải thích cho trẻ thấp tim và người nhà hiểu được tình trang hiện tại của trẻ nhắm mục đích: A. Cần sự tham gia tích cực của họ trong điều trị B. Để trẻ và gia đình yên tâm. C. Cung cấp kiến thức về bệnh cho họ hiểu D. Giúp họ tuân thủ chế độ điều trị 77. Trong các dấu hiệu sau dấu hiệu nào biểu hiện mức độ mất nước ở mức độ B: A. Khóc không có nước mắt B. Kích thích, vật vã C. Li bì, mệt lã D. Khát nước 78. Điều không nên làm khi chăm sóc bệnh nhân tiêu chảy: A. Hướng dẫn uống ORS B. Hướng dẫn lau mát khi trẻ sốt C. Hướng dẫn cách cho trẻ ăn D. Lấy nhiệt độ hậu môn 79. Song song với công tác điều trị và chăm sóc tốt cho trẻ bị tiêu chảy là công tác: A. Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh 12
  13. B. Giáo dục về dinh dưỡng C. Thực hiện tiêm chủng, nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ D. Giáo dục sức khỏe 80. Người điều dưỡng phải giáo dục người nhà bệnh nhi bị tiêu chảy về các vấn đề sau, ngoại trừ: A. Nguyên nhân gây tiêu chảy B. Các thuốc kháng sinh cần dùng khi tiêu chảy C. Các dấu hiệu mất nước D. Khi nào cần đưa trẻ đến khám ngay 81. Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm máu nhưng không quá: A. 200ml B. 300ml C. 400ml D. 500ml 82. Những nội dung cần kiểm tra túi máu trước khi truyền: A. Hạn sử dụng của túi máu B. Sự nguyên vẹn của túi máu C. Sự phù hợp của nhóm máu giữa túi máu và phiếu lĩnh máu D. Tất cả các câu trên 83. Thời gian truyền một đơn vị máu không quá: A. 1 giờ B. 2 giờ C. 3 giờ D. 4 giờ 84. Một trong những cơ quan nhạy cảm với thiếu oxy nhất là: A. Tim B. Tế bào C. Não D. Gan 85. Một trong những nguyên tắc thay băng cho người bệnh là: A. Người yếu thay băng trước, người khỏe thay băng sau B. Vết thương nhiễm trùng thay trước C. Vết thương vô trùng thay sau D. Vết thương sạch thay trước, vết thương bẩn thay sau 86. Xử trí ban đầu đối với bệnh nhân bỏng thực quản do hóa chất, câu nào sai: A. Đảm bảo lưu thông đường thở 13
  14. B. Gây nôn cho bệnh nhân C. Cho bệnh nhân uống nhiều nước D. Truyền dịch qua đường tĩnh mạch 87. Phòng ngừa chuẩn là phương thức để làm giảm sự lây truyền các tác nhân gây bệnh qua: A. Đường máu B. Đường tiếp xúc C. Đường giọt bắn và đường không khí D. Tất cả A, B, C 88. Nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay được các nhà quản lý quan tâm bởi nó: A. Làm tăng thời gian nằm điều trị và tăng giá thành điều trị. B. Tăng tỉ lệ biến chứng trên người bệnh. C. Gồm A, B và tăng tỉ lệ tử vong. D. Gồm C và sự đề kháng của vi khuẩn 89. Nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa tốt thì có thể làm giảm được tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện: A. Từ 5 – 10% B. Từ 11 – 55% C. Từ 56 – 90% D. Tới 100% 90. Việc làm đầu tiên ngay sau khi bị kim tiêm xuyên qua da hoặc dao mổ cắt vào tay là: A. Nặn hết máu B. Rửa vết thương bằng cồn C. Rửa sạch vị trí bị đâm bằng xà phòng và nước. D. Xối vết thương dưới vòi nước chảy. 91. Trong bệnh viện, việc theo dõi, tham vấn và báo cáo tai nạn nghề nghiệp trong nhân viên y tế là nhiệm vụ của: A. Y tế cơ quan B. Phòng Kế hoạch C. Phòng Điều dưỡng D. Khoa Kiểm sóat nhiễm khuẩn. 92. Điểm có nguy cơ sốt xuất huyết. A. Bệnh viện, trường học, ký túc xá, chợ, nhà thờ, bến xe B. Công trường xây dựng, điểm bán cây kiểng, tụ điểm giải trí C. Nhà trọ, vựa ve chai, khu đất trống, nghĩa địa D. Một trong những địa điểm kể trên phát hiện có lăng quăng 14
  15. 93. Các dấu hiệu trở nặng của bệnh Tay Chân Miệng, chọn câu sai: A. Biếng chơi, khó ngủ, quấy khóc, li bì, lừ đừ, ngủ nhiều B. Sốt cao, bứt rứt, hoảng hốt,bỏ ăn, bỏ bú C. Đứng không vững, đi loạng choạng, giật mình, run giật chi, gồng cứng, mắt trợn ngược D. Tất cả các câu trên đều đúng 94. Các thông điệp giáo dục truyền thông phòng chống bệnh Tay Chân Miệng. A. Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng B. Vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc, trường học, lớp học, nhà vệ sinh và các vật dụng thường xuyên C. Nhập viện điều trị kịp thời khi xuất hiện các dấu hiệu trở nặng của bệnh D. Tất cả các câu trên đều đúng 95. Vì sao bệnh cúm A/H1N1 lại nguy hiểm ? A. Bệnh để lại di chứng tàn tật suốt đời cho người bệnh B. Bệnh có thể tái phát nhiều lần C. Bệnh có khả năng biến thành đại dịch gây chết người hàng loạt trên toàn cầu D. Làm cho người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng 96. Các biến chứng thường gặp ở bệnh cúm gia cầm A. Viêm phổi , viêm tai B. Suy hô hấp cấp C. Tử vong D. Tất cả các câu trên đều đúng 97. Các dấu hiệu nghi ngờ sốt rét A. Sốt cao liên tục 7 ngày B. Sốt nhẹ kéo dài > 7 ngày C. Sốt thành cơn, rét run, vã mồ hôi nhiều D. Sốt cao kèm theo mệt mỏi, chán ăn 98. Bệnh nào sau đây lây qua đường máu: A. Quai bị B. Ho gà C. Viêm gan siêu vi B D. Bệnh tay chân miệng 99. Bệnh nào sau đây lây qua đường tiêu hoá (chọn câu sai) A. Lỵ B. Thương hàn C. Quai bị D. Viêm gan siêu vi A 100. Rửa thực phẩm, rau củ quả như thế nào có thể giảm được vi khuẩn, giun sán gây bệnh? A. Rửa 1 lần là đủ 15
  16. B. Rửa 2 lần nước C. Rửa nước sạch 3 lần và ngâm kỹ 15 phút D. Rửa 1 lần nước và 1 lần nước muối o0o 16