10 cảnh quan có địa hình lạ nhất

pdf 11 trang phuongnguyen 2000
Bạn đang xem tài liệu "10 cảnh quan có địa hình lạ nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf10_canh_quan_co_dia_hinh_la_nhat.pdf

Nội dung text: 10 cảnh quan có địa hình lạ nhất

  1. 10 cảnh quan có địa hình lạ nhất 10 cảnh quan mà nếu được nhìn tận mắt bạn sẽ không thể tin vào mắt mình. 1/ “The Wave” (Sóng) — Mỹ
  2. Là một địa điểm núi đá đỏ cực kỳ quyến rũ tại biên giới của 2 tiểu bang Arizona và Utah, “The Wave” được hợp thành từ những đụn cát cả tỷ năm tuổi nay đã hóa đá. Để có thể đến được địa hình núi đá chưa phổ biến này, người ta phải vượt 3 km đi bộ đường dài và phải có một quyết tâm cao độ.
  3. 2/ Hẻm núi Antelope — Mỹ Hẻm núi Antelope nằm trong vùng đất của người Navajo gần thị trấn Page, tiểu bang Arizona. Đây là một trong những hẻm núi có số lượng khách tham quan và
  4. chụp ảnh nhiều nhất ở vùng tây nam nước Mỹ. Nó bao gồm 2 khu vực hẻm núi chụp ảnh riêng biệt được biết đến dưới những tên gọi: Hẻm núi Antelope trên (hay “The Crack”) và Hẻm núi Antelope dưới (hay “The Corkscrew”). 3/ Great Blue Hole (Hố xanh lớn) - Belize Là một phần của bãi đá ngầm Lighthouse, “Great Blue Hole” có đường kính xấp xỉ 0,4 km nằm cách thành phố Belize trên đất liền khoảng 60 dặm. Đây là một trong những điểm lặn ấn tượng nhất hành tinh. Chính mực nước sâu 145 mét bên trong hố đã tạo nên màu nước xanh thẫm khiến chúng có tên gọi là “hố xanh” (blue holes). 4/ Động pha lê của những người khổng lồ - Mêxicô
  5. Hang động pha lê này đã được tìm thấy sâu bên trong một khu mỏ ở phía nam bang Chihuahua, Mêxicô. Đây là một hốc tinh đầy ắp các khối pha lê kỳ vĩ có màu vàng hoặc bạc trong mờ với nhiều hình dáng lạ thường. Có lẽ chúng đã được tạo ra do hợp kim của các kim loại bạc, kẽm và chì hòa tan với thạch cao kết tinh trong những giai đoạn suy yếu của quá trình khoáng hóa. 5/ “Con mắt” của Sahara - Mauritania
  6. Địa hình ngoạn mục này với đường kính 30 dặm nằm tại Mauritania thuộc phía tây nam hoang mạc Sahara, rộng lớn đến nỗi nó chỉ có thể quan sát được từ phía trên cao. Được gọi là Richat Structure — hay “con mắt của Sahara” - ban đầu người ta nghĩ địa hình này được tạo ra do tác động của thiên thạch nhưng giờ đây nhiều nhà địa chất học tin rằng đó chính là kết quả của quá trình nâng lên và bào mòn. Nguyên nhân về hình dạng vòng tròn của nó vẫn còn là một bí ẩn. 6/ Gruta do Lago Azul (Động hồ xanh) - Brazil
  7. “Gruta do Lago Azul” là một trong những thắng cảnh thiên nhiên tại thị trấn yên tĩnh Bonito, Brazil. Bên trong động có nhiều thạch nhũ, măng đá với hình dáng vô cùng đa dạng, phong phú và một hồ nước xanh thẫm cực kỳ ấn tượng. 7/ Giants Causeway (Con đường của những người khổng lồ) - Anh
  8. “Giants Causeway” nằm tại bờ biển phía đông bắc Bắc Ireland và từng được các độc giả tạp chí Radio Times bình chọn là kỳ quan thiên nhiên lớn thứ tư tại Vương Quốc Anh. Nó bao gồm khoảng 40.000 cột đá bazan san sát nhau, là kết quả của một đợt phun trào núi lửa vào thời cổ đại. Hầu hết các cột đá đều có 6 cạnh nhưng cũng có một số chỉ 4, 5 cạnh hoặc có khi lên đến 7, 8 cạnh. Những cột đá cao nhất khoảng 12 mét và ở nhiều chỗ, lớp dung nham cứng bên trong các vách đá dày đến 28 mét.
  9. 8/ Hell Gate (Cổng địa ngục) - Uzbekistan “Cổng địa ngục” nằm gần thị trấn nhỏ Darvaz, Uzbekistan. Cách đây 35 năm khi những nhà địa chất học đang khoan tìm khí đốt, thình lình họ bắt gặp một hố ngầm vô cùng lớn khiến cho tất cả các trang thiết bị và lều trại đều bị lún xuống đất sâu. Hố chứa đầy khí nên họ phải châm lửa đốt để các khí độc không thể thoát ra ngoài. Hố khí đã cháy trong nhiều năm mà chẳng có vẻ gì sắp cạn kiệt. 9/ Wave rock (Đá hình dạng sóng) - Úc
  10. “Wave Rock” là một tạo tác bằng đá tự nhiên tại miền tây Australia. Tên gọi của nó bắt nguồn từ hình dạng giống những con sóng đại dương đang dâng cao. Tổng diện tích phần dâng lên khỏi mặt đất chiếm đến vài hecta. Mỗi “con sóng” cao khoảng 15 mét và dài xấp xỉ 11 mét. 10/ Chocolate Hills (Những ngọn đồi sôcôla) - Philippines
  11. “Chocolate Hills” tại Bohol, Philippines, được hợp thành từ khoảng 1.268 ngọn đồi hình nón với kích thước tương đương nhau trải rộng trên diện tích hơn 20km2. Có nhiều giả thuyết xung quanh sự hình thành của chúng như: kết quả của quá trình phong hóa đá vôi, tác động của núi lửa dưới đáy đại dương, sự nâng lên của đáy biển Một giả thuyết gần đây công nhận rằng khi một núi lửa đã từng hoạt động ở thời cổ đại tự tiêu hủy, nó phun ra nhiều khối đá lớn. Những khối đá này sau đó được bao phủ bởi đá vôi, về sau được nâng lên cao khỏi đáy đại dương tạo thành những ngọn đồi như hiện nay.